- Đó là chia sẻ của GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tới các giáo viên, đồng nghiệp tại lễ kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra sáng ngày 20/11.Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo nhà trường, GS Nguyễn Văn Minh đã gửi lời chúc mừng đến các thế hệ thầy cô giáo, các đồng nghiệp và sinh viên nhà trường đang công tác ở mọi miền nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
|
Rất đông các thế hệ cán bộ, giảng viên đã có mặt tại lễ kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức sáng nay 20/11 |
GS Minh cũng đã gửi gắm những chia sẻ tới các đồng nghiệp là giáo viên của mình. Đặc biệt, ông cho biết không muốn ví nhà giáo như "thân phận người lái đò".
“Tôi muốn chính họ là người đi khai mở trí tuệ và tâm hồn cho những con người thời đại để đi ra với biển cả nhưng vẫn nhớ mùi rơm thơm trên đồng đất quê mẹ.
Tôi không muốn nghe những lời ca não nùng, ai oán và cảm thương nhà giáo. Tôi không muốn sự bi lụy như cầu mong ai đó rủ lòng thương với gian truân vất vả với nghề mình. Tôi không muốn chúng ta và đồng nghiệp của chúng ta nương nhờ vào lòng từ thiện và sự hảo tâm của của cộng đồng xã hội. Chúng ta phải chính là chúng ta, những người làm nghề chân chính, trách nhiệm và được tôn trọng chính đáng”, GS Minh bày tỏ.
|
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại buổi lễ |
GS Minh muốn các đồng nghiệp nhìn rõ hơn về bổn phận, trách nhiệm và thiên chức của nhà giáo.
“Đừng nghĩ chúng ta sẽ dạy cho con người thông minh, đó là ảo tưởng. Chúng ta chỉ có thể đánh thức, khơi dậy những gì đang tiềm ẩn trong họ và tự họ vươn lên, kể cả lòng trắc ẩn để lan tỏa vị tha và tình yêu thương đồng loại. Chúng ta đã đi qua những năm tháng thiếu cái ăn, thiếu cái mặc, trong khó khăn đó, nhiều khi ta chú ý nhiều hơn để dạy cho con người phải biết kiếm sống, biết làm giàu. Điều đó rất cần thiết nhưng thiên chức lớn lao hơn của giáo dục là dẫn lối tâm hồn và hướng con người sống như thế nào mới là mục tiêu cao cả”.
GS Minh cũng cho rằng người giáo viên cũng đừng quá thần tượng hóa về thiết bị và cũng đừng bị mê hoặc bởi cơn bão công nghệ. “Chúng ta cần nó, chúng ta phải chiếm lĩnh nó, chúng ta dùng nó cho mục đích chính đáng; nhưng đó không phải là đích cuối cùng. Hãy dành những khoảnh khắc thật tỉnh táo để nhận diện và không bị choáng ngợp, run sợ trước mê cung của công nghệ, để biết rằng đó vẫn chỉ là phương tiện phục vụ cho mục đích cao cả hơn, nâng niu giá trị tâm hồn”, ông nhấn mạnh.
“Robot không thể có tâm hồn đúng nghĩa, có chăng thì đó là những mảnh ghép vô hồn của những tư duy logic của trí tuệ con người sắp đặt cho nó, không phải gốc rễ từ con tim. Làm sao so sánh mạch điện của robot với mạch máu con người được. Ai sẽ khơi lên những khát vọng tâm hồn, nhóm lên trong trong trái tim tình yêu thương đồng loại, ai dấy lên khát vọng chinh phục tương lai vì những điều cao cả, nếu không phải là người thầy?”.
|
"Nhà giáo đừng làm người lái đò bên sông vắng, hãy là người dẫn đường của tâm hồn và trí tuệ cho thế hệ tương lai" |
Theo GS Minh, có một sự nhầm lẫn đáng tiếc và nghiễm nhiên như sự thừa nhận của không ít người, đó là để quy luật thị trường chi phối quá ngưỡng trong giáo dục. “Người học và người dạy, tức quan hệ trò – thầy không giản đơn là mua bán tri thức. Sâu xa của nó là nhân cách và hình thành nhân cách. Điều này tiền không mua được”.
Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng đừng để tri thức chiếm hết bộ não của con người mà hãy để một khoảng trống để mỗi người còn biết suy tư, trăn trở và nuôi dưỡng những giấc mơ.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, GS Minh cũng bày tỏ mong muốn “những chủ nhân của một mái trường sư phạm lớn” hãy hành động đúng nghĩa với người thầy thời hiện đại, chăm chút và bồi đắp những tâm hồn cao đẹp cho thế hệ tương lai để họ có bệ phóng, trí tuệ thăng hoa chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức.
“Đừng làm người lái đò bên sông vắng, hãy là người dẫn đường của tâm hồn và trí tuệ cho thế hệ tương lai”, ông nhắn nhủ.
Thanh Hùng
Thủ tướng: “Tốt nghiệp đại học 42 năm, tôi vẫn nhớ từng thầy một”
Dịp 20/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói mình đã tốt nghiệp đại học 42 năm nhưng vẫn nhớ từng thầy một, thậm chí vẫn nhớ từng chữ ký của từng thầy cô trong học bạ.
" alt="Ngày 20/11 Tôi không muốn nghe những lời não nùng, ai oán và cảm thương nhà giáo"/>
Ngày 20/11 Tôi không muốn nghe những lời não nùng, ai oán và cảm thương nhà giáo
Đến nay, 31 học sinh ở điểm trường Nưa – Trường tiểu học Yên Khương 2 (Thanh Hóa) vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ năm 2013.4 năm chưa được nhận tiền hỗ trợ do trường... mượn tạm
Theo phản ánh của phụ huynh, năm học 2012 - 2013 điểm trường Nưa (làng Muổng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) có hơn 80 học sinh, trong đó có 31 em nhà xa trường hơn 4km. Theo Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ, các em học sinh trên được hưởng 40% mức lương cơ bản.
|
Trường Tiểu học Yên Khương 2 |
Tuy nhiên, năm học 2013, một số em đã không được nhận tiền hỗ trợ, trong khi những năm học sau đó lại được nhận bình thường. Phụ huynh nhiều lần thắc mắc với nhà trường nhưng vẫn chưa nhận được lời giải thích thỏa đáng.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Khương 2 thừa nhận có việc 31 em học sinh ở điểm trường Nưa chưa nhận được tiền hỗ chợ theo Quyết định 85 năm học 2012 - 2013, tổng số tiền là hơn 80 triệu đồng.
Lý do của sự việc này, theo ông Ngọc, là Quyết định 85 quy định hai đối tượng được nhận tiền hỗ trợ là: nhà ở nơi mà khi đi học phải qua sông qua suối (nguồn ngân sách tỉnh), và đối tượng nhà cách trường trên 4km (nguồn do Chính phủ hỗ trợ).
Ông Ngọc cho biết năm học 2012 – 2013, nhà trường có 231 học sinh được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 85, trong đó có 181 em qua sông suối, 50 em nhà cách trường 4km. Tuy nhiên, năm học này tỉnh Thanh Hóa chưa triển khai đối tượng nhà dưới 4km qua sông suối. Do không biết, nhà trường đã lập danh sách cả hai đối tượng trên và được xã, phòng giáo dục, UBND huyện phê duyệt với tổng số tiền hơn 606 triệu đồng.
|
Ông Lê Văn Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, đang trao đổi với phóng viên |
Sau khi nhà trường đã chi trả cho các em, ngày 10/1/2014, UBND huyện Lang Chánh lại có quyết định thu hồi, giảm dự toán chi ngân sách năm 2013 đối với Trường Tiểu học Yên Khương 2 là 247.425.000 đồng, với lý do trường chi sai đối tượng cho các em nhà dưới 4km vì tỉnh chưa có chủ trương.
Theo lý giải của ông Ngọc, việc huyện đột ngột thu hồi với số tiền quá lớn, nhà trường không có tiền trả lại nên đành phải mượn số tiền của 31 em được hỗ trợ để đập vào trả cho huyện, dẫn đến thâm hụt tiền chế độ của các em.
“Trong số 181 em học sinh thuộc đối tượng qua sông qua suối, nhà trường đã chi trả được 77 em. Số đối tượng đã chi trả này huyện nói nhà trường chi sai nên buộc phải thu hồi giảm dự toán chi ngân sách”, ông Ngọc chia sẻ.
Để khắc phục và tìm nguồn chi trả cho 31 em học sinh nói trên, nhà trường đang xin ý kiến bí thư và Hội đồng nhân dân xã phương án thu hồi số tiền phát cho các em không đúng đối tượng để trả cho 31 em đúng đối tượng. Tuy nhiên, theo ông Ngọc, người dân ở đây nghèo khó, việc thu hồi được là rất khó khăn.
Sai do thẩm định
Trao đổi với chúng tôi, bà Hà Thị Hoa, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch UBND huyện Lang Chánh, cho biết UBND huyện có quyết định thu hồi giảm dự toán chi ngân sách năm 2013 đối với Trường Tiểu học Yên Khương 2 là đúng.
|
Danh sách các học sinh được cho là chi sai đối tượng |
Bởi sau khi trường Yên Khương đã giải ngân, Sở GD-ĐT và UBND tỉnh lên thẩm tra lại thì phát hiện nhà trường chi trả không đúng đối tượng, không được UBND tỉnh chi ngân sách nên phải thu hồi. Theo bà Hoa, không chỉ riêng Trường Tiểu học Yên Khương 2 mà trên địa bàn huyện còn 7 trường khác cũng trong diện phải thu hồi.
Ông Phạm Đăng Lực, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, cho biết sẽ yêu cầu nhà trường, các phòng ban liên quan làm rõ trách nhiệm và sớm phải chi trả số tiền hỗ trợ trên cho các em chưa được nhận trong năm học 2013 theo đúng quy định.
Còn ông Hoàng Ngọc Thính, Phó phòng Quản lý ngân sách huyện – xã, Sở Tài Chính thông tin thêm rằng tháng 6/2014, tỉnh Thanh Hóa mới có Quyết định 1436 quy định địa bàn, khoảng cách những học sinh được hưởng hỗ trợ dưới 4km. Trước đó thì không có, nên việc Phòng Tài chính huyện chi trả cho các đối tượng dưới 4km là không đúng quy định. Vì vậy, khi Sở Tài chính theo dõi số dư không đúng thì Phòng Tài chính và UBND huyện phải có trách nhiệm thu hồi.
Theo ông Thính, nguyên nhân của việc cấp tiền sai đối tượng trên là do xã, Phòng Giáo dục, UBND huyện thẩm định không đúng đối tượng nên đã chuyển tiền về cho trường chi trả dẫn đến sai.
Lê Anh
" alt="Thanh Hóa: Hàng chục học sinh miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ từ 4 năm trước"/>
Thanh Hóa: Hàng chục học sinh miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ từ 4 năm trước
- Bài viết khoảng 1.000 chữ thể hiện nhiều cung bậc tình cảm,những sóng gió, kỉ niệm hơn 18 năm qua mà gia đình Hạnh Thảo đã trải qua. Lời vănmượt mà, cảm xúc chân thành, bài viết gây xúc động đã giúp tác giả giành học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo.Bùi Thị Hạnh Thảo, học sinh lớp 12 Văn, trường THPTChuyên Thái Bình chia sẻ: “Đây là những dòng cảm xúc chân thành nhất khi viết về cuộc sốngthực của gia đình em”.
Bài viết kể về một tuổi thơ đầy dữ dội. Khi Thảo lên 4 tuổi thì bố em bị u não.Trong tâm trí của đứa trẻ 4 tuổi, chỉ nhận diện được “1 chiếc xe ô tô màu trắng tocó chiếc đèn đỏ quay đều réo rắt đến đưa ba tôi đi”. Mẹ của Hạnh Thảo phải lênchăm bố, em phải ở nhà với ông bà ngoại, hai tuần mới được lên thăm bố mẹ một lần. Kểtừ đó, “tuổi thơ tôi gắn với những chuyến đi dài trong nỗi nhớ...” - Thảo xúc động.
Thời gian sau, bố Hạnh Thảo phải trải qua một cuộc phẫu thuật ở đầu, “chín phầnchết, chỉ còn một tia hi vọng sống sót”.
Thế rồi ông trời ban tặng tin mừng “ba em vẫn còn sống”. Lúc này, Thảomới bước sang tuổi thứ 5, còn bé dại những em đã phải chứng kiến cảnh đau thương khicả hai bố mẹ nằm trên giường bệnh.
Phải mất hơn một năm sau đó, ba mẹ Hạnh Thảo mới lành lặn trở lại. Ba Hạnh Thảo bịliệt nửa trái, còn mẹ thì bị vết sẹo dài trên người. Nhưng hạnh phúc đã trở lại khicả gia đình được quây quần bên nhau, sống những tháng ngày tốt đẹp.
Kết bài là những quan niệm mới mẻ về hạnh phúc Hạnh Thảo: “Hạnh phúc đơn giảnlắm! Đó là thứ bạn biết yêu thương ai đó, biết sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Hạnhphúc là khi bạn biết đặt tin yêu vào cuộc sống và đặt niềm tin vào chính mình. Hạnhphúc là khi bạn biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực…
Điều quan trọng là bạn biết suy nghĩ theo hướng tích cực của nó. Bởi hạnh phúclà do ta cảm nhận”.
Bài luận đưa Bùi Thị Hạnh Thảo vượt qua các vòng thi: xét hồ sơ, viết luận, thitoán logic, phỏng vấn ngày 5/5 vừa rồi thì đến ngày 20/5 vừa rồi, Hạnh Thảo nhận đượctin mình có trong danh sách 100 thí sinh đạt được suất học bổng toàn phần Nguyễn VănĐạo bao gồm 100% học phí cùng hỗ trợ 100 triệu đồng chi phí ăn ở trong suốt 4 nămhọc.