Nhận định, soi kèo Defensa y Justicia vs CA Union, 5h00 ngày 15/4: Cơ hội cho chủ nhà

Bóng đá 2025-04-18 02:32:46 21495
ậnđịnhsoikèoDefensayJusticiavsCAUnionhngàyCơhộichochủnhàtâm sự   Chiểu Sương - 14/04/2025 03:55  Argentina
本文地址:http://member.tour-time.com/html/85c990065.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4: Phải thắng thôi Los Blancos

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo quốc gia thi tốt nghiệp THPT năm 2022 kiểm tra công tác chuẩn bị tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng.

Theo Thứ trưởng Độ, kỳ thi tốt nghiệp THPT ngoài mục tiêu xét tốt nghiệp thì khá nhiều các trường đại học sử dụng kết quả của kỳ thi để làm căn cứ tuyển sinh. Do đó, có thể nói, kết quả kỳ thi tạo nên một sự cạnh tranh rất khốc liệt.

“Nhiều gia đình muốn cho con vào đại học bằng mọi giá, kể cả những việc, phương án có thể vượt qua quy chế để đạt được mục tiêu”, Thứ trưởng Độ nói và cho rằng, vì vậy càng cần tổ chức kỳ thi nghiêm túc, chặt chẽ.

Ông Độ cho hay, cần nhắc nhở, cố gắng để không học sinh nào vi phạm quy chế. Nói về việc này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhắc lại một trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi một cách rất đáng tiếc, khi ông còn phụ trách ngành giáo dục Hà Nội.

“Em học sinh này có học lực rất xuất sắc. Nhưng quên mất chuyện mang điện thoại vào phòng thi. Khi chỉ còn 5 phút nữa là hết giờ làm bài thi, bố em vì nghĩ hết giờ gọi hỏi thăm tình hình và liên hệ để đón con. Tiếng chuông điện thoại kêu thì chính em mới nhớ là mình quên là có mang điện thoại trong túi. Trong biên bản, nữ sinh này chia sẻ bị quên. Cuối cùng, buộc cô giáo giám thị cũng phải rơi nước mắt để lập biên bản. Đó là một việc thực sự rất đáng tiếc. Hậu quả là em đó bị trầm cảm bởi một cú sốc như thế. Không chỉ một học sinh mà ảnh hưởng tới cả gia đình”, ông Độ nói và nhấn mạnh các giám thị cần trách nhiệm hơn trong việc ngăn ngừa việc thí sinh mang điện thoại vào phòng thi trước khi phát đề. 

Nói về việc thực hiện quy chế lưu giữ các vật dụng cá nhân của học sinh cách phòng thi tối thiểu 25m để hạn chế thiết bị gian lận công nghệ cao, ông Trần Đức Ngọc, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho hay, nhà trường cũng tuyên truyền đến các phụ huynh, học sinh về việc hạn chế mang các vật dụng này đến trường thi. 

“Với những học sinh vẫn quên và mang trang thiết bị, vật dụng cá nhân không được mang vào phòng thi, nhà trường cũng bố trí các cán bộ và lực lượng sinh viên tình nguyện để hướng dẫn các em tới nơi để các vật dụng cách phòng thi 25m được trường bố trí sẵn. Các học sinh sẽ có phiếu khi đăng ký gửi đồ”, ông Ngọc cho hay. 

Thứ trường Độ lưu ý, các hình thức gian lận công nghệ cao ngày càng phức tạp. Ông cũng lưu ý các nhà trường đến trường hợp hàng rào trường thi gần khu vực nhà dân. Bởi các đối tượng có thể đặt điện thoại, thiết bị công nghệ cao ở nhà dân dù các điểm thi “mải” chú ý việc tìm nơi lưu giữ vật dụng thí sinh cách 25m trong khuôn viên.   

“Trong bối cảnh các thiết bị công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, năm nay quy định các vật dụng cá nhân không được mang vào phòng thi phải đặt cách tối thiểu 25m, nhưng các năm sau phạm vi tác dụng của các thiết bị gian lận công nghệ cao có thể là 50m,... Chính vì vậy vai trò quan trọng nhất vẫn là con người - những người trực tiếp tham gia giám thị”, ông Độ nhấn mạnh.

Ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng nêu thực tế, có những thiết bị công nghệ cao mà cán bộ giám thị khó phân biệt. Ở kỳ thi vào lớp 10 của Hải Phòng diễn ra mới đây, có 1 thí sinh đã mang một chiếc kính có gọng hơi to so với bình thường.

“Thấy nghi ngờ, nhưng giám thị không đủ nghiệp vụ để phát hiện đó có phải là phương tiện thu phát sóng. Tuy nhiên, sau đó, vẫn lập biên bản, phối hợp với ngành công an để xác minh tính năng của kính đó. Cuối cùng, đúng là cái kính đó có khả năng thu phát thông tin”.

Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho hay, tất cả những vụ việc sử dụng điện thoại, thiết bị công nghệ cao được địa phương chỉ đạo xử lý nghiêm. 

“Có trường hợp học sinh mang điện thoại vào phòng thi, sau đó có người này người kia can thiệp, nhưng chúng tôi yêu cầu làm nghiêm, không có vùng cấm. Từ chỗ làm nghiêm như thế và quan điểm chỉ đạo không có chuyện “nhờ vả con cháu” nên thi cử ở Hải Phòng những năm vừa qua cũng diễn ra nghiêm túc”, ông Nam nói.

Đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an, thành viên trong đoàn kiểm tra Ban Chỉ đạo cấp quốc gia cho rằng cần công tác giám thị vẫn rất quan trọng, cần được lưu tâm.

“Bởi các dấu hiệu nghi vấn vẫn phải phát hiện tại phòng thi. Có những trường hợp thí sinh lấy dây thun buộc các loại máy vào đùi”, vị này nói và đề nghị các cán bộ giám thị cần nâng cao trách nhiệm.

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2022 kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.

Ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) nói trong công tác tập huấn cán bộ coi thi và phổ biến tới thí sinh, cần nói rõ về thời hạn giữ bí mật Nhà nước đối với đề thi, để tăng nhận thức của mọi người.

“Những năm trước chúng ta nói chung chung, nhưng năm nay hướng dẫn nói rất rõ. Cụ thể, cần nhấn mạnh rằng, phải hết thời gian làm bài đối với bài thi trắc nghiệm và hết 2/3 thời gian làm bài đối với bài thi Ngữ văn thì mới được coi là hết thời gian bảo mật bí mật nhà nước độ tối mật. Như vậy, tất cả các tình huống phát sinh trong thời hạn bảo mật thì đều bị xử lý theo quy định pháp luật, thậm chí xử lý hình sự”, ông Phong nói.

Để hạn chế các kết nối thiết bị công nghệ cao từ bên ngoài, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thủy, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (A06), Bộ Công an đề nghị công an địa phương cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các hành vi bất thường xung quanh trường thi trong những ngày trước và trong kỳ thi.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đề nghị địa phương, các nhà trường quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất trong những ngày diễn ra kỳ thi.

“Các điểm thi cần bảo dưỡng lại hệ thống quạt trần. Bởi có thể những ngày thường không rơi, nhưng đến hôm thi, quạt rơi thì rất nguy hiểm. Một sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn”, ông Độ nhấn mạnh.

>>>Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Thanh Hùng

Vật dụng của thí sinh thi tốt nghiệp đặt cách phòng thi 25m để tránh lộ đề

Vật dụng của thí sinh thi tốt nghiệp đặt cách phòng thi 25m để tránh lộ đề

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đưa vào quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2022 quy định các vật dụng của học sinh phải cách xa phòng thi 25m nhằm tránh nguy cơ lộ đề.">

Thứ trưởng kể chuyện thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT đáng tiếc

Messi sẽ hết hợp đồng với Barca vào tháng 6/2021, có nghĩa anh được thoải mái đàm phán với các đội bóng khác (ngoài La Liga) khi thị trường mùa Đông (1/1/2021) mở cửa.

{keywords}
Messi sẽ đưa ra quyết định tương lai vào tháng 6/2021

'Quả bom' mùa hè phát nổ với việc Messi đòi ra đi, trong 'cuộc đấu' với Chủ tịch Barca khi ấy - Bartomeu, khiến mối quan hệ bền chặt giữa huyền thoại số 10 và đội chủ sân Nou Camp rẽ theo hướng mà hẳn ngay cả Leo cũng không thể nào ngờ.

Cũng từ đây, Messi bước vào mùa giải khó khăn nhất trong sự nghiệp với Barca. Và trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với Jordi Evole trên La Sexta TV, tay săn bàn 33 tuổi đã trải lòng về mọi thứ, liên quan đến 'giông bão' cũng như tình yêu với Barca, các mối quan hệ, và cả tương lai phía trước.

Liên quan đến việc đi - ở trong thời điểm này, Messi tiết lộ không muốn thảo luận về việc rời Barca trong tháng 1/2021, nhưng khẳng định ngừng cam kết tương lai lâu dài của mình với CLB.

{keywords}
Man City được cho như điểm đến tiềm năng nếu Messi rời Barca, nhưng M10 không loại trừ sang Mỹ

"Tôi sẽ không đàm phán với CLB khác (trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông). Tôi không muốn bị phân tâm, sẽ không kích hoạt bất cứ điều khoản nào. Tôi sẽ cùng Barca kết thúc mùa giải, và chiến đấu cho các danh hiệu.

Tôi sẽ đợi cuối mùa giải, tôi sẽ đưa ra quyết định trong tháng 6/2021.Tôi sẽ làm những gì tốt nhất cho CLB và cho bản thân".

Man City, PSG được nhắc đến như điểm đến tiềm năng của Messi, nếu anh quyết định rời Barca. Nhưng không ngoại trừ bước ngoặt khác, qua thổ lộ của M10: "Tôi luôn mơ ước được chơi và sống ở Mỹ, nhưng không biết điều đó có xảy ra hay không".

L.H

">

Messi lên tiếng về việc rời Barca, mở cửa sang Mỹ

Sau nhiều vòng thi, Nguyễn Đức Minh đã trở thành Nam vương Ngoại thương 2022

Chia sẻ quá trình ôn thi IELTS, Minh kể rằng bản thân là học sinh chuyên Trung nên không dành nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh.

“Mãi đến gần cuối năm 12, mình mới ôn thi IELTS cấp tốc trong 2 tháng để lấy chứng chỉ xét tuyển vào đại học”.

Tuy khoảng thời gian ôn thi ngắn nhưng Đức Minh không thấy áp lực mà còn rất hứng thú với việc ôn thi IELTS. Nam sinh rất muốn quay trở lại học tiếng Anh sau một thời gian dài chỉ học tiếng Trung.

“Hồi cấp 2, mình có ôn thi vào chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam nhưng không đủ điểm nên chuyển sang học chuyên Trung. Cũng chính vì thế, mình cũng đã có một nền tảng khá chắc về tiếng Anh” - Đức Minh bộc bạch.

Đức Minh từng là cựu học sinh chuyên Trung của trường THPT Chuyên Hà Nôi - Amsterdam

Đối với Minh, Listening và Reading khá là đơn giản, nếu được luyện tập đầy đủ, thì có thể dễ dàng tăng điểm. Theo Minh, cần học kĩ bộ sách Cambridge vì nó rất sát với đề thi thật. Thêm vào đó, khi làm xong, thay vì tính xem được bao nhiêu câu, bao nhiêu điểm, Minh kiểm tra, làm từng câu và chữa thật kĩ từng đề một.

“Trong quá trình làm bài, nếu có từ mới nào, nên ghi ra và học thuộc, đặc biệt là những cấu trúc, hoặc những cụm từ hay, trừ những từ quá cao cấp bởi nó không cần thiết” - Minh nói.

Ngoài ra, theo Đức Minh nắm kĩ các từ vựng ở mức B1, B2 thì sẽ nắm được khoảng 70% từ vựng của đề thi IELTS. Thêm vào đó, Minh học tiếng Anh thông qua kênh Youtube của người bản xứ.

“Học tiếng Anh thông qua việc xem và nghe các chương trình mà mình yêu thích từ các kênh Youtube của người bản xứ, thì sẽ hình thành cho mình sự phản xạ tiếng Anh nhanh. Ngoài ra, có thể tìm đọc thêm các sách viết bằng tiếng Anh mà mình yêu thích, để trau dồi thêm vốn từ” - Minh chia sẻ.

Đức Minh (đứng thứ 2 từ phải vào) chụp cùng các thí sinh trong cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2022

Với Minh, Speaking là kĩ năng khó nhất vì bản thân chưa được học 1 cách bài bản, chỉ tập trung vào ngữ pháp nên phát âm không được chuẩn và tự nhiên. Để cải thiện, Minh thường tự độc thoại một mình trước gương hoặc nói chuyện thêm với người nói tiếng Anh tốt, hoặc người bản xứ, để họ sửa thêm cho mình.

“Mình có thể áp dụng kĩ thuật Shadowing, nghe 1 đoạn audio hoặc video, rồi bắt chước lại tất cả những gì người bản xứ nói. Mình chọn những nguồn tiếng Anh không dễ quá cũng không khó quá, hiểu được khoảng 70% và bắt chước theo họ về ngữ điệu và tông giọng”- Minh kể lại.

 Ở kĩ năng Viết, Minh tập trung nắm ngữ pháp và ghi chép lại các cấu trúc hay khi làm các bài đọc. 

“Nếu có thể, nên sắp xếp thời gian và dành ra ít nhất khoảng 6 tháng để có thể thoải mái cho việc chuẩn bị và ôn thi cả 4 kĩ năng” - Minh nói.

Đức Minh sánh vai cùng Thục Anh trong cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2022

Đối với việc ôn thi chứng chỉ tiếng Trung HSK, Minh nhận thấy việc có người hướng dẫn là rất quan trọng. Thêm vào đó, nam sinh cũng khuyên nên học các bộ giáo trình Hán ngữ và giáo trình Boya trước khi luyện thi HSK để nắm chắc ngữ pháp và từ vựng.

“Quan trọng nhất là có người hướng dẫn, nếu không mình sẽ không hiểu gì. Trước hết, cần nắm chắc những cái cơ bản, thông qua bộ giáo trình Hán ngữ, quyển 1, quyển 2 và quyển 3. Sau đó, làm thêm các cuốn còn lại của giáo trình và cuối cùng là luyện bộ đề HSK” - Minh chia sẻ.

Đức Minh chụp ảnh cùng mẹ của mình

Theo Minh, cũng giống như việc luyện thi IELTS, nên trau dồi thật nhiều vốn từ vựng băng cách đọc nhiều, xem nhiều phim hay chương trình bằng tiếng Trung. Ngoài ra, sử dụng flashcard trong quá trình học từ vựng cũng là một cách rất hiệu quả.

Trong quá trình ôn thi, nhiều lần, Minh trải qua những giai đoạn rất căng thẳng vì luôn tự áp lực bản thân phải đạt được thành tích cao. “Có những đêm, mình quyết tâm không ngủ để học, nên đã gỡ hết giường, đệm ra để không còn chỗ cho mình ngủ, Nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề gì, chỉ khiến mình mất ngủ và hiệu suất học giảm đi.”- Đức Minh nhớ lại.

Vì vậy, Minh nhận ra rằng cần phải xác định được mục tiêu, chuẩn bị những điều cần thiết và không nên ôm đồm nhiều thứ cùng một lúc để rồi cứ phấn đấu một cách vô định.

Mai Trà Giang

">

Nam vương Ngoại thương chia sẻ bí quyết đạt 8.0 IELTS và HSK6

Nhận định, soi kèo Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4: Phải thắng thôi Los Blancos

(Ảnh: Thanh Tùng)

Trước đó, nhiều đại học đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2022-2023, trong đó tăng mạnh học phí, đặc biệt ở khối ngành kỹ thuật và Y, Dược.

Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023 và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025.

Tuy nhiên, với khoá tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh, vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).

Năm học này, học phí chương trình chính quy đại trà từ khoá 2020 về trước vẫn ổn định ở mức 14,15 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên, từ khoá tuyển sinh 2021 trở đi, trường thu học phí theo Nghị định 81 và Đề án Định mức Kinh tế - Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể, mức học phí dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và năm học 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí vẫn là 60 triệu đồng/năm với khóa 2020 trở về trước. Còn từ khoá tuyển sinh 2021 trở đi, dự kiến học phí năm 2022-2023 là 72 triệu đồng /năm và 80 triệu đồng/năm vào năm tiếp theo.

Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.

Trước đề xuất lùi việc tăng học phí 1 năm, PGS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho rằng nếu thực hiện, chắc chắn các trường sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên nếu cả xã hội đồng lòng thì phải cùng nhau vượt khó. Các trường sẽ tuân thủ sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, miễn là có sự đồng thuận cao của cả xã hội và phải cho phép huy động tối đa nguồn lực xã hội phục vụ phát triển.

Trong khi đó, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhận định hiện nay học phí của các trường đại học vẫn thấp hơn so với quy định, nếu có tăng thì sẽ tăng chưa tới mức trần nên về cơ bản các trường vẫn đảm bảo về khoản thu chi ổn định trong năm 2022.

Dù vậy, các trường chắc chắn cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định khi giá cả vật tư để thực hành, thực tập đã tăng lên. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7, lương giảng viên cũng tăng, mỗi phần tăng một ít nhưng nhiều phần thì các trường sẽ khó khăn trong việc sử dụng ngân sách để thu chi.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, chung quan điểm khi cho rằng nếu đề xuất này được thông qua, chắc chắn các trường sẽ gặp khó khăn, song dù sao cũng là câu chuyện chung.

“Thực ra năm học 2021-2022 đã không tăng học phí rồi. Tới năm học 2022-2023 tăng học phí thì các trường mới có kinh phí hoạt động, còn nếu lùi tiếp thì chắc chắn sẽ khó khăn”.

Ông Chương cho hay, theo quy định về học phí của Chính phủ, năm học 2021-2022 áp dụng cho chương trình đại trà: các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 335.300 đồng/1 tín chỉ, khối Kinh tế là 275.900 đồng/1 tín chỉ. Chương trình tiên tiến, chất lượng cao: các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 616.520 đồng/1 tín chỉ, khối Kinh tế là 557.140 đồng/1 tín chỉ (học phí giữ nguyên như năm học 2020-2021). Thực hiện theo Nghị định 81/NĐ-CP của Chính phủ cho phép, nhà trường đã xây dựng trong Đề án mức học phí năm học 2022-2023 tăng khoảng 23% so với năm học 2021-2022. Nếu đề xuất lùi thời điểm tăng học phí được thông qua, nhà trường sẽ tính toán lại để phù hợp.

Còn với Trường ĐH Ngoại thương, theo bà Phạm Thu Hương - Phó hiệu trưởng nhà trường - thì đề xuất này có trở thành hiện thực hay không cũng sẽ không quá ảnh hưởng tới trường bởi mức thu theo Đề án hiện nay của trường dù tăng vẫn thấp hơn so với mức trần quy định. Vì vậy trong năm 2022, dù theo hướng nào, cơ bản nhà trường vẫn đảm bảo về khoản thu chi.

Bà Đặng Thị Thu Hương - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội - cũng cho hay cá nhân bà rất chia sẻ với đề xuất này của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, theo bà Hương, đối với các chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT quy định hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, các trường vẫn cần được tự xác định mức thu học phí của chương trình. Việc xác định sẽ trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành và thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Đề xuất giảm mức tăng học phí đại học

Đề xuất giảm mức tăng học phí đại học

Hôm nay (4/7), Bộ GD-ĐT đã có kiến nghị về việc áp dụng khung học phí mới đối với giáo dục đại học.">

Đề xuất giảm mức tăng học phí: Các đại học nói gì?

Công văn của VPF làm bầu Đức nổi giận

Nhận công văn, bầu Đức phản ứng mạnh, đồng thời tuyên bố sẽ giải tán đội bóng HAGL, không tham dự V-League 2023 với lý do VPF "có động cơ cá nhân hơn vì cái chung".

Chưa biết hồi kết của câu chuyện thế nào, nhưng việc bầu Đức tuyên bố giải tán đội bóng người hâm mộ bỗng thấy… quen quen. Trong quá khứ trong nhiều lần “giận dỗi”, ông chủ HAGL cũng từng doạ bỏ giải nhiều lần chứ chẳng phải đến khi có va chạm tài trợ với VPF như lúc này.

2. HAGL giải tán và không tham dự V-League 2023 xảy ra, buồn nhất chắc chắn vẫn là những người hâm mộ đội bóng phố Núi chứ không hẳn là BTC giải đấu.

Thế nhưng, vấn đề ở chỗ, khi bầu Đức doạ giải tán đội bóng, có những người lại cho rằng lời giận dỗi và tuyên bố trong phút chốc ấy nếu có thành sự thật lại là một điều... tích cực cho chính HAGL.

khiến số phận của HAGL một lần nữa đứng trước ngã ba đường

Thoạt nghe có vẻ nghịch lý, nhưng với việc đội bóng phố Núi sống mòn tại V-League gần chục mùa giải đã qua, và cùng lúc  hàng loạt ngôi sao ra đi HAGL thì việc đội bóng ấy có ra sao dường như chẳng quá quan trọng nữa.

Nói đơn giản, với một đội bóng không khát khao, lối chơi cũng chẳng còn đẹp mắt như thuở ban đầu và thành tích làng nhàng thì có xoá sổ, giải tán chẳng bất ngờ.

3. Bầu Đức “doạ” hay nói thật còn phải chờ, nhưng với nhiều người yêu mến ông chủ HAGL một cách thực lòng nhất dường như lại đang có nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Hơn 20 năm, bầu Đức “cháy” một cách trọn vẹn với tình yêu bóng đá của mình bằng cái tâm, cái tầm cho tới tiền bạc… Và trong chừng mực nào đó cũng là đủ, nhất là khi nhiều ông bầu cùng thế hệ gần như đã rút ra khỏi bóng đá từ lâu.

khi bầu Đức muốn giã từ cuộc chơi

Bầu Đức không nuôi đội bóng hay đào tạo trẻ nữa đương nhiên là tiếc vì mất quá nhiều công sức, tiền bạc để gầy dựng. Tuy vậy, nếu chỉ “đá cho vui” có lẽ cũng đến lúc nghỉ ngơi và dồn thời gian cho công việc chính: vực dậy tập đoàn HAGL trở lại đỉnh cao như trước.

Tình yêu hay sẵn lòng hy sinh vì bóng đá Việt Nam của bầu Đức có lẽ chẳng bao giờ cạn. Nhưng cách thể hiện nhiều khi cũng không nhất thiết phải là nuôi đội bóng, đào tạo trẻ như lúc này, mà chọn lựa theo phương án khác.

Ví như với uy tín, tiềm lực tài chính bầu Đức có thể kêu gọi thành lập quỹ bảo trợ cho mục tiêu tham dự World Cup của tuyển Việt Nam như từng tuyên bố hay đơn giản nhất treo thưởng lớn mỗi khi đội nhà có thành tích chẳng hạn.

Có quá nhiều cách thể hiện tình yêu với bóng đá. Chứ nói là yêu bóng đá mà thỉnh thoảng lại đòi chia tay thì chắc gì đã còn vui!

">

Bầu Đức bỏ bóng đá

友情链接