当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Yokohama F. Marinos, 12h00 ngày 23/2: Trái đắng xa nhà 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
Trong năm 2017, UPS cũng nhận và đưa vào vận hành được 3 máy bay vận tải Boeing 747-8 mới. Với con số vừa được bổ sung, hiện nay, mạng lưới máy bay toàn cầu của UPS có hơn 500 chiếc thuộc quyền sở hữu của công ty và cả thuê ngoài.
Dòng chuyên cơ vận chuyển hàng hóa 747-8 mới có thể chứa được 46 thùng hàng container (với 34 thùng ở khoang chính và 14 thùng ở các khoang sau). Mỗi máy bay có sức chứa hàng hóa lên đến 307.600 pound, tương đương với 30.000 bưu kiện trong phạm vi 4.2 dặm hải lý.
" alt="UPS mua thêm 18 chuyên cơ Boeing 747"/>Taxi truyền thống đang "cài số lùi"
Cách đây khoảng hơn 10 năm, hình ảnh người nước ngoài cầm trên tay tấm bản đồ giấy để khám phá các địa điểm du lịch ở Việt Nam là rất phổ biến. Tuy nhiên, hiện tại, hình ảnh này là rất hiếm hoi, bởi du khách đã có một công cụ mạnh hơn là smartphone. Với ứng dụng Google Maps được cài đặt sẵn, việc chỉ đường đã chở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Đi kèm với đó, bản đồ giấy ngày càng thu hẹp số lượng người dùng, điều này cũng đồng nghĩa thời điểm diệt vong của phương pháp dẫn đường lỗi thời này đã sắp đến gần.
Với sự phát triển thần tốc của công nghệ, đặc biệt là tầm phổ biến của smartphone cùng làn sóng 4.0 đang ở trước mắt, câu chuyện thay đổi để tồn tại đang trở thành chân lý của mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh. Trường hợp của Nokia, Yahoo hay Sharp là ví dụ điển hình nhất cho chân lý trên, đáng chú ý, các thương hiệu này đều từng có thời đứng trên "đỉnh" thế giới trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Ở Việt Nam, câu chuyện cạnh tranh giữa taxi truyền thống và Uber, Grab đang tạo nhiều dư luận trong suốt 1 năm trở lại đây cũng đặt ra một câu hỏi: Thay đổi hay là chết? Bám víu vào phương thức kinh doanh vốn đã lỗi thời liệu có đủ sức trống lại sự bành trướng của một phương thức khác thuận lợi hơn, hấp dẫn người dùng hơn?
![]() |
Doanh nghiệp truyền thống cần tự tìm ra lối thoát cho chính mình. |
Mặc dù Uber, Grab đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 nhưng quãng thời gian gần đây, sự phản đối của các taxi truyền thống đối với loại hình dịch vụ đặt xe qua smartphone này mới tăng mạnh. Không chỉ phản ánh tới cơ quan quản lý Nhà nước về việc đóng thuế, so kè cơ chế quản lý thoáng hơn, thậm chí các hành động như treo băng rôn "bêu" xấu đối thủ cũng được taxi truyền thống áp dụng. Ngay cả những người đứng đầu các hãng taxi truyền thống cũng xuất hiện với tần suất nhiều hơn trên phương tiện truyền thống nhằm "than thở" việc bị Uber, Grab chiếm mất thị phần.
Tuy nhiên, trong khi taxi truyền thống đang mải mê tìm cách "dìm" đối thủ thì Uber và Grab đã lôi kéo được số lượng lớn khách hàng cũng như tài xế từ những hãng này sang sử dụng dịch vụ của mình. Theo thống kê sơ bộ, hiện ở TP Hồ Chí Minh đang có khoảng 24.000 ôtô tham gia mạng lưới của Uber và Grab, gần gấp đôi so với 11.060 chiếc taxi truyền thống đang hoạt động.
Còn tại Hà Nội, trong khi taxi truyền thống chỉ có 19.265 xe thì hệ thống của 2 ứng dụng đặt xe trên đang sở hữu khoảng 25.000 xe hoạt động thường xuyên. Cùng với đó, doanh thu của các ứng dụng này cũng đều đặn tăng theo từng năm khi giai đoạn 2014 - 2016 Grab đạt 1.755 tỷ đồng còn Uber cũng kiếm được 2.706 tỷ đồng trong quãng thời gian từ 2014 đến hết 6 tháng đầu năm 2017.
Còn ở chiều ngược lại, các hãng taxi truyền thống lại đang trong tình trạng "cài số lùi" khi doanh thu ngày càng giảm mạnh trước sự cạnh tranh của Uber, Grab. Tiêu biểu như Mai Linh, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2017, hầu hết các chỉ số kinh doanh của hãng đều giảm mạnh so với cùng kỳ với khoản lỗ lũy kế gần 800 tỷ đồng (gần 80% vốn điều lệ), kéo theo đó là 6.000 nhân viên bị cắt giảm.
Tương tự là Vinasun với doanh thu quý 2/2017 chỉ đạt 810 tỷ đồng, giảm mạnh nhất trong những năm gần đây, cũng chính vì chỉ số này 8.000 nhân viên của hãng đã phải nghỉ việc.
Thay đổi hoặc là chết
Nói về câu chuyện đối đầu giữa taxi truyền thống và Uber, Grab, ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group cho rằng, đã đến lúc taxi truyền thống nên lựa chọn thay đổi hoặc bị đào thải. Cuộc cách mạng 4.0 đang lan tỏa đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống và dịch vụ vận chuyển hành khách cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, nếu DN không thích ứng được chắc chắn sẽ bị tụt lại phía sau thậm chí là xóa sổ.
"Điểm dễ nhận thấy ở các hãng taxi truyền thống là tính bảo thủ, họ vẫn giữ cách thức kinh doanh như hàng chục năm về trước và rất chậm chễ trong việc tự thay đổi chính mình nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người dùng. Có thể nói, sự đi xuống của taxi truyền thống nguyên nhân chính bắt nguồn từ việc họ không bắt nhịp được với làn sóng 4.0 chứ không chỉ đơn thuần là nằm ở đối thủ cạnh tranh như Uber hay Grab", ông Bình nhận định.
Người đứng đầu NextTech Group cũng đưa ra gợi ý, doanh nghiệp taxi cần xác định công nghệ thông tin chính là hạ tầng cho dịch vụ kinh doanh của mình. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sâu và rộng sẽ giúp doanh nghiệp giảm tải được nhiều chi phí không cần thiết, tăng năng suất lao động, từ đó tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành dịch vụ, đây thực sự là những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng.
Đồng quan điểm, Phó tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo khẳng định điều taxi truyền thống cần làm hiện tại là tự mình phải thay đổi thay vì tìm cách loại bỏ các loại hình mới như Uber hay Grab. Uber và Grab là những loại hình kinh doanh được sinh ra từ cuộc cách mạng 4.0 với nhiều ưu điểm không thể phủ nhận, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn với dịch vụ vận tải truyền thống. Có thể bằng một số cách nào đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp taxi truyền thống nhưng để ngăn cản thì không thể. Vì vậy, doanh nghiệp truyền thống cần tự tìm ra lối thoát cho chính mình.
"Taxi truyền thống đang có rất nhiều lựa chọn như tự xây dựng phần mềm đặt xe thông minh giống của Uber, Grab hay mở rộng kinh doanh sang các mảng còn ít được các dịch vụ 4.0 quan tâm như xe tải, xe chở khách đường dài... Thậm chí có thể tính đến việc các bên kết nối cùng nhau nhằm tận dụng những ưu thế có sẵn có qua đó mang lại lợi ích tối đa cho người dùng. Nếu taxi truyền thống không thay đổi thì họ sẽ chết", ông Bảo khẳng định.
Trên thực tế, song song với cuộc chiến trên "bàn giấy" với Uber, Grab, taxi truyền thống đã bắt đầu có những bước chuyển mình đáng ghi nhận nhằm đáp trả đối thủ. Tiêu biểu nhất là trên các kho ứng dụng dành cho smartphone đã xuất hiện những ứng dụng đặt xe của Mai Linh, Vinasun, Taxi Long Biên... Về cơ bản các ứng dụng này đã đáp ứng được những nhu cầu cho việc gọi xe. Hay như Mai Linh, vào tháng 11/2017 vừa qua, hãng đã lấn sân sang mảng kinh doanh của đối thủ khi cho ra mắt dịch vụ xe ôm công nghệ với giá cước tương tự.
" alt="Taxi truyền thống và Uber, Grab: Thay đổi để tồn tại"/>Cuối năm ngoái, phương án cơ cấu lại tập đoàn VNPT giai đoạn 2018 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt. Mục tiêu của phương án này là xây dựng và phát triển VNPT thành tâp đoàn kinh tế nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả, hiện đại, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; làm nòng cốt để ngành viễn thông và CNTT Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Phương án cơ cấu lại VNPT giai đoạn 2018 - 2020 cũng hướng tới mục tiêu cơ cấu lại tập đoàn để trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại thị trường Đông Nam Á và châu Á. Từng bước chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ viễn thông, CNTT và dịch vụ số theo chiến lược phát triển VNPT giai đoạn 2017 - 2025.
Đáng chú ý, theo kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại VNPT giai đoạn 2018 – 2020 đã được đề ra tại phương án cơ cấu lại tập đoàn, Công ty CNTT VNPT (VNPT-IT) hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ VNPT sẽ được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các bộ phận, đơn vị quản lý, sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT của VNPT và Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT VinaPhone) để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo.
Trong chia sẻ tại buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí cơ quan Tập đoàn nhân dịp đầu Xuân Mậu Tuất 2018 được tổ chức mới đây, cùng với việc thông tin với các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành TT&TT về kết quả hoạt động của VNPT trong năm 2017, ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT cũng đã báo cáo về những định hướng phát triển của tập đoàn trong chặng đường sắp tới.
Ông Hùng cho biết, việc VNPT trong năm 2017 đã cơ bản hoàn thành Chiến lược VNPT3.0 giai đoạn 2017 - 2025 và tầm nhìn 2030 chính là một tiền đề quan trọng để VNPT tiếp tục triển khai cơ cấu lại tập đoàn, tiến tới cổ phần hóa theo như Quyết định 2129 ngày 29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại tập đoàn VNPT giai đoạn 2018 - 2020.
" alt="Sau quý I/2018, VNPT sẽ thành lập Công ty VNPT"/>Tính năng quản lý điện năng này sẽ được có mặt trên các mẫu iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPhone SE, iPhone 6s, iPhone 6s Plus, iPhone 7 và iPhone 7 Plus.
Những người dùng iPhone X chắc hẳn không còn lạ gì với những hình động thú vật vui nhộn có thể điều khiển bằng khuôn mặt. Nếu iOS 11 đã mang đến 12 Animoji thì giờ đây iOS 11.3 sẽ cung cấp thêm 4 loại mới: sư tử, gấu, rồng, và đầu lâu, nâng tổng số biểu tượng cảm xúc động vật của Animoji lên thành 16.
![]() |
Hạn chế duy nhất của ARKit của Apple đó là chỉ nhận diện được những bề mặt nằm ngang như nền nhà hay mặt bàn. Nhưng với bản nâng cấp mới này, bây giờ ARKit còn có thể nhận ra và đặt vật thể ảo trên các bề mặt thẳng đứng như tường và cửa. Ngoài ra, nó cũng có thể chính xác hơn với các bề mặt hình dạng không đều như các bảng tròn.
![]() |
Bên cạnh đó, ARKit mới còn nhận diện được cả tranh ảnh, poster để kích hoạt nội dung liên quan AR. Các thiết bị được hỗ trợ hệ thống ARKit baogồm: iPhone 6s, 7, SE, 8 và 8 Plus, X; iPad Pro và iPad 2017.
Mặc dù điều này không được đề cập trong thông cáo báo chí của Apple, nhưng các nhà phát triển đã khám phá ra rằng iOS 11.3 sẽ mang AirPlay 2. Và AirPlay 2 sẽ hỗ trợ thêm thiết bị loa đến từ hãng Sonos.
![]() |
AirPlay là một phương thức truyền tải không dây do chính Apple phát triển. Có nghĩa là các thiết bị có hỗ trợ AirPlay sẽ kết nối với nhau khi sử dụng chung mạng không dây như Wi-Fi mà không cần phải dùng dây cáp.
Các quan chức tài chính Đức và Pháp muốn G20, một nhóm các quan chức tài chính quốc tế, có hành động để ngăn ngừa tiền mật mã phá hoại sự ổn định tài chính toàn cầu và tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư, theo một lá thư gần đây gửi cho các thành viên G20.
Các quan chức bao gồm - Bruno Le Maire, Bộ trưởng Kinh tế Pháp; Peter Altmaier, Quyền Bộ trưởng Tài chính Đức; Francois Villeroy De Galhau, Thống đốc của Ngân hàng Pháp và Jens Weidmann, Chủ tịch Deutsche Bundesbank - đang kêu gọi các bộ trưởng G20 có hành động để ngăn chặn những rủi ro gây ra bởi sự tăng trưởng nhanh của tiền mật mã.
Các quan chức cho biết, họ muốn vấn đề được thảo luận tại cuộc thảo luận đầu tiên của G20 trong cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương ở Buenos Aires vào ngày 19 và 20/3. Thư kêu gọi đã được gửi cụ thể cho Bộ trưởng Tài chính Argentina Nicolas Dujovne.
Theo Trung tâm thông tin G20, G20 là một nhóm không chính thức gồm 19 quốc gia và Liên minh Châu Âu, bao gồm các Đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Bức thư ghi nhận "sự gia tăng đáng kể và sự biến động trong định giá và vốn hóa thị trường trong năm qua của các công cụ kỹ thuật số phát hành thông qua công nghệ sổ cái phân tán - DLT".
Các quan chức cho biết G20 có thể thông qua "hành động hài hoà quốc tế" phù hợp, thừa nhận "những ảnh hưởng xuyên biên giới" của tiền mật mã. Họ thừa nhận tiền mật mã là công cụ phát triển nhanh, đồng thời gây rủi ro cho các nhà đầu tư và có thể dễ bị tổn thương trước tội phạm về tài chính.
Bốn thách thức
" alt="Bộ trưởng Tài chính Pháp, Đức kêu gọi G20 thảo luận về tiền mật mã"/>Bộ trưởng Tài chính Pháp, Đức kêu gọi G20 thảo luận về tiền mật mã
"Vào ngày 29/3 tới đây, Samsung sẽ giới thiệu smartphone cao cấp mới nhất của họ là Galaxy S8 nhưng tôi sẽ không mua nó", đó là lời khẳng định của nhà báo Sean Hollister tới từ trang công nghệ Cnet của Mỹ. Dưới đây là bài viết của Sean Hollister về quan điểm của anh ta khi đưa ra quyết định kể trên, VnReview chuyển ngữ để bạn đọc tham khảo.
"Đầu tiên, cần phải khẳng định là các lí do của tôi không đơn giản như bạn đang nghĩ:
- Tôi không sợ Galaxy S8 phát nổ vì Samsung thật sự đang nghiêm túc trong vấn đề kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Tôi không hề thất vọng về những hình ảnh và thông số đã bị rò rỉ của Galaxy S8. Thật lòng mà nói thì nó rất tuyệt.
- Tôi không hề thích các nhãn hiệu smartphone khác như LG, Moto hay Apple hơn Samsung.
- Tôi cũng không sợ mặt lưng kính dễ vỡ khi bị đánh rơi.
Sự thật là tôi đã mua Galaxy S6 và Galaxy S7 vì nghĩ đó là những smartphone tốt nhất vào thời điểm ra mắt với thiết kế đẹp nhất, camera chụp ảnh tốt nhất và cấu hình mạnh nhất. Tôi nghĩ Galaxy S8 cũng sẽ tiếp tục là chiếc smartphone tốt nhất ở thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, cái tôi muốn không chỉ là một chiếc smartphone tốt ở thời điểm ra mắt. Tôi muốn một chiếc smartphone có thể sử dụng tốt trong thời gian dài. Và Galaxy S7 có lẽ không phải là một chiếc smartphone như vậy.
Sau một năm gắn bó với Galaxy S7, dưới đây là 5 lí do để tôi bỏ qua chiếc Galaxy S8 sắp tới:
Sau một năm sử dụng, pin trên chiếc Galaxy S7 của tôi không bao giờ có thể dùng được cả ngày. Nếu Galaxy S7 còn 30% pin vào giờ nghỉ trưa và tôi không sạc nó trong giờ làm việc buổi chiều, tôi sẽ chẳng còn pin để sử dụng máy vào trước bữa ăn tối.
Thực tế là tuổi thọ pin của smartphone luôn giảm theo thời gian sử dụng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy là tốc độ giảm của Galaxy S7 hơi nhanh hơn so với bình thường.
Tôi đã thử gỡ bớt ứng dụng nhưng pin của Galaxy S7 vẫn tiếp tục giảm nhanh bất kể mọi cố gắng của tôi.
Thật đáng tiếc khi pin chính là lí do khiến tôi bỏ Galaxy S6 để mua Galaxy S7. Và tôi sẽ không lặp lại sai lầm này lần nữa với Galaxy S8.
Sau một năm sử dụng, tôi vẫn có thể khẳng định Galaxy S7 là chiếc smartphone có camera tốt nhất thế giới. Không chỉ vì chất lượng ảnh chụp mà còn bởi vì tốc độ để tôi có thể chụp được một bức ảnh một cách nhanh chóng. Chỉ cần nhấn đúp vào nút Home là tôi đã có thể sẵn sàng để chụp ảnh.
Tuy nhiên, hiện giờ luôn có một độ trễ nhất định trước khi tôi có thể vào được ứng dụng camera. Tốc độ của Galaxy S7 đã giảm so với thời điểm một năm trước đó.
Một lần nữa, tôi đã thử gỡ bỏ tất cả các ứng dụng vì nghĩ có thể giải quyết được vấn đề. Tôi cũng đã thử cài lại máy trở về trạng thái ban đầu của nhà sản xuất (reset factory) và cập nhật lên phiên bản Android 7.0. Tuy nhiên, không có gì có thể khiến cho Galaxy S7 của tôi có thể nhanh được như lúc ban đầu. Và tôi cũng không phải là cây bút công nghệ duy nhất nhận thấy điều này trên chiếc smartphone của Samsung.
Trong hầu hết mọi trường hợp, Galaxy S7 của tôi vẫn đủ nhanh để sử dụng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng máy lại bị đóng băng trong 2 giây khi tôi gõ bàn phím cảm ứng hoặc xem các thông báo.
Bloatware là thuật ngữ được sử dụng trong cả lĩnh vực máy tính và điện thoại di động. Hiểu một cách đơn giản, bloatware là những ứng dụng được bổ sung cho thiết bị do nhà sản xuất thiết bị đó đưa vào cùng với hệ điều hành.
Tôi đã nghĩ thủ phạm chính khiến thời lượng pin và tốc độ của Galaxy S7 giảm nhanh theo thời gian là do các phần mềm được Samsung cài sẵn vào máy, tức bloatware.
Tôi đã từng viết một bài đánh giá cho thấy chiếc điện thoại Nexus 5 của Google có hiệu suất gần như ngang với Galaxy S6 dù có cấu hình kém hơn nhiều. Nguyên nhân là do Google không cài đặt quá nhiều ứng dụng không cần thiết vào smartphone như Samsung. Tôi chẳng có lí do nào để sử dụng trình duyệt web, lịch hay trợ lý giọng nói của Samsung khi phiên bản của Google tốt hơn hẳn.
Với bản cập nhật Android 7.0 mới đây, Samsung lại bắt đầu không thể kiềm chế được sở thích thêm các ứng dụng mới. Galaxy S7 hiện đang có thêm một tính năng kì lạ tên là Performance Mode, chỉ để nhằm mục đích là giảm độ phân giải của màn hình xuống.
Dưới đây là danh sách ngắn về các ứng dụng và tính năng của Samsung mà tôi không bao giờ động tới và có lẽ bạn cũng vậy:
- Trình duyệt web của Samsung.
" alt="Cây viết công nghệ Cnet chia sẻ lý do sẽ không mua Samsung Galaxy S8"/>Cây viết công nghệ Cnet chia sẻ lý do sẽ không mua Samsung Galaxy S8