当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Plzen vs Ferencvarosi, 3h00 ngày 21/2: Ngược dòng đi tiếp 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
![]() |
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.
![]() |
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có.
Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó là trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho... Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến... Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".
Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.
Khánh An
" alt="Không gian văn hóa Cồng Chiêng"/>Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nhấn mạnh, MTTQ Việt Nam có vị trí, vai trò rất quan trọng. Những đóng góp của Mặt trận gắn liền với quá trình ra đời, lãnh đạo Đảng, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp rất quan trọng của MTTQ Việt Nam, với hạt nhân lãnh đạo là Đảng đoàn MTTQ Việt Nam.
Cần đưa vào văn kiện Đại hội 14 cơ chế giám sát của nhân dân
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp có nhiều đổi mới, thực hiện có hiệu quả phương châm “nghĩ thật, nói thật, làm thật, kết quả thật, nhân dân được thụ hưởng thật”.
Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kịp thời ban hành những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận đối với công tác mặt trận.
Trong 6 tháng cuối năm, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tiếp tục lãnh đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhất là Chỉ thị 35 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, trong 3 nội dung đột phá chiến lược của Đại hội Đảng lần thứ 13 thì đột phá cơ chế về quyền làm chủ của nhân dân chưa được thể hiện rõ.
Vì vậy, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam mong muốn trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng sắp tới, cần nghiên cứu, đưa vào nội dung về cơ chế giám sát của nhân dân.
Ông dẫn chứng tại Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, tận tụy phục vụ, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
Đặc biệt, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023 đã cụ thể hóa đầy đủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Vì vậy, theo ông Đỗ Văn Chiến, cần có cơ chế để phát huy vai trò giám sát của nhân dân nhằm thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”.
Ngoài ra, ông Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị trong kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ban Bí thư, cần có kế hoạch kiểm tra các tổ chức đảng, Đảng đoàn trực thuộc Trung ương về chấp hành những quy định liên quan đến công tác vận động quần chúng.
Đồng thời hàng năm, Thường trực Ban Bí thư giao cho Đảng đoàn MTTQ Việt Nam giám sát từ 2 đến 3 chuyên đề liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
“Với bộ máy gồm 8 Ủy viên Trung ương Đảng cùng với các nhân sự trong các ban xây dựng Đảng, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam sẽ hoàn thành được nội dung này”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nói.
Chủ tịch MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến kiến nghị bổ sung thêm cho Mặt trận nhiệm vụ lắng nghe dư luận xã hội, tổng hợp dư luận xã hội trên hệ thống phần mềm để Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư những thông tin đa chiều và “đúng với lòng dân”.
Giữ vững và phát huy thế mạnh của mình
Kết luận cuộc làm việc, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ghi nhận và đánh giá cao cách làm đổi mới, có nhiều sáng tạo, đặc biệt là những kết quả của Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã đạt được.
Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã xây dựng, thống nhất cao, tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả phương châm: "Nghĩ thật, nói thật, làm thật, kết quả thật, nhân dân được thụ hưởng thật".
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đề nghị trong thời gian tới, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam phải luôn luôn nắm chắc vị trí, vai trò quan trọng của MTTQ Việt Nam, tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, làm sao để giữ vững và phát huy thế mạnh của mình; khắc phục những khuyết điểm, hạn chế.
Đề cập đến nội dung Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư lưu ý, Đại hội Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, trong nhân dân, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bởi vậy, công tác tuyên truyền phải thống nhất về nhận thức từ Trung ương đến địa phương; đồng thời cần chú trọng tới nội dung văn kiện và công tác nhân sự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đề ra giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội với phương châm "nghĩ thật, nói thật, làm thật" và quan tâm tới việc giải quyết những nội dung sau giám sát của MTTQ Việt Nam.
" alt="Thường trực Ban Bí thư: Chú trọng nội dung văn kiện, công tác nhân sự Đại hội 14"/>Thường trực Ban Bí thư: Chú trọng nội dung văn kiện, công tác nhân sự Đại hội 14
Cuốn sách kể lại những phép tính từ thời Hy Lạp cổ đại và giúp độc giả hiểu về việc phát hiện ra sóng hấp dẫn như thế nào. Tác giả cho thấy ở mỗi độ tuổi, với các mục đích khác nhau, Giải tích toán vẫn giúp bạn xác định diện tích của một hình tròn chỉ với cát và một cái que; giải thích tại sao Hỏa tinh đôi khi đi "ngược"; hay cách tạo ra điện bằng nam châm; cách đảm bảo tên lửa của bạn không bắn trượt Mặt trăng và dùng cách gì để lật ngược tình thế trong cuộc chiến chống lại bệnh AIDS...
Sức mạnh vô hạn đặc biệt hữu ích đối với học sinh - sinh viên đang học môn Toán cao cấp bởi người học sẽ nhìn thấy những mối liên hệ không ngờ giữa môn học và nhiều ứng dụng thực tế. Đây cũng là tài liệu tốt cho giáo viên Toán để làm phong phú bài giảng của mình.
Diễn đạt những điều phức tạp một cách trong sáng, giản dị, đó là một trong những điều mà Sức mạnh vô hạnđược đánh giá cao.
Lật theo từng trang, người đọc sẽ bắt gặp những từ “quen quen” trong chương trình học Toán phổ thông như: vi phân, lũy thừa, bài toán chuyển động thuận-nghịch, hàm mũ, logarithm, gia tốc, tiếp tuyến, đạo hàm…
Từ góc nhìn Giải tích toán,Sức mạnh vô hạncũng phản ánh lịch sử nhân loại, khi bàn về sự hình thành và ứng dụng môn Toán tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Dù Giải tích đạt được những thành tựu đỉnh cao ở châu Âu, nhưng Đại số tới từ châu Á và Trung Đông. Cuốn sách cũng bàn đến quá trình phát triển cũng như sự tương quan giữa Toán học với các ngành khoa học khác.
Một trong những điểm giá trị khác của Sức mạnh vô hạnphiên bản Việt chính là phần Chỉ mục (Index) rất chi tiết, giúp bạn đọc dễ dàng tra cứu dựa trên từ khóa. Phần Ghi chú mở rộng và Tư liệu tham khảo hơn 130 trang, trọn vẹn như sách gốc để mọi người có thể tìm và đọc thêm rất nhiều bài báo khoa học giá trị.
Sức mạnh vô hạnlà tác phẩm mới thuộc Tủ sách Khoa học và Khám phá của NXB Trẻ, đã có lịch sử hơn 15 năm, với mong muốn lan tỏa tri thức khoa học đến với bạn đọc phổ thông.
Dịch giả Phạm Văn ThiềuDịch giả Phạm Văn Thiều là nhà vật lý lý thuyết và dịch giả nổi tiếng về sách phổ biến khoa học. Cùng với Cao Chi, qua bản dịchLược sử thời gian, ông đã mở ra một trào lưu mới về sách phổ biến khoa học cao cấp, mang đậm chất văn học.
Do những thành tựu về dịch thuật với nhiều cuốn sách có giá trị được xuất bản tại NXB Trẻ, NXB Khoa học và Kỹ thuật và NXB Tri thức, dịch giả Phạm Văn Thiều được trao giải thưởng về dịch thuật năm 2010 của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giải Đồng Giải thưởng sách Việt Nam 2016 với cuốn 17 phương trình thay đổi thế giớivà Giải C Giải thưởng Sách Quốc gia 2019 với cuốn Vũ trụ toàn ảnh.
" alt="Toán học làm thay đổi vĩnh viễn lịch sử thế giới như thế nào?"/>Toán học làm thay đổi vĩnh viễn lịch sử thế giới như thế nào?
Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Mes Rafsanjan, 19h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘ghi điểm’
“Máy điều hòa” tự nhiên
Giữa trưa nắng nóng, ông Trần Kim Long (SN 1959, quận 8, TP.HCM) không ở trong nhà. Ông ra mái hiên được che tạm bằng bạt, tôn cũ mắc võng nằm nghỉ trưa.
Không cần bật quạt điện, máy điều hòa, nơi ông nằm vẫn mát mẻ, dễ chịu nhờ bóng tỏa ra từ 4 cây dừa cao vút. Số cây dừa này mọc lên từ bên trong căn nhà rộng khoảng 3m, dài 16m được lợp, quây tạm bằng tôn cũ của ông Long.
Chúng mọc giữa nhà, thân lớn đâm xuyên qua mái tôn, vươn cao lên trời xanh. Những tàu dừa xanh cong vút tạo bóng râm cho toàn bộ căn nhà.
Bốn cây dừa trên được ông Long trồng từ khi ông bước qua tuổi 30. Trước đây, khu vực ông sinh sống không có cây xanh. Vì thế, mùa nắng, căn nhà nhỏ quây bằng tôn nằm vắt lên mé con kênh Đôi cứ như cái lò hơi.
Thấy vậy, ông Long quyết định trồng 4 cây dừa xiêm vào giữa nhà để lấy bóng mát. Vì gần kênh, dừa đủ nước để sinh trưởng, phát triển. Ông Long hầu như không phải chăm sóc.
Sau ít năm, dừa đã cao quá đầu người rồi vươn khỏi mái nhà, tỏa bóng mát. Ông Long kể: “4 cây dừa lớn gần như bằng nhau nên khi cao hơn mái nhà, nó tỏa bóng mát, che hết căn nhà của tôi.
Lúc đó, gần như nắng trời không thể chiếu thẳng vào mái nhà, nên dù nhà lợp tôn vẫn rất mát mẻ. Hơn thế, khu vực này nhiều gió. Gió thổi từ kênh vào cộng thêm bóng dừa che nắng, nên nhà thấp, chật, lợp tôn mà vẫn mát mẻ, thông thoáng”.
Những năm ấy, bóng râm của 4 cây dừa không chỉ che mát cho gia đình ông Long. Nó còn trở thành nơi hóng gió, nghỉ ngơi của những công nhân làm việc tại kho gạo bên phía đối diện.
Thấy vậy, ông Long mở quán bán nước giải khát. Nhờ bóng mát của 4 cây dừa, quán nước của ông rất đắt khách.
Nhà ông nằm sát bến sông, nơi ghe, thuyền thường xuyên ra vào vận chuyển lúa gạo. Công nhân, chủ ghe, thuyền sau khi bốc, dỡ lúa gạo xong đều đến ngồi dưới bóng mát 4 cây dừa của ông Long nghỉ ngơi. Nhiều người còn nói vui, quán nước của ông có máy điều hòa tự nhiên nên thường xuyên ghé lại uống nước, nghỉ mát.
“Không chỉ cho bóng mát, mấy cây dừa còn cho tôi trái. Khi còn trẻ, cây còn thấp, tôi vẫn trèo lên hái trái đem bán. Trái tuy nhỏ nhưng nước ngọt, mát, uống ngon mà đem nấu ăn cũng tốt nên khách thích lắm”, ông kể.
Sau này, khi thân dừa vươn cao, ông Long không đủ sức trèo lên hái trái mà phải nhờ người quen trèo và chia đôi số dừa hái được cho người này.
Ít năm trở lại đây, ông không thấy người này nữa. Thành thử những trái dừa không được ai hái cứ thế già đi, khô lại rồi rụng xuống mái nhà, ven kênh.
"Vũ khí" chống bão
Sau 30 năm, 4 cây dừa của ông Long đã mọc cao vút. Những tàu dừa không còn gần như phủ trực tiếp lên mái nhà. Tuy vậy, bóng mát vẫn giúp căn nhà của ông tránh được cái nóng gay gắt của TP.HCM.
Ông chia sẻ: “Khí hậu ở đây 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Những năm trước, TP.HCM cũng nắng nóng nhưng không khắc nghiệt như năm nay.
Nếu không có 4 cây dừa cùng mấy cây xanh tỏa bóng mát xung quanh nhà, chắc tôi chịu không nổi. Nhà có máy lạnh, quạt điện nhưng mùa nắng nóng này tôi ít bật vì đã có bóng mát của cây cối, gió trời từ kênh”.
Các cây dừa còn có nhiệm vụ gia cố, giúp căn nhà của ông Long vượt qua mùa mưa bão. Nhà vốn được dựng từ gỗ, lợp mái tôn đơn sơ trên mé kênh.
Những năm mưa bão xưa, dù ông chôn cọc gỗ làm cột nhà, giữ mái tôn nhưng vẫn bị gió mạnh giật tung, nhổ lên. Thấy 4 cây dừa mọc cao, thân to, gốc lớn, ông quyết định biến chúng thành cột nhà.
Ông dùng đinh lớn đóng các cây gỗ trên mái nhà vào thân 4 cây dừa. Bằng cách này, mỗi khi mưa bão, mái nhà không còn bị gió lật lên, cuốn đi. Thay vào đó, mái nhà “chỉ rung rinh theo nhịp rung lắc của mấy cây dừa khi bị gió bạt”.
Đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, thế nên dẫu nhà chật hẹp, ông Long vẫn không thấy phiền hà.
Ông cũng chấp nhận việc vào mùa mưa, nước theo thân dừa chảy vào nhà gây ẩm mốc. Để hạn chế mưa dột theo thân dừa, ông dùng bao, bạt bọc chúng lại.
Sau đại dịch Covid-19, quán giải khát dưới bóng dừa của ông Long vắng khách. Không thể cầm cự, ông đành phải đóng cửa. Ông cũng không hái dừa tươi trên những cây dừa mọc giữa nhà để bán nữa.
Dẫu vậy, chưa bao giờ ông có ý định đốn hạ bất cứ cây dừa nào mình đã tự tay trồng. Ông tâm sự: “4 cây dừa đã gắn bó với gia đình tôi 30 năm nay. Không riêng gì tôi mà mọi người trong nhà ít nhiều đều có bao kỷ niệm với chúng”.
Trong vòng khoảng chục giây anh Núi có thể leo lên cây dừa 10m và sau đó cũng lộn xuống rất nhanh với tư thế rất "độc, lạ". Không những thế "thánh" leo dừa còn lột dừa khô bằng răng rất nhanh.
" alt="Trồng 4 cây dừa giữa nhà, ông lão ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm"/>Trồng 4 cây dừa giữa nhà, ông lão ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm
Lễ ra mắt cuốn sách Vẽ đời hạnh phúc bằng nét cọ yêu thươngcủa tác giả Lê Hiền Lương vừa diễn ra tại Hà Nội. Là một phụ nữ thành đạt, đồng thời mang thiên chức của một người vợ, người mẹ, tác giả Lê Hiền Lương đã dùng những câu chuyện đời mình để khơi dậy tiếng lòng và tôn vinh vẻ đẹp bản lĩnh của phái nữ.
Được coi là cuốn sách self-help dành cho phụ nữ, Vẽ đời hạnh phúc bằng nét cọ yêu thươnglà một tác phẩm đầy cảm hứng, đặc biệt dành cho những phụ nữ đang tìm kiếm sự cân bằng giữa sự nghiệp thành công và gia đình yên ấm.
“Người phụ nữ bản lĩnh là người biết cách dung hòa giữa cứng cỏi và mềm mại, giữa lý trí và cảm xúc; giữa nội lực và cốt cách, lòng trắc ẩn dịu dàng vốn có”. Được viết dưới ngòi bút đầy cảm xúc và tinh tế, giọng văn khi thì nhỏ nhẹ tâm tình, khi thì điềm tĩnh chiêm nghiệm, Vẽ đời hạnh phúc bằng nét cọ yêu thương giống như chiếc chìa khóa giúp độc giả thay đổi tư duy và cách ứng xử trong cuộc sống.
Với quan niệm “Mỗi người là họa sĩ vẽ bức tranh cuộc đời mình”, tác giả đã trở về với sở thích vẽ tranh thuở nhỏ để tự chữa lành vết thương, từ đó xây dựng nội lực giúp hàn gắn tổn thương cho người thân và vun vén gia đình.
Đắm mình trong màu sắc, nét cọ và cảnh vật, Lê Hiền Lương tìm lại sự bình tâm để dũng cảm vượt qua thăng trầm cuộc sống. Cô tinh tế lột tả tính nữ trong xã hội hiện đại qua những trang sách giàu chất thơ và nhạc, giúp bạn đọc nhận ra: Phụ nữ không phải phái yếu, họ mạnh mẽ nhất khi là chính mình.
Chia sẻ trong sự kiện ra mắt sách, nữ tác giả mong muốn lan tỏa giá trị về lòng biết ơn từ trái tim, về sự chấp nhận và trân trọng con người thật của đối phương và tình yêu thương vô điều kiện với con cái.
“Trong cuộc sống thường ngày, những bất đồng giữa hai vợ chồng là không thể tránh khỏi. Nhưng bằng sự lắng nghe, thấu hiểu và lòng biết ơn chân thành, chồng tôi trở thành chỗ dựa vững chắc và cũng là nguồn cảm hứng lớn nhất, là động lực giúp tôi có được ngày hôm nay", chị nói.
Đáp lại lời bày tỏ của bạn đời tại lễ ra mắt sách, ông Phùng Hữu Lợi bộc bạch: “Sứ mệnh của tôi, với cương vị là một người chồng, người cha, là bảo vệ, chăm sóc người phụ nữ và những đứa con, cùng nhau hướng tới hạnh phúc trọn vẹn về sau. Từ đó, truyền cảm hứng cho những người đang kiếm tìm hạnh phúc".
Cuốn sách đề cao nữ quyền, nhưng không khuyến khích san bằng mọi trách nhiệm giữa đàn ông và phụ nữ, mà nhấn mạnh mỗi phái có đặc tính riêng. Theo quan niệm “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", tác phẩm khơi gợi độc giả, đặc biệt là phụ nữ, hãy mạnh dạn sống với tính nữ thiên phú và tận dụng đặc ân đó để đạt ước mơ.
Có mặt trong sự kiện, khách mời Lê Dũng chia sẻ: “Cuốn sách không chỉ hữu ích cho phụ nữ mà cả cánh đàn ông. Cuộc sống hôn nhân và nuôi dạy con cái không hề dễ dàng, với vai trò là một đối phương vững chắc, tôi hiểu người phụ nữ của đời mình hay bao người phụ nữ khác, đều mong mỏi được lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành để họ có thêm động lực thực hiện những giấc mơ".
Ảnh: BTC
Ở diễn biến khác, Bảo Anh (Phương My) vẫn giữ thái độ hách dịch với nhân viên khi điều hành quán cafe của Thái (Vương Anh Ole).
Thấy Bảo Anh gây khó dễ cho Pu (Thu Hà Ceri), Quang (Võ Hoài Vũ) buộc phải lên tiếng: "Phân công cho ai làm việc gì không phải việc của cô. Đến đây mà không phải để uống nước thì mời cô về cho, bọn tôi còn bán hàng". Bảo Anh thách thức Quang: "Anh dám à?".
Tả làm xe ôm? Quang sẽ xử Bảo Anh thế nào? Diễn biến chi tiết tập 40 phimĐi giữa trời rực rỡlên sóng VTV3 vào 20h tối nay.
Quỳnh An
Đi giữa trời rực rỡ tập 40: Quang đối đầu với Bảo Anh, Chải phục vụ ở quán phở