Sự phát triển ồ ạt của hàng loạt cao ốc, đặc biệt là tại vùng lõi đô thị đang gây áp lực cũng như nhiều hệ lụy cho đời sống xã hội. |
Những khối bê tông khổng lồ đang lấp kín không gian bán đảo Linh Đàm. (Ảnh: T.H) |
Cao ốc như nấm sau mưa
Tốc độ đô thị hóa ở nước ta dẫn đến tăng lượng dân số cơ học rất nhanh, đặc biệt là tại hai đô thị Hà Nội và TP. HCM. Để đáp ứng chỗ ở cho lượng lớn người đổ về các đô thị, nhiều nhà cao tầng mọc lên, tuy nhiên, trong khi khu vực nội đô cần hạn chế các cao ốc thì hiện nay nhiều dự án nhà ở lại luồn sâu vào vùng lõi đô thị dẫn đến mật độ dân số tại một số đô thị ngày càng dày đặc, gây nhiều áp lực lên hạ tầng kỹ thuật cũng như đời sống xã hội.
Đi dọc các tuyến đường ở Thủ đô Hà Nội, hình ảnh dễ bắt gặp nhất là các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng đã và đang được triển khai, ngay tại các khu vực thuộc các quận nội đô như Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm... Đơn cử, tại phố Thái Hà (Đống Đa), vốn là tuyến phố chịu nhiều áp lực bởi tình trạng tắc đường, nhưng hiện nay nằm cách không xa tổ hợp dự án chung cư, tòa nhà văn phòng Sông Hồng Land là các dự án cao ốc tại số 2, số 131 Thái Hà... đang trong quá trình xây dựng. Đường Trường Chinh cũng chịu cảnh tương tự. Trong khi Nhà nước phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mở rộng đường nhằm giải quyết nạn ùn tắc nghiêm trọng cho tuyến đường này còn chưa xong, thì hàng loạt dự án cao tầng cứ vù vù mọc lên như nấm.
Tại quận Thanh Xuân, một số tuyến phố như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Nguyễn Huy Tưởng, đường vành đai 3... cũng trong tình trạng tương tự. “Trên đường Lê Văn Lương, nhìn hai bên đường đâu đâu cũng có nhà cao tầng đang xây. Tới đây tình trạng tắc đường kéo dài tại khu vực này sẽ ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người dân”, chị Nguyễn Bích Thủy, phường Quan Nhân (Thanh Xuân) cho biết. Bên cạnh hàng loạt dự án đang triển khai xây dựng, trên đường Nguyễn Trãi một khu siêu đô thị rộng khoảng 110 ngàn ha cũng vừa được phê duyệt, là khu đô thị lớn thứ 2 tọa lạc trên đường Nguyễn Trãi, sau Royal City.
 |
Nhà cao tầng mọc lên san sát tại khu Trung Hòa, Nhân Chính. (Ảnh: T.HIỀN) 
Đường Lê Văn Lương như “đại công trường” |
Trong khi đó, tại phía Nam thành phố, nhiều tuyến đường như Minh Khai, Lĩnh Nam... hiện có khá nhiều dự án cao ốc đang được xây dựng, dù tại các khu vực này, mật độ dân số cao, hạ tầng giao thông hạn chế nên thường xuyên tắc đường.
Cùng chung cảnh ngộ là các tuyến đường phía Tây thành phố. Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang là KĐT phát triển “nóng”. Nếu trước đây Linh Đàm được đánh giá là KĐT có môi trường, cảnh quan tốt thì hiện nay danh hiệu này dường như đang có nguy cơ bị phá vỡ khi hàng chục dự án chung cư cao tầng đã và đang đổ bộ vào khu vực này với mật độ dày đặc khiến cho bộ mặt KĐT đang bị “băm nát”. Khi hàng loạt dự án này hoàn thành, cùng với số lượng người khổng lồ về sinh sống tại các toàn nhà, dự kiến sẽ kéo theo các dịch vụ phục vụ đời sống của người dân như cửa hàng, chợ, nhà hàng, cắt tóc gội đầu, rửa xe... mọc lên như nấm, lượng người đổ về đây sẽ ngày càng đông đúc, mật độ dân số tăng vọt.
Quản lý chưa nghiêm
Theo các chuyên gia, mật độ dân số không chỉ liên quan đến vấn đề hạ tầng cơ sở như trường học, bệnh viện, chợ mà còn gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông... Đặc biệt, vấn đề đáng lo ngại chính là nạn tắc đường do tốc độ gia tăng dân số gây ra.
Những tuyến đường như Cầu Giấy, Nguyễn Chí Thanh, Chùa Bộc... đang chịu nhiều áp lực do mật độ dân số ngày càng gia tăng, nhất là khi dự án chung cư mọc lên ngày càng nhiều tại các khu vực này. Không chỉ nội đô, tuyến đường Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội) mới hoàn thành được khoảng 3 năm trở lại đây nhưng ngay sau khi mở đường, con đường này đã thường xuyên rơi vào tình rạng ùn tắc. Một trong những nguyên nhân là do trong thời gian này, dự án chung cư Đại Thanh tại đường Phan Trọng Tuệ đi vào hoạt động. Với 6 tòa nhà cao 32 tầng, lượng dân cư sinh sống tại dự án này không hề nhỏ đã góp phần làm tăng lưu lượng xe qua lại trên tuyến đường này.
Bên cạnh áp lực lên hạ tầng kỹ thuật, việc xây dựng ồ ạt các dự án nhà ở với mục tiêu lợi nhuận cũng làm thu hẹp không gian công cộng, bãi đỗ xe, trường học... dẫn đến nhiều hệ lụy. Đơn cử, dù là KĐT kiểu mẫu nhưng KĐT Linh Đàm lại không có hệ thống trường học công lập, vì vậy, hiện nay đa phần trẻ em trong KĐT phải học tại trường tiểu học, THCS Hoàng Liệt gây quá tải cho các trường học này. Anh Hà Huy Linh, một người dân sống tại KĐT Linh Đàm cho biết, gia đình anh mua nhà tại đây từ 2006, tuy nhiên hiện anh đang có ý định mua nhà ở nơi khác. Một trong những nguyên nhân khiến anh có quyết định này là do lo ngại khi các dự án này đi vào sử dụng, ùn tắc giao thông và môi trường sống ngột ngạt là điều không tránh khỏi. Tại KĐT Trung Hòa Nhân Chính, các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, trong khi đó diện tích dành cho bãi đỗ xe hạn chế dẫn đến nhiều tuyến đường nội đô, vỉa hè bị chiếm dụng làm chỗ để xe.
Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, từ năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phân vùng để kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà cao tầng, theo đó, các công trình nằm trong khu vực nội đô lịch sử cần hạn chế chiều cao, do vậy, hầu hết dự án trong khu vực này chỉ cấp phép xây dựng tối đa 9 tầng, cùng với đó là việc di dân ra ngoại thành để giảm dân số nội đô từ 1,2 triệu người xuống 800.000 người.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, bên cạnh việc chế tài không nghiêm, dưới áp lực mạnh mẽ của cơ chế thị trường, các khu đất vàng ở Thủ đô xây càng cao càng lãi nên bất cứ chủ đầu tư nào cũng muốn xây cao tầng, vì thế cơ chế xin cho tiếp tục diễn ra. Lấy dẫn chứng vụ tòa nhà số 8 Lê Trực (Ba Đình) với chiều cao được cấp phép xây dựng là 53 m, ông Hùng cho rằng đây là một sự “nhân nhượng” rất lớn giữa chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước với DN. “Tất cả những điều này đều do các nhà quy hoạch, các nhà quản lý. Trước hết, do chúng ta không làm quy hoạch chi tiết kịp thời, dẫn đến chỗ nào chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 là lại “xin và cho”. Bên cạnh đó là do quản lý không nghiêm. Hà Nội hiện có nhiều công trình sai phép, tất cả do công tác quản lý đô thị của chúng ta “yếu kém”. Nhưng “yếu kém” này không phải là do trình độ, mà là muốn phạt cho tồn tại. Với mức phạt bằng 50% giá trị xây dựng thì chủ đầu tư vẫn lãi lớn”, ông Hùng phân tích.
Theo lãnh đạo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, bức tranh toàn cảnh này đòi hỏi phải khẩn trương quy hoạch chi tiết 1/500 toàn bộ các tuyến phố, khu vực. Việc này không có gì khó khăn, vì có 3 chỉ tiêu quan trọng cần quan tâm là hạn chế chiều cao, chỉ giới đỏ và phần trăm hệ số sử dụng đất. Khi có quy hoạch rồi thì phải quản lý chặt chẽ. “Tôi cho rằng thời gian qua chính quyền đô thị quản lý không tốt, nếu cứ để như thế này thì còn tắc đường, còn thiếu nước, còn bị úng ngập và nhiều hậu quả xã hội to lớn. Đây là trách nhiệm của chính quyền đô thị. Chúng ta không thiếu lực lượng, vì thế cần phải kiên quyết và có chế tài nghiêm khắc hơn”, ông Hùng kiến nghị.
Theo Báo Hải Quan
Đua nhau xây cao ốc chọc trời, người đất lãnh đủ" alt="Xót xa cao ốc tràn nội đô, “một lô” hệ lụy ở HN, SG"/>
Xót xa cao ốc tràn nội đô, “một lô” hệ lụy ở HN, SG
- Ông Nguyễn Quốc Bảo từng làm Trưởng tiểu ban 7, kiêm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Thanh niên sau ngày thống nhất đất nước. Di sản tinh thần quý báu của gia đình ông là 500 bức thư, chan chứ tính yêu thương vợ chồng và cách nuôi dạy con cái.Làm sách giáo khoa cho miền Nam: Tiếp thu "khung" 12 năm
Ông Bảo từng là thanh niên miền Trung tập kết ra Bắc học sư phạm ở khu học xá Nam Ninh, rồi sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Năm 1960, ông nhận được quyết định đi B – gồm hơn 150 giáo viên và cán bộ quản lý.
"Chúng tôi được cử đi các chiến trường Bình Trị Thiên, Khu V, Khu VI và Nam Bộ. Cán bộ giáo dục và giáo viên vào Nam Bộ đông nhất với 100 người, có mật danh là "ông cụ". Trước khi đi, đoàn tập trung học 3 tháng học leo núi, vượt suối, mang vác, vào rừng. Làm giáo dục trong chiến tranh ai cũng phải mang vác, biết cầm súng"- ông Bảo kể.
 |
Ông Bảo và gia đình. Ảnh: NVCC |
Lúc này, Mỹ đã chuyển từ "chiến tranh đặc biệt" sang "chiến tranh cục bộ", việc thành lập trường đại học sư phạm chưa thực hiện được ngay. Đoàn cán bộ miền Bắc làm việc ở Ủy ban giáo dục Trung ương cục. Họ công tác tại Tiểu ban giáo dục miền Nam (tiểu ban R), lặn lội ở các vùng Củ Chi, Vùng "tam giác sắt", đồng bằng, vùng giải phóng xây dựng phong trào giáo dục cách mạng.
"Toàn các cơ quan có các lớp từ 1 đến lớp 12, dạy chủ yếu hai môn Tiếng Việt và Toán. Mỗi tuần học ba buổi, mỗi buổi hai tiết. Tôi được phân công dạy văn cho lớp 12. Thế là tôi lại được làm thầy giáo và rất hào hứng chờ mỗi sáng lên lớp…"- ông Bảo cho hay.
Sau 10 năm đi B, năm 1972 ông Bảo về lại Hà Nội để báo cáo và xin chi viện cho giáo dục miền Nam.
"Lần vượt Trường Sơn thứ hai này, chúng tôi khởi hành bằng xe Honda chạy trên đất Campuchia, sau đó đi canô trên sông Xekong, rồi cuốc bộ, đi ô tô đến Thường Tín - Hà Đông. Về tới Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Lê Liêm, đón tôi về gặp Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Tôi báo cáo những yêu cầu của giáo dục miền Nam và xin chi viện cho mỗi tỉnh một khung sư phạm để đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên, xin chi viện sách giáo khoa, đồ dùng học tập, và phương tiện in ấn”.
Ở Hà Nội chưa được bao lâu, năm 1974, ông Bảo lại một lần nữa vào Nam lần thứ 2 chuẩn bị tiếp quản giáo dục sau thống nhất.
Ngày 30/4/1975, ông Bảo từ Trung ương Cục về tiếp quản Bộ Giáo dục của chế độ cũ, làm Trưởng tiểu ban 7, kiêm Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Thanh niên.
“Trước đó, chúng tôi sống ở miền Bắc, đặc biệt sau một thời gian dài sống trong rừng nên khi về Sài Gòn có nhiều bỡ ngỡ. Khi tiếp quản Bộ Giáo dục cũ, tôi vào phòng của Thứ trưởng. Căn phòng rộng thênh thang có lắp 3 máy điều hòa. Lúc bấy giờ, chúng tôi không biết nên bật cả 3 điều hòa lên. Đêm hôm đó, lạnh quá không ngủ được lại phải dậy tắt đi" – ông Bảo kể vui.
Ông Bảo cho hay, điều độc đáo là trong thời kỳ chiến tranh là giáo dục vẫn duy trì đầy đủ nên khi cách mạng tiếp quản hệ thống giáo dục của chế độ cũ rất nhẹ nhàng.
Nhớ lại việc chuyển giao giáo dục lúc bấy giờ, ông Bảo cho hay, lúc đó giáo dục phổ thông miền Bắc là 10 năm, còn ở miền Nam là 12 năm. Vì vậy năm 1972, khi Trung ương cục cử ra miền Bắc báo cáo với TW Đảng, ông đã xin chi viện soạn một bộ sách giáo khoa hệ 12 năm để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn.
"Từ năm 1972 chúng ta đã làm việc này. Lúc bấy giờ, ông Tố Hữu, Trưởng ban tuyên huấn, ủy viên TW Đảng và ông Lê Chưởng, Bí thư Đảng đoàn của Bộ GD-ĐT chỉ đạo thành lập một ban soạn thảo chương trình và sách giáo khoa 12 năm cho miền Nam. Thế là, mặc cho giặc Mỹ đưa máy bay B52 đánh ầm ầm thủ đô Hà Nội, ban soạn sách giáo khoa vẫn làm việc cật lực. Đến năm 1973, khi xong chương trình, Bộ GD-ĐT triệu tập ban biên tập sách giáo khoa, biên tập tới đâu đưa sang Trung Quốc in tới đó. Sách in rất đẹp, hiện đại. Khi tôi đưa bộ sách này vào chiến khu miền Nam, nhiều người ngạc nhiên vì quá đẹp, chương trình hiện đại. Nhiều anh em ở trong này rất phục” - ông Bảo kể.
Theo ông, bộ sách đầu tiên của chính quyền cách mạng soạn cho miền Nam chú ý tới từng chi tiết nhỏ. Bản thân ông là người chịu trách nhiệm soạn bộ sách Văn cho cấp 1 nên được yêu cầu phải dùng từ ngữ phù hợp với miền Nam, như trái cây, trái xoài chứ không phải hoa quả, quả xoài…
Lần đầu tiên giáo dục cách mạng họp toàn miền Nam (gọi là Ty giáo dục) họp chuẩn bị cho ngày khai giảng đầu tiên. Tháng 10/1975- 5 tháng sau ngày thống nhất đất nước, khoá khai giảng năm học đầu tiên của chính quyền cách mạng ở miền Nam, bộ sách mới được sử dụng.
“Bộ sách này được tiếp thu ngay, học sinh rất thích thú vì mới. Cùng với tinh thần hòa hợp dân tộc, bộ sách dễ dàng thâm nhập vào các trường”- ông Bảo nhớ lại.
Nhìn nhận lại lúc đó, ông Bảo cho rằng, giáo dục khoa học tự nhiên ở miền Nam rất phát triển.
Tình yêu qua 500 bức thư
Ở tuổi 80 tuổi, những ký ức ngày trẻ vẫn đậm nét trong ông Bảo, đặc biệt là mối tình với cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng Đặng Thị Hảo.
Anh sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội quen cô từ câu hát "Mùa hoa lêkima nở" tại một buổi văn nghệ.
Tình yêu của họ có cái kết đẹp bằng một đám cưới cuối năm 1959.
Lúc này, ông Bảo là giảng viên Khoa tâm lý của Trường ĐH Sư phạm, còn cô Hảo là giáo viên dạy tiếng Nga ở trường Bổ túc ngoại ngữ. Cùng ở Hà Nội, nhưng 2 người cách nhau hơn 20 km.
 |
Một trong số 500 bức thư. Ảnh: NVCC |
Sau ngày cưới, họ vẫn viết thư cho nhau bởi đó là nguồn vui, là nhu cầu không thể thiếu được. Ngày 3/4/1963, họ đón đón trái ngọt đầu tiên là cậu con trai Quốc Hùng. Con được 9 tháng, ông Bảo lai đi hướng dẫn thực tập sư phạm ở Bắc Ninh, rồi đi B biền biệt gần 10 năm. Sau đó, họ lại đoàn tụ ở Hà Nội và đón thêm cậu con trai thứ hai Quốc Anh, trước khi ông Bảo đi B lần thứ hai.
Trong những năm xa cách, 2 vợ chồng ông Bảo, bà Hảo giữ liên lạc với nhau bằng những lá thư tay. Đến nay, họ giữ lại gần 500 bức thư chan chứa tình yêu thương vợ chồng, ba con, mẹ con, cách dạy con.
Trong một lá thư gửi từ trung tâm huấn luyện ở Phú Thọ trước ngày đi B, ông viết:
"Hảo em, hôm tối anh đi cu Hùng khóc ghê quá. Anh thấy thương cu Hùng quá đến chảy nước mắt. Nó quen như thường lệ đến tối là đùa với bố rồi đi ngủ. Bây giờ nó không thể đùa với bố nữa, em phải đùa với nó vậy, đừng để cu buồn. Hùng tuy còn bé nhưng nó khá cứng rắn, không ưa nũng nịu, thích xông xáo, đùa nghịch và mắng không bao giờ khóc. Em cần giáo dục cho con cái tính cứng rắn và dũng cảm".
Ở Hà Nội, cô Hảo một mình vừa tần tảo nuôi con, vừa đi dạy. Sau năm 1975 gia đình ông Bảo sum họp ở miền Nam, lúc này cô Hảo lại chuẩn bị sang Nga học 1 năm.
Ông Bảo đảm nhận nuôi dạy các con, ưu tiên trường gần nhà để chở 2 con đi học. Xa con lớn hơn 10 năm mới được đoàn tụ, ông Bảo cho hay "may mắn Hùng là “thanh niên” nên rất dễ hòa nhập.
Những năm 1990 làm nghề giáo rất khó khăn, vì vậy để giữ nghề đòi hỏi phải đấu tranh. “Nhiều người bạn kháng chiến gặp lại hỏi tôi rằng “anh Năm – tên gọi ông Bảo ở miền Nam) bây giờ anh làm gì”. Tôi bảo rằng vẫn làm nghề giáo thì họ hét lên “Trời ơi! Bây giờ vẫn làm nghề giáo làm sao mà sống nổi”.
Ông Bảo nói: “Muốn con lấy ba mẹ làm tấm gương thì làm ba mẹ phải trong sáng từ tình cảm đến lý trí. Ba mẹ làm việc sai trái thì con sẽ không nghe đâu. Ngoài những lời căn dặn, phải lắng nghe tâm tình để hiểu con nữa".
Dù hai vợ chồng làm nghề giáo nhưng ông Bảo không ép con theo nghề mình. “Có thể những năm các con tôi đi vào đời thấy đời sống của nhà giáo khó khăn, nên không ai theo nghề ba mẹ".
Quan niệm dạy con về tiền của người cha già
Năm 2011, cô Đặng Thị Hảo, người vợ tào khang của ông Bảo mắc bệnh hiểm nghèo. Dù được chạy chữa nhưng bà qua đời trước 1 tuần kỷ niệm 50 năm ngày cưới.
Ở tuổi 80, ông Bảo vẫn là thành viên Hội đồng quản trị Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Hai người con của họ đã trưởng thành, con trai đầu làm ở bộ phận kiểm hàng hóa xuất nhập khẩu còn con thứ hai là kiến trúc sư.
 |
Ông Nguyễn Quốc Bảo hiện nay. Ảnh: Lê Huyền |
Do đặc thù nghề nghiệp của con, thỉnh thoảng ông vẫn hay nói đùa nhưng hàm ý răn con.
"Với Quốc Hùng, tôi nói rằng, con không được sai sót một chút nào để làm hại gia đình. Còn đối với Quốc Anh tôi hay nói đùa, con phải nhớ rằng cái nhà con làm muốn chắc chắn, không bị lỗi thì của người khác cũng vậy. Xây chuồng heo, chuồng gà, có thể rút kinh nghiệm, còn xây nhà cho người đừng để rút kinh nghiệm. Các con muốn làm chủ thì trước hết phải làm thuê".
Điều ông muốn ở các con là phải có lòng nhân ái và chia sẻ. “Làm ra tiền để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình nhưng hơn nữa là chia sẻ với những người khó khăn”.
Lê Huyền
" alt="Vị Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và gần 500 bức thư gửi vợ"/>
Vị Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và gần 500 bức thư gửi vợ

- ‘Đi tới đâu tôi cũng nhận được chia sẻ của nhà tuyển dụng rằng họ giờ tìm ngườikhó quá. Trong khi mỗi năm hàng triệu sinh viên ra trường, tỉ lệ thất nghiệp cao.Tại sao lại vậy?’ – ông Giản Tư Trung, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục IREDđặt câu hỏi.Tại buổi tọa đàm AEC, We are ready!,hơn 200 thủ lĩnh sinh viên cùng BGHTrường ĐH Ngoại thương, các chuyên gia đến từ các cơ quan nhà nước, các đại diệndoanh nghiệp lớn tại Hà Nội đã cùng nhau tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh cho nguồn nhân lực Việt Nam trước sự thành lập của Cộng đồng kinh tế ASEAN(AEC).
Bạn có gì để “bán” không?
Theo ông Giản Tư Trung, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục IRED: “Chuyện bằngcấp của bạn là gì, được ai công nhận giờ không còn quan trọng nữa. Chỉ nơi ít tửtế mới đòi hỏi bằng cấp của bạn. Quan trọng vẫn là học thật, làm thật và sốngthật. Ta hội nhập rồi, thị trường với hơn 7 tỷ người ngoài kia đang rộng mở.Nhưng thử hỏi ta có gì bán cho thế giới không. Nếu không thì cơ hội không thấymà trước mắt chỉ là thách thức mà thôi”.
 |
Ông Giản Tư Trung trò chuyện với sinh viên tối 28/10. |
Bạn phải chủ động
“Có nhiều vị trí chúng tôi chỉ chọn được vài ứng viên trong hàng ngàn hồ sơ. Tạisao vậy. Kiến thức tốt bây giờ rõ ràng cần thiết nhưng không tạo nên sự khácbiệt của bạn.
Vậy thì đó là văn hóa được thể hiện qua sự giao tiếp, tác phong chuyên nghiệp,một cam kết của bạn đối với công việc của chúng tôi cùng sự tự chủ trong côngviệc,…chính là yếu tố giúp bạn vượt lên. Giải pháp đặt ra lúc này chính là sựchủ động của sinh viên. Chính các cá nhân muốn tự phát triển thì phải làm gì đócho mình.
Có lần chúng tôi đón một nhóm sinh viên đến thực tập. Ban giám đốc đến từ rấtsớm, chuẩn bị chu đáo để đón tiếp nhưng khi hỏi sinh viên mục đích của bạn đếnđây là gì thì nhận được câu trả lời “em không biết” hoặc em đến vì đây là mônhọc của trường. Điều đó khiến chúng tôi khá buồn lòng. Thầy cô đã chủ động kếtnối, trao cho bạn cơ hội gặp gỡ nhà tuyển dụng, chúng tôi rất trân trọng nhưnglại không đón nhận được ở bạn một sự chủ động nhất định” –bà Lê Phương Ngọc -Giám đốc nhân sự Suntory PepsiCo Việt Nam.
 |
Bà Lê Phương Ngọc trao đổi với sinh viên tối 28/10.
|
Đam mê nhưng cụ thể là cái gì?
“Vừa rồi tôi đi phỏng vấn nhân sự cho một đơn vị tôi hỏi đam mê của em là gì,bạn này trả lời là nông nghiệp. Tôi hỏi tiếp thế em có biết gì về nông nghiệp VN.“Dạ em đang tìm hiểu ạ”. Tôi hỏi tiếp em có biết nông nghiệp VN có gì đặc biệt,em có thích cây gì, con gì không. Tất cả chỉ nhận được câu trả lời không biếthoặc em đang tìm tòi.
Tôi nói với bạn này “thật lòng xin bạn đừng buồn chứ thực ra em không có yêu gìnông nghiệp. Yêu thì phải nói được chút gì chứ, phải mê heo, mê bò, dưa leo, càphê,…gì gì chứ. Nếu mê heo khi tôi hỏi em có đọc cuốn sách nào hay nhất về heochưa, xem phim nào hay nhất về heo chưa, website nào hay nhất về heo đã vào chưa,…thìphải biết chứ.
Nhà tuyển dụng có thể chưa cần tới chuyên môn của bạn mà cần bạn một ý thức rõràng về công việc, nghề nghiệp bạn theo đuổi. Bạn nói đam mê marketing vậy cóthể kể tên 3 cuốn sách hay nhất về nghề này không, ở VN có ai giỏi về nó có biếtkhông.
 |
Không gian buổi tọa đàm tối 28/10 tại Trường ĐH Ngoại thương.
|
Bạn thực sự đam mê nó hay chỉ thích ánh hào quang của nghề đó thôi.
Có lần một vị giáo sư Nobel về một trường nói chuyện với sinh viên. Một bạn đứnglên hỏi làm sao để em đạt giải Nobel giống thầy. Vị giáo sự nhẹ nhàng nếu bạnhỏi câu đó có lẽ sẽ không bao giờ đạt được Nobel.
Những người đạt giải không bao giờ có tình yêu với Nobel mà chỉ có một tình yêuvới khoa học, sống chết vì nó để tạo ra những thành tựu khoa học cho đời. Rồingười ta đến nói anh có muốn nhận giải không. Vui vui thì nói “yes” (có), buồnbuồn thì nói “no” (không)” – ông Giản Tư Trung.
Sức khỏe, chăm chỉ, không ăn cắp vặt, không làm biếng
“Cực kỳ giản đơn thôi. Họ cần bạn có cái đầu sẵn sàng, sự tử tế, tình yêu nào đórõ ràng. Nhà tuyển dụng thấy được điều đó sẽ sẵn sàng tạo công việc cụ thể choanh làm. Với người lao động, nhà tuyển dụng luôn mong muốn bạn có sức khỏe, sựchăm chỉ, không ăn cắp vặt, không làm biếng. Còn nghề nghiệp họ sẵn sàng dạy bạntừ đầu, đôi khi những anh biết chút chút rồi lại hay đặt điều kiện, mệt mỏi lắm”– ông Giản Tư Trung.
 |
Ông Trần Công Quỳnh Lân trao đổi với sinh viên tối 28/10. |
“Kiến thức sinh viên Việt Nam rất tốt, nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệtlà teamwork. Sự cộng tác, phối hợp trong công việc của người Singapore cao hơnngười Việt Nam”- ông Trần Công Quỳnh Lân – PhóTổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VietinBank so sánh.
“Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ không còn là vấn đề mà các nhà đầu tư thực sựquan tâm. Nếu không có ngoại ngữ tốt, có các kỹ năng mềm thiết yếu thì chúng takhông thể cạnh tranh với bạn bè quốc tế. Nếu có cơ hội, thì đó chủ yếu là ở cấpquản lí”-ông Hoàng Xuân Bình – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô Trường ĐHNgoại thương.
3 “túi bảo bối” cho sinh viên “Khái niệm công dân toàn cầu của tôi đơn giản là bạn có thể sống đàng hoàng ở mọi nơi trên trái đất này. Muốn như vậy bạn cần có 2 cái túi to đựng trong đó là kiến thức về văn hóa và chuyên môn cùng 1 cái túi nhỏ dắt bên hông là ngoại ngữ tốt” – lời ông Giản Tư Trung. |
" alt="Sinh viên Việt Nam có gì để 'bán mình'?"/>
Sinh viên Việt Nam có gì để 'bán mình'?