当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Cagliari vs Juventus, 02h45 ngày 24/2: Có quà cho Lão bà 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Bên cạnh du lịch, việc sở hữu một không gian sống wellness cũng trở thành nhu cầu hàng đầu của giới thượng lưu hiện nay. Ngoài việc được chăm sóc sức khoẻ và hít thở bầu không khí trong lành thì giá trị của loại hình bất động sản này cũng tăng lên theo thời gian. Do đó, bất động sản wellness đã phát triển mạnh mẽ nhằm thoả “cơn khát” nghỉ dưỡng và đầu tư dài hạn.
Hiện nay, bất động sản wellness có thị phần lớn tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Australia, Đức và đang có sự tăng trưởng mạnh tại các quốc gia châu Á. Trong đó, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển nhanh chóng các dự án bất động sản chăm sóc sức khỏe, đứng thứ hai sau Mỹ với quy mô thị trường lên đến 19,9 tỷ USD.
Thịnh hành tại Việt Nam
Sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên và cảnh quan xinh đẹp, trù phú, Việt Nam được xem là “miền đất hứa” của bất động sản wellness với các dự án đẳng cấp tại Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long… Điển hình là Nha Trang - Top 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới chính là thị trường tiềm năng nhất để phát triển phân khúc bất động sản wellness nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển của địa phương.
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc Nghiên cứu, Tư vấn phát triển và Thẩm định giá CBRE nhận định Nha Trang là thị trường tiềm năng nhất và phát triển mạnh ngành bất động sản wellness nhờ lợi thế bờ biển đẹp, hạ tầng kết nối thuận tiện cùng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe được đầu tư mạnh.
“Nha Trang đang cho thấy sức nóng trong phân khúc bất động sản wellness với những dự án cao cấp tập trung trên cung đường ven biển Trần Phú. Trong bối cảnh giá phòng khách sạn nằm trên đường Trần Phú luôn cao hơn các vị trí khác khoảng 10 - 25%. Các dự án bất động sản wellness tại đây được kỳ vọng sẽ luôn nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư", chuyên gia của CBRE cho biết thêm.
Còn theo PGS. TS. Trần Đình Thiên nhận định trong buổi tọa đàm “Bức tranh đầu tư và làn sóng bất động sản (BĐS) siêu sang ở Nha Trang” cho rằng: Nha Trang cũng là điểm rất “nóng” bên cạnh Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh, thu hút nguồn đầu tư lớn. Nhưng, Nha Trang không phải là điểm đến của những nhu cầu đầu tư ngắn hạn, lướt sóng, mà dành cho những nhà đầu tư có tính chiến lược và coi trọng sự bền vững cao.
Lựa chọn gia nhập xu hướng bất động sản wellness tại Nha Trang, Tập đoàn Danh Khôi đã giới thiệu đến thị trường một dự án tầm cỡ với định danh Welltone Luxury Residence. Điểm cộng của dự án chính là pháp lý sở hữu lâu dài và tọa lạc trên cung đường tỷ đô Trần Phú, đồng thời nằm ngay ngã ba sông Cái đổ ra vịnh biển Nha Trang.
Nhờ sở hữu vị trí đắc địa bậc nhất tại thành phố biển Nha Trang cùng tầm nhìn song thủy “kề sông cận biển”, dự án Welltone Luxury Residence hứa hẹn gia tăng giá trị lợi nhuận lâu dài và bền vững cho cư dân tương lai.
Dự án Welltone Luxury Residence còn được đầu tư hệ tiện ích vượt trội, chú trọng việc chăm sóc sức khỏe của cư dân tương lai. Trong đó, phải kể đến phố đi bộ trên không, khu thương mại dịch vụ, tiện ích đẳng cấp như: Nhà hàng detox, Zen Garden, hồ bơi tràn vô cực, hồ Jacuzzi, khu gym, yoga, cafe rooftop... Cùng loạt dịch vụ xa hoa và riêng biệt như: Tổ chức tiệc tại gia theo yêu cầu, đưa rước sân bay, sửa chữa và bảo dưỡng căn hộ, chăm sóc trẻ, vệ sinh, dọn phòng…
Nhân sự kiện "Lễ công bố dự án Welltone Luxury Residence" tại TP. Nha Trang vào ngày 23/10/2022, Tập Đoàn Danh Khôi - Đơn vị phát triển dự án dự kiến triển khai nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn cho những chủ nhân tương lai như tặng 5 chỉ vàng (chiết khấu trực tiếp vào hợp đồng) khi phát sinh đăng ký tư vấn và chuyển giao dịch thành công, chiết khấu từ 1 - 3% khi mua từ 2 sản phẩm trở lên, chiết khấu lên đến 16% khi khách hàng chọn phương thức thanh toán nhanh. Đặc biệt, khách hàng được ân hạn nợ gốc và hỗ trợ lãi suất đến khi nhận nhà (tối đa 24 tháng) cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác trong Lễ công bố dự án từ Tập Đoàn Danh Khôi.
Đây được xem là cơ hội vàng để nhà đầu tư vào dự án Welltone Luxury Residence trong bối cảnh Nha Trang hiện đang là thị trường vô cùng tiềm năng cho phân khúc bất động sản hạng sang.
Đăng ký tư vấn căn hộ tại Welltone Luxury Residence
Hotline: 0903719779
Website: welltone.vn
Show Gallery: Tầng 11 tòa nhà Gold Coast, 1 Trần Hưng Đạo, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang
Thu Hằng
" alt="Welltone Luxury Residence"/>Nhận định, soi kèo QPR vs Stoke City, 22h00 ngày 23/11: Tin vào chủ nhà
Sạc trung bình
Chính là trạm sạc mà ở Mỹ họ lắp ở các khu văn phòng, chung cư, quán ăn, bãi đỗ xe siêu thị. Lấy ví dụ Kona với pin 64kWh sạc từ 0 đến full theo kiểu này mất 9 tiếng. Đa số chủ xe điện mua luôn cái sạc này lắp ở nhà, ngày đi đêm sạc. Rất tiện.
Có một lưu ý là tất cả các xe điện hiện nay đều có thể sử dụng bất kỳ trạm sạc nào theo kiểu này, vì vậy số lượng trạm sạc loại này rất nhiều.
Tất cả xe điện ở thị trường Mỹ (và cả thế giới) sử dụng chung một cổng sạc có ký hiệu J-1772 dành riêng cho các trạm sạc kiểu này. Riêng Tesla thì qua 1 cái adapter, kiểu Type C sang USB ý.
Sạc nhanh
Với công suất trên trăm kW, các trạm sạc nhanh cho khả năng sạc đầy hoặc đến 80% trong vòng vài chục phút. Với Kona từ 0-80% là 54 phút. 1 trạm sạc 170kw sạc đầy 96kWh của Taycan trong 40 phút, và với trạm 350kW thì tầm hơn 10p - bắt đầu giống xe xăng!
Điều rắc rối ở đây là, các xe khác nhau dùng các cổng khác nhau cho loại sạc nhanh này. Mặc dù về lý thuyết ta có thể lấy trạm sạc 350kW để bơm đầy Kona trong 3 phút, nhưng cuộc sống lại không vậy: Râu ông nọ không thể cắm vào cằm bà kia.
Tesla đi đầu trong việc xây dựng những trạm sạc nhanh để phục vụ khách hàng của họ, các trạm có tên Supercharge với công suất từ 150 đến 300kW. Họ dùng 1 dạng ổ cắm riêng có tên gọi Supercharge. Điều này được giải thích là vì Tesla phát triển đầu tiên và rất nhanh, các công ty đi sau và Tesla chưa đạt được thỏa thuận về chuẩn sạc nhanh, nên Tesla hơi khác phần còn lại của thế giới.
Dạng cổng sạc nhanh thứ 2 có tên CHAdeMO, được sử dụng trên Nissan Leaf , Mitsubishi Outlander PHEV…
Dạng thứ 3 có tên CCS Combo được sử dụng trên BMW i3, Jaguar I-Pace, Audi E-Tron, Volkswagen ID.3… và Huyndai. Ở đây nảy sinh câu hỏi: “Mang sạc 350kW của Porsche cắm vào Kona vốn được thiết kế để chịu dòng sạc max 100kW thì xe có cháy hay phù pin không?”. Câu trả lời là mỗi xe hay trạm sạc đều có trang bị phương thức quản lý, sao cho không thể đổ 3 lít nước vào bình 1 lít, yên tâm đi, xe hơi khôn lắm, không phải đồ điện gia dụng đâu!
Có thể hình dung các loại cổng sạc sử dụng chung cho xe theo từng khu vực, quốc gia sản xuất: Châu Mỹ, Nhật, châu Âu (và Huyndai), Trung Quốc.
Hiện nay trên toàn thế giới, các tập đoàn năng lượng đang khẩn trương xây dựng số lượng cực lớn các trạm sạc dành cho mọi loại xe điện, kiểu như xây cây xăng hồi ô tô mới phát triển. Các trạm này tất nhiên sẽ đáp ứng đủ mọi loại xe bất kể ổ cắm hay dòng nạp tối đa. Tương lai sẽ cần rất nhiều điện, có lẽ chúng ta nên tiết kiệm từ bây giờ!
Dạng cổng sạc nhanh thứ 4 là ở Trung Quốc. Người Trung quốc rất “tỉnh” khi dùng luôn 1 dạng cổng sạc khác luôn phần còn lại thế giới, với tên gọi GB/T. Có lẽ người Trung sản xuất phần lớn lượng pin cho thế giới, và họ biết cách sạc tốt nhất? Hay là họ muốn chọn 1 phe riêng?
Tóm lại, trước khi các ông lớn làm xe điện ngồi lại với nhau và nói chuyện cái phích cắm điện, có lẽ việc đầu tiên chúng ta nên làm trước khi mua 1 chiếc là kiểm tra hình thù cái ổ cắm điện của nó. Nếu Tesla không phát triển ở Việt Nam, thì ngu gì mà mua xe có ổ Supercharge. Chọn 1 trong 3 cái ổ còn lại, và Chúa sẽ quyết định hãng xe nào sẽ sản xuất ở Việt Nam để chia sẻ nền tảng sạc nhanh? Huyndai đã hoàn thành lựa chọn theo phe châu Âu của họ...
Số lượng trạm sạc theo chuẩn kết nối và cổng kết nối có trong hình phía trên, và không phải Tesla đang dẫn đầu thế giới! Số lượng sạc nhanh theo “chuẩn China” là 125.000 trạm trên toàn thế giới, khi Tesla chỉ có 8.500, chuẩn châu Âu ít hơn chút với 7.500, tiêu chuẩn Nhật bản rất lép vế với vỏn vẹn 16.500 trạm.
Xe điện quả thật thú vị! Nếu xe chảy dầu cho bạn cơ hội làm luật sư, BMW cho ta cơ hội trở thành kỹ sư, thì xe điện sẽ làm bạn trở thành nhà khoa học xuất chúng!
Theo Cartimes
Mời bạn đọc cộng tác tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc crossover 5 chỗ chạy điện của BMW có công suất đến 500 mã lực, phạm vi hoạt động khoảng 500 km cho mỗi lần sạc sẽ mở bán tại Mỹ vào tháng 6 tới với mức giá rẻ hơn "đồn đoán".
" alt="Ô tô điện và vấn đề cực kỳ quan trọng: Sạc pin"/>Nhận định, soi kèo Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2: Quà tặng từ The Saints
Mămmy đã nắm bắt được nhu cầu này của thế hệ cha mẹ trẻ hiện đại và cho ra mắt một loạt các sản phẩm cao cấp với tiêu chí an toàn, tinh tế, giàu dinh dưỡng và tiện lợi cho trẻ.
Ra mắt thị trường từ tháng 9/2021, Mămmy đặt mục tiêu định vị thương hiệu là "thực phẩm ăn dặm tốt cho não bộ", và sử dụng nguyên tắc 16 chất dinh dưỡng vàng giúp phát triển não bộ, thể chất, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho trẻ. Từ đó, Mămmy ra mắt các dòng sản phẩm đáp ứng mục tiêu này và nhanh chóng được thị trường đón nhận. Trong đó, bộ dầu ăn dặm bổ não cá hồi và 9 loại cháo hạt quý đã trở thành những sản phẩm bán chạy hàng đầu của thương hiệu.
Bài toán đặt ra của Mămmy là ngành thực phẩm mẹ và bé ở Việt Nam thống trị bởi những gã khổng lồ và hàng nhập khẩu, làm thế nào để bứt phá khỏi đám đông dày đặc và đạt được thành công nhanh chóng.
Bà Phạm Thị Dung - Người sáng lập thương hiệu Mămmy cho biết: “Tại Mămmy, chúng tôi cam kết hướng đến một thế giới nơi mọi trẻ em đều có một khởi đầu mạnh mẽ nhất trong cuộc đời. Tôi muốn các con có cơ hội được sử dụng những sản phẩm cao cấp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với hệ tiêu hóa của chúng và dễ dàng hấp thụ nhất”. Mỗi sản phẩm đều được kiểm định đầu vào khắt khe, với quy trình sản xuất nghiêm ngặt và cam kết chất lượng.
Một trong những khác biệt lớn của Mămmy đối với các dòng sản phẩm khác là hàm lượng vi chất cao. Các dòng sản phẩm của Mămmy như dầu ăn dặm bổ não, hạt ăn dặm hữu cơ, nui, mỳ ăn dặm bổ não đều có chứa hàm lượng cao DHA, các loại vitamin, khoáng chất nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển não bộ. Thành phần trong các sản phẩm này đều là những nguyên liệu cao cấp được chọn lọc kỹ lưỡng, hoàn toàn không có muối, đường, rất an toàn và không chứa chất bảo quản”.
Bên cạnh đó, Mămmy còn xây nên một dịch vụ khách hàng khác biệt. Ngay sau khi khách hàng mua hàng sẽ nhận được gợi ý thực đơn mới hàng ngày trong suốt quá trình con ăn dặm. Mămmy còn tiến thêm một bước trong dịch vụ khách hàng khi mời về các bác sĩ nhi khoa hàng đầu để hỗ trợ khách hàng của mình khi họ có những thắc mắc chăm sóc con. Đây cũng là đặc quyền dành riêng cho khách hàng của Mămmy.
Đại diện Mămmy nhấn mạnh, sự tử tế trong hành trình xây dựng thương hiệu và cái tâm của cả đội ngũ là yếu tố then chốt trong hành trình khẳng định vị thế trên thị trường trong hơn 1 năm qua.
Sẵn sàng bứt phá
Theo đại diện công ty TNHH Mămmy Việt Nam, 80% đội ngũ R&D (đội ngũ nghiên cứu và phát triển) của Mămmy tính đến thời điểm này sở hữu chứng chỉ chuyên gia dinh dưỡng và hơn 50% có kinh nghiệm R&D về thực phẩm.
Điểm mạnh cốt lõi này giúp Mămmy cho ra những sản phẩm chuẩn xác với nhu cầu thị trường, cũng giúp thương hiệu nhanh nhạy hơn so với các “ông lớn” hay đối thủ trong ngành.
“Mămmy đang đi đúng hướng khi tập trung vào những giá trị cốt lõi cho trẻ em, cho cộng đồng. Việc cần làm là tiếp tục giữ vững hướng đi và xây dựng đội ngũ ngày càng chuyên nghiệp hơn”, đại diện Mămmy cho hay.
Website: https://mammy.vn/ Sản phẩm của Mămmy: https://shopee.vn/mammy.official |
Thế Định
" alt="Mămmy, bí quyết chinh phục thị trường thực phẩm cho bé"/>Ngành TT&TT tăng trưởng và đổi mới trong năm 2019
Theo báo cáo về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2019 do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) công bố về thứ hạng, Việt Nam xếp thứ 45/172 quốc gia (tăng 5 bậc so với năm 2018).
Trong lĩnh vực viễn thông, điểm đánh giá chỉ số IDI của Việt Nam đạt xấp xỉ 5,57 điểm, xếp hạng 81 (ngang với Trung Quốc và Iran). Việt Nam cũng đã có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng về an toàn, an ninh mạng toàn cầu do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đánh giá.
Từ thứ hạng 100 năm 2017, trong năm 2019, Việt Nam đã tăng 50 bậc trong bảng xếp hạng về an toàn an ninh mạng toàn cầu (Global Cyber- Security Index) và vươn lên đứng thứ 50 trong tổng số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Việt Nam cũng được đánh giá là nước có số lượng mã độc di động thấp thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
![]() |
Các thiết bị 5G Make in Việt Nam. Việt Nam là quốc gia thứ 5 trên thế giới tự sản xuất được thiết bị 5G. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong lĩnh vực công nghiệp ICT, lần đầu tiên Việt Nam tuyên bố Chiến lược “Make in Viet Nam - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ nhất trên bảng xếp hạng 140 quốc gia của WEF, với việc tăng 10 bậc về chỉ số GCI (từ vị trí 77 năm 2018 lên thứ hạng 67).
Trong đó, chỉ số thành phần về ứng dụng CNTT-TT (ICT adoption) đóng vai trò hết sức quan trọng khi tăng hơn 50 bậc từ thứ hạng 95 (năm 2018) lên thứ hạng 41.
Tổng doanh thu toàn ngành TT&TT dự kiến đạt 3.100.000 tỷ đồng (gần 135 tỷ USD), tăng 8,8% so với năm 2018, nộp ngân sách đạt 99.820 tỷ đồng (hơn 43 tỷ USD), tăng 23,4% so với năm 2018.
Lĩnh vực báo chí, truyền thông đã phản ánh đúng dòng chảy của xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận và niềm tin của xã hội.
Những thông điệp mạnh mẽ của ngành TT&TT
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, những sự kiện năm 2019 của ngành TT&TT đã truyền đi những thông điệp mạnh mẽ.
Bộ mã bưu chính đến địa chỉ và khả năng giao hàng đến 24 triệu hộ gia đình Việt Nam là thông điệp về một hệ thống bán lẻ với 24 triệu siêu thị. Siêu thị điện tử sẽ hiện diện trong từng hộ gia đình và mạng lưới bưu chính chuyển phát sâu rộng sẽ đảm bảo dòng chảy vật chất của giao dịch thương mại điện tử.
![]() |
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Thử nghiệm 5G năm 2019 và thương mại hóa vào năm 2020 là tuyên bố từ nay Việt Nam sẽ đi cùng nhịp với thế giới về công nghệ, không còn độ trễ 7, 8 năm như đối với 3G, 4G. Chúng ta chỉ có thể thay đổi thứ hạng Việt Nam nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Tắt sóng 2G là thông điệp mạnh mẽ về việc muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Việc tắt sóng 2G và hỗ trợ máy 4G cho người dân sẽ giúp Việt Nam thành một số ít trong các nước với 100% là máy điện thoại thông minh và sẵn sàng cho công dân điện tử.
Việc cho phép nhà mạng viễn thông thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của Chính phủ về việc giao cho nhà mạng đảm nhận thêm vai trò của các nền tảng mới. Đó là nền tảng số, nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt,... Mạng viễn thông có thể đảm nhận tốt vai trò của các nền tảng khác, giúp đất nước chuyển đổi số nhanh hơn.
Quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT) và có cơ quan điều phối thống nhất trong khi vẫn duy trì sự chủ động của các bộ ngành và tỉnh thành là thông điệp về sự kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán.
Sự ra đời của Liên minh phát triển hệ sinh thái các sản phẩm an toàn an ninh mạng Việt Nam và việc đưa vào vận hành hệ thống giám sát an toàn, an ninh mạng cho CPĐT là những thông điệp mạnh mẽ về phát triển Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về các thông điệp được ngành TT&TT đưa ra trong năm 2019. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại diễn đàn Make in Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức truyền đi thông điệp về phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, về chuyển dịch từ lắp ráp gia công sang làm các sản phẩm Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp cũng đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, coi sản phẩm Việt Nam như một sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ.
Diễn đàn báo chí và công nghệ tháng 11/ 2019 là thông điệp gửi đi về việc cơ quan quản lý nhà nước không chỉ quản lý mà còn tạo điều kiện cho báo chí phát triển, tìm cách chuyển đổi số, đưa công nghệ vào làm báo.
Việc Thủ tướng Chính phủ ký quy hoạch báo chí là lời khẳng định về việc muốn phát triển tốt thì phải quản lý tốt hơn, về xử lý tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Các cơ quan chủ quản báo chí phải quản lý cơ quan báo chí của mình hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích.
Trong năm qua, Bộ TT&TT cũng đã chính thức tuyên bố sự vi phạm luật pháp của một số mạng xã hội nước ngoài và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.
Đây là thông điệp mạnh mẽ về việc bất kỳ doanh nghiệp nào, dù trong nước hay nước ngoài nếu làm ăn tại Việt Nam đều phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền trên mọi không gian, trong đó có không gian mạng
Năm 2020, sự kiện viễn thông lớn nhất thế giới sẽ diễn ra tại Việt Nam với sự tham gia của trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên sự kiện này thay đổi tên gọi từ Triển lãm Viễn thông Thế giới thành Triển lãm Thế giới Số theo đề xuất của Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, vị thế mới cho phép Việt Nam tham gia chủ động, sâu rộng và tự tin hơn trong các sự kiện quốc tế.
Việt Nam có thể là biểu tượng về sự trỗi dậy của châu Á
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vui mừng và phấn khởi khi chứng kiến những kết quả tích cực của ngành TT&TT. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, điều này chứng tỏ rằng những lời nói của Bộ TT&TT đã đi đôi với việc làm.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 2019 là năm mà Việt Nam phát triển toàn diện cả về kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng. Trong sự tăng trưởng đó không thể không nhắc tới những đóng góp của Bộ TT&TT.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng trước thông tin Việt Nam đã tự sản xuất thành công thiết bị 5G. Ảnh: Trọng Đạt |
Nhìn lại các kết quả đạt được trong năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ TT&TT đã có nhiều tiến bộ, nhiều điều đáng mừng, kể cả trong lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn sự phát triển của các doanh nghiệp. Báo chí và các lĩnh vực khác đều có bước trưởng thành, tiến bộ. Sự tiến bộ của ngành TT&TT tương đối toàn diện, tiến bộ toàn diện hơn năm trước.
Thay mặt Chính phủ và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao sự cố gắng của các cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành TT&TT đối với những đóng góp cho thành công chung của đất nước Việt Nam.
“Tôi cũng biểu dương sự quyết tâm, ý chí cao, có trình độ bao quát cũng như giải quyết vấn đề cụ thể của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trong sự phát triển của toàn ngành”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao sự phát triển của các doanh nghiệp CNTT, bao gồm cả khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Thủ tướng khẳng định các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chính là nền tảng quan trọng để đất nước phát triển.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng trước những kết quả tích cực của ngành TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Định hướng cho thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT phải xây dựng được mạng lưới chuyển phát sâu rộng tới từng hộ gia đình nhằm tạo nền tảng cho TMĐT.
Đối với lĩnh vực viễn thông, Thủ tướng ghi nhận sự thành công bước đầu của việc thương mại hoá 5G bằng thiết bị Việt Nam. Thủ tướng cũng thống nhất với kiến nghị của Bộ TT&TT về việc tắt sóng 2G để chuyển nhanh hạ tầng viễn thông lên công nghệ mới.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam phải trở thành thủ đô về việc sản xuất smartphone. Việc tắt 2G cũng sẽ góp phần tăng lượng tiêu thụ các thiết bị mới.
Nhà mạng viễn thông phải đảm nhiệm thêm vai trò cung cấp hạ tầng số, hạ tầng thanh toán không tiền mặt. Tuy vậy, Thủ tướng cũng nhắc nhở Bộ TT&TT cần tăng trách nhiệm quản lý nhà nước và xử lý triệt để rác viễn thông, SIM rác, tin nhắn rác,...
Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp công nghệ trong nước, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ TT&TT cần trực tiếp thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam có thể là biểu tượng tiếp theo về sự trỗi dậy của một quốc gia châu Á. Chính phủ coi kinh tế số là động lực quan trọng để đưa Việt Nam tiến nhanh, đi tắt trong phát triển. Do vậy, Thủ tướng gợi ý về một tên gọi mới cho Bộ TT&TT, đó là Bộ Truyền thông và Kinh tế số.
Trước những chia sẻ và chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi lời cảm ơn Thủ tướng đã khích lệ, chỉ ra những tồn tại và định hướng cho sự phát triển của ngành TT&TT. Bộ TT&TT cam kết sẽ lấy tinh thần phụng sự tổ quốc làm hành động, góp phần vì một Việt Nam hùng cường.
(Quý độc giả có thể theo dõi toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây)
Trọng Đạt
Trong năm 2019, Bộ TT&TT đã rất tích cực trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy thử nghiệm 5G, cũng như kêu gọi phát triển các sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam với phương châm để người Việt chuyển từ làm thuê sang làm chủ.
" alt="Thủ tướng gợi ý đổi tên Bộ TT&TT thành Bộ Truyền thông và Kinh tế số"/>Thủ tướng gợi ý đổi tên Bộ TT&TT thành Bộ Truyền thông và Kinh tế số
Dự án Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu Hà Tây tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai do Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 198ha, có mức đầu tư 7.523 tỷ đồng.
Dự án được khởi công năm 2008, tiến độ được duyệt là đến quý IV/2020. Tuy nhiên đến nay dự án đang thi công hạ tầng kỹ thuật, khu vui chơi và đang tiếp tục giải phóng mặt bằng.
Tại quận Thanh Xuân, dự án Khu chức năng đô thị tại số 233, 233B và 235 Nguyễn Trãi của liên danh Công ty cổ phần bất động sản Xavinco, Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Bất động sản Thăng Long, Công ty TNHH Xalivico với tổng vốn đầu tư 11.108 tỷ đồng, tiến độ được duyệt từ năm 2015-2020.
Tại quận Tây Hồ, dự án Xây dựng nhà ở thương mại tại lô đất CT02B Khu đô thị Nam Thăng Long của liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội và Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC với tổng mức đầu tư 2.147 tỷ đồng. Theo tiến độ được duyệt từ quý I/2017 – IV/2018, dự án đang thi công cọc đại trà.
Tại quận Nam Từ Liêm, có dự án Tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở tại số 21 Lê Đức Thọ (phường Mỹ Đình II) của Công ty CP đầu tư phát triển đô thị Thăng Long, mức đầu tư 1.283 tỷ đồng. Theo tiến độ được duyệt, hoàn thành dự án trong quý IV/2017, đang điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà để bán tại số 119 đường K2, phường Cầu Diễn, mức đầu tư 2.426 tỷ đồng của Công ty CP đầu tư Nhuệ Giang. Theo tiến độ được duyệt từ 2016-2019, dự án đang triển khai, tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang triển khai.
Dự án toà nhà hỗn hợp văn phòng và căn hộ chung cư cao tầng tại phường Cầu Diễn của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô – BQP, tiến độ được duyệt từ 2011-2018.
Dự án Xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt tại quận Hai Bà Trưng của Công ty TNHH đầu tư phát triển Nam Đại Cồ Việt (được Công ty cổ phần Tu Tạo và Phát triển Nhà hợp tác với Công ty Tân Hoàng Minh), có mức đầu tư 1.346 tỷ đồng, tiến độ phê duyệt dự án quý II/2002-II/2015 (gia hạn quý IV/2020) cũng hiện mới đang giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
Dự án Nhà ở thương mại bán cho cán bộ chiến sĩ quân đội tại D22/Lữ đoàn 26/Quân chủng Phòng không – Không quân tại phường Định Công tại quận Hoàng Mai của Công ty xây dựng công trình hàng không ACC với mức vốn đầu tư 1.329 tỷ đồng hiện chưa xong thủ tục giao đất. Theo tiến độ được phê duyệt trước đó dự kiến triển khai từ quý I/2018 đến quý IV/2020.
Dự án Nhà ở thương mại bán cho cán bộ chiến sĩ quân đội tại D22/Lữ đoàn 26/Quân chủng PK-KQ tại phường Định Công (quận Hoàng Mai) của Công ty xây dựng công trình hàng không ACC với mức vốn đầu tư 1.329 tỷ đồng. Theo tiến độ được duyệt, dự án triển khai từ quý I/2018 – IV/2020, hiện chưa xong thủ tục giao đất.
Dự án Khu chức năng hỗn hợp (khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại, nhà ở thấp tầng và nhà trẻ) tại phố Sài Đồng, phường Việt Hưng (quận Long Biên) của Công ty CP bất động sản Sài Đồng. Theo tiến độ được duyệt, từ 2015 – quý IV/2020, dự án đã xong GPMB, chưa thi công.
Dự án nhà ở thấp tầng TT32, TT84, TT164 tại khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức) của Công ty CP dịch vụ hàng không Thăng Long, dự án được chấp thuận chủ trương năm 2017, đang làm thủ tục đầu tư, chưa triển khai xây dựng.
Dự án Khu đô thị Sông Hồng (huyện Mê Linh) của Công ty CP Mặt trời Sông Hồng. Tiến độ được duyệt từ 2008-2015, dự án hiện chưa GPMB, chưa giao đất, chưa xây dựng công trình.
Tại quận Ba Đình có dự án Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Viện tư liệu phim Việt Nam – The Boulevard số 22 Liễu Giai, phường Cống Vị của Công ty TNHH Đầu tư & kinh doanh bất động sản Việt Úc. Theo tiến độ được duyệt quý III/2018 - II/2020, dự án đang thỏa thuận với các hộ dân còn lại, GPMB.
Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng ngõ 5 Láng Hạ, phường Thành Công của Công ty CP đầu tư phát triển đô thị UDPI. Tiến độ được duyệt dự kiến hoàn thành 2023, hiện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang điều chỉnh quy hoạch và chủ trương đầu tư.
Tại quận Hoàn Kiếm có dự án Xây dựng lại khu tập thể 3A Quang Trung, phường Tràng Tiền của Công ty CP Nhật Quân Anh. Theo tiến độ được duyệt từ quý III/2018 – IV/2019, hiện dự án đang thi công.
Dự án Tòa nhà hỗn hợp số 2 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên (quận Đống Đa) của Tổng Công ty rau quả, nông sản – CTCP. Tiến độ được duyệt quý I/2019 – II/2020. Thế nhưng, theo ghi nhận, dự án đang trong quá trình thi công.
Quận Bắc Từ Liêm có dự án Khu nhà ở để bán tại ô đất G5 – CT1 và G8 – CT3 thuộc QHCT khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm của Công ty CP Gia Lộc Phát và Công ty CP xây lắp điện I, vốn đầu tư 944 tỷ đồng. Theo tiến độ được duyệt từ năm 2011 – quý I/2020, hiện dự án chưa thi công xây dựng, khu đất bỏ trống.
Dự án khu nhà ở để bán Cầu Diễn, phường Cầu Diễn của liên danh Công ty CP Kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH Minh Giang, vốn đầu tư gần 835 tỷ đồng. Theo phê duyệt, tiến độ từ quý III/2018 – IV/2020, dự án đã GPMB, chưa thi công xây dựng.
Trong danh sách này, tại quận Cầu Giấy có 2 dự án nằm trong diện rà soát là dự án Nhà ở, dịch vụ thương mại (trước là văn phòng lưu trú) tại lô đất B3-KT và C3-KT Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu của Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Gia Bách. Tiến độ được duyệt của dự án là từ quý III/2017 – quý IV/2019.
Dự án Cải tạo, xây dựng nhà A&B Nghĩa Đô do liên danh nhà đầu tư Công ty TNHH Thủ đô II, Công ty CP Nhật Quân Anh và Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã được UBND TP chấp thuận đầu tư, điều chỉnh chấp thuận đầu tư dự án với mức đầu tư gần 996 tỷ đồng. Theo tiến độ được duyệt từ quý IV/2017 – III/2019, hiện dự án đang thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các hộ dân và hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án.
Dự án Khu đô thị Thanh Hà tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) và xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) có tổng vốn đầu tư trên 18.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 cũng nằm trong diện rà soát.
Trong danh sách rà soát còn có 57 dự án chưa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư gồm Khu phức hợp đỗ xe, văn phòng, thương mại, dịch vụ và nhà ở cho thuê tại phường Dịch Vọng, Cầu Giấy do liên danh có CTCP Him Lam và Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 2.727 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng khu đất đối ứng thực hiện dự án xây dựng tuyến đường Hà Nội Hưng Yên của CTCP Comaland Đầu tư và Phát triển BĐS (4.370 tỷ đồng); Khu đô thị mới An Hưng tại phường Dương Nội, La Khê, quận Hà Đông của Công ty CP Đầu tư đô thị An Hưng đã xây dựng hạ tầng, nhà ở thấp tầng nhà cao tầng chưa xây dựng...