Soi kèo góc Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự -
Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu: Ông trùm thu lợi hơn 156 tỷ đồngCác bị cáo tại phiên toà xét xử đại án buôn lậu xăng dầu. Ảnh: T.D Trong đó, bị cáo Phan Thanh Hữu cầm đầu đường dây, với việc góp 40% số vốn và ba tàu thủy, vận chuyển gần 200 triệu lít xăng nhập lậu từ Singapore về Việt Nam tiêu thụ, đối tượng đã thu lợi bất chính hơn 156,2 tỷ đồng.
Cụ thể, Phan Thanh Hữu cùng Đào Ngọc Viễn thỏa thuận góp vốn để nhập lậu xăng dầu với tổng số vốn hai đợt là 53,4 tỷ đồng. Trong đó, Hữu góp 40% số vốn, nhóm của Viễn góp 60% (Viễn góp 10%, ba người khác góp 50%), ăn chia theo tỉ lệ 4 - 6.
Sau khi đạt được các thoả thuận, các đối tượng phân công nhau, mỗi người phụ trách một phần công việc trong đường dây nhập lậu xăng dầu.
Ông trùm Hữu có trách nhiệm quản lý số tiền vốn, tìm khách hàng bán xăng nhập lậu và quan hệ với các lực lượng chức năng để đưa hối lộ phục vụ hoạt động buôn lậu; Viễn chịu trách nhiệm sử dụng tàu vận chuyển xăng từ Singapore về Việt Nam.
Sau khi xăng về tới Việt Nam, Hữu sẽ điều động tàu khác vận chuyển số xăng này cung cấp cho các đầu mối tiếp theo tại nhiều tỉnh thành để tiêu thụ.
Ông trùm Phan Thanh Hữu tại phiên toà. Ảnh: T.D Để vận chuyển xăng nhập lậu, Viễn sử dụng hai tàu biển đăng ký quốc tịch Panama gồm Pacific Ocean (3.000 tấn) và Western Sea (5.000 tấn) vào cảng Vopak (Singapore) lấy hàng rồi chở về Việt Nam. Tiếp đó, Hữu điều ba tàu thủy Nhật Minh 07, 08, 09 của mình đến nhận hàng, chở về nội địa bán cho khách.
Theo thỏa thuận, mỗi chuyến tàu Pacific Ocean, Viễn hưởng phí vận chuyển 1,6 tỷ đồng, Hữu hưởng 1 tỷ đồng (cho ba tàu Nhật Minh 07, 08, 09). Mỗi chuyến tàu Western Sea, Viễn hưởng 2,6 tỷ đồng, Hữu hưởng 1,8 tỷ đồng.
Từ 3/2020–2/2021, các đối tượng đã vận chuyển 48 chuyến với hơn 198 triệu lít xăng, tổng giá trị gần 2.600 tỷ đồng. Trong đó, Hữu hưởng lợi hơn 156,2 tỷ đồng.
Đại diện Viện KSND tỉnh Đồng Nai công bố cáo trạng. Ảnh: H.H Ngoài hợp tác với Hữu, Viễn còn góp vốn với một số đối tượng khác mua 2 tàu thủy vận chuyển xăng từ tàu Pacific Ocean đưa về tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ. Từ 2-4/2021, nhóm của Viễn đã buôn lậu 3 chuyến, vận chuyển trên 5,7 triệu lít xăng.
Tổng cộng, Viễn cùng các đồng phạm đã buôn lậu gần 204 triệu lít xăng với tổng giá trị hơn 2.690 tỷ đồng. Riêng cá nhân Viễn thu lợi bất chính trên 46,7 tỷ đồng.
Kết thúc phiên tòa ngày thứ 2, đại diện Viện KSND đã công bố 60 trang trên tổng số 142 trang của cáo trạng.
Huy Hoàng
"> -
13 bệnh nhân mắc bệnh than do giết mổ và ăn thịt trâu, bòCả ba ổ dịch bệnh than tại Điện Biên đều liên quan tới giết mổ và ăn thịt trâu, bò. Đồng thời, tăng cường phối hợp với cơ quan thú y và các ban, ngành liên quan trong việc giám sát phát hiện bệnh than trên động vật để có các biện pháp dự phòng kịp thời trên người; phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch trên động vật.
Truyền thông về các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh than từ động vật sang người, đặc biệt chú ý những khu vực có nguy cơ cao và những người chăn nuôi, buôn bán và giết mổ trâu, bò. Khuyến cáo người dân không giết mổ và sử dụng thực phẩm từ trâu, bò, ngựa ốm chết, không rõ nguồn gốc.
Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch.
Cục Y tế dự phòng đề nghị Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ địa phương thực hiện điều tra, giám sát và theo dõi các trường hợp nghi nhiễm, các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh. Hướng dẫn và hỗ trợ địa phương xét nghiệm khẳng định các mẫu bệnh phẩm từ các ca nghi nhiễm trên người. Ngoài ra, tập huấn nâng cao năng lực cho địa phương trong giám sát, phát hiện, điều tra và xử lý ổ dịch.
Điện Biên phát hiện ca thứ 14 mắc bệnh than, không rõ nguồn lây
Bệnh nhi 2 tuổi vào viện vì sốt cao, nôn ói và có nốt tím trên da. Sau khi vào viện, các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh than dù trước đó không tiếp xúc với thịt trâu, bò."> -
Trạm sạc nhượng quyềnGiữa bối cảnh này, việc V-GREEN - đơn vị phát triển và vận hành trạm sạc cho xe điện VinFast - công bố triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam với những đặc quyền chưa từng có dành cho đối tác ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận “nóng” trên các diễn đàn đầu tư.
Là người đã có kinh nghiệm về kinh doanh nhượng quyền, sau khi nghiên cứu kỹ các chính sách và điều kiện, anh Quân khẳng định, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng, việc đầu tư trạm sạc nhượng quyền mở ra một hướng kinh doanh mới an toàn và chắc chắn có lời.
Đầu tiên, về nhu cầu thị trường, anh Quân phân tích, trong năm nay dự kiến hàng chục nghìn xe ô tô điện VF 3 sẽ tới tay khách hàng, song song với các mẫu xe điện cũng đang bán chạy như VF 5, VF 6… Ước tính, lượng xe điện VinFast sẽ đạt 300.000 xe ô tô điện và 1 triệu xe máy điện vào cuối năm 2025, cho thấy nhu cầu về trạm sạc xe của khách hàng sẽ ngày càng tăng cao.
Tiếp đến, về tiềm năng sinh lời, theo chính sách của V-GREEN, các chủ mặt bằng được cam kết mức doanh thu cố định 750 đồng cho mỗi kWh sạc trong tối thiểu 10 năm. Đây là cam kết đồng hành hiếm thấy so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào hiện tại.
“Nguồn thu nhập là tiềm năng vì nhu cầu sạc diễn ra liên tục, không phân biệt ngày đêm hay thời tiết. Lấy ví dụ, mỗi lần một chiếc xe VinFast VF 8 sạc đầy, chủ mặt bằng có thể kiếm được từ 60.000 - 65.000 đồng. Tính trung bình, nếu mỗi ngày có khoảng 5 lượt sạc/cổng, mỗi trụ 2 cổng đã giúp thu lời từ 18 - 20 triệu/tháng”, anh Quân tính toán.
Đặc biệt, chủ mặt bằng cũng không phải lo lắng về việc kiếm khách hàng - yếu tố cốt lõi đã khiến nhiều doanh nghiệp “đuối sức” và thất bại trong kinh doanh nhượng quyền. Bởi không chỉ được hòa vào mạng lưới trạm sạc với hàng vạn chủ xe điện, đối tác còn được được hỗ trợ khâu marketing, thu hút khách hàng, bên cạnh những hỗ trợ về công nghệ, quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng…
Bên cạnh đó, theo anh Quân, việc kinh doanh trạm sạc không ảnh hưởng tới nguồn doanh thu chính của anh, trái lại còn tạo ra nguồn khách hàng tiềm năng là chủ xe điện tới sạc xe.
“Như vậy, thay vì phải tìm kiếm khách hàng, thì khách hàng sẽ tự tìm đến với tôi”, ông chủ chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhận định và cho biết đã đăng ký làm đối tác của V-GREEN.
Cơ hội cho những DN tiên phong tham gia chuyển đổi xanh
Ngoài tiềm năng sinh lời, điều khiến nhiều doanh nghiệp tin tưởng ở mô hình của V-GREEN là cam kết đền bù nếu công ty dừng kinh doanh trước hạn 10 năm.
“Nếu là doanh nghiệp khác triển khai, tôi sẽ còn phải tính toán nhiều trước khi quyết định hợp tác. Nhưng uy tín của Vingroup làm tôi hoàn toàn yên tâm”, anh Kiêm Toàn, chủ một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sửa chữa ô tô ở TP.HCM nói.
Đặc biệt hơn, theo anh Toàn, khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, những doanh nghiệp chủ động triển khai chuyển đổi xanh như anh từ sớm sẽ có nhiều lợi thế lớn. Lựa chọn đúng hướng đi sẽ giúp tiết giảm được nhiều chi phí, tăng sức cạnh tranh và đặt nền móng bền vững cho tương lai.
Nhìn lại những hành động mạnh mẽ của VinFast cũng như Vingroup trong những năm qua, vị chủ doanh nghiệp bày tỏ niềm tin lớn nếu được đồng hành cùng những đầu tàu.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Vingroup và các công ty thành viên cho thấy quyết tâm mãnh liệt và trách nhiệm trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông tại Việt Nam. Từ tháng 6/2024, chương trình “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” đã được triển khai với những chính sách mạnh tay như: ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, miễn phí sạc điện 1-2 năm, cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ… Những chính sách này đều được đánh giá là chưa từng có trên thị trường và đang tạo ra sức bật mạnh giúp xe điện ngày càng dễ tiếp cận với mỗi người dân.
Sự xuất hiện của mô hình trạm sạc nhượng quyền được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục tối ưu quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng xe điện, đồng thời tạo cú hích mạnh mẽ chưa từng thấy để công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.
Thế Định
">