Hồ Ngọc Hà ngả mũ trước Giang Hồng Ngọc khi cô học trò cũ đã hóa thân thành một ni cô trên sân khấu.
àHồngảmũtrướcgiainhâncủaHàDũxem lịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anhSự thật sau các scandal rúng động của gameshow truyền hìnhHà Hồ ngả mũ trước giai nhân của Hà Dũng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà -
Ai cần tầm soát tiểu đường, căn bệnh gần 5 triệu người Việt mắc phải?Một thanh niên thừa cân, có dấu gai đen được khuyến cáo nên tầm soát đái tháo đường. Theo các chuyên gia, có tới 70% trường hợp đái tháo đường type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm sự xuất hiện bằng cách tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp...
Tuy nhiên, bác sĩ Trương Bảo Anh Minh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng không ít người vẫn còn thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm trên. Người bệnh phải gánh chịu các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Khi đó, thời gian điều trị sẽ kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Việc tầm soát đái tháo đường có thể hạn chế các hậu quả trên.
Bác sĩ Minh cho biết những đối tượng cần thực hiện tầm soát bệnh đái tháo đường theo khuyến cáo của Bộ Y tế gồm:
- Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì và kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:
+ Có người thân như bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột bị đái tháo đường.
+ Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
+ Tăng huyết áp hoặc đang điều trị tăng huyết áp.
+ Rối loạn mỡ máu.
+ Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Ít hoạt động thể lực.
+ Các tình trạng đề kháng insulin như béo phì, dấu gai đen.
- Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
- Người từ 45 tuổi trở lên.
Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1-3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.
Người đàn ông phải cắt cụt hai chân vì đái tháo đườngBệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh nhiễm trùng hoại tử bàn chân rất nặng do biến chứng đái tháo đường."> -
Đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc 'bủa vây' cổng trườngNgười bán hàng tại một cổng trường ở Hà Nội. Theo khảo sát của phóng viên, nhiều cổng trường tại Hà Nội đều xuất hiện người bán hàng rong với các loại đồ ăn như bánh kẹo, bim bim, bỏng ngô… đều trong tình trạng ba không: "Không nhãn mác, không bao bì, không nhà sản xuất".
Chị N., một người bán hàng tại cổng trường Tiểu học Nguyễn Tuân, Hà Nội, cho biết những mặt hàng được nhiều học sinh ưa thích là "thịt hổ, kẹo nổ, kẹo cầu vồng". Người phụ nữ này nhập hàng từ mối ở chợ đầu mối.
Cổng trường Tiểu học Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội, cũng có 4-5 xe đẩy bán hàng cho học sinh từ đồ ăn chín tới bánh kẹo. Người bán hàng cho biết các món này đều được học sinh tiểu học rất ưa thích. Nếu học sinh cấp 2, cấp 3 người bán sẽ chọn mặt hàng khác như trà sữa, kem, xúc xích, khoai tây chiên… Các loại đồ ăn vặt này còn kèm nhiều hình ảnh các nhân vật hoạt hình quen thuộc để thu hút sự chú ý của trẻ.
Các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn kẹo, ăn bánh mua ở cổng trường. Ví dụ, tháng 4/2023, 8 học sinh ở Bình Phước vào viện cấp cứu sau khi chia nhau ăn một gói kẹo mua ở cổng trường.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bện viện Nhi đồng 1, TP.HCM, thực phẩm kém an toàn ở cổng trường được báo động thường xuyên nhưng vẫn không quản lý được.
Nếu các sản phẩm này chứa phẩm màu nhân tạo (không được phép sử dụng) có thể gây ngộ độc nôn ói, đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc mạn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, não bộ thậm chí ung thư, độc tính cho thần kinh.
Bác sĩ Khanh cho biết các cơ quan chức năng cần siết chặt cấm bán sản phẩm không rõ nguồn gốc cho học sinh tránh ngộ độc thực phẩm.Ngoài ra, phụ huynh cần giáo dục con không ăn vặt ở cổng trường. Gia đình có thể chuẩn bị sữa bánh từ nhà để tránh trẻ bị đói.
Đối với nhà trường, theo bác sĩ Khanh, các cơ sở giáo dục cần tăng cường tuyên truyền cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe, nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ nguồn hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh.
Nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người học khi tổ chức bữa ăn học đường, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, sở y tế, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương hướng dẫn, chỉ đạo các các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.
Loại ngộ độc thực phẩm đáng sợ nhấtNgộ độc nấm thường xảy ra cả gia đình, nguy cơ tử vong rất cao nhất là ăn phải loại chứa độc tố Amatoxin."> -
'Hai không' giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa mưa lũGia cầm bị ảnh hưởng của lũ tại Hà Nội. Không dùng thực phẩm trong tủ lạnh mất điện
Trong điều kiện lũ lụt như hiện nay, vi sinh vật phát triển, ô nhiễm môi trường dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tiến sĩ Ngữ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực phẩm phải bảo quản có bao bì, tránh nước lũ tiếp xúc trực tiếp.
Vùng lũ mất điện, thực phẩm trong tủ lạnh không còn an toàn. Bạn cần kiểm tra kỹ từng gói thực phẩm xem có mùi, màu sắc lạ hay không. Thịt xay, thái lát; gia cầm; các loại cá; động vật có vỏ rất dễ hỏng khi không bảo quản ở môi trường lạnh. Một số vi khuẩn sản sinh ra độc tố không bị tiêu diệt khi nấu chín và có thể gây ngộ độc. Vì vậy, bạn nên bỏ đi.
Nguồn nước dùng chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo, được sát khuẩn, làm sạch theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Không dùng đồ hộp đã hết hạn sử dụng, phồng, có mùi lạ.
Nếu bạn đang ở vùng lũ, nên để thực phẩm lên cao hơn mực nước, bảo quản trong hộp, bao bì tốt.
Sau khi nước rút, người dân cần vệ sinh sạch sẽ, rửa khử trùng các loại bát đĩa, dao thớt, nồi niêu đã tiếp xúc với nước lũ. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Nấu vừa đủ ăn, không để thức ăn thừa lưu trữ qua bữa khác. Khử trùng tiêu độc nguồn nước, môi trường xung quanh.
Người dân không mua các thực phẩm không đảm bảo như thịt thâm đen, thịt trâu bò chết trong lũ, rau củ quả dập, nát. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sát khuẩn sau tiếp xúc với thực phẩm sống và trước bữa ăn.
Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị các đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng... đến tay người dân.
Sau bão lụt, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng cũng như các bệnh tiêu chảy do virus, viêm gan A, E… tăng cao, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các cơ sở y tế và trạm y tế trong vùng lũ tăng cường công tác giám sát. Nếu phát hiện các trường hợp rối loạn tiêu hoá, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm phải kịp thời xử lý ngay, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
Bác sĩ ép tim, phẫu thuật bệnh nhân ngay trên cáng khi siêu bão số 3 vào Hà NộiTheo lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khi bão số 3 đổ bộ, các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu, có ca sốc mất máu nặng, phải ép tim và phẫu thuật ngay trên cáng.">