BJD được thiết kế tỉ mỉ đến từng bộ phận, chi tiết nhỏ, song đặc trưng bởi một chiếc đầu và cặp mắt quá khổ. Các khớp cầu khiến búp bê trở nên linh hoạt trong vận động, có thể đeo rất nhiều loại phụ kiện.
Loại đồ chơi này được thương mại hóa ở Nhật Bản và ngày càng phổ biến ở Trung Quốc sau khi công ty búp bê BJD nội địa đầu tiên được thành lập vào năm 2005.
Những người sưu tầm BJD tự nhận mình là các "ông bố", "bà mẹ" có cả "hội phụ huynh" trên Weibo. Trong một nhóm như vậy có tên Waquan Dongniang, hay Doll Mom Hideout, hơn 30.000 thành viên thảo luận về cách thay thế mắt, sửa mũi và nơi mua quần áo chất lượng cho búp bê.
Một con búp bê thuộc về khách hàng của Gong.
Gong nói hầu hết người sưu tập BJD là phụ nữ trẻ tuổi, chưa lập gia đình. Họ nói về quyền sở hữu búp bê như thể đang nuôi dạy những đứa trẻ thực sự, mô tả thời gian chờ đợi kéo dài hàng tháng sau khi đặt hàng một con búp bê thủ công là "thời kỳ mang thai" và thời điểm nhận hàng là "sự chào đời của con cái".
Gong thường mặc quần áo cho búp bê yêu thích nhất của mình theo thời tiết: quần áo rộng vào mùa hè, khăn quàng cổ dày vào mùa đông. Đôi khi cô đăng ảnh "con gái lớn", Laia, đang ngủ trên bàn hoặc ngồi trên một tảng đá trong các chuyến đi.
Ngoài đầu tư trang phục cầu kỳ, một số nhà sưu tập khác còn kể những câu chuyện phức tạp hơn về búp bê của họ. Những người này sẽ gặp gỡ các "bậc phụ huynh" khác để "con cái" có thể giao lưu, kết bạn.
"Nhiều người trong chúng tôi đã phải chịu áp lực trong hai năm qua. Vì vậy, chúng tôi đang tìm kiếm thứ gì đó để có thể nương tựa về mặt cảm xúc", Gong lý giải về xu hướng sưu tập búp bê cũng như sự kết nối của cộng đồng BJD trong những năm gần đây.
Thú vui đắt đỏ
Những người trẻ đang bỏ ra số tiền không nhỏ cho sở thích sưu tập BJD, loại đồ chơi đắt hơn nhiều so với búp bê thông thường. Dollzone, một công ty BJD của Trung Quốc với 175.000 người theo dõi trên trang thương mại điện tử Taobao, bán những con búp bê cao 30 cm với giá khoảng 800 NDT (125 USD).
Quần áo, các bộ phận cơ thể có thể thay đổi và đồ trang điểm cũng rất tốn kém. Trang điểm - hay nói đúng hơn là sơn - có thể mang lại cho một con búp bê vẻ ngoài chân thực và cá tính hơn. Lớp sơn không chỉ có phấn mắt và son môi mà còn bao gồm tóc, sẹo và thậm chí là các đường màu xanh mờ nhạt trông giống như tĩnh mạch.
Năm ngoái, khi công việc phụ trách bảo tàng của Gong bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, cô bắt đầu trở thành một thợ make up BJD. Hiện cô nhận được khoảng 20 đơn đặt hàng/tháng, mang lại khoản thu nhập phụ và tạo được uy tín trong cộng đồng chơi búp bê.
Trong studio của mình, Gong trang trí các bức tường bằng những yêu cầu viết tay của khách hàng. Một ghi chú của khách yêu cầu Gong "cạo nhẹ phần lông mày" búp bê để phản ánh câu chuyện "đứa trẻ" là một người lính đã sống sót sau những trận chiến khó khăn.
"Mỗi BJD đều có câu chuyện của riêng mình: Họ sống trong một thế giới với những nhân vật được tạo dựng khéo léo và liên tục trải qua những khúc cua khó lường", Gong nói.
Bàn làm việc của Gong Xin tại nhà riêng ở Thượng Hải.
Xuejie, một trong những khách hàng của Gong, cho biết cô đã chi khoảng 3.000 NDT cho mỗi con búp bê của mình. Người phụ nữ này nói thêm hầu như không người thân, bạn bè hay đồng nghiệp nào ủng hộ sở thích này của cô.
"Họ cảm thấy sợ khi liên tưởng đến những bộ phim kinh dị nổi tiếng xoay quanh búp bê ma quái, chẳng hạn như 'The Conjuring'. Bạn trai tôi cũng không thích BJD nhưng tôi chẳng bận tâm đến điều đó", Xuejie nói.
Cộng đồng BJD chưa quá lớn mạnh song cũng bắt đầu có sự phân chia rạch ròi. Những người mua búp bê không có thương hiệu bị xa lánh và bị coi là đẳng cấp thấp. Còn những người có đủ khả năng mua búp bê đắt tiền sẽ được hưởng địa vị cao hơn.
Wu Weiwei, sinh viên 19 tuổi và là nhà sưu tập BJD, nói với Sixth Tone rằng sự phân chia này là bất hợp lý. "Đôi khi những con búp bê bình dân còn đẹp hơn hàng hiệu, nhưng các thành viên rất khó thừa nhận điều đó".
Tuy vậy, Wu sẽ không để những cuộc cãi vã làm ảnh hưởng đến niềm vui của mình. Từng học về hoạt hình và phác thảo, Wu cho biết điều cô thích nhất ở búp bê của mình là nó có gương mặt khá giống cô: lông mày hình lá liễu và phấn mắt lấp lánh mềm mại. "Búp bê cũng thể hiện bản sắc của người sở hữu chúng", Wu nói.
Theo Zing
Những nàng 'búp bê sống' nổi tiếng trên mạng
Những hot girl như Angelica Kenova, Alina Kovalevskaya và Valeria Lukyanova nổi tiếng khi theo đuổi hình tượng búp bê Barbie, đều có phong cách táo bạo, gợi cảm.
" alt="Thế giới của những người chăm búp bê như con ở Trung Quốc" />
...[详细]
Giọt nước phải trải qua hành trình kéo dài hàng trăm năm để trở thành nước khoáng
Cũng nhờ đó, nước khoáng được chắt lọc một cách tự nhiên, thanh khiết và giữ trọn khoáng chất. Ở một góc nhìn khác, máy lọc có thể tạo ra hàng chục khối “nước lọc” trong 1 giờ, nhưng khó có thể giữ được khoáng chất - giá trị cốt lõi của nguồn nước quý trong tự nhiên.
Quá trình trở thành giọt nước khoáng đòi hỏi sự bền bỉ khó sánh kịp. Trên thế giới, có không ít người thông minh và tài năng, nhưng ít ai có thể kiên trì đến cùng. “Công thức chung” của những người trên đỉnh vinh quang là sự kiên trì, không bỏ cuộc.
Tích lũy khoáng chất qua từng dòng chảy
Điểm khác biệt cốt lõi của nước khoáng là có hàm lượng khoáng chất tự nhiên cao hơn các loại nước khác trong thiên nhiên. Tuy nhiên, không phải đợi đến khi lắng đọng ở tầng nước sâu dưới lòng đất, nước mới có được vô vàn khoáng chất, mà chúng đã được tích lũy qua quá trình nước chảy làm bào mòn đất đá trong tự nhiên. Càng đi xa bao nhiêu, nước càng tích lũy cho mình nhiều khoáng chất nhiều bấy nhiêu.
Trong khi đó, “nước lọc” được tạo ra một cách dễ dàng từ máy móc công nghiệp, không đòi hỏi một sự dày công của thiên nhiên như nước khoáng.
Trong cuộc sống cũng vậy. Nếu muốn thành công, con người phải biết tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để có một nền tảng thật vững chắc, thái độ sống đúng đắn. Vì vậy, con người cần sẵn sàng nắm bắt thời cơ, không ngừng học hỏi thay vì bị “níu chân” bởi sự lười biếng và chấp nhận sự an bài của số phận.
Giữ sự khác biệt vốn có từ thiên nhiên
Ít ai biết được rằng, mỗi giọt nước sinh ra trong tự nhiên không bao giờ chỉ có phân tử H2O mà còn chứa các khoáng chất. Chính khoáng chất tạo nên sự khác biệt cho mỗi nguồn nước.
Chỉ có máy móc mới tạo ra những sản phẩm hoàn toàn giống nhau, giống như những giọt “nước lọc” vì chúng đã bị lọc bỏ “chất” riêng, chỉ còn lại phân tử H2O.
Tương tự với con người, mỗi cá thể đều có bản sắc và những giá trị tốt đẹp riêng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ta thường vì định kiến của người khác mà gạt bỏ bản sắc cá nhân, che lấp giá trị của bản thân. Cũng có những người cố trở thành bản sao - phiên bản mờ nhạt của đám đông. Những người thành công luôn giữ “chất riêng” của mình. Đánh mất chính mình là “cuộc chơi” mà ta không thể giành phần thắng.
Tố Uyên
" alt="‘Khí chất’ phi thường của... giọt nước khoáng" />
...[详细]
Hôn nhân tan vỡ, chị Tiền rời quê đến Sóc Trăng mưu sinh. Còn anh Bé Hai cùng con trai ở lại trên mảnh đất nhà vợ.
Ở Sóc Trăng, chị Tiền gặp anh Nguyễn Văn Kiên (31 tuổi) - người quê ở Kiên Giang, cũng tha phương mưu sinh bằng nghề thợ hàn. Khi đó, anh Kiên và chị Tiền sống cùng dãy trọ. Qua nhiều lần chào hỏi, hai người trở nên dần thân quen.
Một lần chị Tiền bị sốt phải nhập viện cấp cứu, anh Kiên bỏ việc để vào bệnh viện chăm sóc cho người phụ nữ này. Từ đó, hai người dành cho nhau tình cảm đặc biệt. 8 năm trước, trong ngày sinh nhật chị Tiền, anh Kiên chuẩn bị cặp nhẫn cưới rồi cầu hôn người phụ nữ mình thương.
Thấy được tình cảm thật lòng của anh, chị Tiền gật đầu đồng ý. Hai người đến chính quyền đăng ký kết hôn, về chung sống một nhà.
Cưới nhau được vài hôm, trong một đêm mưa gió, chị Tiền nhận được tin người thân ở quê báo anh Bé Hai bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, đang cấp cứu trong bệnh viện ở An Giang.
Nghĩ cảnh chồng cũ vốn mồ côi cha mẹ, nay gặp nạn không ai chăm sóc, chưa kể khi phẫu thuật không có người thân để ký giấy tờ nên chị Tiền nói với anh Kiên về quê vài hôm để thăm anh Bé Hai. Anh Kiên gật đồng ý ngay.
“Lúc đó, tôi nói với anh Kiên, dù đã ly hôn với chồng cũ, cả hai không còn tình cảm với nhau, song không thể bỏ anh ấy trong hoàn cảnh khó khăn như thế. Nghe tôi nói, anh Kiên gật đồng ý và cùng tôi đội mưa, bắt xe khách về An Giang”, chị Tiền kể lại.
Trong bệnh viện, ban ngày chị Tiền chăm sóc anh Bé Hai, đêm anh Kiên vào thay vợ chăm sóc chồng cũ của vợ từ ăn uống, tắm rửa đến thuốc men… không một lời than vãn. Nhiều người hỏi về mối quan hệ của hai người, anh Kiên đáp: “Anh ruột tôi đó”.
Anh Bé Hai xuất viện, nhưng bị liệt tứ chi phải nằm một chỗ, mắt hỏng một bên. Cũng vì vậy mà 8 năm qua mọi việc tắm giặt, cơm nước cho Bé Hai đa phần do Kiên đảm nhận.
“Lúc đầu, thấy vợ chăm sóc anh Bé Hai cực khổ quá nên tôi đỡ đần. Dần dần chăm sóc anh ấy tôi xem như chăm anh ruột của mình”, anh Kiên vừa đút cơm cho anh Bé Hai ăn, vừa nói.
Trong lúc đút cơm cho chồng cũ của vợ ăn, anh Kiên lâu lâu lại nhắc: “Ăn từ từ thôi ông, coi chừng mắc nghẹn đó, uống nước không?”.
8 năm qua, hằng ngày, anh Kiên đều chăm sóc anh Bé Hai như anh ruột của mình.
Dù chỉ nằm một chỗ nhưng anh Bé Hai vẫn tỉnh táo, nói chuyện bình thường. Anh nói với chị Tiền, không biết lý do gì mà Kiên lại tốt với mình đến thế.
“Anh Bé Hai nói, Kiên tốt với anh ấy như anh em ruột. Nếu không có anh Kiên, chưa chắc anh ấy sống tới giờ”, chị Tiền chia sẻ.
Do phải chăm anh Bé Hai, vợ chồng chị Tiền không thể đi làm ăn xa. Chị Tiền trước đây phụ chồng bằng nghề bán vé số, nay bụng bầu sắp sinh nên ở nhà làm việc lặt vặt và chăm sóc hai con trai, một đứa lớn 14 tuổi con chồng cũ, đứa 5 tuổi con chồng mới. Còn anh Kiên đi làm thợ hồ, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ít người xây nhà, anh chuyển sang buôn bán rau và trái cây.
“Trước tôi chạy xe chở rau cải đi bán nhưng ế quá nên giờ chuyển sang buôn bán trái cây, chủ yếu là chôm chôm. Ngày nào bán lãi nhiều nhất được khoảng 280.000 đồng, tiền đó đủ để trang trải mua gạo, thịt, mắm, muối và mua tã cho anh Bé Hai”, Kiên nói.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Giang (chị ruột của chị Tiền) cho biết: “Lúc Tiền với Kiên quyết định đưa Bé Hai về chăm sóc, gia đình ai cũng lo lắng, sợ "một bà hai ông" khó sống được với nhau. Đến giờ thấy ba người vẫn vui vẻ, đầm ấm gia đình ai cũng thương".
Ông Trần Giang Sơn, Trưởng ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Tế xác nhận, chị Tiền và anh Kiên có quan hệ vợ chồng hợp pháp. Còn anh Bé Hai, về mặt pháp luật không có quan hệ với vợ chồng chị Tiền.
"Vợ chồng chị Tiền, anh Kiên đưa anh Bé Hai về nuôi chỉ giống như một hành động cưu mang. Suốt 8 năm qua, kể từ khi 3 người cùng chuyển về sống ở ấp, vẫn luôn hòa thuận, vui vẻ.
Ở ấp, mọi người thương hoàn cảnh, quý gia đình chị Tiền nên những khi có quà hay có đồ gì đều đem cho", ông Sơn nói.
Anh Kiên chia sẻ, vừa qua một số mạnh thường quân biết đến hoàn cảnh "một bà hai ông" nên ủng hộ họ tiền tu sửa nhà mới khang trang hơn, có phòng vệ sinh và bếp khép kín. Nhờ đó, anh Bé Hai cũng có giường mới.
Chồng mới giúp vợ sinh con từ tinh trùng của chồng cũ đã mất
Kimberly Holmes-Iverson (Anh) rất đau lòng sau cái chết của chồng cũ. Người chồng mới đã giúp cô sinh con từ tinh trùng đông lạnh của người quá cố và nuôi dưỡng đứa trẻ.
" alt="Người đàn ông miền Tây 8 năm chăm chồng cũ của vợ" />