当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo U20 Indonesia vs U20 Yemen, 18h30 ngày 19/2: Những người khốn khổ 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Tuy nhiên, ở lần gặp đầu tiên, bà Hợp không có nhiều thiện cảm với người yêu của con trai. Bởi, Tiên không chào hỏi khi gặp bà.
Bà Hợp kể: “Lần đầu tiên, tôi thấy Tiên ốm nhom ốm nhách mà mặc cái quần jeans tua rua, áo thì ngang lưng. Khi con trai chào tôi, con bé không chào mà chỉ biết nhìn tôi chăm chăm".
Ngay hôm sau, bà lập tức dò hỏi con trai về mối quan hệ với cô gái tên Tiên. Nghe con nói đang tìm hiểu cô gái này, bà Hợp liền tuyên bố không đồng ý cho hai đứa quen nhau.
Trước lời chia sẻ thẳng thắn của mẹ chồng, Cẩm Tiên giải thích: “Hôm đó, tôi không biết người yêu chở đi gặp mẹ. Lúc ra đến quán, tôi thấy mẹ giống mấy người cho tiền góp nên sợ, không dám chào hỏi”.
Sau này, khi về làm dâu bà Hợp, Cẩm Tiên được mẹ chồng dạy chào hỏi, hòa đồng hơn với mọi người.
Là người làm kinh doanh, bà Hợp rất coi trọng tuổi tác. Khi biết con dâu “tứ hành xung” với tuổi mình và con trai, bà càng ra sức cấm đoán.
Thế nhưng, Cẩm Tiên đã khéo léo viết tâm thư gửi mẹ chồng tương lai: "Con thương anh lắm, con không thể sống thiếu anh được. Con hứa về sẽ ngoan, làm dâu chăm sóc tuổi già cho bác. Bác dạy gì con cũng sẽ nghe...".
Trong khi đó, con trai của bà Hợp cũng phản ứng gay gắt, thậm chí đập đầu vào tường để mong được mẹ đồng ý cho cưới Cẩm Tiên.
Thương con, bà Hợp đành cho cưới “bước trái”. Bà giải thích: “Bước trái là nhà trai làm đám nói thì nhà gái làm đám cưới, còn nhà trai làm đám cưới thì nhà gái đi lên như khách chứ không rước dâu, lên đèn, trầu cau”.
Dù không được cưới hỏi đúng lễ như những cô dâu khác nhưng Tiên không cảm thấy tủi thân. Tiên cười vui chia sẻ: “Mẹ chồng cho tôi rất nhiều vàng, làm sao phải buồn. Mẹ còn mướn nhạc sống, đãi đám cũng linh đình”.
Treo thưởng tiền tỷ khi con dâu sinh
Hiện tại, vợ chồng Cẩm Tiên sống rất thuận hòa, 6 năm sinh được 2 bé gái, 1 bé trai. Gia đình nhỏ của Tiên được mẹ chồng quan tâm, vun vén hết mực.
Bà Hợp không chỉ cho nàng dâu tiền để “đại trùng tu” nhan sắc mà còn dạy cách giữ chồng rất hiện đại.
Biết tính con dâu hay ghen, bà nhiệt tình chỉ dạy: “Con phải làm chảnh lên. Người phụ nữ muốn giữ chồng thì phải bản lĩnh, phải đẹp, phải giỏi kiếm tiền. Ở nhà đừng ăn mặc lèng xèng, ban ngày mặc đầm, ban đêm ăn mặc quyến rũ, xịt dầu thơm vào”.
Đặc biệt, bà còn thưởng 1,5 tỷ đồng mỗi khi con dâu sinh một đứa cháu. Cẩm Tiên vui vẻ cho biết: “Từ khi sinh con thứ hai, mẹ chồng thưởng luôn 1,5 tỷ đồng/một bé. Trang sức trên người tôi cũng đều của mẹ chồng cho, bao gồm chiếc nhẫn kim cương trị giá 4,2 tỷ đồng”.
Ngoài ra, Cẩm Tiên cũng rất cảm động, biết ơn mẹ chồng đã luôn ủng hộ việc kinh doanh của mình. Lấy chồng năm 19 tuổi, Tiên được mẹ chồng cho đi học rồi khởi nghiệp làm nail, kinh doanh tóc giả…
Nhiều lần thất bại, “đứt vốn” nhưng mẹ chồng vẫn tin tưởng đầu tư. Đến hiện tại, vợ chồng Cẩm Tiên đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm.
Ngoài tình yêu thương, bà Hợp còn rất tâm lý, biết cảm thông với hoàn cảnh nghèo khó của con dâu. Trước khi cưới, con trai của bà có phần phân vân khi tận mắt chứng kiến cảnh nghèo của gia đình người yêu.
Biết chuyện, bà Hợp không chê gia cảnh của Tiên mà còn dạy con trai không được coi thường gia đình người yêu.
Bà Hợp nói với con trai: “Nghèo không được quyền có chồng hả? Nghèo không được quyền yêu, không được quyền sống hả? Con đã thương con người ta, cưới về nhà mình thì sao lại sợ nghèo. Nếu nhà gái không có điều kiện thì mình lo".
Sau đó, bà làm đúng như lời đã dạy con. Bà sẵn lòng mua nhà, rước ông bà sui lên ở chung vợ chồng con trai. Hai bên thương nhau như chị em ruột chứ không phải tình nghĩa sui gia.
Cũng tại chương trình, mẹ chồng Trần Thị Hợp hài hước “tố” con dâu trước khi cưới thì hứa hẹn đủ điều, nhưng mấy năm trời vẫn chưa cầm được cây chổi quét nhà.
"Từ lúc cưới đến giờ, con bé chỉ nấu được một bữa cho tôi ăn mà thôi. Nó nói biết làm có một món nên tôi nấu cơm luôn cho tới giờ. Lúc Tiên có bầu, tôi lặt yến, nấu yến cho ăn tất tần tật. Nói rằng 5-6 năm trời Tiên làm dâu chứ tầm đó năm mẹ chồng như tôi phải làm dâu lại không à”, bà Hợp hài hước.
Đáp lại tình thương của mẹ chồng, Cẩm Tiên luôn ngoan ngoãn, nghe lời mẹ chồng chỉ dạy. Tiên không dám làm việc gì khiến mẹ chồng buồn và thất vọng.
“Hôn nhân và sự nghiệp của con ổn định, hạnh phúc đều nhờ mẹ hỗ trợ. Con luôn xem mẹ như mẹ ruột. Con cảm ơn mẹ rất nhiều”, Cẩm Tiên gửi những lời tận đáy lòng đến với người mẹ chồng trong mơ.
Mẹ chồng tặng kim cương 4,2 tỷ đồng, cho con dâu tiền khởi nghiệp
Haruki Murakami sẽ chạm tay vào Nobel Văn chương năm nay?" alt="Một nữ nhà báo bất ngờ giành giải Nobel Văn chương 2015"/>
Một con cá voi sát thủ được phát hiện ở ngoài khơi vào tháng 10 khi đang đội một con cá chết trên đầu ( Ảnh: Orca Network Whale Sighting Report).
Một nhóm cá voi sát thủ ngoài khơi bờ biển phía tây Bắc Mỹ bất ngờ xuất hiện với một "xu hướng thời trang" kỳ lạ: Chúng đội trên đầu một con cá chết, như thể đó là một chiếc mũ.
Trên thực tế, thói quen kỳ lạ này đã lần đầu tiên được các nhà khoa học ghi nhận vào năm 1987, khi một con cá voi sát thủ ở khu vực eo biển Washington, đông bắc Thái Bình Dương, mang theo một phần của con cá hồi đã chết trên đầu.
Những quan sát gần đây của các nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu sinh vật biển đã xác nhận hiện tượng này đang xảy ra một lần nữa.
Theo Science Alert, tập tính kỳ lạ này của cá voi sát thủ đã khiến các nhà khoa học bối rối. Ngay lúc này, các nỗ lực đang được tiến hành để đi tìm lời giải thích.
Dưới góc độ khoa học, không rõ liệu những con cá này đang khoe khoang "chiến tích", hay đang tích trữ thức ăn.
Trên thực tế, cá voi sát thủ từng được biết đến với thói quen tích trữ thức ăn thừa dưới vây ngực. Vì vậy, đây có thể là một dạng khác của hành vi đó.
Tuy nhiên, chúng cũng có thể làm vậy chỉ để mang lại cảm giác dễ chịu. Cá voi lưng gù trước đây từng xuất hiện với những "chiếc mũ" làm từ rong biển. Một số nhà sinh vật biển suy đoán rằng, đó là vì chúng thích cảm giác này.
Cá voi sát thủ là loài động vật thông minh, có khả năng giao tiếp theo nhiều cách khác nhau. Chúng là loài săn mồi theo nhóm, cũng như khả năng đưa ra các kế hoạch thông minh để bắt mồi.
Bởi lý do này, các nhà khoa học cho rằng, khi kết hợp lại với nhau, cá voi sát thủ có thể tự phát triển các hành vi mới, sau đó học hỏi và lan rộng theo thời gian.
" alt="Cá voi sát thủ "đội mũ" khiến các nhà khoa học bối rối"/>Nhận định, soi kèo Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Nội, 17h00 ngày 21/2: Bất phần thắng bại
Tôi có một người bạn năm nay đã ngoài 40 tuổi, đang ở Hải Dương, độc thân và không có nhu cầu lấy vợ, sinh con, chỉ thích sống tự do một mình. Bạn tôi xuất thân trong một gia đình kinh doanh, cả bố mẹ và các anh chị em đều có xưởng sản xuất quần áo và cửa hàng buôn bán ở TP HCM.
Thời đại học, bạn được bố mẹ cho đi du học ở Đài Loan 5 năm. Sau khi về nước, bạn cũng từng về nhà phụ giúp công việc kinh doanh cho bố mẹ. Tuy nhiên, một thời gian sau bạn yêu một cô gái ở ngoài Bắc nên bạn đã quyết định ra Hà Nội mua nhà ở huyện Thạch Thất, Hà Nội để sinh sống và kinh doanh sản xuất đồ gỗ. Đồng thời, bạn cũng mua một căn hộ chung cư ở quận Hà Đông, Hà Nội để cho thuê, chỉ giữ lại một phòng ngủ để mỗi khi có việc lên thành phố và về muộn có thể ngủ lại.
Mấy năm đầu, công việc làm ăn thuận lợi nên bạn kiếm được khá nhiều tiền. Khi có tiền, bạn lại đầu tư mua đất ở một số nơi. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết về pháp luật nên bạn nghe theo lời ngon ngọt của một công ty môi giới bất động sản và mua những lô đất nông nghiệp, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư, ở những vị trí mà người ta đồn là sẽ có dự án đi qua, sẽ được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Kết quả, bạn mua đất đến 10 năm mà vẫn không thấy ai làm dự án đi qua. Đến khi bạn rao bán thì không ai mua, tiền đầu tư hết vào đất cũng không rút ra được.
Bạn còn tin lời của bạn bè, cho nhiều người vay tiền, nhưng sau đó họ toàn không trả. Bạn còn đưa tiền cho một người bạn thân đi đầu tư Bitcoin, đến khi họ bảo thua lỗ mất hơn 1 tỷ đồng đã đầu tư, bạn cũng đành mất trắng số tiền đã đưa. Cuối cùng, bạn rơi vào hoàn cảnh nợ nần, phải bán hết nhà và chung cư rồi về khu đất đã mua đầu tư ở một huyện của tỉnh Hải Dương để ở trong ngôi nhà cấp bốn cũ.
Khi mất hết sạch tài sản thì cũng là lúc tình yêu đẹp của bạn kết thúc. Hai người chia tay nhau, cô gái về quê lấy chồng. Sau khi làm ăn bị mất hết hơn 10 tỷ đồng, phải bán hết tài sản để trả nợ, bạn tôi về vùng nông thôn sống một mình, mất hết động lực làm việc kiếm tiền và không còn có nhu cầu kết hôn.
>> Chê việc văn phòng vì ảo tưởng freelancer 'việc nhẹ lương cao'
Khu nhà bạn ở gần khu công nghiệp của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng nên có rất nhiều công ty Trung Quốc tuyển dụng nhân sự biết tiếng Trung. Có công ty đề nghị trả lương 30 triệu đồng một tháng nhưng bạn tôi từ chối. Lý do là gia đình nhà bạn kinh doanh ở TP HCM còn phải thuê bao nhiêu người làm, bạn vốn không thích làm việc cho gia đình mình, nên giờ bảo đi làm thuê dài hạn cho người khác bạn chẳng thiết tha.
Bạn còn nghĩ rằng bản thân sống một mình, không phải nuôi vợ con, không có nhu cầu rượu chè, cờ bạc, yêu đương, nên chi phí sinh hoạt ở quê chỉ khoảng 17 triệu một tháng, không bị áp lực bởi việc kiếm tiền.
Tôi thường xuyên phản đối việc bạn không chịu xin việc làm ở một công ty nào đó, cứ quanh quẩn ở trong nhà, làm mấy việc linh tinh. Nhưng bạn chỉ cười và nói rằng "thích tự do, an phận, không thích bon chen, vất vả bên ngoài". Bạn không có nhiều nhu cầu chi tiêu, nên cứ ai thuê làm việc gì thì làm việc đó chốc lát, kiếm đủ tiền sinh hoạt phí cho bản thân là thôi.
Thời gian còn lại, bạn chủ yếu trồng cây ở vườn, tạo các tiểu cảnh đẹp trong vườn nhà để cho tụi trẻ ở xung quanh đến chụp ảnh miễn phí; viết các bài diễn thuyết để đi nói chuyện với người dân; đi làm từ thiện cho nhà chùa và làng xóm xung quanh...
Bạn không hứng thú vào làm việc ở các cơ quan nhà nước với những quy định nghiêm khắc hành chính về thời gian, mà thay vào đó là thích làm việc tự do, online để thoải mái và được chủ động. Vì theo bạn, nghề tự do cho phép bản thân tạo ra giá trị từ khả năng và kỹ năng của mình một cách linh hoạt, sáng tạo. Bạn tôi cảm thấy được làm những việc mà mình đam mê là vui rồi, không cảm thấy cô đơn khi không có vợ con, không cảm thấy khổ vì mình nghèo, không cảm thấy buồn vì không đi làm ở công ty, không có giao tiếp thường xuyên với mọi người bên ngoài.
Bạn cảm thấy cuộc sống tự do tự tại như thế là hạnh phúc nhất. Điều này trái ngược hoàn toàn quan điểm của tôi là phải có gia đình trọn vẹn, có công việc ổn định, kiếm được tiền nuôi con, các con ngoan, học giỏi, có bạn bè thân thiết thường xuyên chuyện trò mới cảm thấy hạnh phúc.
" alt="40 tuổi bỏ phố về quê vì chán ngấy ngồi văn phòng "/>Muốn nhanh có tiền, Lương theo nhóm đối tượng xấu đi buôn, khai thác gỗ lậu tại tỉnh Gia Lai. Năm 2012, trong lúc vận chuyển gỗ vừa được khai thác, Lương và 5 đồng phạm bị lực lượng chức năng phát hiện tạm giữ gỗ cùng phương tiện.
Sau đó, nhóm của Lương tổ chức lấy số gỗ trên và bị cơ quan chức năng bắt giữ. Ra tòa, Lương bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam. Sau đó, anh thụ án tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai.
Do cải tạo tốt, Lương được giảm án 4 tháng. Tháng 10/2017, Lương được tha tù. Tuy nhiên, sau khi ra tù hơn 8 tháng, Lương tiếp tục vi phạm pháp luật để rồi bị bắt, đi tù.
Anh kể: “Ra tù, về địa phương, tôi thấy chúng bạn ai cũng thành đạt, có gia đình, cuộc sống ổn định. Thấy vậy, tôi nghĩ nếu làm lại từ đầu thì không biết đến bao giờ mình mới bằng bạn bè. Tôi muốn làm ra tiền thật nhanh nên nghĩ đến việc làm chuyện phi pháp.
Tôi tụ tập đàn em từng quen biết trong trại giam, thành phần bất hảo tại địa phương để bảo kê thu mua nông sản. Khi địa phương vào mùa sầu riêng, tôi cùng đàn em tổ chức bảo kê, buộc thương lái phải trả tiền mới được phép đến địa phương mua loại trái cây này”.
Hoạt động của Lương khiến thương lái, bà con nông dân bức xúc. Ngay lập tức, cơ quan chức năng địa phương lên kế hoạch triệt xóa băng nhóm bảo kê mới nổi này.
Ngày 25/8/2018, Lương bị Công an huyện Krông Búk bắt giữ. Tuy nhiên, lúc này, Lương không hợp tác, không nhận tội, thậm chí có ý chống đối cơ quan chức năng.
Anh nhớ lại: "Trong thời gian bị tạm giữ, tôi được các cán bộ tại trại tạm giữ Krông Búk khuyên nhủ rất nhiều. Sau đó, khi có kết luận của cơ quan điều tra, tôi được gặp cha mẹ, vợ con.
Lúc này, người nhà cũng ra sức động viên, khuyên nhủ tôi. Tôi nhận thấy hành động của mình là sai nên xin gặp cơ quan điều tra để nhận tội”.
Chuộc lỗi
Lần thứ 2 ra tòa, Phạm Văn Lương bị tuyên phạt 2 năm tù. Anh chấp hành án tại trại giam Đắk Trung, tỉnh Đắk Lắk trong sự hối hận tột cùng. Trong tù, anh mong ngóng ngày trở về để làm lại cuộc đời bằng cách cải tạo thật tốt.
Tháng 8/2020, Lương chấp hành xong án phạt và được trở về địa phương. Anh chia sẻ: “Ra tù lần thứ hai, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi may mắn được gia đình, bạn bè và chính quyền địa phương quan tâm, động viên, hỗ trợ rất nhiều.
Tôi không còn ý định phải kiếm tiền thật nhiều, thật nhanh bằng những việc làm phi pháp nữa. Tôi quay về với nghề cũ. Tôi ôm đồ nghề, xin vào làm thợ đục tượng gỗ cho một xưởng mộc ở địa phương”.
Không còn ý định phải "bằng bạn bằng bè bằng mọi cách", Lương cặm cụi, siêng năng làm việc, tránh xa mọi cám dỗ, rủ rê của bạn xấu, tệ nạn. Sau một thời gian, khi đã tích góp được một số vốn nhỏ, anh mạnh dạn nhờ gia đình hỗ trợ để tự mở xưởng mộc riêng.
Sự tận tình, tỉ mỉ trong công việc cùng tay nghề cao khiến xưởng mộc với diện tích, năng suất khiêm tốn của anh dần được khách hàng chấp nhận, đặt hàng. Lúc này, Lương nghĩ đến việc chuộc lại những lỗi lầm của mình.
Anh tâm sự: “Lần trước, khi đi tù, gặp anh em trong trại giam, tôi cũng hứa hẹn, bàn tính với mọi người là sau này về sẽ làm việc này việc kia. Nhưng khi được ra tù, tôi lại tiếp tục đưa mình và mọi người đi vào con đường sai lầm.
Sau khi vào trại lần thứ 2, tôi nhận ra rằng, nếu không thay đổi con người, không thay đổi lối suy nghĩ cũ để hướng đến việc hoàn lương thì sẽ lại vào tù ra tội, lại làm khổ cha mẹ, vợ con”.
Thế nên, khi đã tìm được hướng đi đúng để hoàn lương, anh tìm cách hỗ trợ, cưu mang những mảnh đời cùng cảnh ngộ, từng vào tù ra tội như mình. Bước đầu, anh tìm kiếm, liên hệ và mời những người từng lầm lỡ về làm với mình tại xưởng mộc.
Tại đây, những người chưa có kinh nghiệm, anh sẽ đào tạo miễn phí. Không chỉ thế, những người này còn được anh hỗ trợ 6-7 triệu đồng/tháng. Khi đã cứng nghề, thành thợ, tùy tay nghề, anh trả lương cho họ từ 12-15 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, xưởng mộc của anh Lương có 6 thợ chính thì có đến 5 người từng lầm lỡ, có thời gian vào tù ra trại. Cá biệt, có người mang đến 3 tiền án. Tuy vậy, anh vẫn chưa có ý định dừng việc thu nhận, hỗ trợ thêm những người vừa tái hòa nhập cộng đồng.
Anh đang lên kế hoạch mở rộng xưởng mộc để có thể giúp đỡ, cưu mang thêm nhiều người vừa thụ án xong. Anh nói: “Tôi muốn hỗ trợ những người này vì nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, khi mới trở về, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm, tạo thu nhập.
“Ít nhiều xã hội vẫn e dè, có khoảng cách với họ. Việc này càng khiến họ e ngại, khó hòa nhập với cộng đồng. Tôi từng trải qua những sai lầm như họ và đã đứng dậy được nên tin tưởng họ cũng sẽ làm được như mình. Vì thế tôi rất muốn hỗ trợ họ, tạo cơ hội cho họ hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng”.
Với suy nghĩ này, khi nhận những người có tiền án vào làm việc, anh rất yên tâm, tin tưởng. Anh luôn tin, những con người này “cũng như mình” trước kia, nếu có công việc, nghề nghiệp ổn định, họ sẽ hoàn lương, không tiếp tục vi phạm pháp luật. Bởi, không ai muốn bị mất tự do, muốn bị tù tội.
Cuối cùng, anh Lương mong ước Nhà nước có quỹ, vốn để hỗ trợ cho người mới tái hòa nhập cộng đồng để họ có vốn làm ăn, tìm sinh kế. Bởi, trong thời gian cải tạo, chấp hành án, những người lầm lỡ được dạy rất nhiều nghề.
“Tuy nhiên, khi tái hòa nhập cộng đồng, không phải ai cũng sẵn có nguồn lực, vốn để tự đứng lên trong khi xin việc làm lại rất khó. Do vậy, nếu được tạo điều kiện vay vốn, cấp vốn, họ có thể tự phát triển các nghề đã học, tự tạo ra thu nhập. Khi đã có nghề nghiệp, có thu nhập ổn định, họ sẽ không phạm pháp nữa”, anh Lương nhận định.
" alt="8X hoàn lương, nâng đỡ những người cùng cảnh ngộ"/>