Nhận định, soi kèo Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2: Chiến đấu vì danh dự
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ -
Ông Trump tuyên bố sẽ giành chiến thắng Ông Trump tuyên bố sẽ giành chiến thắngMinh Phương
(Dân trí) - Trong bài phát biểu nhận đề cử của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối năm nay và nhanh chóng "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện với băng gạc bên tai phải tại Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa (Ảnh: NBC).
Theo CBS,tại ngày thứ tư và cũng là ngày cuối cùng của Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa vào ngày 18/7 (giờ địa phương) tại Milwaukee, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu nhận đề cử của đảng.
Sự kiện diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Trump may mắn thoát một âm mưu ám sát bằng súng trong lúc đang vận động tranh cử tại Pennsylvania. Trả lời phỏng vấn Washington Examiner, ông Trump cho biết, sau vụ mưu sát, ông đã thay đổi hoàn toàn nội dung bài phát biểu cho Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa.
Đồng chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa Lara Trump tiết lộ, người Mỹ có thể nhìn thấy một "phiên bản khác" của ông Trump trong bài phát biểu này. Cô cho biết bố chồng mình "thực sự bị ảnh hưởng" bởi trải nghiệm này.
Ngày thứ 4 của Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa tập trung vào tầm nhìn của cựu Tổng thống đối với đất nước nếu ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, xoay quanh chủ đề "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Sự kiện cũng khép lại một tuần mà các đại biểu của đảng Cộng hòa, các thống đốc và nhà lập pháp được nghe chương trình nghị sự của ông Trump về kinh tế, chính sách đối ngoại và an ninh.
Thông điệp đoàn kết
Trong bài phát biểu, ông Trump đã nhấn mạnh đến thông điệp đoàn kết đất nước.
Ông nói: "Tôi đứng trước các bạn tối nay với thông điệp về sự tự tin, sức mạnh và hy vọng. Bốn tháng nữa, chúng ta sẽ có một chiến thắng đáng kinh ngạc và chúng ta sẽ bắt đầu 4 năm vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước. Cùng nhau, chúng ta sẽ khởi động một kỷ nguyên mới an toàn, thịnh vượng và tự do cho công dân thuộc mọi chủng tộc, tôn giáo, màu da và tín ngưỡng".
"Chúng ta phải hàn gắn sự bất hòa và chia rẽ trong xã hội. Là người Mỹ, chúng ta gắn kết với nhau bởi một số phận duy nhất, số phận chung. Chúng ta phải cùng nhau vươn lên, nếu không chúng ta sẽ tan vỡ. Tôi tranh cử để trở thành tổng thống cho tất cả nước Mỹ, chứ không phải một nửa nước Mỹ, bởi vì không có chiến thắng nào cho một nửa nước Mỹ", ông hùng hồn tuyên bố.
"Vì vậy, tối nay, với niềm tin và sự tận tâm, tôi tự hào nhận đề cử của các bạn", ông Trump nói và gửi lời cảm ơn tới cử tri: "Hãy để tôi bắt đầu buổi tối nay bằng cách bày tỏ lòng biết ơn của mình tới người dân Mỹ vì tình yêu và sự ủng hộ của các bạn sau vụ ám sát tại cuộc vận động tranh cử cuối tuần trước".
Ông Trump nói về vụ ám sát hụt: "Sẽ không có lần thứ hai"
Nhắc lại việc bị ám sát hụt vào tuần trước, ông Trump nói: "Như các vị đã biết, viên đạn chỉ cần chệch chưa đến 1cm nữa là tôi có thể đã mất mạng. Nhiều người hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra. Tôi sẽ kể với các bạn chính xác nó xảy ra như thế nào và sẽ không có lần thứ hai bởi vì nó quá đau lòng".
Giữa bài phát biểu, ông Trump bước xuống bục, tiến lại gần và hôn lên mũ đồng phục của lính cứu hỏa Corey Comperatore được đặt sẵn ở đó cùng với trang phục cứu hỏa. Ông Comperatore, 50 tuổi, là người trên khán đài trong buổi vận động tranh cử hôm 13/7 của ông Trump và đã thiệt mạng do trúng đạn.
"Tôi là người cứu vãn nền dân chủ"
Ông Trump chuyển hướng bài phát biểu của mình từ thông điệp đoàn kết sang chỉ trích đảng Dân chủ. Ông cáo buộc đảng Dân chủ "vũ khí hóa hệ thống tư pháp".
"Đảng Dân chủ nên ngừng ngay việc vũ khí hóa hệ thống tư pháp và gán cho đối thủ chính trị của họ là kẻ thù của nền dân chủ. Đặc biệt là vì điều đó không đúng. Trên thực tế, tôi là người cứu nền dân chủ cho chúng ta", ông Trump nói.
Giới thiệu ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử
Cựu Tổng thống Trump cho biết, thượng nghị sĩ J.D. Vance và vợ của ông vốn đều là sinh viên của Đại học Yale.
"Họ là những người rất thông minh", ông Trump nói.
Tại buổi khai mạc Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa hồi đầu tuần, ông Trump đã thông báo chọn thượng nghị sĩ bang Ohio J.D. Vance, 39 tuổi, làm ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử.
Một số nhà phân tích tin rằng, ông Vance sẽ là "người thừa kế" chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump.
Cam kết kiểm soát lạm phát
"Đảng Cộng hòa có kế hoạch kiềm chế lạm phát, rất nhanh chóng. Bằng cách cắt giảm chi phí năng lượng, chúng ta sẽ lần lượt giảm chi phí vận chuyển, sản xuất và tất cả hàng gia dụng. Rất nhiều thứ bắt đầu với năng lượng. Và hãy nhớ rằng, dưới chân chúng ta có nhiều vàng lỏng hơn bất kỳ quốc gia nào khác", ông Trump nói.
Ông cam kết: "Bắt đầu từ ngày đầu tiên (nếu tái đắc cử), chúng tôi sẽ giảm giá và khiến nước Mỹ có giá cả phải chăng trở lại".
Các cuộc thăm dò cho thấy, ông Trump có lợi thế hơn với những cử tri quan tâm đến nền kinh tế.
Vào thời điểm ông Biden trở thành chủ nhân Nhà Trắng (tháng 1/2021), lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ là 1,4% và đạt đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022. Dù đã giảm xuống 3% vào tháng 6 năm nay, nhưng chỉ số này vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ông Trump sẽ đóng cửa biên giới ngay ngày đầu nếu tái đắc cử
"Trọng tâm cương lĩnh của đảng Cộng hòa là cam kết chấm dứt cơn ác mộng biên giới, khôi phục hoàn toàn các đường biên giới thiêng liêng và có chủ quyền của Mỹ. Chúng tôi sẽ làm điều đó ngay ngày đầu tiên: Khoan dầu và đóng cửa biên giới", ông Trump phát biểu.
Ông cho biết, đảng Cộng hòa sẽ tiến hành một đợt trục xuất người nhập cư trái phép lớn nhất trong lịch sử, thậm chí lớn hơn đợt trục xuất dưới thời Tổng thống Dwight D Eisenhower.
Ông Trump: "Chúng ta sẽ chiến thắng"
Ông Trump kết thúc bài phát biểu kéo dài hơn một tiếng của mình với tuyên bố: "Làm cho đất nước chúng ta vĩ đại trở lại. Mỗi ngày, tôi sẽ cố gắng tôn vinh sự tin tưởng mà bạn đã đặt vào tôi và tôi sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng. Tôi hứa rằng tôi sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng".
Ông nói thêm: "Đối với tất cả những người bị lãng quên, những người bị bỏ lại phía sau, các bạn sẽ không còn bị lãng quên nữa. Chúng ta sẽ tiến về phía trước và cùng nhau chúng ta sẽ giành chiến thắng, chiến thắng, chiến thắng. Chúng ta sẽ cứu đất nước này. Chúng ta sẽ khôi phục nền Cộng hòa, và chúng ta sẽ mở ra những ngày mai thịnh vượng và tuyệt vời mà nhân dân chúng ta thực sự xứng đáng được hưởng. Tương lai của nước Mỹ sẽ lớn hơn, tốt hơn, táo bạo hơn, tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn, mạnh mẽ hơn, tự do hơn, vĩ đại hơn và đoàn kết hơn bao giờ hết. Nói một cách đơn giản, chúng ta sẽ nhanh chóng làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Theo CBS"> -
Người giàu nhất thế giới vào cuộc giúp ông Trump tranh cử Người giàu nhất thế giới vào cuộc giúp ông Trump tranh cửMinh Phương
(Dân trí) - Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk muốn giúp ông Donald Trump giành ưu thế trước Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và tỷ phú Elon Musk (Ảnh: DPA).
Tối 12/8, tỷ phú Elon Musk đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp kéo dài 2 giờ đồng hồ với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Cuộc phỏng vấn được phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội X (trước kia là Twitter) của tỷ phú Musk và thu hút được khoảng 1 tỷ lượt xem.
Cuộc trò chuyện này lại là một diễn biến khác thường nữa trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vốn đầy bất ngờ trong những tuần gần đây, bao gồm cả vụ ám sát "hụt" ông Trump và việc Tổng thống Joe Biden đột ngột dừng tái tranh cử.
Ông Trump đang vật lộn để đối phó với ứng cử viên mới đầy hứa hẹn của đảng Dân chủ. Đến nỗi, trong cuộc trò chuyện của 2 người, tỷ phú Musk có lúc đã gợi ý cho ông Trump để đưa ra những lập luận tốt hơn trước bà Harris.
Trong buổi đối thoại đó, tỷ phú Musk đã thể hiện rõ sự ủng hộ và mong muốn ông Trump giành được vị trí tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới. "Ông là con đường dẫn đến thịnh vượng", ông chủ hãng xe điện Tesla nói với cựu Tổng thống Trump.
Với tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội của mình, ông Musk đã mang về cho ứng cử viên của đảng Cộng hòa một lượng khán giả khổng lồ vào đúng thời điểm chiến dịch của ông Trump ở thời điểm tồi tệ nhất cho đến nay. Ông dự đoán ít nhất 100 triệu người sẽ tiếp tục tìm kiếm nội dung trong những ngày tới.
Tất nhiên, cuộc trò chuyện thân mật giữa người giàu nhất thế giới và cựu Tổng thống cũng cho thấy lợi ích mà mỗi người đạt được.
Trước hết, ông Musk đã tận dụng được cuộc trò chuyện này để thảo luận về những xung đột lợi ích tiềm ẩn giữa doanh nghiệp và chính sách. Các công ty của ông Musk, bao gồm SpaceX và Tesla, đều có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chính sách của chính phủ. Rõ ràng, không một người Mỹ bình thường nào có cơ hội tương tự để được một tổng thống tương lai lắng nghe như vậy.
Có lúc, tỷ phú Musk thậm chí còn đề nghị được đảm nhiệm một vị trí trong chính phủ Mỹ, có thể là thành viên của cơ quan chuyên trách cắt giảm bộ máy hành chính. Ông Trump tỏ ra thích thú với ý tưởng này và lưu ý rằng tỷ phú Musk là "chuyên gia cắt giảm chi phí" tuyệt vời.
Ngược lại, ông Trump cũng thu được rất nhiều lợi ích từ "khoản đầu tư" hơn 2 giờ của mình. Tỷ phú Musk không chất vấn cựu Tổng thống về bất kỳ ý kiến gây tranh cãi nào mà ông từng đưa ra, như dự đoán 60 triệu người di cư không có giấy tờ sẽ vào Mỹ nếu ông thua cuộc vào tháng 11.
Trong cuộc nói chuyện, ông Musk cũng đã hạ thấp mối đe dọa từ tình trạng nóng lên toàn cầu, đồng thời bảo vệ đế chế xe điện của mình. Về phần mình, ông Trump cảnh báo về mối đe dọa từ "sự nóng lên hạt nhân" mà ông cho rằng đang gây ra mối nguy hiểm lớn hơn tình trạng nóng lên toàn cầu.
Cuộc trò chuyện này là một ví dụ rõ ràng cho thấy cuộc chạy đua tổng thống ngày càng bị ảnh hưởng như thế nào bởi phương tiện truyền thông trước sự suy yếu của báo chí truyền thống. Ông Trump có thể đã không trở thành tổng thống nếu không có Twitter, vì sự nổi lên của ông như một thế lực chính trị vào năm 2016 trùng với thời kỳ hoàng kim của mạng xã hội này.
Tỷ phú Musk hiện là người giàu nhất thế giới với khối tài sản ước tính 227 tỷ USD. Ông luôn tự nhận là cá nhân độc lập về mặt chính trị và tránh xa chính trường. Đầu năm nay, ông cũng từng tuyên bố sẽ không tài trợ cho ứng viên tổng thống nào, kể cả ông Trump hay ông Biden.
Tuy nhiên, gần đây, tỷ phú Musk bắt đầu công khai ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của cựu Tổng thống Trump. Wall Street Journalđưa tin hồi tháng 5, ông Trump và ông Musk đã thảo luận về kịch bản tỷ phú SpaceX sẽ nắm một vai trò nào đó trong chính quyền của ông Trump nếu ông tái đắc cử.
Theo New York Times"> -
Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thống Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thốngĐức Hoàng
(Dân trí) - Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska thừa nhận rằng bà không muốn ông Volodymyr Zelensky tiếp tục là tổng thống Ukraine trong nhiệm kỳ 2.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và phu nhân (Ảnh: AP).
Trả lời phỏng vấn truyền thông Ukraine, bà Zelenska thừa nhận không muốn ông Zelensky giữ chức tổng thống quốc gia Đông Âu trong tương lai. "Tôi không muốn anh ấy làm tổng thống thêm một hoặc hai nhiệm kỳ nữa", bà nói.
Theo bà, ông Zelensky cùng vợ sẽ tìm thấy điều gì đó mới mẻ trong cuộc sống này và họ đủ sáng tạo để nghĩ ra một hoạt động thực sự thú vị để làm trong tương lai.
Khi được đề nghị dự đoán về tương lai của bản thân và gia đình, bà Zelenska nói rằng: "Gia đình chúng tôi sẽ về lại bên nhau. Chúng tôi sẽ sống cùng nhau, với chồng và các con tôi. Chúng tôi sẽ đi nghỉ và đi đâu đó, tôi thậm chí còn không biết ở đâu, nhưng sẽ là cả 4 chúng tôi. Và kỳ nghỉ này sẽ kéo dài cả tháng. Và chỉ sau đó chúng tôi mới nghĩ xem phải làm gì tiếp theo, khi chỉ có anh ấy và tôi".
Trong bài trả lời phỏng vấn APđăng tải hôm 1/12, ông Zelensky nói rằng ông sẵn sàng tổ chức bầu cử tổng thống vào năm sau nhưng phần lớn người Ukraine nghĩ rằng đây sẽ là động thái "nguy hiểm và vô nghĩa" trong thời chiến.
Trước đó, một cuộc khảo sát cho thấy 62% người Ukraine được hỏi tin rằng bầu cử nên được tổ chức sau khi chiến sự với Nga khép lại.
Với việc nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông Zelensky sắp khép lại theo quy định, các cuộc thảo luận đang xuất hiện ở Ukraine về việc có nên tổ chức bầu cử hay không trong bối cảnh chiến sự vẫn rất khốc liệt.
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba hôm 3/11 cho biết ông Zelensky đang cân nhắc tổ chức bầu cử như dự kiến vào tháng 3/2024, nhưng vài ngày sau, Tổng thống Ukraine bác bỏ ý tưởng này vì cho rằng nó "vô trách nhiệm".
Theo Hiến pháp Ukraine, các cuộc bầu cử bị cấm trong khi đất nước đang trong tình trạng thiết quân luật.
Các quan chức Ukraine nói rằng rõ ràng có những thách thức về hậu cần và an ninh liên quan đến việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong thời chiến. Ngoài ra, hàng triệu cử tri sống ở nước ngoài hoặc ở các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.
Trong bài trả lời phỏng vấn với AP,ông Zelensky cũng thừa nhận rằng chiến sự Nga - Ukraine đã bước vào một giai đoạn mới, với mùa đông dự kiến sẽ khiến giao tranh trở nên phức tạp hơn và sự chú ý của thế giới chuyển hướng sang cuộc chiến Israel - Hamas.
Ông thừa nhận rằng cuộc phản công mới nhất của Ukraine đã không đạt được những gì mong đợi do thiếu vũ khí và nhân lực.
"Không có đủ sức mạnh quân sự để đạt được kết quả mong muốn nhanh hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên bỏ cuộc hay đầu hàng. Chúng tôi tự tin vào chính mình. Chúng tôi chiến đấu vì những gì thuộc về mình", ông tuyên bố.
"Hãy nhìn xem, chúng tôi không lùi bước và đây là điều tôi cảm thấy hài lòng. Chúng tôi đang chiến đấu với đội quân mạnh thứ 2 trên thế giới, tôi hài lòng", ông nói.
Tổng thống Ukraine nhấn mạnh: "Chúng tôi đang mất đi nhiều người, tôi không hài lòng. Chúng tôi không có được tất cả vũ khí như mong muốn, tôi không hài lòng nhưng tôi cũng không thể phàn nàn quá nhiều".
Theo Ukrainska Pravda">