当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo MC Oran vs ES Mostaganem, 23h00 ngày 19/2: Niềm tin cửa trên
Sau hơn 7 tháng điều trị bệnh ung thư phổi, sức khỏe của diễn viên Mai Phương đã dần ổn định. Cô có thể bắt đầu tham gia một số sự kiện và chương trình truyền hình.
Trong tập 9 "Giải mã tri kỷ" phát sóng tối 26/2, Mai Phương tham gia chương trình cùng với người chị thân thiết trong nghề là diễn viên Ốc Thanh Vân. Cả hai đã có những chia sẻ xúc động về tình bạn và những biến cố, khủng hoảng của Mai Phương trong thời gian qua.
Tại chương trình, hai nghệ sĩ hào hứng nhớ lại những ngày đầu tiên quen nhau từ những vai diễn tại sân khấu. “Hai chị em không bao giờ nhớ lại mình đã cùng nhau đóng chung bao nhiêu vở diễn, đứng chung bao nhiêu sân khấu. Chỉ biết là từ lâu rồi, Ốc xem Mai Phương như một người em thật sự của mình”, Ốc Thanh Vân chia sẻ.
![]() |
Hai nghệ sĩ bật khóc khi nhắc lại những biến cố trong đời. |
Khi con đường sự nghiệp đang mở rộng, Mai Phương đột ngột rút lui vì mang bầu. Cô cho biết thời gian đó là giai đoạn khủng hoảng nhất của mình vì xung quanh có rất nhiều ý kiến trái chiều. Chỉ riêng Ôc Thanh Vân là người động viên, tiếp thêm sức mạnh cho nữ diễn viên có động lực chào đón con gái ra đời.
Về phía Ốc Thanh Vân, nữ diễn viên cũng tâm sự khi cô ở trong những giây phút khó khăn nhất của đời người khi ba mất thì chỉ có hai người lặng yên nghe cô trút hết nỗi lòng là chồng Trí Rùa và Mai Phương.
Sau khoảng thời gian vừa làm việc vừa nuôi con gái nhỏ, Mai Phương tiếp tục đối diện với biến cố thứ hai trong đời mình. Cô phát hiện mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối và phải nhập viện điều trị vào tháng 8/2018. Dù đang trong lúc giận nhau nhưng Ốc Thanh Vân đã bỏ hết công việc và kêu gọi đồng nghiệp, khán giả ủng hộ và giúp đỡ Mai Phương bằng tất cả những gì mình có.
“Khi nghe tin Phương bị bệnh, tôi không nghĩ nó nghiêm trọng đến như vậy nhưng khi cầm tờ giấy khám bệnh thì tôi đã biết là mình phải làm gì đó cho em. Thời gian đó không phải là chuỗi ngày quá dài nhưng mình cứ ngồi đó, xem em cần gì, lâu lâu chạy vào xem em như thế nào. Đến giờ đi làm thì tôi ngồi ở hành lang bệnh viện để trang điểm”, Ốc Thanh Vân xúc động nhớ lại thời giạn cùng Mai Phương chiến đấu với bệnh tật.
![]() |
Mai Phương cho hay hiện sức khỏe của cô đã ổn định hơn sau nhiều tháng điều trị bệnh ung thư phổi, nhưng nữ diễn viên vẫn không được vận động mạnh để tránh việc bị gãy xương. |
Nói về tình trạng hiện tại của mình, Mai Phương cho biết hiện cô vẫn đang dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cơ thể cô đã đỡ đau nhức hơn nhưng không được vận động mạnh vì dễ gãy xương, không băng lại được. Cuộc sống của nữ diễn viên và con gái 5 tuổi khá ổn, cô có nhiều thời gian ở nhà chăm chó bé hơn.
Về dự định quay trở lại với sân khấu, Mai Phương nói thêm: “Niềm đam mê thì không bao giờ tắt trong lòng mình, tâm mình lúc nào cũng hướng về sân khấu về truyền hình và muốn quay trở lại sớm nhất có thể. Nhưng tôi cũng biết tình trạng hiện tại của mình nên khi nhận lời mời nào đều phải cân nhắc rất kĩ vì sức khỏe của bản thân cũng như không làm gián đoạn công việc chung của mọi người. Tính tôi làm gì là làm cho đến cùng nhưng cũng rất tôn trọng mọi người, vì lỡ không may do vấn đề cá nhân của mình lại ảnh hưởng đến cái chung nên tôi rất cân nhắc điều đó”.
Lưu Hằng
Xuất hiện trên sóng VTV9 tối 17/2 vừa qua, Mai Phương tranh luận với đạo diễn Lê Hoàng về chủ đề "Phụ nữ, đàn ông và trang điểm".
" alt="Mai Phương bật khóc nói về những biến cố trong đời"/>Chúng tôi đứng trước rạp hát Thầy Năm Tú (phường1, TP. Mỹ Tho), các cửa đều đóng chặt, nhiều pano quảng cáo, nhiều chân dung nghệ sĩ được treo ở những vị trí dễ thấy. Tấm áp phích chương trình "Ngân mãi tiếng tơ đồng" lần 2 đập vào mắt người qua đường. "Nhờ có nó mà 2 tháng nay cứ đến đầu tháng, rạp mở cửa một lần", một người dân cho biết...
Rạp Thầy Năm Tú là rạp hát đầu tiên tại miền Nam được xây dựng vào năm 1905. Chủ rạp hát này là một nhà giáo giàu có, quê ở làng Vĩnh Kim, ông Châu Văn Tú, thường được gọi là thầy Năm Tú.
![]() |
Rạp "Thầy Năm Tú" - rạp cải lương có tuổi thọ trên 100 năm tại Mỹ Tho (Tiền Giang) |
Ban đầu rạp chỉ dùng cho chiếu bóng. Đến năm 1918, thầy Năm Tú mới lập ra gánh hát Thầy Năm Tú. Gánh hát này được tập hợp từ gánh hát của André Thận vừa tan rã. Thầy Năm Tú đã tuyển thêm đào kép, sắm thêm đạo cụ và nhất là tìm thêm người viết tuồng để nó trở thành gánh cải lương đầu tiên ở miền Nam.
Sau đêm diễn vở cải lương đầu tiên, hàng đêm rạp Thầy Năm Tú luôn sáng đèn và khán giả đến xem kín cả rạp. Thời vàng son của cải lương kéo dài khá lâu.
Lúc này, nghệ thuật cải lương chưa được trọn vẹn nhưng các nghệ sĩ vẫn cố gắng đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ khán giả. Năm 1920, bản "Dạ cổ hoài lang" của Cao Văn Lầu xuất hiện, để sau đó cải biên thành vọng cổ bổ sung cho cải lương hoàn chỉnh đến ngày nay.
Ngoài gánh hát Thầy Năm Tú, còn có nhiều gánh hát khác mới thành lập. Cải lương trở thành món ăn không thể thiếu của người dân miền Nam và cả nước.
Gánh hát Thầy Năm Tú hoạt động miệt mài cho đến năm 1928 thì sa sút. Không còn khả năng hoạt động, thầy Năm phải cho giải tán gánh hát và bán rạp.
Thời điểm này, tại Mỹ Tho xuất hiện một gánh hát mới mà tầm cỡ và quy mô hoạt động còn hơn nhiều lần, đó là gánh hát và rạp hát Huỳnh Kỳ, của Bạch công tử Lê Công Phước.
![]() |
Siêu thị Tiền Giang trước đây là rạp Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử |
Là người từng du học tại Pháp về nghệ thuật sân khấu, Bạch công tử đã kết hợp với Nguyễn Ngọc Cương lập gánh Phước Cương.
Chỉ một năm sau, Bạch công tử tách ra lập gánh Huỳnh Kỳ, giao cho vợ là nghệ sĩ Phùng Há làm bầu gánh. Gánh hát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ. Ông cũng cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên.
Cải lương ngày càng được nhiều người hâm mộ. Rạp cải lương được mở ra trên cả miền Nam và dĩ nhiên rạp Thầy Năm Tú và rạp Huỳnh Kỳ vẫn là những rạp tiên phong trong thời kỳ này.
Nhiều tuồng cải lương đến hôm nay vẫn còn nhiều người nhớ đến như: Áo cưới trước cổng chùa, Dưới hai màu áo, Lan và Điệp, Lỡ bước sang ngang, Tô Ánh Nguyệt.
Cải lương tiếp tục sống và lớn mạnh cho đến năm 1980 bắt đầu vơi khách và đến 1985 thì ánh đèn sân khấu dường như tắt lịm.
Trải qua các thời kỳ hưng phế của cải lương đến hôm nay, rạp Huỳnh Kỳ trở thành siêu thị.
Năm 2014, rạp Thầy Năm Tú được khởi công xây dựng, tu bổ hoàn tất vào tháng 12 với kinh phí gần 3 tỷ đồng, tổng diện tích 542 m2. Rạp đi vào hoạt động 7/2015 và chính thức đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Nhưng cũng từ đó, ánh đèn trên sân khấu của rạp Thấy Năm Tú cũng chỉ le lói qua đêm. Mãi cho đến ngày 5/11/2016 vừa qua, đêm nghệ thuật cải lương “Ngân mãi tiếng tơ đồng” nhằm phục vụ miễn phí công chúng mộ điệu cải lương được công diễn.
Chương trình do nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp tỉnh Tiền Giang, đứng ra tổ chức, như làm bừng tỉnh giấc ngủ vùi của cải lương.
![]() |
Áp phích "Ngân mãi tiếng tơ đồng" lần 2 |
Đúng 1 tháng sau, “Ngân mãi tiếng tơ đồng lần 2” tiếp tục đánh thức giấc ngủ của cải lương.
Qua 2 lần trình diễn, nhiều trích đoạn cải lương vang bóng một thời như: Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Giũ áo bụi đời (lần 1) và Bên cầu dệt lụa, Hòn vọng phu và Tình mẫu tử (lần 2) đã được đông đảo công chúng mộ điệu nhiệt liệt hưởng ứng.
![]() |
Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ trong một trích đoạn cải lương |
Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ bày tỏ: "Là một nghệ sĩ cải lương, tôi không thể đứng nhìn bộ môn nghệ thuật mình theo đuổi bị mai một. Tôi cố gắng duy trì một tháng một lần phục vụ miễn phí bà con.
Rất tiếc chương trình lần 3 không thể xuất hiện trong dịp Tết đến nên đành lỗi hẹn bà con. Chúng tôi mong sao tiếng hát sẽ mãi vang lên, ánh đèn luôn rực rỡ để cái nôi của cải lương miền Nam được tỏa sáng.
Tôi chỉ sợ rằng khả năng không cho phép nên mong mỏi sẽ có thêm nhiều bàn tay góp sức, chăm lo cho nền cải lương tỉnh nhà".
NSƯT Hồ Phong đảm nhiệm vai đại ca giang hồ Tấn trong Hương vị tình thân. Trong tập 107, khi ông Sinh (Võ Hoài Nam) đến gặp, Tấn (Hồ Phong) đã trừng mắt lên doạ: "Tao nếm mật nằm gai bao nhiêu năm trở về cái đất này không thể để mất hết trong tay lũ rẻ rách chúng mày. Biến đi! Án đã thụ xong rồi, không thay đổi được gì. Biến đi cho người thân mày được yên ổn".
Ngay sau khi tập phim này lên sóng, hình ảnh từ hai nhân vật này đã bị chế thành ảnh quảng cáo thuốc xịt miệng, ví phản cảm khiến NSƯT Hồ Phong vô cùng bức xúc. Anh thể hiện quan điểm trên trang cá nhân: "Việc chế tác hình ảnh của tôi và các nghệ sĩ khác với những lời lẽ tục tĩu, vô văn hoá như thế này thử hỏi gia đình, bạn bè, nhất là những đứa trẻ con của chính anh chị sẽ nghĩ gì về người đã sinh ra chúng? Tại sao trước khi làm những việc này không suy nghĩ xem được hay mất thế nào rồi hãy đưa ra quyết định, để rồi lại phải muối mặt nhắn tin xin lỗi tôi nhỉ?".
![]() |
NSƯT Hồ Phong chia sẻ chia sẻ bức ảnh chế quảng cáo thô bỉ. |
NSƯT Hồ Phong nói thêm, anh có đầy đủ điều kiện để làm hình ảnh mình lung linh nhưng anh và các diễn viên đã tạo hình nhân vật gần gũi nhất để khán giả cảm nhận trọn vẹn, chân thực nhất về vai diễn mình tham gia diễn xuất.
Cùng với đó, anh cũng chia sẻ kèm những tin nhắn xin lỗi của những người đã chế ảnh nhân vật của mình cũng như diễn viên Võ Hoài Nam để quảng cáo với lời lẽ thô bỉ mà chưa xin phép. NSƯT Võ Hoài Nam sau khi bất ngờ vì hình ảnh của mình cũng xuất hiện trong chia sẻ của NSƯT Hồ Phong thì bình luận: "Người ta nghĩ cạn, bỏ qua nha em".
Trước ý kiến cho rằng không nên chấp mạng xã hội ảo, NSƯT Hồ Phong nói anh không chấp nhưng anh thường được Facebook tag tên mình vào khi có người đăng hình mình nên "biết mà không nói thì cũng khó".
![]() |
NSƯT Hồ Phong |
Trước đó, NSƯT Hồ Phong cũng từng rất bức xúc trước những nhận xét vô văn hoá mà nhiều người dành cho các diễn viên, trong đó có anh và nghệ sĩ Ngân Hạnh (vai bà Sa). "Bên cạnh những nhận xét chân thành, thẳng thắn và rất có trách nhiệm của đông đảo khán giả thì cũng có những nhận xét rất thô bỉ mà chúng tôi nhận được. Các anh chị có quyền nhận xét về nhân vật, thậm chí chửi rủa nhân vật nếu làm các anh chị khó chịu, ức chế. Nhưng đừng thông qua nhân vật để xúc phạm cá nhân chúng tôi. Các anh chị nên nhớ rằng chúng tôi rất có thể cùng trang lứa với cha, mẹ các anh chị, thậm chí còn có khi lớn hơn".
NSƯT Hồ Phong còn bức xúc hơn khi nhiều khán giả còn bình luận sang cả ngoại hình, đời tư của anh một cách thiếu tế nhị. "Có những lời nhận xét rất "thiểu năng" kiểu như: 'Thằng này xấu mà lấy vợ xinh thế'. Trong số những anh chị phát ngôn như thế, mấy người đã gặp chúng tôi ngoài đời? Biết ngoài đời chúng tôi thế nào mà phát ngôn lạ vậy? Đấy là chưa kể còn có anh chị mà tôi biết có bằng cấp, có địa vị vào Facebook của tôi bình luận trêu đùa những câu rất thiếu văn hoá", nam diễn viên viết.
NSƯT Hồ Phong và Võ Hoài Nam trong trích đoạn phim
Vy Uyên
Gần 30 năm làm nghề, NSƯT Hồ Phong chưa từng tiếp xúc với báo chí. Cuộc sống riêng với người vợ kém 7 tuổi cùng 3 con cũng được anh giấu kín trước truyền thông.
" alt="Ông Tấn 'Hương vị tình thân' phẫn nộ vì bị chế ảnh quảng cáo thô bỉ với Võ Hoài Nam"/>Ông Tấn 'Hương vị tình thân' phẫn nộ vì bị chế ảnh quảng cáo thô bỉ với Võ Hoài Nam
- Bức ảnh chụp thùng hàng toàn gạch, đá và quần áo cũ kèm hóa đơn gần 7 triệu khiến nhiều người bức xúc.
Theo tài khoản Facebook Trang sức bạc đẹp, sự việc xảy ra tại Bưu điện huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Vị khách mang đến bưu điện một thùng hàng để nhờ bưu điện chuyển đi. Hóa đơn của thùng hàng trị giá 6,9 triệu đồng. Trên hóa đơn, thùng hàng được ghi chú là chứa quần áo. Tuy nhiên, khi nhân viên bưu điện kiểm tra, trong thùng hàng hoàn toàn là gạch, đá và quần áo cũ.
Nhiều khách hàng khác của bưu điện chứng kiến sự việc nên bức xúc và chụp lại ảnh đăng tải trên Facebook.
![]() |
Bức ảnh chụp thùng hàng toàn gạch, đá và quần áo cũ. Nguồn ảnh Fb Hue Nguyen |
Xác nhận với PV VietNamNet, bà Đinh Thị Nguyên, giám đốc bưu điện huyện Ý Yên cho biết: Sự việc xảy ra tại quầy giao dịch của bưu điện vào sáng nay, 20/12.
Lúc đó, bưu điện rất đông khách, có một khách hàng chuyển thùng hàng quần áo và nhờ bưu điện thu hộ 6,9 triệu đồng cho hóa đơn của thùng hàng.
Tuy nhiên, khi nhân viên của bưu điện kiểm tra thì phát hiện trong thùng là gạch đá, quần áo cũ.
Nhân viên giao dịch đã báo cáo lãnh đạo và thông báo cho công an Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
“Hiện tại, công an đã vào cuộc điều tra và lấy lời khai” - bà Nguyên nói.
![]() |
Hóa đơn gần 7 triệu cho thùng hàng giả. Nguồn ảnh: FB Hue Nguyen |
Trao đổi với PV, ông Dương Ngọc Ích, trưởng công an thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cũng cho biết: "Sau khi nhận được tin báo của Bưu điện, Công an thị trấn đã có mặt và tiến hành lấy lời khai đối với vị khách hàng trên.
Theo đó, người thực hiện việc chuyển đồ trên là cháu V.T.H.M, hiện là học sinh lớp 9.
Cháu M. khai nhận, sau thời gian quen biết với một thanh niên bán quần áo trên mạng Facebook, người thanh niên này nhờ cháu chuyển thùng hàng đến bưu điện.
Tiếp đến, M. sẽ làm thủ tục để bưu điện chuyển hàng cho khách theo địa chỉ đã ghi sẵn trên hóa đơn và nhờ bưu điện thu hộ 6,9 triệu đồng. Nếu gửi qua bưu điện thành công, M. sẽ được thanh niên trên gửi tặng thẻ điện thoại trị giá 100 nghìn đồng.
Cả tin, M nhận lời giúp người thanh niên chưa từng gặp mặt trên Facebook kia.
Chàng thanh niên chở thùng hàng đến điểm hẹn, đặt thùng hàng ở đó rồi đi mất. M. đến nhận sau rồi mang đến bưu điện.Tuy nhiên, khi đến bưu điện, các nhân viên đã phát hiện và báo công an.
“Hiện tại, công an đã lấy lời khai, cho mời cả phụ huynh cháu M. đến. Tuy nhiên, xét mức độ nghiêm trọng của sự việc và độ tuổi còn nhỏ của M., tạm thời, công an đã đồng ý để phụ huynh đưa cháu về nhà giáo dục đồng thời thông báo cho nhà trường nhắc nhở học sinh” - ông Ích nói.
Minh Anh
" alt="Hóa đơn gần 7 triệu, mở bưu kiện toàn gạch và quần áo cũ"/>Nhà hàng Phúc Quần Các ở ngay tầng trệt, việc đi lại khá thuận lợi, sảnh rộng, sân thoáng, an toàn.
Vũ trường và karaoke trên tầng 2, có cầu thang rộng để khách đi lại. Tôi vẫn cho thiết kế, xây dựng 2 cầu thang thoát hiểm bên hông, sử dụng khi có sự cố.
Gần chục năm kinh doanh, nhờ Trời, 2 cầu thang phụ này chỉ dùng trong việc đi lại của nhân viên, chưa 1 lần sử dụng cho việc thoát hiểm.
Vũ trường, karaoke, do yêu cầu về trang âm, cần phải kín, sử dụng nhiều vật liệu cách âm, dễ cháy: salon gỗ, đệm mút, bọc vải, trải thảm... Nhiều thiết bị âm thanh, ánh sáng công suất lớn treo trên tường, trên trần. Dây điện, dây dẫn đi ngầm, nổi, trong tường, dưới sàn, dưới thảm, trên trần, có thể nói là khắp nơi.
Chưa nói gì đến phá hoại, chỉ sơ ý nhỏ như 1 mẩu thuốc lá, 1 sự cố chập điện, đều có thể trở thành thảm hoạ lớn cho tài sản và sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người.
Những năm 90, quy định về phòng chống cháy, nổ chưa đầy đủ, cụ thể; trang thiết bị báo cháy, sơ cứu chưa hiện đại như hiện nay.
Đương nhiên, qui trình thẩm định, xét duyệt, cấp phép của cơ quan chuyên môn về cháy, nổ cũng đơn giản, sơ sài hơn.
Kệ quy định. Tôi cho đào một bể nước chừng hơn 2 chục khối ngay tại sân trước, bố trí 5 họng nước cứu hoả lớn, dùng trong trường hợp có cháy, nổ.
Thực ra, để được các cơ quan cấp phép chấp thuận, có nhiều cách. Có thể "chạy", nộp tiền bảo kê, chí ít cũng nhận được sự dễ dãi khi kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ. Tôi chọn cách làm ăn nghiêm túc, lâu dài, không chọn phương án "chạy".
![]() |
Lực lượng PCCC nỗ lực chữa cháy (Ảnh: Trần Thường) |
Lý do là vì: Quy mô đầu tư, với những trang thiết bị chuyên dụng đắt tiền là tài sản lớn, không cho phép dễ dãi, làm ẩu.
Vũ trường, karaoke là loại kinh doanh có điều kiện, là nơi tập trung đông, ồn ào, tính mạng con người không phải chuyện đùa.
Tôi quy định bắt buộc với cơ sở kinh doanh của mình: Giám đốc, các phó giám đốc thay nhau trực hàng đêm. Các trưởng bộ phận kinh doanh, kĩ thuật, bảo vệ phải thường xuyên kiểm tra các nguy cơ dẫn đến cháy, nổ và xây dựng phương án xử lý sự cố.
Tất cả nhân viên phục vụ được hướng dẫn kĩ năng đối phó với sự cố cháy, nổ và có trách nhiệm hướng dẫn khách.
Hàng ngày, kiểm tra bình cứu hoả cá nhân, bể chứa nước và các họng cứu hoả.
Điều này không chỉ là nhận thức, trình độ, mà còn là trách nhiệm, là đạo đức của người kinh doanh.
Kinh doanh vũ trường, karaoke, phải tự ý thức được tính chất đặc thù và những rủi ro tiềm ẩn. Khi chưa đủ điều kiện kinh doanh lại trông vào sự dễ dãi trong quản lý, việc sẽ xảy ra cháy nổ là đương nhiên. Chỉ là lúc nào, ngày nào, giờ nào mà thôi.
Về vụ cháy quán karaoke hôm 1/11 ở 68 Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội). Cơ quan CSĐT đã quyết định khởi tố vụ án. Qua báo chí và truyền thông đưa tin, dễ dàng nhận thấy: Biển quảng cáo bằng vật liệu dễ cháy, che kín toàn bộ mặt tiền, cản trở lực lượng cứu hoả; không có lối thoát hiểm thuận lợi, đủ cần khi xảy ra sự cố;
Không có họng cứu hoả, hoặc gỉ sét, không có nước; bình cứu hoả nặng về trang trí; nhân viên không được trang bị kĩ năng đối phó với cháy nổ; biển báo, chỉ dẫn khách không đầy đủ; thậm chí, giấy phép kinh doanh còn chưa được cấp mà vẫn cho khách vào hát...
Chủ cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm, đương nhiên. Còn ai nữa phải chịu trách nhiệm?
Cháy rồi, người chết rồi. Nạn nhân là cán bộ nguồn cấp phòng, hay nhân viên phục vụ làm công ăn lương, không phải là đề tài để tôi quan tâm bởi họ đều là con người. Hơn chục mạng người đã chết sau một vụ cháy, nổ giữa thành phố lớn, là một kết cục quá đau lòng.
Tôi không chấp nhận những kẻ lồng ghép thái độ bất mãn để cười đùa, nhạo báng những nạn nhân. Tôi coi đó là sự vô cảm độc ác.
Cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân xấu số và xin chia buồn với gia đình họ!
Thật đáng buồn, vấn đề cháy, nổ đã chỉ bùng lên ầm ĩ, sôi nổi biết bao lần sau mỗi vụ hoả hoạn, rồi lại chìm dần, cho đến khi xảy ra một vụ cháy, nổ mới.
Đã từng cháy lớn ở Zone 9, cháy karaoke Nguyễn Khang, cháy nhà xưởng, cháy chung cư, cháy cửa hàng bán xe, cháy cơ sở kinh doanh… Chúng ta cứ rút kinh nghiệm, xong đâu lại vào đấy!
![]() |
Vụ cháy được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng (Ảnh: Trần Thường) |
Sau vụ cháy thảm khốc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ra văn bản cấm học viên đi hát karaoke, cấm uống rượu bia trong giờ làm việc; chủ tịch quận ra quyết định tạm dừng kinh doanh gần trăm cơ sở karaoke trên địa bàn quận Cầu Giấy... Còn các quận huyện khác thì sao? Không lẽ, chỉ vì tên quận có chữ "Giấy" mới hay xảy ra cháy, nổ? Tất cả động thái này, chỉ là đang xử lí phần ngọn.
Luật phòng cháy, chữa cháy thông qua năm 2001, bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh cuối 2013, có hiệu lực năm 2014. Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cũng được thành lập năm 2011 từ phòng cảnh sát PCCC Công an thành phố Hà Nội. Cuốn sách về Luật PCCC xuất bản 2015, giá 350k được bán rộng rãi, dễ mua.
Vậy, tại sao các vụ cháy nổ càng ngày càng nhiều, thiệt hại về người và của ngày càng lớn? Trong chúng ta, có bao nhiêu người không biết phải gọi số 114, mỗi khi có sự cố cháy nổ? Có bao nhiêu người không biết sử dụng bình cứu hỏa?
Nhà trường, các đơn vị, cơ sở kinh doanh có dạy học sinh, nhân viên kĩ năng đối phó với cháy, nổ không? Tại sao 1 vụ cháy tại một dãy nhà chỉ cao 30 - 40m, trên mặt tiền một phố lớn, đường to, vỉa hè rộng rãi, vào ban ngày mà sau 4,5 tiếng mới khống chế hoàn toàn được đám cháy?
Có quá nhiều câu hỏi. Và đây là tiếng chuông cấp bách về phòng, chống cháy, nổ không chỉ cho Hà Nội mà còn đối với tất cả các thành phố trên cả nước.
Còn các bạn, tốt nhất là không đi hát karaoke. Nếu bạn không thể từ chối được, thì trước khi vào phòng hát, nên kiểm tra kỹ lối thoát hiểm, bình cứu hoả trước khi chọn bài!
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
KTS Bùi Huy Hội
" alt="Chủ quán karaoke: Tốt nhất đừng đi hát nếu không thấy an toàn"/>Chủ quán karaoke: Tốt nhất đừng đi hát nếu không thấy an toàn