
- Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn, tái phát nhiều lần, di căn cả vào xương, não nhưng gần 5 năm qua, PGS.TS Đỗ Quốc Hùng vẫn làm việc bình thường.PGS Đỗ Quốc Hùng, 62 tuổi nguyên là Trưởng phòng C7, Viện Tim mạch quốc gia. Dù ngừng làm quản lý hơn 1 năm nay nhưng hàng ngày ông vẫn đều đặn đến bệnh viện làm việc.
Trong hành trình chiến thắng ung thư, PGS Hùng đã đúc kết ra nhiều bài học để các bệnh nhân khác có thể học hỏi, áp dụng.
Phát hiện ung thư sau đợt ho kéo dài
PGS Hùng kể, sau Tết Nguyên đán 2012, ông đột nhiên bị ho kéo dài 3-4 tuần, uống kháng sinh cũng không đỡ.
 |
PGS Đỗ Quốc Hùng vẫn hàng ngày đến viện làm việc sau gần 5 năm mắc ung thư phổi giai đoạn cuối |
Ông tự mình đi chụp XQ tim, phổi, kết quả hết sức ngỡ ngàng khi các bác sĩ phát hiện trong phổi có một khối u lớn.
Để khẳng định chắc chắn, PGS Hùng tiếp tục được làm các xét nghiệm chẩn đoán khác, như chụp CT ngực, làm các xét nghiệm máu.... Đặc biệt ông được chỉ định chụp PET/CT toàn thân, sinh thiết xuyên thành ngực vào khối u để tìm tế bào ác tính.
Kết luận ông được chẩn đoán ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đã ở giai đoạn muộn 4b, di căn hạch, di căn xương nhiều ổ ở cột sống, xương sườn...
Người nhà khi hay tin rất sốc, riêng PGS Hùng bình tĩnh đón nhận. Nhiều người khuyên ông nên sang Singapore điều trị nhưng ông kiên quyết ở lại trong nước vì tin vào tay nghề của đồng nghiệp.
Để có hướng điều trị đúng, một hội đồng các giáo sư đầu ngành toàn bệnh viện Bạch Mai với các chuyên khoa hô hấp, ung bướu, tim mạch, ngoại khoa, giải phẫu bệnh... do trực tiếp PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc bệnh viện chủ trì đã cùng ngồi lại để hội chẩn.
Ngay sau đó, ông đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai để đều trị. GS Mai Trọng Khoa, giám đốc trung tâm là người trực tiếp chỉ đạo và lập phác đồ.
Do khối u đã di căn nhiều nơi, không thể can thiệp phẫu thuật, PGS Hùng bắt đầu được điều trị hoá chất 3 đợt từ tháng 5/2012. Phác đồ được tính toán kĩ, có sự tham vấn của đồng nghiệp tại nước ngoài và dùng thêm thuốc nhắm trúng đích.
Sau 6 tháng điều trị, ông được chụp PET/CT để kiểm tra đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả thật bất ngờ khối u đã biến mất gần hết, PGS Hùng quay trở lại làm việc bình thường.
3 lần tái phát
Lần đầu tiên di căn vào hệ thống xương và hạch, 2,5 năm sau, khối u bất ngờ di căn sang xương chậu khiến PGS Hùng đau đớn không thể ngủ, phải ngồi xe lăn. Các bác sĩ xác định nguyên nhân do kháng thuốc nhắm trúng đích và tiếp tục đổi phác đồ hoá, xạ trị mới cho PGS Hùng ở cả vị trí cũ và mới.
Mới nhất vào năm 2015, khối u tiếp tục tái phát, di căn vào não.
“Tôi chỉ thấy mắt trái cứ mờ dần mà không hề có bất kỳ biểu hiện đau đớn nào. Đi khám mắt, bác sĩ phát hiện bị bong võng mạc do một khối sau nhãn cầu đè vào gây phù nề. Khi chụp PET/CT, MRI sọ não thì khối u trong não đã to như quả trứng với kích thước 3x4cm”, PGS Hùng kể.
Trên lí thuyết, với những bệnh nhân ung thư phổi đã có di căn hạch, di căn xương nhiều vị trí, đặc biệt di căn lên não (không mổ được), nếu không được điều trị triệt để, thời gian sống rất ngắn.
Tuy nhiên nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật, PGS Hùng sau đó đã được xạ phẫu cắt nhỏ khối u bằng dao gamma quay kết hợp truyền một đợt hoá chất mới và dùng thuốc nhắm trúng đích mới.
Từ đó đến nay, các tổn thương đã biến mất, PGS Hùng quay trở lại với công việc tại Viện tim mạch, hàng ngày uống thuốc và thực phẩm chức năng đều đặn.
Với những bệnh nhân ung thư, trường hợp sống sót sau 5 năm phát hiện đã được coi là khỏi bệnh.
PGS Hùng cho rằng, quá trình điều trị ung thư của bản thân thành công do Việt Nam hiện đã hoàn toàn cập nhật những tiến bộ mới nhất của y học trong điều trị ung thư như PET/CT, xạ trị điều biến liều, xạ phẫu bằng dao gamma...
“PET/CT ở ngoài Bắc mới có 4 bệnh viện. Đây là kĩ thuật giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác vị trí khối u lan toả theo không gian 3 chiều, sử dụng hình ảnh đó để mô phỏng lập kế hoạch xạ trị nên không lo xạ sai chỗ. Sau mỗi liệu trình điều trị, bệnh nhân cũng sẽ phải kiểm tra PET một lần nữa để phát hiện còn tế bào ung thư hay không”, PGS Hùng chia sẻ.
Theo PGS Hùng, những kĩ thuật này Việt Nam đã áp dụng rất tốt, nên sau khi ra nước ngoài tham khảo, ông đã quay trở về Việt Nam điều trị khi biết chi phí trong nước rẻ bằng 1/10.
“Các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nên ở lại trong nước điều trị. Tôi biết có những bệnh nhân sang Singapore chữa hết 8 tỉ đồng vẫn không ăn thua, tiền gửi sang không kịp. Ở nước ngoài dịch vụ có thể tốt hơn, nhưng các kĩ thuật cũng tương tự”, PGS Hùng đưa ra lời khuyên.
Thúy Hạnh
Bài 2: Bí quyết của bác sĩ thổi bay ung thư phổi
" alt="Cách chữa ung thư phổi: Bác sĩ sống tốt sau 5 năm bị ung thư phổi di căn khắp người"/>
Cách chữa ung thư phổi: Bác sĩ sống tốt sau 5 năm bị ung thư phổi di căn khắp người

Mâm ngũ quả thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn. Ngũ quả - thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trụ trong quan niệm của Khổng giáo. Mỗi vùng miền lại có một cách bài trí và bày biện khác nhau và cũng không thiếu những mâm ngũ quả được biến tấu thêm phần sinh động hơn.Ngũ quả cũng còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Còn lý do nên chọn 5 loại quả có màu sắc khác nhau bởi lẽ nó thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương mang về kính lên tổ tiên. Nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Theo thuyết ngũ hành: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo 5 sắc màu đó để phối trí.
 |
Mâm ngũ quả đặc trưng của miền Bắc |
Các loại quả thường được trọng dụng như: chuối xanh, bưởi, cam, quýt, hồng, ớt, roi,…. Đều là những thứ quả đặc trưng với khí hậu của miền Bắc.
Quả phật thủ – bàn tay phật nhằm bảo vệ gia đình, hoặc bưởi: mong muốn an khang thịnh vượng; màu vàng ứng với Kim
Quả chuối:tượng trưng con cháu sum vầy, quây quần đầm ấm, màu xanh ứng với Mộc
Quả sung hoặc quả mây: tượng trưng cho sự sung túc, no ấm, màu xám ứng với Thổ
Quả quất, quả hồng:biểu trưng cho sự may mắn, màu đỏ ứng với Hỏa
Quả lê hoặc dưa lê:tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến, màu trắng ứng với Thủy
Ngoài ra, có thể chưng thêm các loại quả khác như ớt, hồng xiêm, đu đủ… để mâm ngũ quả thêm sinh động và đẹp mắt.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm.
Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài…
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam
Mâm ngũ quả của miền Nam tuy không được bày, bố trí theo quan niệm ngũ hành nhưng cũng có những kiêng kị nhất định. Miền Nam tuyệt đối không chọn chuối để bày vì nó phát âm khá giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó và không may mắn, quýt cũng là loại quả cấm kị vì có câu “quýt làm cam chịu” hay lê, táo được coi là “lê lết, đổ bể, làm ăn thất bại”.
Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “Cầu – Sung – Vừa – Đủ – Xài”.
Ngoài những mâm ngũ quả được bày biện theo truyền thống thì hiện nay nhiều mâm ngũ quả được trang trí cách điệu, theo phong thủy với những họa tiết, bài trí sống động và không kém phần độc đáo.
 |
Mâm ngũ quả gần 10 loại quả được bày biện đẹp mắt cùng với đôi dưa hấu có 4 chữ “Vạn sự - Như ý” được khắc chữ tỉ mỉ và tinh tế 
Một bó hướng dương được tô điểm tạo thêm điểm nhấn thú vị cho mâm ngũ quả 
Những thanh trang trí đỏ tạo nên sự mềm mại cho mâm ngũ quả. 
Mâm ngũ quả chúc sống lâu trăm tuổi, đủ đầy, thơm tho, tránh được mọi khó khăn, vất vả 
Mâm ngũ quả tài lộc "Cầu sung vừa đủ xài" 
Mâm ngũ quả cầu gia đình sung túc, vạn sự như ý, gặt hái nhiều thành công  
Những mâm ngũ quả long – phụng sum vầy |
Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình." alt="Độc đáo những mâm ngũ quả ngày Tết"/>
Độc đáo những mâm ngũ quả ngày Tết
- Theo đơn tố cáo, bệnh viện Nhi có số giường dịch vụ cao gấp hơn 3 lần quy định và ‘mọc’ ra dịch vụ mổ tim sớm để thu thêm 30 triệu đồng.Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa nhận được đơn thư tố cáo về tình trạng “dịch vụ hoá” tại Bệnh viện Nhi Trung ương và sự nhập nhèm trong việc bổ nhiệm khi một mình giám đốc “ôm” đến 5 chức danh.
Theo đơn phản ánh, bệnh viện Nhi đã tăng lên gần 400 giường dịch vụ trên tổng số 1.500 giường, chiếm tới gần 30%, trong khi quy định của Chính phủ chỉ cho phép 10%.
Về giá khám dịch vụ cũng cao hơn nhiều so với giá khám thông thường, chưa kể không niêm yết giá công khai cho người bệnh tham khảo.
 |
Đơn phản ánh khám dịch vụ tại bệnh viện Nhi TƯ đang có giá cao hơn bình thường |
Cụ thể, khám đa khoa có hẹn (bác sĩ đa khoa khám) là 390.000 đồng; khám chuyên khoa có hẹn, từ 8h-16h30, giá 580.000 đồng; khám đa khoa không hẹn 580.000 đồng; khám chuyên khoa không hẹn 680.000 đồng; tái khám chuyên khoa giờ hành chính 390.000 đồng; khám cấp cứu 580.000 đồng…
Ngoài ra, trung tâm Tim mạch của bệnh viện này còn mở ra dịch vụ mổ sớm. Theo đó người nhà muốn không phải xếp hàng, chỉ cần nộp thêm 30 triệu sẽ được mổ ngay ngày hôm sau.
Mổ dịch vụ là tự nguyện ngoài giờ
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi TƯ khẳng định những thông tin trong đơn tố cáo không đúng sự thật.
Ông Hải cho biết, hiện số lượng giường dịch vụ của bệnh viện chỉ khoảng 300 giường, chiếm 20% tổng giường bệnh với mức giá từ 500.000-1,5 triệu đồng/giường.
“Chúng tôi muốn xoá bỏ toàn bộ giường dịch vụ nhưng người bệnh có nhu cầu và đề nghị. Chi khi nào có BHYT toàn dân, BHYT chi trả toàn bộ thì mới dần dần bỏ được”, ông Hải nói.
 |
Ông Lê Thanh Hải cho biết số tiền 10-30 triệu để chi cho cả kíp mổ vì làm việc ngoài giờ |
Với giá khám bệnh theo yêu cầu, ông Hải cho biết toàn bộ báo cáo thu chi đều có gửi Bộ Y tế. Mức giá này mới đủ bù chi và có một chút tích luỹ.
“Mỗi ngày bệnh viện khám 3.000-3.500 bệnh nhân nhưng chỉ có khoảng 150 lượt khám theo yêu cầu. Trong khi khám BHYT có 60-70 bàn thì khám dịch vụ chỉ có 5-7 bàn”, ông Hải thông tin.
Về mổ tim dịch vụ, ông Hải cho biết hiện phòng mổ đang quá tải với 3 bác sĩ phẫu thuật chính với tổng khoảng 2.000 ca mỗi năm (trước đây chỉ 500 ca).
Mỗi người chỉ mổ được 4-5 ca/ngày trong giờ hành chính là hết công suất, trong đó ưu tiên các bệnh nhân nặng, bệnh nhân cấp cứu. Các trường hợp nhẹ hơn, đăng ký xếp hàng mổ phiên còn rất nhiều.
“Do đó bệnh viện động viên các bác sĩ làm thêm buổi tối, cuối tuần, gọi là mổ tự nguyện ngoài giờ, có sự thoả thuận giữa gia đình người bệnh với bệnh viện. Theo đó sẽ có mức 10-30 triệu đồng tuỳ theo mức độ bệnh, ca khó nhất phải huy động tới 30 người với nhiều chuyên gia”, ông Hải nói và cho biết, sẽ có ban dịch vụ kiểm soát lịch mổ để không xảy ra tiêu cực.
Theo ông Hải, dù quá tải nhưng không một sớm một chiều mở rộng trung tâm phẫu thuật tim mạch được vì để đào tạo một bác sĩ phẫu thuật giỏi phải mất tới 20 năm.
Nhiều chức nhưng không có lương
Giải thích về việc “ôm” cùng lúc 5 chức danh gồm: Giám đốc BV, Bí thư Đảng uỷ BV, Giám đốc trung tâm Tim mạch, Giám đốc Viện Nghiên cứu sức khoẻ trẻ em, Trưởng khoa Cấp cứu - chống độc, chưa kể là Phó trưởng bộ môn Nhi tại ĐH Y, ông Hải cho rằng đây là việc bất đắc dĩ.
Ông Hải cho biết, do một số khoa phòng mới thành lập, lộn xộn, thậm chí có tình trạng “trên bảo dưới không nghe” vì sàn sàn tuổi nhau nên ông phải kiêm nhiệm để chấn chỉnh.
“Tôi chỉ đóng vai trò là người phụ trách, không có lương, không có phụ cấp, không có quyết định. Tôi vẫn chỉ ăn 1 lương. Sau này khi ổn định tôi sẽ bàn giao lại”, ông Hải khẳng định.
Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ, trước đây ông cũng từng kiêm Trưởng khoa Tiêu hoá nhưng mới đây đã bàn giao cho người khác.
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo Chiều nay, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài Chính, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu Bệnh viện Nhi làm rõ các nội dung trong đơn tố cáo, báo cáo về Bộ trước ngày 15/10. |
Thúy Hạnh
" alt="Bệnh viện Nhi TƯ bị tố đóng 30 triệu mới được mổ sớm"/>
Bệnh viện Nhi TƯ bị tố đóng 30 triệu mới được mổ sớm