当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Al Minaa Basra vs Al Qasim Sport Club, 21h00 ngày 19/2: Dễ dàng sụp đổ 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Mes Rafsanjan, 19h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘ghi điểm’
Chiều ngày 2/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức họp báo công bố Báo cáo tóm tắt Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023, kết quả theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022.
Kiến nghị cảnh báo về ngân hàng yếu kém
Một trong những vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng được Kiểm toán Nhà nước đề cập đến là hiện tượng ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Chia sẻ rõ hơn về thông tin này, ông Vũ Mạnh Cường, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII phụ trách lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho biết Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện kiểm toán các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không kiểm toán các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy nhiên thông qua công tác kiểm toán cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo cáo của các cơ quan thanh tra, KTNN đã có kiến nghị về nội dung NHTMCP tư nhân tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng an toàn hệ thống.
Cụ thể, KTNN kiến nghị NHNN trên cơ sở kết quả thanh tra của cơ quan thanh tra giám sát Chính phủ và báo cáo giám sát vi mô cơ quan thanh tra giám sát xác định rõ thực trạng tài chính, giám sát chặt chẽ, bám sát hoạt động của ngân hàng để kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN đề ra biện pháp, giải pháp can thiệp phù hợp với các quy định pháp luật, không để thất thoát, mất mát tài sản Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn ổn định hệ thống ngân hàng.
Công cụ room tín dụng có đạt hiệu quả?
Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ như room tín dụng, lãi suất cũng là vấn đề nóng khác được dư luận quan tâm, đặc biệt là sau giai đoạn dịch Covid-19.
Ông Vũ Mạnh Cường cho biết đây là nội dung về kiểm toán điều hành chính sách tiền tệ nằm trong báo cáo kiểm toán NHNN năm 2022.
Năm 2022 nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh này, để đảm bảo được hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Quốc hội đã ra Nghị quyết 43 với nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về hỗ trợ nguồn vốn.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31 để triển khai Nghị quyết 43. NHNN ra thông tư hướng dẫn với các nội dung về điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo linh hoạt, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Ông Cường đánh giá NHNN rất linh hoạt và thực hiện được nhiều mục tiêu. Ví dụ mặc dù lạm phát tại các nước tăng cao nhưng đến tháng 9/2022, NHNN vẫn giữ mức lãi suất ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát thì tháng 9 và tháng 10/2022, NHNN buộc phải tăng lãi suất.
"Để đạt mục tiêu kép trong bối cảnh đó rất khó khăn. Lúc đó, NHNN phải chọn mục tiêu nào phù hợp nhất để thực hiện", đại diện Kiểm toán Nhà nước giải thích.
Về room tín dụng, mục tiêu năm 2022 đạt mức 15% sau khi tổng kết thực hiện được 14,1%. Ông Cường cho rằng thời điểm đấy NHNN đã làm rất tốt để đạt mục tiêu này.
Đại diện KTNN đánh giá NHNN đã có rất nhiều biện pháp hữu hiệu tuy nhiên để đạt được kết quả đồng bộ như Nghị quyết 43 đề ra thì chưa hoàn toàn thực hiện được.
"Đánh giá kết quả kiểm toán năm 2022 về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã đạt được những mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao", ông Cường trả lời.
Ông Vũ Mạnh Cường - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII (Ảnh: KTNN).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp
Ngoài nội dung về hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, công tác thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 của NHNN cũng được đặt ra cho Kiểm toán Nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng gói có mục tiêu tốt nhưng các tiêu chí tiếp cận đưa ra khiến doanh nghiệp nản lòng.
Ông Cường cho biết trong Nghị quyết 43 có nội dung hỗ trợ cấp bù lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội là 5.000 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại 40.000 tỷ đồng. Đây là chính sách rất lớn của Đảng, Nhà nước tuy nhiên khi triển khai không phải dễ.
"Các NHTM rất tâm huyết với việc cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm nhưng bản thân doanh nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu, có hấp thụ được hay không cũng là vấn đề lớn. Ai hấp thụ được thì mới đi vay. Đối tượng thì có nhưng không phải tất cả đều hấp thụ được vốn", ông Cường trả lời.
Vì vậy kết quả giải ngân gói hỗ trợ lãi suất rất thấp, không đạt được như kỳ vọng của Quốc hội. Ví dụ năm 2022 chỉ đạt được 132 tỷ đồng so với mức được giao là 16.000 tỷ đồng, tương đương 0,84%. Đến năm 2023, giải ngân được 1200 tỷ đồng, tương đương 3,5%.
" alt="Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về ngân hàng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro"/>Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về ngân hàng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro
Mới đây, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã chính thức lên tiếng cảnh báo về các hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm. Cụ thể, cơ quan chức năng cho biết thời gian qua xuất hiện nhiều hình thức đào tạo bán hàng không phù hợp, gây phản cảm như "đánh roi", "bắn dây thun", "hò hét kích động"…
"Đây là hình thức hoạt động đội nhóm của các hệ thống bán hàng nhằm kích thích tinh thần, nhưng được thực hiện dưới các hình thức không phù hợp về tính chất giáo dục. Việc đào tạo này có thể gây lệch lạc về nhận thức và tác động tiêu cực đến cảm xúc, hành vi của người chứng kiến", Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cho biết các hình thức đào tạo này cũng thường được sử dụng trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng nhằm thao túng tâm lý, lôi kéo, dụ dỗ người tham gia, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về tinh thần, thể chất và thiệt hại kinh tế.
Chính vì vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cảnh báo người dân không nên tham gia vào các hoạt động đào tạo, huấn luyện có biểu hiện không tích cực để hạn chế rủi ro, thiệt hại về vật chất, tinh thần và pháp lý.
Các hình thức đào tạo phản cảm này thường được sử dụng trong mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng để thao túng tâm lý, lôi kéo người tham gia (Ảnh: Cắt từ video).
"Thông tin kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện các hội nhóm hoạt động theo các hình thức tiêu cực như trên có biểu hiện kinh doanh đa cấp, trả thưởng theo mô hình đa cấp, để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời", cơ quan chức năng lưu ý.
Trước đó, cuối tháng 9, video nữ "tổng tài" bắn dây thun vào cổ tay của nhiều cấp dưới trong sự kiện đào tạo của một doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm đã trở thành "hiện tượng mạng" và nhận về nhiều chỉ trích. Không ít người cho rằng trò chơi "đào tạo" này là hành động gây đau đớn không cần thiết.
Ngay sau đó, trên trang Facebook cá nhân, bà H.P.H, CEO của H.P Cosmetics lên tiếng cho biết ngày 22/9, bà tham gia một chương trình đào tạo của một nhóm giám đốc kinh doanh với vị trí khách mời.
"Trong chương trình, có một trò chơi bắn thun nhằm minh họa sức mạnh của đội nhóm, sự đoàn kết và sự thiệt thòi của thủ lĩnh, và trò chơi này đã thực sự chạm đến cảm xúc của mọi người tham gia", bà chia sẻ và khẳng định những ai không tham dự chương trình không hiểu được bối cảnh và mục đích của trò chơi.
" alt="Bộ Công Thương cảnh báo kiểu đào tạo bán hàng "bắn dây thun", "đánh roi""/>Bộ Công Thương cảnh báo kiểu đào tạo bán hàng "bắn dây thun", "đánh roi"
Bên cạnh đó, MB tiếp tục ủng hộ trực tiếp đến các địa phương vùng bão, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn và sớm ổn định cuộc sống.
MB góp một ngày công - Sẻ chia cùng đồng bào
Với tinh thần lá lành đùm lá rách và phát huy truyền thống tương thân, tương ái tốt đẹp của dân tộc, Công đoàn cơ sở MB đã triển khai chương trình "Góp một ngày công - Sẻ chia cùng đồng bào". Theo đó, toàn thể công đoàn viên, người lao động trong hệ thống MB cùng trích ra 1 ngày lương/người để chung tay ủng hộ người dân địa phương bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
Chia sẻ về chiến dịch này, đại diện MB cho biết: "Hơn 28 triệu khách hàng trên toàn quốc đang được MB phục vụ, trong đó, không ít gia đình chịu thiệt hại từ cơn bão này. Là cán bộ nhân viên MB, chúng tôi không chỉ phục vụ khách hàng mà còn đồng hành với họ trong những lúc khó khăn nhất".
Cũng trong khuôn khổ chiến dịch "MB góp một ngày công", Công đoàn cơ sở MB đã phát động và kêu gọi tất cả cán bộ nhân viên toàn ngân hàng tiếp tục tham gia gây quỹ qua nền tảng Thiện nguyện (thiennguyen.app) với mong muốn được góp sức và đồng hành cùng đồng bào.
Đồng hành cùng các địa phương vùng lũ
Ngày 12/9, nhằm chia sẻ khó khăn, mất mát với người dân và chính quyền tỉnh Điện Biên do ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 2 và số 3, Ngân hàng TMCP Quân đội đã trao 500 triệu đồng đến UBND tỉnh Điện Biên, góp phần hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Trước đó, ngày 10/9, tại buổi Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 được tổ chức tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, MB đã ủng hộ 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ.
Với số tiền ủng hộ trên, các ngân hàng nói riêng, toàn ngành ngân hàng nói chung mong muốn chung tay cùng Đảng, Nhà nước có thêm nguồn lực để tăng cường hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão số 3, khẳng định vai trò là một ngành luôn đi đầu trong công tác xã hội - từ thiện.
" alt="MB góp một ngày công, sẻ chia cùng đồng bào bị bão lũ"/>Nếu có một công ty đồ uống đáng lẽ phải thất bại ở Trung Quốc thì đó chính là Starbucks. Trung Quốc là đất nước có văn hóa hàng ngàn năm uống trà. Vì vậy, ít ai ngờ rằng người Trung Quốc lại uống cà phê thay trà.
Thế nhưng, tháng 9 năm ngoái, thương hiệu cà phê đến từ Mỹ đã mở cửa hàng thứ 6.000 tại đất nước tỷ dân này. Cửa hàng trên cũng đánh dấu cơ sở thứ 1.000 của Starbucks tại Thượng Hải, biến nơi đây trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới vượt qua cột mốc ấn tượng này.
Khi Starbucks thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999, nhiều người đã nghi ngờ rằng hãng không có cơ hội thành công vì thực tế người Trung Quốc có truyền thống ưa chuộng trà.
Starbucks xâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 1999 và đến nay đã mở được 6.000 cửa hàng ở nước này (Ảnh: Flickr).
Dù vậy, Starbucks đã không để điều đó cản bước. Một nghiên cứu thị trường cho thấy khi tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng phát triển, Starbucks đứng trước cơ hội tốt để giới thiệu trải nghiệm cà phê phương Tây - nơi mọi người có thể gặp gỡ nhau và thưởng thức đồ uống yêu thích của mình.
Thương hiệu trên đã thực sự đã tạo ra nhu cầu đó. Hiện tại, thương hiệu đã hiện diện ở rất nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Thậm chí cả những người lớn tuổi cũng đón nhận Starbucks. Có thể nói, Starbucks đã cách mạng hóa cách người Trung Quốc uống cà phê.
Vậy Starbucks đã làm gì để chinh phục thị trường Trung Quốc? Dưới đây là bí kíp của hãng:
Điều mà Starbucks thực hiện trong thời gian đầu gia nhập thị trường Trung Quốc không phải là về cà phê mà là việc làm sống lại một "văn hóa quán trà" đã tồn tại hàng nghìn năm tại đây. Ngay từ những ngày đầu tiên, Starbucks đã triển khai một cách tỉ mỉ nỗ lực của mình tại Trung Quốc xung quanh ba "trụ cột" chính của xã hội nước này.
Bằng cách hòa mình vào nền văn minh lâu đời, tạo dựng mối quan hệ với các gia đình và cộng đồng tại đây, Starbucks đã thành công chinh phục thị trường tỷ dân và trở thành ví dụ điển hình cho bất kỳ thương hiệu toàn cầu nào về cách gia nhập và hoạt động tại quốc gia này.
Gia đình
Trên thực tế, thành công toàn cầu của Starbucks dựa trên việc trở thành địa điểm thân thuộc thứ ba ngoài nhà và nơi làm việc - nơi mọi người có thể thư giãn sau thời gian căng thẳng. Starbucks đã mang đặc tính đó đến Trung Quốc một cách khéo léo. Không chỉ bạn bè, đồng nghiệp mà các thành viên của gia đình cũng đón nhận Starbucks nhiệt tình.
Không dừng lại ở đó, Starbucks còn triển khai nhiều chương trình đem lại giá trị cho gia đình của nhân viên công ty. Ngay từ buổi đầu của nền văn minh Trung Quốc, gia đình đã là nơi giáo dục, đem lại cảm giác an toàn và chỗ dựa tinh thần của người dân. Các giá trị của xã hội đã gắn kết ông bà, cha mẹ và con cái trong mối quan hệ chia sẻ trách nhiệm trong hầu như tất cả các giai đoạn của cuộc đời.
Nhân viên của một cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc (Ảnh: China Daily).
Starbucks hoàn toàn hiểu điều này và đã biến việc thu hút phụ huynh trở thành nền tảng trong hoạt động nhân sự của mình. Ví dụ, năm 2012, Starbucks đã tổ chức sự kiện nơi nhân viên của công ty và cha mẹ của họ có thể cùng nhau tìm hiểu về Starbucks cũng như tương lai của công ty tại Trung Quốc. Thậm chí, CEO Howard Schultz cũng có mặt và nói chuyện với các bậc phụ huynh.
Schultz từng chia sẻ: "Chúng tôi đã tổ chức một cuộc "họp phụ huynh" hàng năm ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Có tới 90% phụ huynh tham gia và hầu hết có cả ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác của nhân viên tham gia. Thật không thể tin được. Đây là một bước đột phá với công ty và là cột mốc quan trọng đối với sự nhạy cảm với thị trường của chúng tôi".
Sau đó, công ty tiếp tục cung cấp chương trình cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho cha mẹ lớn tuổi của hàng chục nghìn nhân viên ở Trung Quốc. Điều này cho thấy hãng muốn truyền tải thông điệp rằng họ tôn trọng các bậc phụ huynh và đã thực sự chạm tới trái tim của nhiều người tiêu dùng Trung Quốc.
Cộng đồng
Người Trung Quốc đánh giá cao cộng đồng của họ, theo truyền thống được gọi là "vòng kết nối bên trong". Dù là nhà riêng, trường học hay công ty, họ tìm đến những vòng kết nối này để được chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống.
Với suy nghĩ đó, Starbucks đã thiết kế không gian cửa hàng của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho những "vòng tròn" này xích lại gần nhau hơn. Không giống như ở Mỹ, nơi những chiếc ghế Starbucks thường là chốn lui tới yên tĩnh của một vài cá nhân riêng lẻ, cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc được thiết kế để chào đón đám đông. Theo Forbes, nhiều cửa hàng tại Trung Quốc rộng hơn tới 40% so với tại Mỹ và được đặt ở những vị trí rất dễ nhận thấy và dễ tiếp cận.
Khách hàng của Starbucks không chỉ thưởng thức cà phê mà còn để tận hưởng thời gian bên người thân thiết (Ảnh: Geek Wire).
Các khu dùng đồ uống tại chỗ có không gian mở, thường không có tường và được bố trí những chiếc ghế thoải mái. Một cây viết của tờ Quartz từng nhận xét: "Ở Trung Quốc, Starbucks không bán cà phê mà họ cho thuê những chiếc ghế để kiếm hàng tỷ USD".
Địa vị xã hội
Người Trung Quốc coi trọng việc đạt được và duy trì danh tiếng và địa vị cá nhân, đặc biệt là đối với gia đình và cộng đồng. Do đó, họ muốn sử dụng các thương hiệu và sản phẩm thể hiện sự thành công và thăng tiến.
Starbucks đã định vị mình là thương hiệu cà phê cao cấp tại Trung Quốc. Công ty tính giá cao hơn khoảng 20% ở Trung Quốc so với các nơi khác trên thế giới. Bên cạnh đó, họ thường chọn các địa điểm cao cấp để đặt cửa hàng, bao gồm trung tâm thương mại sang trọng và các tòa văn phòng mang tính biểu tượng.
" alt="Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý do"/>Người Trung Quốc mê trà, Starbucks vẫn kiếm được cả tỷ USD và hé lộ lý do
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tiếp vị khách đặc biệt (Ảnh: AFP).
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin ngày 20/4 chào đón một vị khách đặc biệt đến văn phòng chính phủ. Đó là một con trâu trắng khổng lồ được bán với giá 500.000 USD gần đây.
Con trâu có tên là Ko Muang Phet đã thu hút sự chú ý của dư luận Thái Lan sau khi đạt mức giá nửa triệu USD và nó được mời tới khuôn viên văn phòng chính phủ để "gặp gỡ" Thủ tướng Srettha.
Cao 1,8m, con trâu 4 tuổi đến từ tỉnh Phetchaburi nặng 1,4 tấn, gần gấp 3 lần so với một con trâu bình thường.
Ko Muang Phet cũng đã được nhiều người biết tới sau khi góp mặt trong bộ phim truyền hình dài tập nổi tiếng "Sound From The Field Of Love".
Ông Srettha - người cao 1,92m - đã gặp con trâu nổi tiếng ngay trước văn phòng chính phủ.
"Tôi không biết là nước ta có con trâu đẹp như vậy. Có còn nhiều con trâu thế này không?", ông Srettha nói với các phóng viên, đồng thời vỗ nhẹ vào một trong những chiếc sừng cong của con vật.
Trâu nước có mặt khắp nơi ở vùng nông thôn Thái Lan, được đánh giá là động vật khỏe mạnh và đáng tin cậy với nhà nông. Các con trâu trắng được xem là đặc biệt có giá trị vì chúng rất hiếm.
Ngoài ra, ngành kinh doanh trâu đực mang lại nguồn thu lớn ở Thái Lan. Vào năm 2023, một nông dân ở tỉnh Phitsanulok đã bán con trâu đực nặng 1,4 tấn với giá hơn 1,45 triệu USD.
Trong một bài đăng trên X, ông Srettha cho biết Hiệp hội chăn nuôi trâu Thái Lan đã đề nghị chính phủ quảng bá loài vật này như một công cụ của "quyền lực mềm".
Ông chủ của Ko Muang Phet, Jintanat Limtongkul, rất vui mừng với ý tưởng trên.
"Tôi muốn mọi người biết đến trâu nhiều hơn. Người Thái trước đây gần gũi với nông nghiệp và trâu bò, nhưng lối sống ngày nay đã khiến chúng ta xa cách chúng", ông Ko nói với các phóng viên tại tòa nhà chính phủ.
Ông cam kết sẽ mang 4 con trâu khổng lồ tới gặp các du khách tại đường Khao San, Bangkok. Đây là điểm đến ưa thích của khách nước ngoài vào tháng 4 nhân dịp Songkran, Tết té nước của người Thái Lan.
Theo AFP" alt="Thủ tướng Thái Lan "tiếp" chú trâu giá 500.000 USD"/>Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đến tháng 9 đạt 6,957 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với thời điểm cuối năm 2023, lập kỷ lục mới. So với cuối tháng 8, lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng thêm 32.700 tỷ đồng.
Như vậy, bình quân mỗi ngày tháng 9, 1.090 tỷ đồng được người dân gửi vào ngân hàng. Trong tháng 8, tiền gửi người dân cũng đã tăng thêm 86.475 tỷ đồng.
Tiền gửi của người dân vào hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao. Thực tế, lãi suất huy động chưa thể hồi phục như giai đoạn dịch Covid-19 song thời điểm tháng 9, các ngân hàng cũng liên tục tăng lãi suất.
Thậm chí, đến cuối tháng 9, số ngân hàng tăng lãi suất huy động đã nhiều hơn số ngân hàng điều chỉnh giảm. Với các kỳ hạn 9 tháng, lãi suất phổ biến từ 3,6%/năm đến 5,3%/năm; 6 tháng dao động 2,5%/năm đến 5,4%/năm. Với kỳ hạn 12 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất phổ biến từ 5,3%/năm đến 5,8%/năm.
Còn lượng tiền gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 7,076 triệu đồng, tăng 3,43% so với cuối năm 2023. So với cuối tháng 8, tiền gửi của nhóm này tăng thêm hơn 238.000 tỷ đồng. Tháng liền trước đó, tiền gửi của tổ chức giảm khoảng 70.000 tỷ đồng.
Tính chung, tổng phương tiện thanh toán, chưa bao gồm các khoản giấy tờ có giá, đến hết tháng 8 năm nay đạt hơn 16,94 triệu tỷ đồng, tăng 5,94% so với cuối năm ngoái.
Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4 năm nay. Mặt bằng lãi suất đã thiết lập mức mới. Trong những ngày đầu của tháng 12, có 4 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất gồm GPBank, ABBank, TPBank, IVB.
Về mặt lãi suất, báo cáo của một công ty chứng khoán cho biết lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của nhóm ngân hàng thương mại duy trì ở mức 4,9% cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh duy trì ở mức 4,6-4,7%.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ điều chỉnh lãi suất trong quý II/2025. Một số dự báo cũng đánh giá, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng thêm 0,2% vào cuối năm 2024.
" alt="Kỷ lục: Tháng 9, mỗi ngày người dân gửi vào ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồng"/>Kỷ lục: Tháng 9, mỗi ngày người dân gửi vào ngân hàng hơn 1.000 tỷ đồng