Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Sumqayit FK, 21h00 ngày 7/4: Không hề dễ nhằn

Bóng đá 2025-04-11 22:18:18 96818
ậnđịnhsoikèoArazNakhchivanvsSumqayitFKhngàyKhônghềdễnhằlịch thi đấu ý   Hồng Quân - 07/04/2025 07:59  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/news/2e396603.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo U23 Portimonense vs U23 Farense, 17h00 ngày 8/4: Khách đáng tin

Những đứa trẻ nhà Messi đã khóc và không muốn thay đổi cuộc sống. Quá nhiều nỗi lo mà đội trưởng Argentina phải giải quyết khi Barca tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận.

{keywords}
Messi, một biểu tượng trở nên cô độc

Gia đình bị xáo trộn

Có một hình ảnh chung: một gia đình mỗi người mỗi ngả. Năm 2001, trong một căn hộ rộng 120 mét vuông ở khu Les Corts, thành phố Barcelona, ​​gia đình Messi quyết định một cuộc ly tán.

"Thật khó khăn cho em gái tôi để thích nghi với trường học", Messi nói nhiều năm sau sự kiện 2001. Celia, người mẹ, trở về Rosario cùng với những đứa con còn lại (Rodrigo, Matias và Maria Sol) và ông Jorge ở lại với Lionel, khi ấy là một phần dự án cầu thủ bóng đá tại La Masia, thuộc đủ đô của Catalunya.

Ngày qua ngày tràn ngập những nghi ngờ và hơn hết là những khoảng lặng giữa cha và con, hai kiểu khắc khổ trong lời nói.

"Điều khó khăn nhất trong những năm đó không phải là thuốc men(hormone tăng trưởng mà Barcelona tài trợ cho Messi), mà là dành quá nhiều thời gian cho gia đình ly tán", anh nhớ lại, khi bản thân đã trốn trong phòng khóc để bố không nhận ra rằng anh nhớ nhà, ở khu phố Las Heras.

Gần 20 năm sau, trong một ngôi nhà sang trọng ở Castellfedels (khu cao cấp Barcelona), gia đình Messi, đã có Lionel là trụ cột, vẫn không nói nên lời.

Sau khi kỳ nghỉ ở Miami và Ibiza kết thúc, hôm thứ Tư vừa qua, anh trở về Barcelona cùng vợ và ba con (Thiago, Mateo và Ciro). Kế hoạch của anh là ký hợp đồng cuối cùng trong sự nghiệp của mình với Barca, có thời hạn đến năm 2026, vào ngày hôm sau.

{keywords}
Messi chịu cảnh gia đình ly tán năm 2001

"Hẹn gặp bạn vào thứ Sáu tại Ciudad Deportiva (sân tập của Barca)", Messi nói với người bạn Kun Aguero của mình, một trong những bản hợp đồng được ban quản lý thể thao móc ngoặc để cám dỗ "số 10".

Nhưng bầu không khí bắt đầu trở nên kỳ lạ ngay khi anh hạ cánh xuống sân bay El Prat. Joan Laporta gọi cho cha kiêm người đại diện của anh để thông báo rằng thỏa thuận được đồng ý vào tháng Bảy đã bị treo bởi một vấn đề xuất hiện.

Vào thứ Năm, cuối cùng, hiệp ước giữa Barcelona và cầu thủ người Argentina đã bị phá vỡ. Và Lionel, vẫn còn bị sốc, đã phải nói với các con rằng anh sẽ rời Camp Nou. Lần này là dứt khoát, không giống như năm 2020 khi anh ấy cố gắng rời đến Man City do sự khác biệt giữa anh với chủ tịch Barcelona khi đó, Josep Maria Bartomeu.

"Các con tôi đã khóc và nói với tôi rằng đừng bỏ đi", Leo tiết lộ.

Nỗi lo của Messi

"Cuối cùng, nó xảy ra với họ như bao gia đình khác. Họ phải rời xa bạn bè, thay đổi những đứa trẻ đang đi học. Những vấn đề mà đôi khi không dễ giải quyết với số tiền lớn mà họ có", những người sống trong môi trường Argentina với Messi nói.

Messi hát những bài hát thiếu nhi bằng tiếng Catalan cùng các con, có một cuộc sống bình lặng ở Castelldefels.

"Trường học gần nhà. Khi bắt đầu đi học và các thói quen, chúng tôi rất lo lắng về việc quản lý thời gian của trẻ và tùy thuộc vào chúng. Cuộc sống của chúng tôi đi qua Castelldefels", anh từng giải thích.

Trên thực tế, cầu thủ người Argentina vẫn chưa quyết định sẽ sắp xếp sân khấu gia đình mới của mình như thế nào. Một lựa chọn mà anh ấy đang suy tính là làm giống như người bạn Neymar của mình - cầu thủ người Brazil đã mua một căn nhà tại Tibidabo cho con trai và mẹ của anh sử dụng - cho gia đình mình ở lại thủ đô của Catalan.

{keywords}
Messi rời Barca với nhiều nỗi lo về gia đình

Messi đến Barca năm 13 tuổi và ra đi ở tuổi 34. "Tôi nghĩ chúng tôi đếm trên đầu ngón tay những lần chứng kiến ​​Leo bị đánh chìm", một nhân viên lịch sử của câu lạc bộ nói.

Anh bị gãy xương mác ngay trận đấu thứ hai của mình trong màu áo thiếu sinh quân B và các vấn đề về cơ lặp đi lặp lại trong những năm đầu ở Camp Nou (anh đã bỏ lỡ 50 trận đấu do 5 lần chấn thương từ năm 2004 đến 2007). "Tất cả những gì tôi muốn là được khỏe mạnh", La Pulga nói với một người bạn vào Giáng sinh năm 2007.

Anh đã cân nhắc rời câu lạc bộ vào năm 2014, cũng trong năm 2016 sau khi cảm thấy bị khủng bố bởi Kho bạc - năm 2017 anh bị kết tội trốn thuế 4,1 triệu euro. Anh đã thất vọng với việc bị loại khỏi Champions League, nhưng chưa bao giờ tức giận như sau thất bại long trời lở đất trước Bayern Munich vào năm 2020 (2-8).

Vì vậy, anh nói đủ và yêu cầu Bartomeu để mình rời Camp Nou.

Cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử câu lạc bộ - cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất (672), nhiều trận đấu (778) và danh hiệu nhất (35) - đã không thể lựa chọn số phận của mình. Anh ấy không thể rời Barca vào năm 2020, cũng như không thể ở lại vào năm 2021.

Thiên Thanh

Barca trở mặt với Messi: 'Quả bom' bắt đầu từ Neymar

Barca trở mặt với Messi: 'Quả bom' bắt đầu từ Neymar

Barcelona đối xử phũ phàng với Lionel Messi khi thông báo chia tay, và Neymar là khởi đầu của sự thiếu kiểm soát ở Camp Nou.

">

Messi, nước mắt và nỗi buồn thấu tâm can khi rời Barcelona

Chelseađánh dấu lần thứ 3 liên tiếp có mặt ở chung kết FA Cup sau chiến thắng 2-0 Crystal Palace với các pha lập công của Ruben Loftus-Cheek và Mason Mount trong hiệp 2.

Chelsea sẽ đấu Liverpool ở chung kết FA Cup vào ngày 14/5 tới

Chiến thắng đưa thầy trò Thomas Tuchel gặp lại Jurgen Klopp cùng Liverpool, đội hạ gục Man City 3-2 ở cặp bán kết diễn ra vào ngày trước đó.

Đây là lần thứ 2 trong 3 tháng Chelsea và Liverpool gặp nhau trong một trận chung kết quốc nội. Trước đó, hồi tháng 2, sắc xanh để thua Quỷ đỏ vùng Merseyside trong loạt đấu súng ở Cúp Liên đoàn Anh.

Chelsea cùng Thomas Tuchel trông đợi một kết quả ngược lại ở cuộc gặp vào 14/5 tới đây. Đội bóng đang bị rao bán cũng mong có lần thứ 3 may mắn, sau khi thua ở cả 2 trận chung kết FA Cup 2020 và 2021.

Năm ngoái, Chelsea của Thomas Tuchel để thua Leicester City 

Vào 2020, Chelsea do Lampard cầm quân dù dẫn trước Arsenal nhưng để Pháo thủ thắng ngược 2-1, ngầm ngùi vuột cúp. Năm ngoái, The Blues thời Thomas Tuchel choáng váng vì cú đánh đầu sấm sét của Youri Tielemans giúp Leicester City giành chiếc Cúp FA lần đầu tiên trong lịch sử.

Thomas Tuchel hào hứng chia sẻ: "Tôi rất vui khi Chelsea có mặt ở chung kết FA Cup một lần nữa. Được chơi một trận chung kết nữa ở Wembley, tôi rất biết ơn. Chúng tôi sẽ chuẩn bị để sẵn sàng cho cuộc chiến với Liverpool".

L.H

Kết quả bóng đá hôm nay 18/4: Chelsea vào chung kết, Real thắng kịch tính

Kết quả bóng đá hôm nay 18/4: Chelsea vào chung kết, Real thắng kịch tính

Kết quả bóng đá hôm nay 18/4 - Cập nhật nhanh kết quả bóng đá bán kết FA Cup, vòng 33 Ngoại hạng Anh, vòng 32 La Liga., vòng 32 Ligue 1 và vòng 30 Bundesliga.">

Chelsea hy vọng phá dớp thua chung kết FA Cup khi tái đấu Liverpool

Công ty xổ số lên tiếng về vụ từ chối trả thưởng vé trúng giải đặc biệt - 1

Tờ vé số trúng thưởng đặc biệt 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng (Ảnh: Công Bính).

Chủ tịch Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận đã thực hiện yêu cầu giám định tờ vé trúng thưởng vào ngày 4/11 tại Công an tỉnh này. Lệ phí do khách hàng trúng thưởng chi trả.

Trước khi trả lời khách hàng, công ty đã nhận được văn bản phúc đáp kết quả giám định của cơ quan công an. Kết quả giám định cho thấy tờ vé số của bà N. là vé thật, số không bị tẩy xóa.

Do đó, Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập hội đồng để xem xét có trả thưởng hay không. Cuối cùng, khách hàng vẫn bị từ chối trả thưởng khi công ty này dựa theo quy định tại Thông tư số 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi tiết hoạt động kinh doanh xổ số, trong khi kết quả giám định chỉ là yếu tố tham khảo.

"Tôi cũng đã gặp chị N. 2 lần và cũng có chia sẻ, giải thích. Tuy nhiên, như văn bản trả lời thì chúng tôi không thể chi trả cho vé số trúng giải đặc biệt trị giá 2 tỷ đồng này được", ông Nguyên khẳng định.

Trước đó, Dân tríđã phản ánh việc bà N.T.N. (SN 1971, trú tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), mua 2 tờ vé số của Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế, có ký hiệu H83-24 (10.000 đồng/vé), gồm một tờ mang số dự thưởng 386552 (F) và một tờ mang số 486552 (F), phát hành ngày 14/10.

Trong kỳ quay mở thưởng cùng ngày, tờ vé số 386552 (F) trúng giải đặc biệt 2 tỷ đồng, tờ còn lại trúng giải phụ đặc biệt trị giá 50 triệu đồng.

Do sơ suất, bà N. để các tờ vé số trúng thưởng bị ướt nước mưa, thay đổi hình dạng so với ban đầu.

Căn cứ vào các quy định về kinh doanh xổ số, Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ chấp nhận trả thưởng vé số trúng giải phụ đặc biệt trị giá 50 triệu đồng; tờ vé số trúng giải đặc biệt 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng.

">

Công ty xổ số lên tiếng về vụ từ chối trả thưởng vé trúng giải đặc biệt

Nhận định, soi kèo Travnik vs Jedinstvo Bihac, 21h00 ngày 9/4: Đối thủ khó lường

Bà Nguyễn Bích Quy là người đưa đón học sinh trong sự việc bé 6 tuổi trường Gateway (Hà Nội) tử vong trên chuyến xe định mệnh.

"Trách nhiệm là ở tôi. Nhưng giờ tôi cũng hoang mang quá!", bà Quy nói.

 

Phóng viên: Bà có thể kể lại ngày hôm xảy ra sự việc?

Bà Nguyễn Bích Quy: Buổi sáng, tôi đi xe máy đến rồi để ở trong trường, bên ngoài đã có tài xế chờ sẵn.

6h15 tôi bắt đầu đi đến điểm đón đầu tiên tại đường Nguyễn Chí Thanh. Khoảng 6h40 thì xe đến điểm đón cháu Long (học sinh bị tử vong) ở số 1 Trung Hòa, Cầu Giấy. Sau khi đón cháu từ người giúp việc của gia đình, tôi đưa lên xe và để cháu ngồi ở trong cùng hàng thứ 2 từ cuối lên.

Khi đó, cháu mặc áo màu đỏ, quần sẫm màu, chân đi dép lê. Đến điểm đón cuối, có hai cháu bé lớp 1 đi học ngày đầu tiên nên rất dát và quấy khóc. Tôi cứ thế dỗ các cháu.

Khi đến trường khoảng 7h20, tôi mở cửa xe cả ở trên cabin lẫn cửa dưới cho học sinh xuống. Còn 2 cháu mới thì không chịu xuống nên tôi nhấc 1 cháu, tay kia vẫn bế cháu còn lại. Tôi nhòm vào xe thì không thấy ai nên đã đóng cửa. Sau đó, tài xế đánh xe đi về còn tôi dẫn các cháu vào trường.

Xe đến trường đúng lúc học sinh vào lớp, khi đến cửa thì các cháu ùa vào.

Trên tay tôi vẫn bế một cháu và dắt theo cháu còn lại đi vào và lên nhà ăn ở tầng 2. Lẽ ra, dẫn các cháu vào là tôi cũng xong việc. Nhưng hôm nay vì 2 cháu kia bám không chịu rời nên tôi đã vào lấy sữa và xôi cho ăn rồi dẫn 2 cháu lên lớp. Sau đó, tôi xuống ký bàn giao đủ 13 cháu (tính cả cháu Long) rồi đi về.

Đến 16h kém 15, tôi lại đến trường để đón các cháu.

Lúc này, lái xe đã chờ ở ngoài. Khi tôi vào đón thì chỉ thấy 9 cháu và thiếu cháu Long (3 cháu khác đã được bố mẹ đón).

Ngay sau đó, tôi đã báo cho một cô giáo; cô giáo này tiếp tục báo tới Ban giám hiệu nhà trường. Cô ấy cũng bảo tôi dẫn 9 cháu ra xe trước rồi vào tìm bạn Long sau. Khi tôi vừa mở cửa xe, học sinh đã kêu lên có người chết.

Lúc đó, tôi run hết cả chân tay, không làm được gì hết. Có một phụ huynh gần đó đã bế Long chạy vào phòng y tế của trường để cấp cứu.

Khi ấy, tôi không thể chạy theo vì phải ở lại trông các cháu. Còn tài xế đã gọi điện cho nhà xe để báo tình hình. Nhà xe nói cứ đưa các cháu về gia đình sau đó quay lại trường.

Trên xe, tôi bảo với ông Phiến tài xế là: “Cầu trời khấn phật cho cháu thở lại thì mình cũng đỡ; chứ cháu mà có vấn đề gì thì mình chỉ có bị đi tù thôi”.

Ông Phiến khi đó cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại gọi đến. Ông ấy bảo với tôi “Thôi không nói chuyện ấy, để yên cho ông ấy tập trung lái xe”. Trong suốt quãng đường đó, ông ấy im lặng.

{keywords}
Bà Nguyễn Bích Quy trao đổi với VietNamNet. Ảnh: Thanh Hùng

Sau khi đưa hết học sinh về các điểm, tôi và ông Phiến quay lại trường. Có một cô giáo đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy để khai báo sự việc. Mới viết được vài dòng thì ông Phiến nhận được điện thoại báo cháu Long đã mất. Ngồi một lúc thì công an vào và bắt tôi và lái xe lên phường để khai báo. Họ giữ tôi, thu điện thoại và tra hỏi đến gần 3h30 sáng hôm sau mới xong.

Như vậy, từ lúc học sinh lên xe và xuống xe, bà đều không kiểm tra về sĩ số? Bà cũng không nhận ra sự vắng mặt của Long?

Vì vướng 2 cháu mới quấy khóc quá nên tôi vừa phải bế, vừa phải dắt các cháu vào. Lúc đó, tôi không kiểm soát được và cũng không thể đếm được. Cửa từ mở sẵn nên các cháu ùa vào, lẫn cả vào với những xe khác; còn tôi thì đi theo sau. Trước đó, tôi cũng đã nhòm vào trong xe nhưng thấy không còn ai nên mới đóng cửa.

Bà nói không kiểm soát được, vậy còn nhà trường? Chẳng lẽ trường không có bộ phận tiếp nhận xem con số 13 học sinh ấy đã đủ hay chưa?

Không có ai kiểm tra lại số lượng. Mới vào đầu năm nên chưa có. Tôi đón 13 cháu rồi tự ghi vào sổ. Chỉ đến khi vào lớp, cô giáo chủ nhiệm điểm danh, thấy thiếu như thế nào thì mới báo lên ban giám hiệu nhà trường để gọi cho gia đình hoặc gọi cho người đón. Nhưng ngày hôm ấy, tôi không nhận được cuộc gọi nào, cũng không thấy ai hỏi gì cả.

Hôm xảy ra sự việc, bà có thấy cháu Long có biểu hiện gì khác thường không?

Cháu khi ấy hoàn toàn bình thường, rất vui vẻ. Buổi đầu tiên tôi cũng đón cháu và cháu là người bé nhất vì hôm ấy 2 bạn nhỏ kia chưa đi học. Tôi cũng dẫn cháu lên nhà ăn, lấy thức ăn cho cháu. Cháu rất bình thường và vui vẻ.

Sáng khi đi học, cháu mặc áo màu đỏ, nhưng khi xem trích xuất camera lúc bế cháu ra thì cháu lại mặc áo xám. Điều này có thể lý giải như thế nào?

Tôi cũng không biết gia đình cháu có cho áo vào balo hay không; rồi không biết cháu có biết thay không. Lúc bối rối như thế, sao cháu có thể biết thay áo? Tôi cũng tự đặt ra nhiều câu hỏi và cảm thấy nghi ngờ về chi tiết này, nhưng cũng không lý giải được.

Khi tôi mở cửa ra thì đã thấy cháu nằm ngay sau ghế lái xe và ở dưới sàn. Cháu nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng và áo đã bị thay.

Theo bà nhớ, lúc phát hiện Long nằm bất tỉnh trong xe, vị trí và tư thế của cháu ra sao?

Cháu nằm vuông góc với thân xe và ngay sau hàng ghế lái, khi đó cháu nằm ở tư thế ngửa thẳng chân tay. Đầu hướng ra phía cửa mở, chân duỗi vào trong. Tôi nhìn thì run bắn người lên. Chỉ thấy môi cháu tím đen đi, tóc ướt mồ hôi và nghĩ không thể cấp cứu được nữa.

Theo quan sát của tôi, với vị trí của cháu Long lúc đó, người lái xe có khả năng và có thể cũng dễ nhìn được. Tuy nhiên, ông Phiến nổ máy đi từ chỗ gửi xe ô tô đến trường và có thời gian ngồi chờ các học sinh ra mà lại không nhìn thấy. Cháu bé có phải là cái kim đâu, người to như thế mà lái xe lại không nhìn thấy.

Clip bà Quy kể vị trí cháu Long buổi sáng và buổi chiều trên xe 16 chỗ đưa đón học sinh: 

Khi mở cửa xe vào buổi chiều, bà có thấy xung quanh cháu có điều gì khác thường không?

Buổi chiều, tôi thấy một quả bóng bay có dây buộc ở trong xe. Tôi không chắc buổi sáng đã có chưa, nhưng nếu của cháu nào đó thì cháu ấy đã cầm theo. Chi tiết này tôi cũng quên chưa khai báo với công an.

Ngày hôm đó có phải ông Phiến lái xe là người cuối cùng rời khỏi xe?

Đúng là thế. Nhưng hôm đó ông ấy cũng không kiểm tra xe. Đáng lẽ như bình thường sẽ phải kiểm tra xe, kéo các rèm lại, sau đó khóa xe và đi về.

Bà với ông Phiến bắt đầu làm việc với nhau từ khi nào và bà đánh giá như thế nào về ông Phiến?

Tôi cũng không quen biết ông Phiến trước đây. Qua giới thiệu của trưởng nhóm xe nên tôi đi làm. Mới làm việc với nhau được 2 hôm thì đánh giá thế nào. Nhưng về cơ bản cảm nhận cũng tốt. 

{keywords}
Bà Bích Quy nói chuyện với phóng viên VietNamNet trong căn nhà của mình tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh: Phạm Hải

Bà đã ký hợp đồng với trường Gateway hay nhà xe chưa? Hợp đồng của bà với trường có những điều khoản gì? Có quy định cụ thể về quy trình đưa đón học sinh không?

Tôi chưa ký gì với cả hai bên. Tôi chỉ làm theo thời vụ.

Trước đây tôi làm tạp vụ ở một trung tâm dạy Toán tư duy. Sau đó tôi không muốn làm nữa và được chú Đoàn – trưởng quản lý đội xe - cũng là hàng xóm gọi đi làm công việc đưa đón học sinh nên tôi đã đi.

Tôi mới đi làm buổi thứ 2 nên nhà trường chưa nói gì đến việc ký hợp đồng. Đến buổi thứ 2 thì xảy ra chuyện như thế.

Tức là trước đó bà cũng chưa từng làm việc với lãnh đạo nhà trường hay cán bộ nhân viên?

Năm ngoái, do cô đón trẻ nghỉ việc đột xuất nên tôi đã làm cho trường Gateway một tháng thì đến kỳ nghỉ hè. Mức lương tôi nhận được khi ấy là 2,8 triệu/ tháng.

Vậy bà đã được huấn luyện, đào tạo kỹ năng quản lý, đưa đón học sinh như thế nào?

Có mấy hôm coi như là để đi đào tạo nhưng tôi lại bận chưa đi được. Tôi chưa được qua trường lớp đào tạo nào về những điều này.

Mấy lần chú Đoàn gọi đi họp nhưng tôi bận vì vẫn phải làm ở trung tâm kia.

Kể từ sau sự việc, nhà trường đã từng liên hệ với bà lần nào hay chưa?

Từ ngày xảy ra sự việc, phía nhà trường mới chỉ liên hệ tới gia đình tôi vì khi ấy tôi vẫn đang bị giữ trong quận. Chiều 8/8, nhà trường đã họp để thuê luật sư bào chữa cho nhà trường, lái xe và tôi.

Còn về phía nhà xe thì đã yêu cầu gia đình tôi nộp sơ yếu lý lịch để làm hợp đồng. Tuy nhiên gia đình tôi không cung cấp để nhà xe làm điều đó.

Những ngày qua, cảm xúc của bà như thế nào?

Tôi rất buồn vì sự việc xảy ra khi cháu còn quá bé. Cháu cũng là đứa trẻ rất ngoan. Trong khi đó, một số thông tin cho rằng cháu cãi nhau trên xe và bị tôi đánh. Tôi là người rất quý trẻ con nên mới làm công việc này. Lương có 2,8 triệu mà tôi vẫn làm. Tại sao tôi có thể đánh cháu? Việc cháu qua đời bản thân tôi cũng rất buồn, ăn không ngon, cũng không thể ngủ được.

Sau sự cố này theo bà trách nhiệm lớn nhất thuộc về ai?

Trách nhiệm lớn nhất chắc thuộc về tôi, bởi vì tôi phụ trách việc đưa đón và tôi đã để quên cháu.

Nhưng tôi cũng không chắc lắm việc mình có quên cháu thật hay không. Việc cháu mất thì pháp y sẽ phải làm rõ xem cháu mất có do lý do gì khác không. Tôi cũng rất hoang mang. 

Đúng là tôi là người chịu trách nhiệm đưa đón. Tôi là người thiếu sót đầu tiên, rồi đến bác lái xe và đến giáo viên chủ nhiệm. Bởi giáo viên phải kiểm tra sĩ số học sinh, nếu thấy thiếu phải báo cho gia đình hoặc người đưa đón.

Đằng này, từ sáng cho đến khi đón không thấy có cuộc điện thoại thông báo nào cả, nên tôi cũng yên tâm là đầy đủ các cháu rồi.

Xin cảm ơn bà!

Thanh Hùng - Thuý Nga - Phạm Hải (Thực hiện)

Cổng trường Gateway xuất hiện nến và hoa trắng tưởng niệm bé lớp 1

Cổng trường Gateway xuất hiện nến và hoa trắng tưởng niệm bé lớp 1

-3 ngày sau sự việc học sinh lớp 1 tử vong, bên ngoài cổng trường Gateway xuất hiện những bông hoa trắng, nến và di ảnh của bé.

">

Lời kể của người đưa đón trẻ trường Gateway vụ bé 6 tuổi tử vong trên xe

Dù đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục xin cấp phép bay nhưng cách làm căn cơ này cho thấy tầm nhìn dài hạn và bền vững của Vinpearl Air trong thị trường hàng không đang có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Bà Nguyễn Thanh Hương- Chủ tịch Vinpearl Air đã có những chia sẻ về môi trường đào tạo ưu việt và tương lai đầy hứa hẹn của lứa học viên đầu tiên sẽ gia nhập VinAviation School vào tháng 9 tới.

{keywords}
Bà Nguyễn Thanh Hương- Chủ tịch Vinpearl Air

- Xin bà cho biết vì sao Vinpearl Air lại khởi đầu một hãng hàng không bằng việc đào tạo phi công, thợ máy chứ không phải xúc tiến thành lập hãng hàng không?

Hoạt động của một hãng hàng không không chỉ cần phương án kinh doanh hiệu quả. Yếu tố quan trọng nhất đối với ngành hàng không là đảm bảo an toàn hoạt động. Trong đó, con người mà cụ thể là đội ngũ nhân lực kỹ thuật cao là nhân tố quyết định trực tiếp, đảm bảo an toàn cho các hãng hàng không.

Chính vì vậy, dù đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục thành lập hãng hàng không nhưng Vinpearl Air đãthành lập Trường đào tạo cơ bản phi công, thợ máy (VinAviation School) kết hợp với Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre). Ngoài ra, nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay trình độ đại học sẽ do đại học VinUni đảm nhiệm.

Đây là cách làm tổng thể và căn cơ không chỉ cho Vinpearl Air mà còn cho cả ngành hàng không Việt Nam vốn đang rất “khát” nhân lực kỹ thuật cao.

- Theo bà, quy mô đào tạo của Vinpearl Air liệu có giải được “cơn khát” này?

Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập niên trở lại đây, tăng trưởng doanh thu trung bình 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.

Vị trí thợ máy hiện tại cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận hành đội bay trong nước với 2.522 thợ máy đều là người Việt. Tuy nhiên, trong 2.361 phi công mới chỉ có 1.285 phi công Việt Nam, chiếm 54,4%. Với nhu cầu mở rộng đội bay và đường bay của các hãng hàng không trong nước, dự báo tới năm 2025, chúng ta cần thêm 1.225 phi công và 1.728 thợ máy, tức là mỗi năm cần thêm 400-600 nhân lực kỹ thuật cao.

Sự thiếu hụt này là cơ sở để Vinpearl Air xác định chỉ tiêu đào tạo, bởi chúng tôi muốn có một giải pháp toàn diện về nhân lực chất lượng cao, để ngành hàng không Việt Nam duy trì được sự tăng trưởng bền vững và chất lượng dịch vụtrong những năm tới.

- Vậy phi công của Vinpearl Air sẽ được đánh giá qua tiêu chuẩn như thế nào, thưa bà?

Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế FAA, CASA, CAAV. Chúng tôi đã liên kết với các Học viện đào tạo hàng đầu thế giới tại Mỹ hoặc Úc để đưa học viên sang theo học là 12 tháng để chắc chắn nguồn nhân lực phi công do  Vinpearl Air đào tạo phải đảm bảo chất lượng hàng đầu.

Tiếp đó, là quá trình 14 tháng đào tạo tại Việt Nam để lấy chứng chỉ ATPL, MCC và JF cũng như hoàn thành các khóa huấn luyện chuyển loại và bay tích lũy kinh nghiệm để học viên chính thức trở thành phi công của hãng hàng không. Những học viên này sau đó sẽ được đảm bảo việc làm ngay với thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường, tương đương với phi công nước ngoài.

- Tập đoàn Vingroup và Vinpearl Air có sự hỗ trợ như thế nào đối với học viên tham gia đào tạo?

Đây là chương trình phi lợi nhuận, với tổng chi phí huấn luyện đào tạo thấp hơn thị trường khoảng 25%, trong đó để giải quyết bài toán tài chính hỗ trợ các học viên, tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí, ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm.

Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra bảo lãnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vay ngân hàng, được hỗ trợ 100% lãi vay; những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng.

Đặc biệt, khi Trường đào tạo của Vinpearl Air chính thức đi vào hoạt động trong thời gian tới, toàn bộ quá trình đào tạo sẽ diễn ra tại Việt Nam với chất lượng tương đương các Học viện hàng không hàng đầu thế giới, các chứng chỉ được cấp cũng có giá trị quốc tế. Điều này sẽ giúp nhiều người có khả năng tham gia đào tạo để trở thành phi công với chi phí hợp lý.

Hỗ trợ hấp dẫn như vậy, chắc hẳn Vinpearl Air sẽ có những cam kết chặt chẽ với các học viên sau tốt nghiệp, thưa bà?

Đầu tiên phải khẳng định lại, chương trình đào tạo của Vinpearl Air được xây dựng theo tiêu chí phi lợi nhuận và vì cộng đồng. Do đó, học viêncó thể tự do lựa chọn nơi làm việc tại các hãng hàng không trong nước và quốc tế, hoàn toàn không bắt buộc phải làm việc tiếp cho chúng tôi.

- Tại sao Vinpearl Air lại không ràng buộc phi công trong khi thị trường đang giành giật từng nhân sự?

Vì tầm nhìn của chúng tôi hướng tới sự phát triển dài hạn, bền vững và có yếu tố đóng góp  cho xã hội, không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng khan hiếm phi công trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu phi công Việt ra thị trường quốc tế. Bởi thế, ngay từ khi xây dựng chương trình, Vinpearl Air đã định hướngrất rõ nét yêu cầu đào tạo phi công có trình độ thế giới, các chứng chỉ được cấp được quốc tế công nhận để tự do hành nghề ở trong hay ngoài nước

- Xin cảm ơn bà!

Để biết thêm chi tiết về các tiêu chuẩn tuyển sinh, học viên có thể tham khảo tại đường link:

http://bit.ly/vinaviation

Thí sinh tham gia tuyển sinh có thể nộp hồ sơ Dự tuyển online qua email tuyensinhhangkhong@vingroup.net (từ 16/8 - 2/9) hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air tại Hà Nội (từ 26/8 - 2/9) và TP.HCM (từ 9/9 đến 14/9). Thông tin chi tiết liên hệ hotline 0353 593 366/ 0353 793 366

Minh Tuấn

">

Vinpearl Air tuyển sinh phi công: lời giải ‘cơn khát’ nhân lực hàng không

友情链接