Cùng với đó, Sở cũng giới thiệu các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh, sử dụng dịch vụ bưu chính công ích, hồ sơ sức khỏe điện tử, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm VNeID.
Thành viên của các tổ công nghệ cộng đồng còn được hướng dẫn về thương mại điện tử như: cách thức tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội để hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, hợp tác xã tạo và đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ...
Sau khóa tập huấn, các thành viên của tổ công nghệ cộng đồng sẽ tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân triển khai, áp dụng vào đời sống.
Trước đó, huyện Thăng Bình cũng được tổ chức tập huấn cài đặt các ứng dụng VNeiD, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt đến nhân dân.
Buổi tập huấn giúp cho lực lượng nòng cốt, Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Tổ đề án 06, Tổ công nghệ cộng đồng các thôn, đặc biệt là lực lượng đoàn viên thanh niên trong xã nắm bắt những kỹ năng, cài đặt các phần mềm. Các thành viên sau đó về hướng dẫn cho người dân thực hiện nhằm góp phần làm tốt công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính tại địa phương.
Toàn tỉnh có 204 xã thành lập Tổ công nghệ cộng đồng
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 204/241 xã đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng với 1019 tổ công nghệ số cộng đồng, gần 5000 người tham gia.
Từ khi triển khai mô hình tổ công nghệ số cộng đồng đến nay, các tổ công nghệ đã có rất nhiều hoạt động như: Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến các hộ gia đình, người dân thông qua các cuộc họp thôn, tổ dân phố, khu dân cư, trong các chương trình, sự kiện của phường/xã; Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, các chương trình nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số cho người dân trên địa bàn;
Hướng dẫn và hỗ trợ cho các hộ dân, người dân tạo tài khoản điện tử, chữ ký số…;Hướng dẫn và hỗ trợ cho các hộ dân, người dân cài đặt, sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số (như ứng dụng Smart Quảng Nam; ứng dụng Cổng Dịch vụ công…).
Hướng dẫn người dân tạo lập tài khoản thanh toán ngân hàng, ví điện tử (Viettel Money, VNPT Pay, MoMo, VNPay,...).
Đồng thời, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông (Viettel Quảng Nam, VNPT Quảng Nam) tổ chức cấp chữ ký số miễn phí cho người dân để thực hiện các hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình; Mở rộng, tư vấn về việc thu hộ, chi hộ: Bảo hiểm xã hội, giáo dục, chi trả các chế độ an sinh xã hội…
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Bưu điện Quảng Nam và các đơn vị liên quan hướng dẫn, hỗ trợ hộ gia đình thiết lập địa chỉ số trên Nền tảng địa chỉ số quốc gia; Hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, các nền tảng số phục vụ quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh…
Tiến Dũng và nhóm PV, BTV" alt=""/>85 tổ công nghệ cộng đồng được trang bị kiến thức chuyển đổi sốRà soát xong cá nhân, doanh nghiệp sở hữu trên 10 SIM
Đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho hay, trong quý 2/2023, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hoàn thành việc đối soát thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó, Bộ TT&TT đã thành lập các đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý thông tin thuê bao đối với các chi nhánh của doanh nghiệp viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các tổ chức/cá nhân đăng ký số lượng lớn SIM.
Qua công tác thanh tra, đã phát hiện một số thuê bao sở hữu nhiều SIM không đúng quy định, dễ bị đối tượng xấu lợi dụng sử dụng số thuê bao đứng tên người khác (ẩn danh) để phát tán cuộc gọi rác, tin nhắn rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo gây mất trật tự an toàn xã hội.
Đồng thời trong quá trình sử dụng nhiều năm qua, một số thuê bao đã thay đổi người sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chưa cập nhật chính xác người sử dụng và là người chủ sở hữu của số thuê bao, dẫn đến có thể thông tin thuê bao tuy vẫn trùng khớp với cơ sở dữ liệu dân cư nhưng người sử dụng không đúng với thông tin người đứng tên đăng ký thuê bao.
Để hỗ trợ khách hàng cập nhật chính xác thông tin số thuê bao, tránh việc bị đình chỉ hoạt động đối với các SIM vi phạm quy định pháp luật trong quá trình thanh tra về quản lý thông tin thuê bao (người sử dụng không biết đang sử dụng số thuê bao của mình với tên người khác), thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT, Cục Viễn thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông thực hiện rà soát các thuê bao sở hữu nhiều SIM; giao các doanh nghiệp viễn thông làm rõ việc sở hữu các số thuê bao do tổ chức, cá nhân đã thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với doanh nghiệp viễn thông; thông báo đến những khách hàng trong danh sách thuê bao sở hữu nhiều SIM, đề nghị cập nhật lại thông tin chính xác của người sử dụng/sở hữu thực của số thuê bao đó.
Bên cạnh đó, Cục Viễn thông cũng chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các giải pháp hỗ trợ người sử dụng dịch vụ viễn thông cập nhật thông tin một cách thuận tiện nhất (điểm giao dịch trực tiếp, qua các công cụ trực tiếp hoặc cử nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp đến hỗ trợ).
Cục Viễn thông cho biết, đến ngày 7/7/2023 các doanh nghiệp viễn thông đã xử lý xong tệp thuê bao là khách hàng doanh nghiệp sở hữu trên 10 SIM và đến 25/7/2023 xử lý xong tệp thuê bao là khách hàng cá nhân sở hữu trên 10 SIM.
Xử lý sai phạm của thuê bao sở hữu trên 10 SIM
Đại diện Cục Viễn thông cho hay, mục tiêu của đợt xử lý lần này đặt ra là người sử dụng SIM chính là người sở hữu (đứng tên) số thuê bao đó. Các biện pháp mà Cục Viễn thông đang chỉ đạo triển khai ở mức quyết liệt nhất để đạt được mục tiêu trên.
“Đến ngày 7/7/2023, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng xử lý đối với tệp khách hàng doanh nghiệp hơn 3 triệu SIM. Từ nay đến 25/7/2023, các nhà mạng tiếp tục xử lý đối với tệp khách hàng cá nhân. Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý và của các nhà mạng, đến 30/8 sẽ giải quyết xong tình trạng sai phạm của các thuê bao sở hữu trên 10 SIM”, đại diện Cục Viễn thông nói.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đã đề ra, góp phần xử lý các cuộc gọi rác, tin nhắn rác, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, truyền thông hỗ trợ, đồng hành tuyên truyền vận động người dân, khách hàng sử dụng dịch vụ thực hiện theo thông báo của các nhà mạng, chủ động rà soát, cập nhật thông tin thuê bao chính xác, bảo đảm khách hàng sở hữu SIM đúng là người sử dụng.
“Bên cạnh đó, cũng cần sự phối hợp của khách hàng với các nhà mạng nếu nhận được thông báo của nhà cung cấp dịch vụ, chung tay ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng việc đăng ký thông tin thuê bao các giai đoạn trước đây, sử dụng số thuê bao mang tên người khác, ẩn danh để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo, mất an toàn an ninh trật tự”, đại diện Cục Viễn thông nói.