Từ đó, tôi chuyển sang làm việc cho các công ty nước ngoài (Âu - Mỹ). Tôi nhận thấy tại đây, môi trường làm việc rất tự do, thậm chí đi trễ cũng chẳng vấn đề gì, miễn là bạn phải hoàn thành công việc của mình đúng hạn. Các sếp ở công ty nước ngoài cũng không bao giờ liên hệ, giao công việc cho nhân viên khi hết giờ làm việc như nhiều doanh nghiệp trong nước.
Theo tôi, thời thế bây giờ đã thay đổi. Thế hệ Gen Z sẽ định hình lại văn hóa của các công ty, không sớm thì muộn. Chúng ta không thể cứ ôm khư khư mấy quy định cũ kỹ, cứng nhắc đó vì nó chỉ biến công ty thành câu lạc bộ cho người cao tuổi. Không đổi mới tư duy hay hay trẻ hóa nhân sự thì các doanh nghiệp sẽ bị thị trường đào thải mà thôi.
Công ty tôi đang làm bây giờ rất thoải mái. Giờ vào làm của công ty là 9h nhưng ngày nào tôi cũng 10h mới tới. Đơn giản vì nếu tôi hoàn thành hết các đầu việc được giao thì có đi trễ về sớm hơn thời gian quy định cũng không ai nói gì.
>> Gen Z đòi hỏi 'sếp dễ tính, đồng nghiệp dễ thương'
Các sếp của tôi chỉ quản lý tiến độ công việc, hiệu quả công việc của nhân viên thế nào, chứ không rảnh mà quan tâm nhân viên đang ở đâu và làm gì? Còn nếu một người rất tuân thủ giờ giấc làm việc nhưng làm việc kém hiệu quả, năng suất thấp thì cũng vẫn bị thải loại như thường. Từ ngày tôi vào làm tới giờ, bản thân cũng đã vài lần từ chối những quy định không hợp lý của công ty rồi. Và ý kiến của tôi vẫn được lãnh đạo tôn trọng.
Suy cho cùng, đây cũng chỉ là giao dịch dân sự: nhân viên đi làm và bán sức lao động, chất xám của mình để đổi lấy tiền lương; còn người chủ doanh nghiệp bỏ tiền ra để mua chất xám, sức lao động của nhân viên và dùng nó để kiếm thêm tiền mà thôi. Vậy tại sao phải quan tâm tới những thứ không liên quan làm gì? Nếu nhân viên làm không hiệu quả thì có thể sa thải họ, còn họ làm hiệu quả, đem lại tiền cho mình thì cần gì phải khắt khe vấn đề tác phong, giờ giấc, để khiến họ thấy ức chế rồi bỏ đi chỗ khác?
Tôi tin rằng, chỉ vài năm nữa thôi, giới chủ các công ty tại Việt Nam sẽ phải thích nghi với suy nghĩ, thái độ, tác phong của thế hệ Z, thay vì giữ lối trịch thượng, cứng nhắc như trước giờ. Nếu không, họ sẽ chẳng lấy đâu ra nguồn lao động trẻ trung, năng động, sáng tạo. Doanh nghiệp cũng vì thế mà phá sản sớm.
Đó là quan điểm của độc giả Ductran sau những chỉ trích nhắm vào Gen Z thời gian qua về việc dễ nghỉ việc, không chấp hành nội quy công ty, làm việc tùy tiện, không chịu làm việc ngoài giờ, hay đòi hỏi quyền lợi... Gen Z đã trở thành nhóm người tạo nên nhiều xu hướng mới tại nơi làm việc, đặc biệt là các phong trào phản đối công việc. Tuy nhiên, chính thế hệ này cũng được xem là những người khó cộng tác nhất. Theo một khảo sát, 49% lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thường xuyên cảm thấy thất vọng trong quá trình làm việc cùng thế hệ này, 65% thừa nhận đuổi việc nhân viên Gen Z nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác.
* Bạn nghĩ sao về thái độ làm việc của Gen Z?
" alt=""/>Tôi nghỉ việc ngay khi công ty bắt đi đúng giờ, về đúng giấcTôi trả lời: “Sao chị nói chí lý thế! Chẳng phải nồi nào phải úp vung nấy hay sao? Nếu không đúng nồi đúng vung thì chỉ có dìm nhau xuống chứ làm sao nâng nhau lên được phải không ạ?”.
Tại một buổi chia sẻ về áp dụng tư duy linh hoạt trong gia đình và nuôi dạy con cái cho cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, có người hỏi chúng tôi: “Trong gia đình anh chị, ai là lãnh đạo?”.
Chồng tôi trả lời ngay: “Chúng tôi là một đội, chúng tôi chia sẻ vai trò lãnh đạo, điều này phụ thuộc vào việc ai đang làm gì tại thời điểm đó”.
Quả thật, trong gia đình tôi, mối quan hệ vợ-chồng, cha mẹ-con cái được xây dựng trên tinh thần đồng đội. Mọi người tôn trọng lẫn nhau và dành cho nhau sự ngưỡng mộ lành mạnh.
Tôi nghiệm ra, nếu thực sự yêu một người, bạn sẽ yêu vì chính con người họ chứ không phải vì con người mà bạn muốn họ trở thành hay vì những thứ họ làm cho bạn.
Bạn yêu con vì con là con, không phải vì con học theo một hình mẫu lý tưởng nào đó hay giống một “con nhà người ta” mà bạn hằng ao ước.
Với vợ hoặc chồng cũng vậy, bạn yêu họ vì giữa các bạn có sự kết nối sâu sắc về tâm hồn, các bạn hiểu nhau, bổ sung cho nhau và người kia có ý nghĩa với bạn hơn bất kỳ ai khác trên thế giới này.
Khi yêu nhau, chúng tôi chấp nhận con người thật của nhau, tôn trọng nhau và chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống. Chúng tôi luôn đồng hành cùng con và coi con như bạn. Mọi thành viên trong gia đình luôn coi nhau là đồng đội. Chỉ có tinh thần đồng đội mới khiến chúng ta cùng góp sức xây dựng những điều tốt đẹp, vì gia đình và vì chính bản thân.
Hạnh phúc và thành tựu trong công việc là những thứ không ai có thể một mình đạt được, cũng không ai có thể làm giúp bạn. Chỉ có sự chung tay của tất cả mọi người mới có thể biến tổ chức của bạn, gia đình của bạn thành một nơi tuyệt vời để sống và để làm việc.
Xây dựng mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp
Với những cặp đôi đang chung sống và cùng nuôi dạy con cái, các bạn cần có mối quan hệ tốt đẹp với nhau, vì bạn phải là cha mẹ hạnh phúc trước khi có thể mang tới hạnh phúc cho con cái.
Tôi chia sẻ ở đây những kinh nghiệm của chúng tôi trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ vợ chồng, hy vọng điều này sẽ giúp ích cho ai đó.
Khi chúng tôi quyết định trở thành bạn đời và đồng nghiệp của nhau, không ít người đã bày tỏ sự nghi ngại. Cả đồng nghiệp và bạn bè đều nói rằng việc chúng tôi trở thành đồng nghiệp của nhau có thể sẽ rất tốt nhưng cũng có thể phá huỷ mối quan hệ giữa hai người - họ đã từng nhìn thấy điều này.
Thế nhưng, chúng tôi đã cùng nhau trải qua một hành trình không ngắn, cùng sống và làm việc gần như 24/7 trong nhiều năm.
Một số người nói rằng họ hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy chúng tôi bên nhau trong các hội nghị, ở các diễn đàn hay trong các tổ chức mà chúng tôi tới làm việc. Họ thấy tình yêu và niềm vui hiện diện. Cũng có người tò mò hỏi: “Làm sao lúc nào các bạn cũng có thể vui vẻ với nhau như thế? Tôi không nghĩ là mình có thể làm được như thế với vợ/chồng mình”.
Chúng tôi đã suy ngẫm về sự tốt đẹp của cuộc sống cũng như cuộc phiêu lưu tuyệt vời mà mình đang trải qua và nhận ra rằng đó chính là kết quả có được khi chúng tôi áp dụng tư duy linh hoạt vào mối quan hệ hôn nhân của mình.
Dưới đây là một số nguyên tắc mà chúng tôi đã áp dụng trong nhiều năm bên nhau:
Chìa khóa là teamwork:Chúng tôi cùng có những kỹ năng cốt lõi chung, làm việc với nhau dựa trên sự tin tưởng và trao quyền, bổ sung cho nhau những điểm tốt, chia sẻ mọi công việc dựa trên sở thích và thế mạnh của mỗi người, thuê ngoài khi cần thiết.
Sẵn sàng phục vụ người khác, không tranh giành quyền lực:Chúng tôi chăm sóc nhau một cách tự nguyện, không ai cố gắng áp đặt quyết định của mình lên người kia và hoàn toàn bình đẳng trong mọi vấn đề.
Không bao giờ đi ngủ trong tức giận:Ngoài thỏa thuận không bao giờ được giận nhau quá 15 phút, chúng tôi còn có nguyên tắc không bao giờ đi ngủ trong cơn giận. Chúng tôi cũng chưa bao giờ quên ôm hôn nhau trước khi ngủ.
Đặt tình yêu và sự cảm kích lẫn nhau vào mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc: Khi biết rằng mình được yêu và được đánh giá cao, bạn sẽ luôn có động lực để làm mọi thứ tốt hơn, tất cả vì thế cũng trở nên dễ dàng hơn.
Học cách giải quyết vấn đề: Chúng tôi không né tránh xung đột vì hiểu rằng mâu thuẫn lành mạnh có lợi cho sự sáng tạo và phát triển. Khi xảy ra mâu thuẫn, chúng tôi tìm cách trả lời các câu hỏi: “Chúng ta muốn đạt được điều gì?”, “Để đạt được điều đó, giải pháp nào là tốt nhất?”. Chúng tôi không xoáy sâu vào vấn đề hay cố gắng chứng minh ai đúng ai sai, chỉ tập trung vào giải pháp.
Cùng phát triển bản thân:Chúng tôi không ngừng khám phá khả năng của bản thân, cố gắng trở thành phiên bản tốt hơn chính mình mỗi ngày.
Cùng thực hiện những ước mơ lớn của cuộc đời:Ước mơ của chúng tôi là giúp các tổ chức, doanh nghiệp trở thành nơi tốt đẹp để mỗi thành viên đều tự hào khi được làm việc trong đó. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn giúp các bậc phụ huynh trở thành cha mẹ tốt hơn để con cái tốt hơn, các gia đình hạnh phúc hơn.
Luôn nhìn lại xem mình đã tiến bộ như thế nào, cùng nhau ăn mừng thành công, dù là nhỏ nhất.
Làm cho nhau cười mỗi ngày và cười chính mình.
Luôn làm mới mối quan hệ và làm mới bản thân.
Đó là những điều chúng tôi đã làm trong những năm tháng sống và làm việc cùng nhau. Mỗi ngày, chúng tôi lại hiểu và yêu nhau nhiều hơn. Chồng tôi thường bảo: “Không thể tin được, sao anh vẫn có thể yêu em đến thế, thậm chí yêu nhiều hơn sau từng đó năm”. Và thật kỳ lạ, tôi cũng có cảm giác hệt như thế...
Tiến sỹ Cherry Vũ
Tiến sỹ Cherry Vũ (TS Vũ Anh Đào), sống cùng gia đình tại Wellington, New Zealand. Chị hiện là CEO của công ty tư vấn toàn cầu Teal Unicorn, Two Hills có trụ sở chính tại New Zealand; Nhà sáng lập và Chủ tịch của Open Management Academy (Học viện Quản lý Mở). Chị được tôn vinh là nhà tư tưởng của thế giới trong lĩnh vực quản lý Mở và quản lý linh hoạt, là một trong 100 người phụ nữ trên thế giới có đóng góp lớn trong lĩnh vực Lean & Agile (Quản lý Linh hoạt và Tinh gọn). Chị cũng là diễn giả quen thuộc trong các hội nghị quốc tế lớn về cách làm việc và quản lý mới. Tiến sỹ Cherry Vũ là tác giả của những cuốn sách áp dụng tư duy quản lý cấp tiến trong việc làm cha mẹ được các bậc phụ huynh yêu thích: Con mình chẳng lẽ lại “vứt”? và Thế bây giờ mẹ muốn cái giề? Ngoài ra, chị cũng là admin của cộng đồng “Đồng hành cùng con tuổi dậy thì” với hơn 50 ngàn thành viên trên Facebook. |
Nghe mẹ nói vậy, con gái mếu máo: “Thế thì thà con đi học còn hơn. Con tưởng được nghỉ thì được ngủ nướng, được ở nhà chơi với mẹ”.
Nhà chị Đặng cách nhà mẹ đẻ tầm 6km trong khi khoảng cách từ nhà đến trường con gái chưa đầy 1km. Vậy là lẽ ra con dậy từ 6h45 thì hôm nay con phải dậy từ 6h15 để sang nhà bà ngoại. Nhìn mặt đứa trẻ mếu máo, chị Đặng xót trong lòng. Nhưng cũng may, nhà chị Đặng có bà ngoại ở gần để gửi. Còn nhiều cha mẹ không có người thân ở gần thì loay hoay không biết gửi gắm ai. Có người “đánh liều” cho con ở nhà một mình, trưa vội về cho con ăn bát cơm hoặc gọi điện hướng dẫn con tự ăn.
Nhưng đó là trường hợp những đứa trẻ học lớp 3-4, còn những em bé học mầm non, việc tự ở nhà là không thể. Vì vậy mới có chuyện, vợ chồng bốc thăm xem ai phải nghỉ ở nhà trông con. Vì ai cũng kêu công việc bận, không xin nghỉ được.
Trường hợp của chị Hà ở Thanh Xuân, Hà Nội là một ví dụ. Chị kể, sáng nay chị phải dậy từ 6h sáng xem dự báo thời tiết. Khi biết Hà Nội lạnh dưới 10 độ, chị vội nhắn tin cho cô giáo hỏi xem nhà trường có cho học sinh nghỉ không.
Nhận được thông báo nghỉ học, vợ chồng hùa nhau dậy, loay hoay tính kế. Chồng bảo chị xin nghỉ ở nhà trông con. Vốn đã bực chồng từ lâu vì lúc nào anh cũng mặc định trông con là việc của chị nên lần này chị nhất định không nhượng bộ.
Theo chị, chồng lúc nào cũng coi công việc của mình là quan trọng còn công việc của chị thì không. Bất cứ con ốm, con đau hay có việc cưới hỏi, ma chay, chị đều phải xin nghỉ việc.
Hôm nay chị nhất định không làm theo ý chồng. Nhưng dù chị có nói hết nước hết cái chồng vẫn không chấp nhận ở nhà trông con. Cuối cùng cả hai đành phải bốc thăm. Ai bốc lá thăm “trông con” thì phải ở nhà, không bàn cãi.
Cuối cùng chồng chị là người bốc được lá thăm “may mắn” và phải ngậm ngùi ở nhà trông con. Chị biết chồng có tính lười, sợ cảnh phải cho con ăn, dọn dẹp… chứ chẳng đến mức bận công việc như vậy. Người ta đi làm có 12 ngày nghỉ phép nhưng chồng chị đã nghỉ ngày nào?
Chẳng qua là ở công ty có nhiều thú vui, được bù khú với anh em bạn bè cốc nước chè điếu thuốc. Nhưng việc nghỉ hôm nay cũng chỉ là chuyện tạm thời. Nếu tình hình thời tiết lạnh dưới 10 độ vài hôm thì không biết gia đình chị xoay xở thế nào, chỉ lo lại xảy ra “đại chiến”.
Chị Thanh (Đống Đa, Hà Nội) hiện là nhân viên kinh doanh, có thể điều phối công việc từ xa nên sắp xếp công việc có vẻ dễ dàng hơn. Sáng nay, vừa nhận thông báo nhiệt độ xuống thấp, các con được nghỉ học, chị lập tức xin công ty nghỉ làm để ở nhà trông con. Hiện tại, con gái lớn của chị học lớp 1 còn cậu con trai đang học mầm non.
"Vì hai cháu còn nhỏ nên không thể tự chăm nhau. Bà nội ở nhà cũng yếu, tôi không dám nhờ vả. Nhận được tin từ nhà trường, tôi phải xin nghỉ để lo cho các cháu ăn uống, ngủ nghỉ chứ không thể yên tâm được.
Mong thời tiết ấm áp lên vài độ để đưa con tới lớp chứ nghỉ làm dài ngày không phải là giải pháp tối ưu", chị Thanh chia sẻ.
Tương tự chị Thanh, sáng sớm nay, nghe tin các con được nghỉ học vì trời lạnh, chị Hằng (Hải Phòng) đã vội lên kế hoạch cho cô con gái lớp 2. Vì công việc có thể linh động thời gian, chị Hằng đưa con ra quán cà phê cùng mẹ.
Như vậy, chị có thể tranh thủ làm việc, con lại có thể tận hưởng món ngon và uống cốc nước con yêu thích.
Tuy nhiên, theo chị Hằng, nếu thời gian rét đậm kéo dài, ngoài phương án cho nghỉ, nhà trường có thể giãn giờ học cho con. Thay vì 7h vào học như mọi khi, nhà trường có thể bắt đầu tiết học đầu tiên vào lúc 9h. Vì lúc đó thời tiết đã ấm dần lên, các con đến trường, ở trong lớp đã ấm và an toàn.
Thuê giúp việc theo giờ
Sáng sớm, chị Nguyễn Mai, sống tại một chung cư Hà Nội cũng vội đăng lên nhóm tìm người trông trẻ theo giờ sau khi nghe tin dự báo thời tiết Hà Nội dưới 10 độ.
Chị cho biết, hôm nay con được nghỉ mà chị thì không thể xin công ty nghỉ thêm nữa. Gần Tết, công việc văn phòng bận, nghỉ một ngày là bị dồn việc.
Vợ chồng bàn tính chán chê từ tối hôm trước cũng không chốt được phương án, không ai sắp xếp được ngày nghỉ để trông con. Cuối cùng, chị thuê một bác giúp việc đang trông trẻ cho một nhà người quen ở cùng chung cư với giá 300.000 đồng/ngày.
Sau bài đăng của chị, vài chị em trong chung cư cũng bình luận nhờ vả nhưng vì không kham nổi nên bác giúp việc này chỉ nhận 3 cháu lớn. Con chị Mai học lớp 1 nên việc trông nom cũng dễ hơn. Ở tuổi này, cháu chưa tự giác ăn uống được nên chị vẫn lo khi cho con ở nhà một mình. Số tiền 300.000 đồng/ngày có lẽ bằng tiền lương cả ngày của chị nhưng việc nghỉ làm không phải dễ nên cũng đành…
Chị còn dặn bác giúp việc, nếu mấy hôm nữa con vẫn nghỉ học thì chị sẽ nhờ bác tiếp. Nhưng chồng chị nói, nếu rét kéo dài, anh sẽ về quê đón bà nội lên để tiết kiệm chi phí và cũng yên tâm hơn khi cháu ở gần ông bà.
9h30 sáng nay, chồng chị gọi, giọng hốt hoảng: “Vợ ơi, nhà mất nước, chung cư thông báo từ hôm qua nhưng cả tầng không ai nắm được. Bác giúp việc vừa gọi điện bảo xem xử lý thế nào chứ ở nhà không có nước, trẻ con không sinh hoạt được".
Vậy là chị Mai lại hớt hải xin công ty về nhà để mua cơm nước, chăm con. Chạy xe máy trong tiết trời mưa phùn, nhiệt độ dưới 10 độ, đôi tay chị lạnh cóng. Nhưng về đến nơi thì chị nhận tin nhà vừa có nước lại. Chị hậm hực, than trời... "bao giờ mới hết cảnh khổ này".