Nhận định, soi kèo U19 Napoli vs U19 Real Madrid, 19h00 ngày 3/10
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2 -
Cuộc đời vẫn đẹp sao tập 34: Lưu để lại thư tuyệt mệnh"Tao để lại tờ giấy này phòng khi không về được nữa. Mày để ý thằng Thạch (Việt Hoàng) giúp tao. Tao hứa sẽ phù hộ cho mày", nội dung bức thư của Lưu khiến mọi người hoang mang.
Ở một diễn biến khác, bố con Lưu đòi về không bán thận nữa nhưng nhóm môi giới không cho.
"Bây giờ ai ở, ai đi cũng được, cứ trả tiền cho tôi là xong. Hai bố con trả 50 triệu tiền công chăm nuôi, môi giới và đền bù tổn thương cho khách hàng", người môi giới nói.
Lưu cho rằng, nhóm người này đang ép buộc bố con mình. Thạch cũng nói rõ trong cam kết không đề cập tới khoản đền bù. Sau đó, Lưu chốt phương án mình sẽ ở lại bán thận để con trai anh được thả về. Tuy nhiên, tên môi giới bán thận nói tiếp: "Em nói thật với anh, đã vào đây rồi, không bán không về được đâu".
Cũng trong tập này, Điền đưa Bình tới phòng khám với ý định bỏ đứa bé trong bụng cô. Tuy nhiên, Bình không đồng ý.
"Anh nghĩ rồi, bây giờ đẻ con ra anh khổ, em khổ, đứa bé cũng khổ", Điền nói.
Liệu bố con Lưu có thoát thân? Diễn biến chi tiết tập 34 phim Cuộc đời vẫn đẹp saosẽ lên sóng tối 19/6, trên VTV3.
'Cuộc đời vẫn đẹp sao' tập 33: Bố con Lưu gặp nhau ở nơi bán thận?Trong "Cuộc đời vẫn đẹp sao" tập 33, Thạch quyết định sẽ bán thận lấy tiền trả nợ."> -
Cô gái Nhật học tiếng Việt để theo chồng về Việt Nam sinh sốngĐức và Mio đã kết hôn được 4 năm Chàng trai người Việt sinh năm 1994 và cô vợ người Nhật Bản sinh năm 1999. Sau gần 4 năm làm TikTok, đến nay kênh của cặp đôi đã có tới 2 triệu lượt theo dõi và gần 60 triệu lượt xem. Họ là Lê Chiêu Đức và Nakamura Mio. Cặp vợ chồng trẻ hiện sống ở Tokyo, hàng ngày giúp cộng đồng 2 quốc gia trở nên gắn kết, gần gũi hơn bằng những video trẻ trung, vui tươi đúng lứa tuổi của họ.
Học tập và sinh sống ở Nhật Bản từ năm 2014, Lê Chiêu Đức (TP.HCM) nói, Nhật Bản giống như quê hương thứ hai của anh. Hiện tại, anh gần như không gặp bất cứ rào cản nào khi sinh sống ở thủ đô Tokyo.
Đức đang làm việc cho một công ty Việt Nam chuyên về viễn thông tại Nhật, còn Mio làm công việc bán thời gian tại nhà.
Đức chia sẻ, anh quen Mio khi cả hai cùng đi làm thêm ở một quán ăn. Thấy Mio vui vẻ, hoà đồng, Đức lân la làm quen, rồi rủ cô đi chơi, đi ăn. Không lâu sau, anh tỏ tình và được chấp thuận. Chỉ sau 1 năm yêu nhau, cặp đôi đăng ký kết hôn, trở thành vợ chồng hợp pháp mặc dù chưa tổ chức đám cưới. “Vì thời điểm đó vướng dịch Covid-19 nên chúng tôi chưa làm đám cưới được” - Đức kể.
Suốt 4 năm hôn nhân, họ ở bên nhau, cùng điều chỉnh bản thân để hoà hợp với cuộc sống mới, văn hoá mới. Hàng ngày, Đức đi làm ở công ty từ 11h sáng đến 19h. Mio ở nhà làm bán thời gian, sau đó hoàn thành các công việc nội trợ. Khi Đức trở về nhà, luôn có sẵn một mâm cơm nóng hổi chờ anh.
Trong cuộc nói chuyện, Đức không ngần ngại dành những lời “có cánh” cho vợ.
Mặc dù kết hôn khi mới 20 tuổi nhưng Mio là một người vợ lý tưởng trong mắt chồng. “Cô ấy nói chuyện rất thông minh và luôn là người tư vấn, góp ý cho tôi trong công việc. Cô ấy cũng rất dịu dàng và ngọt ngào”.
Đức chia sẻ, có một điều anh nhận ra ở vợ mình và những người vợ Nhật Bản nói chung, đó là “họ rất yêu chồng, luôn nghĩ về chồng, quan tâm tới chồng từng chút một”. “Khi nấu ăn, cô ấy luôn nấu rất cẩn thận, từ khâu chọn món cho đến chế biến, luôn phải đúng công thức của món ăn đó, chứ không phải có gì nấu ấy, làm qua loa cho xong”.
Anh cho rằng, có thể đó là một phẩm chất của người Nhật nói chung - thích làm đúng quy trình và cẩn thận trong mọi việc. Cả trong việc dọn dẹp nhà cửa, Mio cũng rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Đức không hề khó chịu trước sự kỹ tính đó, mà luôn học cách thích nghi, thay đổi bản thân để cùng chung sống, bởi vì anh biết đó là những thói quen tốt.
Rào cản lớn nhất, nếu có, theo Đức, chính là ngôn ngữ, dù anh nói tiếng Nhật rất tốt. “Có những vấn đề dù tôi đã giải thích nhưng vợ không hiểu hết. Mình cũng không biết làm thế nào để diễn đạt cho cô ấy hiểu. Ví dụ chuyện nhiều người Việt sang Nhật làm việc và gửi tiền về cho gia đình. Cô ấy không thể hiểu được tại sao chúng ta không thể sống cho bản thân mình mà lại phải chịu trách nhiệm với gia đình nhiều đến vậy”.
“Người Nhật sống rất độc lập. Bố mẹ già cũng không nhờ cậy đến con cái nên họ không thể hiểu được cách suy nghĩ của người Việt. Ở Nhật, thường chỉ có bố mẹ chăm lo và cho con cái mọi thứ, chứ ít khi có chuyện ngược lại”.
Chính vì những tình huống không thể giải thích một cách cặn kẽ và sâu sắc cho vợ hiểu, Đức gợi ý cô học tiếng Việt. “Một là để nói chuyện với chồng, bạn bè của chồng. Hai là để sau này còn về Việt Nam sống, bởi vì chúng tôi có kế hoạch vài năm nữa sẽ về Việt Nam” - anh giải thích.
Mio đồng ý ngay trước đề nghị này của chồng. Ban đầu, Đức định tự dạy tiếng Việt cho vợ. Nhưng chỉ sau 2 ngày dạy, cả hai nhận ra “bụt chùa nhà không thiêng”, kết quả không đạt được như mong muốn. Bẵng đi một thời gian, cách ngày về Việt Nam chơi khoảng 6 tháng, Mio quyết tâm học tiếng Việt để có thể nói chuyện được với gia đình chồng.
Lần này, cô tham gia một lớp học tiếng Việt online do giáo viên người Việt dạy. Từ đó đến nay, Mio đã học tiếng Việt được gần 1 năm. Theo nhận xét của Đức, trình độ tiếng Việt của Mio hiện tại đã ở mức “một đứa trẻ 4-5 tuổi nói tiếng mẹ đẻ”. Để đạt được trình độ này là cả một quá trình nỗ lực, kiên trì của cô gái Nhật. Mio cho rằng, tiếng Việt với cô khó nhất là phần phát âm các dấu, bởi vì thanh âm khác nhau một chút là đã cho ra những từ khác hẳn nhau.
Sau mỗi bài học online với cô giáo, Mio thường cố gắng luyện tập tiếng Việt với chồng. Trong 2 lần về thăm Việt Nam, Mio đã có thể giao tiếp những câu đơn giản với mọi người. Thậm chí, Đức còn dạy vợ nói chuyện với mẹ chồng bằng giọng Quảng Bình.
Trong các video của 2 vợ chồng, Mio thường là “ngôi sao”, được người xem yêu mến nhờ sự vui vẻ. Ban đầu, Đức chỉ có ý định quay video đăng TikTok vì thấy vợ dễ thương. Nhưng sau khi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, anh chịu khó đầu tư quay kỳ công hơn những video ghi lại cuộc sống của 2 vợ chồng, những khác biệt giữa văn hoá Việt Nam và Nhật Bản.
Kế hoạch của vợ chồng anh là vài năm nữa sẽ về Việt Nam sống. Mio ban đầu cũng e ngại về quyết định này, nhưng sau 2 lần về Việt Nam, được đi chơi và trải nghiệm cuộc sống ở TP.HCM và Phú Quốc, cô cảm thấy thoải mái và nghĩ mình có thể thích nghi được với cuộc sống ở Việt Nam. Hiện tại, cô vợ Nhật đang cố gắng học tiếng Việt thật tốt để chuẩn bị cho kế hoạch này.
Mẹ chồng Nhật thích cho tiền, khoe con dâu Việt khắp làng
Làm dâu trên đất Nhật, chị Chúc Lan không ngờ bản thân lại được mẹ chồng tôn trọng và yêu thương vô điều kiện."> -
Cục trưởng Cục Điện ảnh nói gì về 80 triệu đồng cho 1 kịch bản phim?Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành trong buổi phát động cuộc thi sáng 22/6 tại Hà Nội. Sáng 22/6, Cục Điện ảnh đã phát động cuộc thi 'Sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu năm 2023-2024 hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2030)'. Theo đó, 1 giải Nhất cho kịch bản Phim truyện sẽ là 80 triệu đồng, 1 giải Nhất cho kịch bản Phim tài liệu là 40 triệu đồng.
Đối tượng tham dự cuộc thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, không giới hạn về độ tuổi.
Trong đó yêu cầu kịch bản là sáng tác mới, chưa tham dự các đợt tuyển chọn kịch bản để sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước ở Trung ương, địa phương, các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình, các Bộ, Ban, ngành; chưa đoạt giải tại bất kỳ cuộc thi sáng tác kịch bản nào trong nước và quốc tế và chưa được sản xuất phim; Kịch bản phim tài liệu đảm bảo có thời lượng để sản xuất phim từ 30 phút đến 45 phút và kịch bản phim truyện đảm bảo có thời lượng để sản xuất phim từ 90-120 phút.
Trong buổi phát động cuộc thi vào sáng 22/6 tại Cục Điện ảnh, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nêu ý kiến rằng tại sao cuộc thi lớn như vậy mà giải thưởng lại không tương xứng. "Mấy khi phấn đấu được giải Nhất, sao Cục Điện ảnh không mạnh dạn treo thưởng 100 triệu đồng để các nhà biên kịch phấn khởi dù để đạt được giải đó rất khó.
Hai giải Nhì trị giá 50 triệu đồng cũng hơi ít so với tầm vóc cuộc thi là kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Viết kịch bản thì biên kịch không ngại, chỉ có điều đi vào sản xuất như thế nào bởi đó là quá trình vô cùng cực khổ. Cái chính là làm sao thông được cơ chế, chính sách đối đãi với nghệ sĩ khi phim đi vào sản xuất", nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nói.
Trả lời về vấn đề này, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho hay nếu so với LHP Việt Nam với giải Bông sen vàng cho cả một bộ phim là 40 triệu đồng thì giải thưởng này không hề thấp khi trao 80 triệu đồng cho giải Nhất kịch bản Phim truyện và 40 triệu đồng cho giải Nhất kịch bản Phim tài liệu. "Trong tình hình kinh phí hạn chế hiện nay, Nhà nước đầu tư cho điện ảnh với kinh phí hạn hẹp thì đây là sự mạnh dạn của Cục Điện ảnh. Hai năm qua Nhà nước chỉ dành kinh phí sản xuất 3 bộ phim", Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho hay.
BTC sẽ nhận kịch bản từ ngày 1/2/2024 đến hết ngày 1/4/2024 (căn cứ theo dấu bưu điện). Vòng Chung khảo sẽ diễn ra từ ngày 30/7/2024 đến hết ngày 30/8/2024. Sau khi lựa chọn được các kịch bản xuất sắc để trao giải trong tháng 9/2024, Cục Điện ảnh sẽ tìm kiếm các hãng phim phù hợp để đưa kịch bản đoạt giải vào sản xuất.
Cục trưởng Cục Điện ảnh: Quá đau xót khi nghĩ đến Hãng phim truyện VNCục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành chia sẻ với VietNamNet: "Chúng tôi vô cùng mong muốn Bộ VHTT&DL, Chính phủ ra tay giải quyết dứt điểm vụ này. Ai lại để anh em như thế? Quá đau xót rồi".">