![](<p style=)
- Đến giờ kiểm tra, thầy Lê Việt Hoàng (giáo viên dạy Vật lý Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thường đeo kính râm để học sinh khó quay cóp, dùng tài liệu khi không biết mắt thầy đang hướng về đâu.![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/19/10/thay-giao-tre-thuong-deo-kinh-ram-trong-cac-gio-kiem-tra-5.jpg) |
Hình ảnh thầy Lê Việt Hoàng đeo chiếc kính râm quen thuộc với học sinh trong các giờ kiểm tra. |
Tốt nghiệp loại Xuất sắc ngành Sư phạm Vật lí chất lượng cao của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hoàng bắt đầu nhận nhiệm vụ giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) từ đầu năm nay. Với sự dí dỏm, gần gũi trong cách dạy, thầy giáo trẻ đã nhanh chóng “lấy lòng” được các học trò.
Anh là chủ nhân của những đề kiểm tra với lời dẫn độc đáo, ấn tượng khiến các học sinh thích thú. Đặc biệt, thầy giáo Hoàng còn có cách hạn chế tiêu cực trong các giờ kiểm tra trên lớp khi thường xuất hiện với một chiếc kính râm.
“Những giờ kiểm tra trên lớp mình thường làm thế. Bởi khi đeo kính râm thì học sinh sẽ không biết mình sẽ hướng mắt về chỗ nào trong giờ kiểm tra. Vì thế các em sẽ dè chừng hơn với hành động của bản thân, hạn chế những quay cóp, dùng tài liệu hay hỏi bài nhau mà tập trung trong giờ kiểm tra. Và trên thực tế thì mình thấy cách này khá hiệu quả”, thầy Hoàng nói.
![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/19/10/thay-giao-tre-thuong-deo-kinh-ram-trong-cac-gio-kiem-tra-6.jpg) |
Thầy giáo trẻ Lê Việt Hoàng có tính cách dí dỏm, thân thiện. |
Thay vì ra những đề kiểm tra 15 phút và 1 tiết truyền thống có phần khô cứng, thầy giáo trẻ đã biến tấu hình thức để đề có thêm yếu tố hài hước, hấp dẫn khiến học sinh hào hứng hơn khi làm bài.
Ở mỗi đề kiểm tra, ngoài phần nội dung chính giống như các đề thi truyền thống, điều khiến học sinh thú vị là ở phần giới thiệu và yêu cầu của đề với nội dung hài hước, dễ thương.
![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/19/10/thay-giao-tre-thuong-deo-kinh-ram-trong-cac-gio-kiem-tra-3.jpg) |
Một trong những đề kiểm tra độc đáo do thầy Hoàng soạn cho các học sinh của mình. |
“Trình bày sạch đẹp như đi thi, tính toán cẩn thận như đi chợ. Không quay cóp, hỏi bài các cháu xung quanh (khó quá có thể hỏi giám thị coi thi). Bị bắt gian lận có thể bị phạt tiền từ 10k đến 20k” – một trong những yêu cầu được cách điệu gần gũi với tuổi học trò.
Vẫn đầy đủ những yêu cầu cơ bản là trình bày sạch đẹp, không sử dụng tài liệu, quay cóp, nhưng lối vào đề hài hước, dí dỏm khi gọi học sinh là các “cháu”, hay cho phép hỏi giám thị trong chừng mực nhất định. Nhưng vẫn có hình phạt cụ thể khi bị bắt gian lận khiến học sinh bớt căng thẳng nhưng nghiêm túc hơn khi làm bài.
Chia sẻ với VietNamNetvề những đề kiểm tra ấn tượng này, thầy Hoàng cho biết anh đã làm những đề thi khác với truyền thống ngay từ những ngày còn trên ghế trường đại học. “Việc sử dụng những từ ngữ thân thiện, câu chuyện thường ngày trong đời sống, đưa cả các nhân vật nổi tiếng hay chính các học sinh vào trong đề là một trong những cách để môn học cũng như đề kiểm ta trở nên gần gũi hơn với học sinh. Đơn giản tôi nghĩ rằng khi đọc đề kiểm tra như thế, học sinh sẽ bớt căng thẳng và thoải mái hơn”, Hoàng nói
Hoàng cho biết anh cũng không mất quá nhiều thời gian để cho ra những đề thi cuối cùng như vậy. “Về cơ bản câu hỏi và nội dung cũng như những đề bình thường, tôi chỉ bớt thêm chút thời gian để thay đổi câu chữ thôi. Đôi khi lời dẫn chỉ từ một ý nghĩ thoảng quá và chỉ mất 5 phút để đánh máy lại nhưng hấp dẫn với học trò. Tôi thấy học sinh thích thú, các em đều rất vui vẻ sau khi đọc đề và sau đó bước vào làm bài trong tâm trạng thoài mái”, Hoàng chia sẻ.
Hoàng chia sẻ có lẽ những đề thi theo hướng hài hước, dí dỏm này cũng một phần xuất phát từ tính cách có phần dí dỏm, thân thiện của mình ở ngoài đời. “Nhiều học sinh tôi dạy cũng từng nói: đọc đề cái biết ngay là đề của thầy Hoàng”.
Sự độc đáo của đề kiểm tra này nhận được sự ủng hộ của học sinh. Những hình ảnh đề sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội cũng được nhiều bạn trẻ bày tỏ sự thích thú, ấn tượng và như có thêm cảm hứng để làm bài.
Theo Hoàng, việc ra đề như vậy không làm ảnh hưởng gì tới chất lượng cần đạt được mà chỉ như thay đổi diện mạo. Hẳn cũng vì thế mà Hoàng cho hay nhà trường cũng không phản đối việc mình ra đề thi theo hướng này.
“Tôi nghĩ vẫn sẽ giữ phong cách này khi ra đề cho các em học sinh và cố gắng duy trì đến khi nào hết ý tưởng để đưa vào đề”, thầy giáo trẻ cười tươi.
Thanh Hùng
![Thầy giáo hạnh phúc nhất năm: Học sinh tổ chức sinh nhật, đồng thanh hát mừng cực tình cảm](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/14/10/thay-giao-hanh-phuc-nhat-nam-hoc-sinh-to-chuc-sinh-nhat-dong-thanh-hat-mung-cuc-tinh-cam.jpg?w=145&h=101)
Thầy giáo hạnh phúc nhất năm: Học sinh tổ chức sinh nhật, đồng thanh hát mừng cực tình cảm
Bên cạnh việc chuẩn bị hoa, bánh gato, bóng bay,... các em học sinh trong clip còn đồng thanh hát "Thầy tuyệt vời nhất" để mừng sinh nhật thầy chủ nhiệm.
" alt="Thầy giáo trẻ thường đeo kính râm trong các giờ kiểm tra"/>
Thầy giáo trẻ thường đeo kính râm trong các giờ kiểm tra
![](<p style=)
- Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - ông Nguyễn Kim Hồng - khẳng định chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã làm xong phận sự, nhưng các trường sư phạm sẽ "không dám tự chủ". Bởi vì, với mức học phí 8 triệu đồng/ năm, việc trả lương theo thang bậc Nhà nước đã là rất khó.Ông Nguyễn Kim Hồng đã có cuộc trao đổi với Vietnamnet về vấn đề này.
“Chính sách miễn học phí đã làm xong phận sự”
Đã có thời gian dài lãnh đạo trường sư phạm, ông nhìn nhận về ưu, nhược của chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành học này ra sao?
- Tôi đã có khoảng thời gian khá dài chứng kiến những tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên theo học ngành sư phạm.
Thực tế cho thấy, trong khoảng 5 năm đầu sau khi chính sách này ra đời, các trường tuyển sinh khá dễ dàng. Học sinh phổ thông nếu không giỏi thì không thể vào sư phạm. Sinh viên thời điểm những năm 1999-2005 là "thế hệ vàng"của trường chúng tôi.
![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/17/08/chung-toi-giat-minh-voi-dao-tao-giao-vien-o-han-quoc-1.JPG) |
Ông Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Nhưng cơ chế thị trường đã tác động đến mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả giáo dục. Sự lựa chọn với nghề dạy học giảm vì thu nhập và ứng xử của xã hội. Khi học phí không còn là điều kiện tiên quyết trong lựa chọn nữa thì dĩ nhiên, chính sách miễn giảm sẽ không còn là động lực duy nhất.
Mặt khác, tôi thấy tuy học phí thấp, nhưng với nhiều người dân khu vực nông thôn, vùng núi, đảo xa và cả dân nghèo đô thị cũng là một gánh nặng. Bên cạnh đó, họ phải lo cho con em thuê nhà trọ, sinh hoạt phí, tiền mua sách, tài liệu học tập…Tất cả những chi phí này khiến không ít phụ huynh khuyên con vào sư phạm chỉ để được miễn học phí.
Nhưng muốn vậy, sinh viên phải làm cam kết phục vụ ngành giáo dục sau khi ra trường. Có những sinh viên và gia đình không muốn làm cam kết vì sợ sau này không thực hiện thì phải trả lại học phí đã được miễn.
Kẽ hở của việc cam kết làm việc trong ngành giáo dục đã được "khai thác" như: Nhà nước không cam kết sử dụng sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp. Nhận thấy điều này, nhiều trường cũng chẳng khắt khe với việc sinh viên cam kết ra sao. Và như vậy, việc lợi dụng kẽ hở khi thi hành Nghị định miễn học phí càng dễ dàng hơn.
Theo ông, nếu tiếp tục duy trì chính sách miễn học phí cho sư phạm, ngành này sẽ đối diện nguy cơ gì?
- Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin đưa ra một ví dụ: Hiện nay, do có những chế độ ưu tiên về thu nhập, nên những trường tư thu hút được sinh viên sư phạm giỏi về đầu quân. Trong quá trình học, sinh viên giỏi ngoài việc được miễn học phí còn thường xuyên nhận học bổng. Nay tốt nghiệp, có chỗ làm việc tốt, thu nhập cao nên chắc chắn sẽ tới làm.
Tôi từng báo cáo với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về điều này, và nhận được câu hỏi "Thế sao mình không thu tiền của người sử dụng nhân lực để đầu tư lại cho nhà trường?". Tôi thưa với Bộ trưởng rằng "Không có một qui định nào cho phép trường làm như vậy, nên tôi không thu của họ được, trừ việc kêu gọi cấp học bổng cho sinh viên".
Cho đến nay, không ai thống kê được đầy đủ số sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm không làm cho ngành giáo dục và số tiền mà Nhà nước “đầu tư nhầm”là bao nhiêu.
Nếu tiếp tục duy trì chính sách miễn học phí, tôi không thấy có nguy cơ trực tiếp nào, nhưng nguy cơ gián tiếp thì có.
Một thầy cô giáo làm việc khoảng 30 năm ở đại học sư phạm, nếu không là PGS, GS thì mức lương dưới 12 triệu đồng/ tháng. Trong khi đó, một giáo viên có trình độ tiến sĩ học ở nước ngoài về, nếu tham gia giảng dạy ở Trường ĐH Quốc tế (thuộc ĐHQG TP.HCM) thì có ngay mức lương trên 30 triệu đồng/ tháng, dạy ở các trường tự chủ hoàn toàn thì có mức lương khoảng 25 triệu đồng/ tháng.
Hỏi như vậy thì sao những giảng viên dạy trong các trường sư phạm không khỏi băn khoăn? Và khi có điều kiện, họ sẽ rũ bỏ các trường sư phạm ngay để đến các trường đại học khác có thu nhập cao hơn.
Mất giáo viên giỏi có nghĩa không còn những người giỏi giảng dạy. Sinh viên có thể tự học để trở thành sinh viên giỏi, nhưng nếu có thầy cô giỏi hướng dẫn thì chắc chắn sẽ thuận lợi hơn.
Thay vì miễn học phí, Chính phủ nên cho sinh viên vay
Việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm được thực hiện khi cả nước thiếu 120.000 giáo viên (giai đoạn năm 1998), nhưng đến nay chúng ta đã thừa giáo viên. Ông có nghĩ rằng chính sách này đã lỗi thời?
- Đúng là chính sách miễn học phí đã làm xong phận sự, thậm chí ở những thời điểm ban đầu, đây là một chính sách rất tốt. Còn việc “thừa” giáo viên là một chuyện khác.
![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/14/13/cap-bu-hang-tram-ty-su-pham-van-khong-tuyen-duoc-nguoi-gioi.jpg) |
Đồ họa: Lê Huyền |
Tôi nghĩ, Nhà nước nên có một nghiên cứu đủ sâu và rộng trong việc đánh giá chính sách công này nếu chúng ta muốn có một chính sách công khác hợp lí hơn thay thế. Và cũng đến lúc cần thay miễn học phí bằng một chính sách khác khả dĩ, giúp thu hút thêm những người giỏi theo nghề dạy học.
Đó nên là chính sách gì, thưa ông?
- Tôi mong rằng sẽ thay bằng cách cho sinh viên sư phạm được vay tiền của Chính phủ để đóng học phí. Nếu sau khi ra trường, các em đi làm cho khu vực giáo dục trong một khoảng thời gian tối thiểu 5 năm thì Nhà nước tự hoàn khoản tiền vay đó. Tất nhiên, cũng phải kèm theo những chính sách như đãi ngộ giáo viên, cải thiện điều kiện làm việc.
“Tôi còn làm cũng không dám tự chủ”
Nhìn vào nguồn ngân sách cấp bù và điểm đầu vào các trường sư phạm gần đây, ông có suy nghĩ gì?
- Tôi cho rằng nguồn kinh phí cấp bù hiện nay không đủ chi phí đào tạo nếu tính đúng, tính đủ.
Theo tôi, các trường sư phạm dù được Nhà nước “bao cấp” thì cũng phải ở mức như chương trình đào tạo cử nhân tiên tiến của các trường đại học khác. Nghĩa là cũng phải ở mức 25-30 triệu đồng/ năm học (khoảng 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ tín chỉ) thì mới trụ được.
Vừa qua, điểm đầu vào sư phạm sụt giảm do sinh viên tốt nghiệp khó tìm kiếm việc làm, thu nhập của giáo viên nói chung là thấp mặc dù đã có nhiều chính sách ưu tiên, nhà giáo không còn được trọng vọng như xưa.
Trình độ người học thể hiện qua điểm đầu vào, nhưng trong quá trình đào tạo, các điều kiện đảm bảo đào tạo như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện… quyết định chất lượng đầu ra. Nhưng nếu điểm đầu vào quá thấp cũng rất khó có được những thầy cô giáo tương lai giỏi.
Chúng ra đang rất cần một chính sách đồng bộ thu hút người tài vào sư phạm. Điều kiện cầnlà Nhà nước có một chính sách đãi ngộ giáo viên tốt như trong tuyển dụng, thu nhập..., có chính sách học phí mới, khả dĩ giúp các trường sư phạm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học...
Điều kiện đủ ở đây là sự tin tưởng của người học về một nghề nghiệp tốt trong tương lai.
Chỉ có vậy mới hy vọng thu hút được người tài vào trường sư phạm, người giỏi vào làm việc trong các cơ sở giáo dục, mới chấn hưng thành công giáo dục nước nhà.
![{title} {keywords}](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/14/14/36164414950-2b7cd36044-b.jpg) |
Một giáo viên đại học sư phạm công tác 30 năm lương chưa được 12 triệu đồng (Ảnh:Thanh Hùng) |
Ông từng nói “các trường sư phạm sẽ không muốn tự chủ đâu”. Tại sao lại như vậy?
- Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu dạy học ở phổ thông, trường sư phạm đào tạo rất nhiều chuyên ngành khác nhau nên sĩ số lớp thấp, tỉ lệ giáo viên/ sinh viên thường nhiều hơn các trường khác.
Các trường sư phạm lo lắng là đúng thôi. Nếu sinh viên đóng học phí với mức 8 triệu đồng/ năm, thì ngay cả việc trả lương theo thang bậc của Nhà nước đã rất vất vả, nói gì đến thu nhập cao hơn.
Nếu là bạn, bạn có dám tự chủ với các điều kiện như hiện nay không? Tôi thì không có cơ may làm việc này, nhưng nếu có tôi cũng không dám!
Nhưng ông có đồng ý với quan điểm các trường sư phạm phải tự chủ, phải đào tạo theo nhu cầu xã hội?
- Tôi đồng ý với ý kiến này, nhưng với các điều kiện: Người học sau khi ra trường phải có cơ hội cao trong tìm kiếm việc làm, thu nhập của giáo viên phải cao, các chế độ làm việc của giáo viên phải được cải thiện, Nhà nước phải đầu tư cho các trường sư phạm, sinh viên sư phạm được mượn tiền để đóng học phí, Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho nhà trường đảm bảo đủ chi phí cho các hoạt động. Mà nếu như vậy thì có khác gì bao cấp!
Cá nhân tôi cho rằng Nhà nước phải bao cấp không riêng gì trường/ khoa sư phạm, mà cả các trường phổ thông nữa.
Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền(Thực hiện)
![“Chúng tôi giật mình với đào tạo giáo viên ở Hàn Quốc”](http://f.imgs.vietnamnet.vn/2017/12/17/08/chung-toi-giat-minh-voi-dao-tao-giao-vien-o-han-quoc-1.JPG?w=145&h=101)
“Chúng tôi giật mình với đào tạo giáo viên ở Hàn Quốc”
Các nhà sư phạm giật mình vì "tỷ lệ chọi" vào giáo viên ở Hàn Quốc cứ 20 thí sinh thì chỉ 1 em đậu, 19 em còn lại cũng theo đường gia sư.
" alt="'Có nhiều ưu tiên, nhà giáo không còn được trọng vọng như xưa'"/>
'Có nhiều ưu tiên, nhà giáo không còn được trọng vọng như xưa'