当前位置:首页 > Giải trí > Soi kèo phạt góc Uruguay vs Colombia, 7h00 ngày 16/11 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Al Hudod, 21h00 ngày 20/2: Khó thắng cách biệt
Cuối năm 2015, cư dân ngõ 381 Nguyễn Khang nghe thông tin có dự án mở rộng, nâng cấp đường chạy qua ngõ nhưng chưa rõ thực hư ra sao. Sự việc cũng không mấy ồn ào bởi ai cũng nghĩ, mới nghe nói vậy chứ chưa thực hiện, mà nếu có dự án thì việc mở đường góp phần giảm tải, chống ùn tắc giao thông, phát triển kinh tế địa phương.
![]() |
Dự án cải tạo mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội với tổng mức đầu tư lên tới 318 tỷ đồng. |
Vậy nhưng trên thực tế, Dự án cải tạo mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội với tổng mức đầu tư lên tới 318 tỷ đồng song lòng đường được mở rộng vỏn vẹn khoảng 11,25m, còn vỉa hè hai bên chiếm tới hơn 10m.
Thậm chí, tréo ngoe hơn, theo phương án chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt, có đoạn nâng cấp thu hồi toàn bộ phần diện tích đất ở hợp pháp của người dân lệch hẳn về một phía so với tâm ngõ hiện tại.
Đến lúc này, dư luận mới bức xúc, bởi trước đó, không ít vụ nghi vấn bẻ cong, nắn đường một cách bất thường chỉ để phục “lợi ích nhóm” đã từng làm dư luận Thủ đô “dậy sóng”.
Hàng chục hộ dân đối mặt nguy cơ mất đất, mất nhà
![]() |
Quyết định số 50/QĐ-HĐND ngày 31/12/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, Dự án cải tạo mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 50/QĐ-HĐND ngày 31/12/2015. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến năm 2020.
Sau khi có công văn nói trên, ngày 29/7/2016, ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ban hành Quyết định số 4147/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ của dự án. Theo đó, dự án tuyến đường cấp khu vực có chiều dài tuyến khoảng 368m, thuộc địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điểm đầu tuyến (điểm 1) nằm trên nút giao với khu đô thị mới Dịch Vọng. Điểm cuối tuyến (điểm 4) tại nút giao với đường dọc sông Tô Lịch (đường Nguyễn Khang). Trong đó, bề rộng mặt cắt ngang đường là 21,25m, phần lòng đường xe chạy rộng 11,25m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
Theo khảo sát thực địa và bản vẽ phương án chỉ giới đường đỏ do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đưa ra cho thấy, ngõ 381 Nguyễn Khang mở rộng đoạn từ đầu ngõ đến phố Hoa Bằng qua cổng trường THCS Yên Hòa (cũ) hiện đang được phá dỡ xây dựng lại, lấy tim ngõ hiện tại làm tâm được cải tạo mở rộng về 2 phía ngõ rộng từ 3 - 4m thành đường rộng 21,25m.
Tuy nhiên, đoạn ngõ 381 nối từ đầu đường phố Hoa Bằng đến phố Thành Thái (và đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài) lại lấy đất lệch hẳn về phía dãy nhà bên số chẵn (so với tâm ngõ). Bắt đầu từ đoạn đường này, các mốc giới thể hiện, từ lề đường cũ sẽ mở rộng vào 5m nhưng càng về cuối ngõ, đã ăn vào trong 10m và khoảng 15m.
![]() |
Bản vẽ chỉ giới đường đỏ do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập. |
Nói về Quyết định số 4147/QĐ-UBND, ông Nguyễn Văn Đệ, một trong những người dân ở ngõ 381 Nguyễn Khang có nhà bị ảnh hưởng do mở đường cho biết, đây là lần đầu tiên dân cư ngõ 381 chính thức được biết về phương án cải tạo mở rộng ngõ. Vậy nhưng, tại Khoản 4 Điều 20 Luật Quy hoạch đô thị 2009, quy định trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch đô thị, nêu rõ: “Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt”.
“Vì chúng tôi đã ở lâu đời rồi, nhà đất đã được thành phố cấp giấy phép xây dựng và “sổ đỏ” nghĩa là chúng tôi đã sinh sống trong đất ở được quy hoạch lâu dài của thành phố. Bây giờ một quy hoạch nào đó lại lấy đất, lấy nhà của chúng tôi phục vụ dự án khác thì chúng tôi thấy không thỏa đáng và yêu cầu chính quyền thành phố và quận phải làm rõ chuyện này về mặt pháp lý, trình tự thủ tục, quy định của pháp luật” - bà Bùi Thị Nhung, nhà 64, ngõ 381 Nguyễn Khang bức xúc cho biết.
Trước sự việc trên, hàng chục hộ dân ngõ 381 Nguyễn Khang đã gửi đơn thư khiếu nại tới nhiều ban, ngành của Hà Nội, đề nghị khẩn cấp giải quyết những kiến nghị của người dân. Tuy nhiên, đến nay, sự việc vẫn chìm sâu vào im lặng.
Cư dân đồng loạt phản đối
Theo ý kiến của một số hộ dân, từ đầu phố Hoa Bằng đến cuối ngõ 381 Nguyễn Khang, đoạn này cũng cần mở rộng, lấy đất cân về 2 bên trên toàn đoạn tính theo tim ngõ hiện tại, vì toàn bộ các hộ gia đình hiện đang sinh sống ở cả hai bên mặt ngõ 381 đều được các cấp có thẩm quyền cấp đất, xây nhà và có “sổ đỏ” đầy đủ.
![]() |
Các hộ dân có ý kiến điều chỉnh Quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ. |
“Việc lấy đất cân về hai bên ngõ tính từ tim ngõ hiện tại sẽ đảm bảo tính công bằng, không thiên lệch về lợi ích cục bộ nào đó. Sẽ rất vô lý và bất công khi một bên ngõ bị mất đất, mất nhà để dành đất cho các nhà phía bên kia ngõ đã không bị lấy đất mà lại còn có đất để làm thêm vỉa hè, vì hiện tại hè bên đó không có hoặc quá nhỏ. Chúng tôi hoàn toàn không nhất trí và dứt khoát phản đối việc lấy đất, phá nhà một bên ngõ để làm vỉa hè cho bên còn lại” - bà Lê Thị Bích Nga, nhà số 80 không nhất trí với bản vẽ phương án chỉ giới đường đỏ đã được xét duyệt.
Đồng tình với bà Lê Thị Bích Nga, bà Trần Thị Uyên số nhà 66 cho rằng, ngõ 381 Nguyễn Khang chỉ thuộc loại đường nhánh, vì vậy để giảm tối đa thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống người dân mà vẫn đảm bảo lưu thông khu vực, không nhất thiết phải mở quá rộng, chỉ cần mở rộng vừa đủ, nhất là khi lòng đường quy họach rộng hơn 11m mà lấy đất người dân đang sinh sống để làm vỉa hè rộng tới 10m (cộng cả 2 bên hè) thì là quá bất hợp lý.
“Ở đây, nhiều gia đình bám mặt ngõ này để làm nơi mưu sinh, kiếm sống hằng ngày. Bản thân gia đình nhà tôi là cơ sở sản xuất, mấy thế hệ sinh sống tại đây, bây giờ lấy đất làm đường thì chúng tôi biết làm gì để có thể tồn tại. Những người lao động liên quan vì thế mà mất công ăn, việc làm vậy tổn thất của chúng tôi ai sẽ phải gánh chịu đây” - bà Trần Thị Uyên trần tình.
Dư luận đặt câu hỏi, UBND thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND quận Cầu Giấy đã làm hết trách nhiệm trong vụ việc này? Điều đáng nói hơn, dù mục đích thực hiện Dự án cải tạo mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang là làm đường công cộng, phục vụ dân sinh nhưng ở đây, nhiều hộ dân có nhà, đất nằm trong chỉ giới vạch đỏ của phường Yên Hòa được thành phố phê duyệt thuộc diện có thể thu hồi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng song người dân không hề hay biết, không được bàn mà hoàn toàn bị đẩy vào thế bị động.
Đã đến lúc Thường trực Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần khẩn trương vào cuộc xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những phản ánh của người dân đang sinh sống ngõ 381 Nguyễn Khang để đảm bảo đời sống dân sinh, trật tự an ninh xã hội trên địa bàn cũng như mang lại sự công bằng cho người dân.
Theo Báo Công lý
" alt="Hà Nội: Hàng chục hộ dân có nguy cơ mất nhà vì kiểu thu hồi đất 'lạ'"/>Hà Nội: Hàng chục hộ dân có nguy cơ mất nhà vì kiểu thu hồi đất 'lạ'
Bà Lê Thị Ngọc Mai, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT công bố quyết định thanh tra
Trước đó, VietNamNet đưa tin, ông N.V.T (trú TP.HCM) gửi đơn khởi kiện chi nhánh công ty CP Kinderworld Việt Nam - đơn vị quản lý Trường quốc tế Singapore tại quận Ngũ Hành Sơn.
Theo nội dung đơn khởi kiện, con trai ông T. là cháu Nguyễn X.B. (SN 2013) theo học tại trường này từ cấp mẫu giáo. Đây là ngôi trường đào tạo liên cấp. Năm nay, cháu B. bước vào cấp tiểu học.
Ngày 26/5, ông ký 2 văn bản cung cấp dịch vụ do chi nhánh công ty cổ phần Kinderworld Việt Nam tại Đà Nẵng soạn thảo để đăng ký nhập học. Trong các khoản có khoản phí đặt cọc 8 triệu đồng là vô lý, không đúng quy định.
Đến cuối tháng 7, ông T. nhận được thông báo của nhà trường với nội dung, nếu không chấp nhận phí đặt cọc thì nhà trường sẽ không cung cấp dịch vụ giáo dục đồng thời sẽ hoàn lại học phí.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ giáo dục của nhà trường đã khiến gia đình vất vả đi tìm trường mới, ảnh hưởng tâm lý cháu B.
Trường Quốc tế Singapore Đà Nẵng
Hiện nay, vụ việc đã được TAND quận Ngũ Hành Sơn thụ lý.
Ngoài ra, vị phụ huynh này còn nộp đơn lên Công an Đà Nẵng tố cáo đơn vị này có dấu hiệu lạm thu, trốn thuế.
Ông T. cho biết, trước đó, 3 con của ông học tại trường quốc tế Singapore Đà Nẵng. Đầu năm 2019, gia đình đóng hơn 700 triệu đồng học phí và tiền ăn cho các con nhưng nhà trường không xuất hóa đơn.
Hồ Giáp
- Sau bữa cơm trăm nghìn nhưng rất ít ỏi một số phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) kiến nghị thành lập Hội đồng phụ huynh và ban kiểm soát bếp ăn.
" alt="Đà Nẵng thanh tra trường quốc tế Singapore bị phụ huynh khởi kiện"/>Đà Nẵng thanh tra trường quốc tế Singapore bị phụ huynh khởi kiện
Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Al Tai, 20h15 ngày 19/2: Khó tin cửa trên
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), hiện nay nhiều hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đang là đích nhắm đến của các nhóm hacker, đặc biệt là các nhóm tấn công ransomware.
Trong 3 tháng đầu năm nay, qua phân tích hơn 150 triệu cảnh báo về các nguy cơ bảo mật trên không gian mạng Việt Nam được ghi nhận từ hệ thống kỹ thuật, Cục An toàn thông tin đã xác định được có hơn 300.000 nguy cơ tấn công mạng nhắm vào các hệ thống thông tin trên toàn quốc.
Cũng trong quý I/2024, qua hệ thống của Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia – NCSC, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận hơn 13.000 sự kiện an toàn thông tin liên quan đến ransomware trên các hệ thống thông tin.
Thông tin với VietNamNetsáng ngày 6/4, Cục An toàn thông tin cho hay, qua theo dõi, giám sát hoạt động tấn công mạng thời gian qua, cơ quan này nhận thấy đang xuất hiện các chiến dịch tấn công ransomware nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quan trọng như: tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến danh tiếng, và gián đoạn hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị gặp sự cố gây ra bởi ransomware.
Phân tích của các chuyên gia Cục An toàn thông tin cho thấy, cuộc tấn công ransomware hiện nay thường được bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức. Kẻ tấn công xâm nhập hệ thống từ điểm yếu đó, duy trì sự hiện diện, mở rộng phạm vi xâm nhập và kiểm soát hạ tầng CNTT của tổ chức.
Đặc biệt, thay vì tấn công người dùng thiết bị đầu cuối hay những hệ thống đơn lẻ, mã hóa dữ liệu trên một vài cụm máy chủ như trước đây, các nhóm tấn công ransomware hiện nay sau khi xâm nhập và nằm vùng trong hệ thống, sẽ phát động tấn công, làm tê liệt toàn bộ hệ thống và mã hóa tất cả dữ liệu của tổ chức nạn nhân, với mục tiêu hướng tới là tống tiền tổ chức muốn lấy lại dữ liệu đã bị mã hóa.
Bên cạnh việc tấn công ransomware ngày càng chuyên nghiệp, các chuyên gia cũng cho rằng, sở dĩ nhiều nhóm hacker thời gian gần đây dồn dập tấn công ransomware vào các hệ thống tại Việt Nam còn là do nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chưa đảm bảo an toàn thông tin một cách đầy đủ cho các hệ thống của đơn vị mình.
Chín biện pháp cơ bản để phòng chống tấn công ransomware
Trước làn sóng tấn công ransomware nhắm vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam thời gian gần đây, song song với việc hỗ trợ các đơn vị bị tấn công, Cục An toàn thông tin cũng đã liên tục có cảnh báo, yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin, nhất là những hệ thống quan trọng, lưu trữ và xử lý nhiều dữ liệu của người dùng.
Cụ thể, ngay sau khi VNDIRECT bị tấn công, Cục An toàn thông tin đã có hướng dẫn các công ty chứng khoán các nhiệm vụ cần tập trung để bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, nhất là các hệ thống quản lý tài khoản khách hàng, phục vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Tiếp đó, ngày 30/3, nhận thấy xu hướng gia tăng tấn công ransomware vào các tổ chức trong nước, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn quốc những việc cần triển khai để bảo vệ hệ thống trước hình thức tấn công mạng đặc biệt nguy hiểm này.
Để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc triển khai các giải pháp phòng chống tấn công ransomware, sau hơn 3 ngày gấp rút xây dựng, ngày 6/4, Cục An toàn thông tin cho ra mắt ‘Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware’. Đây là một tài liệu hữu ích giúp các đơn vị có thể chủ động phòng tránh và bảo vệ hệ thống thông tin trước các nguy cơ tấn công mạng tiềm ẩn. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể tải cẩm nang này trên cổng thông tin Khonggianmang.vn của NCSC.
Bên cạnh một số chỉ dẫn về cách khôi phục hệ thống sau khi phát hiện bị tấn công ransomware, cẩm nang cũng hướng dẫn cụ thể 9 biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chung là bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Trong 9 biện pháp phòng chống và giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware được khuyến nghị trong cẩm nang, biện pháp đầu tiên là xây dựng kế hoạch sao lưu, phục hồi dữ liệu đối với hệ thống, thông tin quan trọng.
Các chuyên gia lưu ý, mục tiêu của các cuộc tấn công ransomware là cố gắng ngăn chặn việc khôi phục dữ liệu sau khi bị mã hóa. Cũng vì thế, kẻ tấn công thường tìm và thu thập thông tin xác thực được lưu trữ trong hệ thống, sử dụng những thông tin xác thực đó để truy cập vào các giải pháp sao lưu, phục hồi; Từ đó xóa hoặc mã hóa cả các bản sao lưu.
“Chúng tôi khuyến nghị thực hiện việc sao lưu “offline”, không để các bản sao lưu đặt trong môi trường kết nối với hạ tầng mạng. Thực hiện sao lưu thường xuyên và đảm bảo dữ liệu của các bản sao lưu được đầy đủ, từ đó hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng của việc mất dữ liệu (khi bị mã hóa) và đẩy nhanh quá trình khôi phục khi có sự cố”, chuyên gia Cục An toàn thông tin đề nghị.
Cục An toàn thông tin kỳ vọng nhận được sự chung tay, phối hợp tích cực của các cơ quan truyền thông, báo chí để lan tỏa nội dung phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware tới mọi đối tượng tham gia hoạt động trên mạng, từ đó góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó, phát hiện sớm nguy cơ tấn công mạng của các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ra mắt Cẩm nang phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware
![]() |
Ảnh: AP |
Theo AP, ngay cả khi ORST có ý chuyển tên Bangkok theo cách gọi địa phương của người dân Thái Lan, thì việc đọc tên thủ đô của nước này sẽ trở thành một "thử thách lớn lao" đối với người nước ngoài.
Trước đó trong thông báo của ORST vào ngày 16/2, Krung Thep Maha Nakhon sẽ trở thành tên gọi chính thức của thủ đô Thái Lan. Trong tiếng Thái, Krung Thep Maha Nakhon có nghĩa là “Thành phố thủ đô của các thiên thần vĩ đại”.
Tên gọi phổ biến hiện nay là Bangkok vẫn tiếp tục được công nhận, song không chính thức và được viết thành “Krung Thep Maha Nakhon (Bangkok)”.
Tuy nhiên, tên gọi Krung Thep Maha Nakhon sẽ chỉ có hiệu lực khi một ủy ban chịu trách nhiệm xem xét tất cả các dự thảo kiểm tra kỹ lưỡng. Nội các Thái Lan cũng yêu cầu ủy ban này tham khảo ý kiến bổ sung từ Bộ Ngoại giao.
Tên gọi Bangkok được sử dụng chính thức vào tháng 11/2001 theo thông báo của ORST. Bangkok hiện là một phần của một khu vực đại đô thị lớn hơn bao gồm các quận Bangkok Noi và Bangkok Yai.
Xem tin thời sự thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
Thủ đô Thái Lan có tên mới là Krung Thep Maha Nakhon nhưng tên Bangkok vẫn được công nhận.
" alt="Thực hư thông tin Bangkok đổi tên"/>