
 |
Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine làm giảm khả năng tiếp cận với các kim loại quan trọng trong sản xuất pin, các công ty khởi nghiệp xe điện đã tính đến vô số thách thức về nguồn cung (Ảnh: Rivian). |
Các nhà quan sát trong lĩnh vực ô tô cho biết, sự gián đoạn nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin ô tô điện trên toàn cầu do cuộc khủng hoảng ở Ukraine gây ảnh hưởng đến các hãng xe điện, bao gồm các công ty khởi nghiệp như Rivian, Lucid.
So với các đối thủ cạnh tranh như tập đoàn General Motors hay Ford, các hãng xe điện mới dường như chưa có sự chuẩn bị tốt để có thể thích ứng trong cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, vốn đã gây thiệt hại nặng nề trong quá trình sản xuất xe điện (EV) còn "non trẻ".
Một trong những sự gián đoạn đáng lo ngại đối với các công ty này là mối đe dọa mới đối với nguồn cung niken. Theo một nhà phân tích của Morgan Stanley, giá của thành phần này đã tăng đột biến, có thể dẫn đến giá của một mẫu ô tô điện tăng 1.000-2.000 USD.
Sự gián đoạn này xảy ra vào thời điểm quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp xe điện, khi họ đang phải gấp rút chứng minh giá trị của mình trong một thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn.
 |
Các công ty xe điện đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng do thiếu nguồn cung nguyên vật liệu (Ảnh: Rivian). |
Hiện tại, hai công ty Rivian và Lucid đều đã bắt đầu sản xuất các mẫu xe điện riêng của mình, với tham vọng đạt được các mục tiêu với các sản phẩm của mình trên thị trường, cũng như xây dựng được cơ sở khách hàng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian tới, việc thiếu khả năng tiếp cận nguyên liệu pin và mối quan hệ với nhà cung cấp yếu hơn có thể gây ra nhiều "đau đớn", hoặc thậm chí dẫn đến "phá sản" đối với những công ty khởi nghiệp này.
Brett Smith, giám đốc công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu Ô tô có trụ sở tại Ann Arbor (Michigan, Mỹ), cho biết: "Vấn đề ở đây là các công ty này có quy trình và khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng hay không. Và đối với các nhà đầu tư, họ muốn biết liệu các công ty này có đủ tiền mặt để vượt qua cuộc khủng hoảng này."
Một mắt xích quan trọng đang bị khủng hoảng
Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine làm giảm khả năng tiếp cận với các kim loại quan trọng trong việc sản xuất pin ô tô điện như niken, các công ty khởi nghiệp EV cũng đã bắt đầu tính đến vô số thách thức về nguồn cung.
Caspar Rawles, Giám đốc dữ liệu của Benchmark Minerals cho biết: "Giá lithium đang ở mức cao kỷ lục, giá coban ở mức cao nhất trong nhiều năm. Bên cạnh đó, kim loại đồng cũng rất cao. Trong khi, vấn đề về thiếu chất bán dẫn vẫn chưa được khắc phục."
Trong tuần trước, công ty Lucid đã cắt giảm mục tiêu sản xuất năm 2022 từ 20.000 xe xuống phạm vi 12.000 đến 14.000, và Rivian đã tăng giá của những chiếc EV hàng đầu của mình. Vấn đề của chuỗi cung ứng được coi là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi kế hoạch và nó khiến những cổ đông của công ty đều không hài lòng.
Một chuyên gia cho rằng nếu các vấn đề về chuỗi cung ứng khiến Rivian và Lucid tiếp tục duy trì sản xuất tinh gọn sẽ dẫn đến "tài chính công ty có thể cạn kiệt và các nhà đầu tư sẽ bỏ đi."
Trong khi các nhà đầu tư thường ca ngợi các công ty khởi nghiệp xe điện vì sự linh hoạt của họ trong quá trình gia nhập ngành công nghiệp xe hơi "xanh", thì những nhà sản xuất ô tô khổng lồ, lâu năm lại có lợi thế hơn trong cuộc khủng hoảng này. Một phần quan trọng chính là, họ không phụ thuộc vào doanh số bán xe điện để duy trì hoạt động kinh doanh.
Sam Fiorani, Phó chủ tịch dự báo xe toàn cầu của Auto Forecast Solutions cho biết: "Các nhà sản xuất ô tô lớn có động lực để vượt qua cuộc khủng hoảng này, do họ đã có lịch sử với hơn một thế kỷ sản xuất xe động cơ đốt trong và phần lớn lợi nhuận của họ vẫn đến từ mục tiêu đó".
Giám đốc điều hành Ford Jim Farley gần đây cho biết, lợi nhuận thu được từ bộ phận xe chạy bằng khí đốt của nhà sản xuất ô tô này sẽ tài trợ cho việc phát triển xe điện sử dụng nhiều tiền của công ty trong những năm tới.
 |
Bên cạnh ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô, cuộc khủng hoảng Ukraine còn khiến giá nhiên liệu toàn cầu cao ở mức kỷ lục (Ảnh: Business Insider). |
Đây là một phần trong chiến lược mới của Ford nhằm tách hai bộ phận hệ thống truyền động xe điện và ô tô sử dụng động cơ đốt trong của mình ra. Đồng thời, cả hai bộ phận này đều sẽ dưới sự bảo trợ của hãng Ford, đây là một quyết định mà Farley đưa ra bất chấp áp lực lớn về việc loại bỏ hoạt động kinh doanh xe điện của công ty.
Mặt khác, Fiorani cho biết, các công ty khởi nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào tiền của nhà đầu tư và thiện chí của khách hàng tiềm năng. Do đó, các hãng xe điện tiếp tục trì hoãn sản xuất và tăng giá xe, sẽ khiến các nhà đầu tư phải chi nhiều tiền hơn và điều này sẽ khiến họ chán nản.
Ông nói: "Họ đang dựa vào bảng kê khai ngân hàng mà họ đã có được từ các đợt IPO hoặc vốn đầu tư mạo hiểm để giúp họ vượt qua giai đoạn phát triển phương tiện mỏng manh này. Nếu điều đó kéo dài thêm nữa, tài chính có thể cạn kiệt và các nhà đầu tư sẽ bỏ đi".
Rawles lưu ý rằng, hầu hết các công ty ô tô mua pin ngày nay, không mua niken của Nga và giá kim loại này là mối quan tâm ngắn hạn hơn các bộ phận khác của chuỗi cung ứng.
Theo Dân trí
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Xung đột Nga - Ukraine làm lộ điểm yếu của chuỗi cung ứng ô tô
Các dây chuyền sản xuất ô tô phải ngừng hoạt động ở Đức, Anh và Áo phơi bày yếu điểm của ngành công nghiệp này là ngày càng phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
" alt=""/>Cuộc khủng hoảng Ukraine có thể khiến nhiều hãng xe điện phá sản

 |
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyễn Vũ |
Vụ ly hôn của vợ chồng ông chủ Trung Nguyên gây chú ý bởi số tài sản kếch xù sẽ được phân chia. Theo số liệu phía ông Vũ đưa ra, tài sản chung của vợ chồng, bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có trị giá gần 8.400 tỉ đồng.
Khi được tòa cho phép đưa ra đề nghị chia tài sản, ông Vũ muốn chia số tài sản này theo tỷ lệ 70-30. Nhưng bà Thảo không đồng ý và đề nghị chia cho mình 51% cổ phần Công ty CP đầu tư Trung Nguyên, ông Vũ 39%, vì ở công ty này có 2 nhóm cổ đông. Nhóm thứ nhất là ông Vũ, mẹ và chị gái ông Vũ chiếm 70%.
Tại tòa, có lúc đại gia này như muốn khóc: “...Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi đây như thế này?"
Đại gia Đức An và cuộc ly hôn ồn ào với siêu mẫu
Đại gia Đức An sinh năm 1962, được biết đến là doanh nhân Việt kiều Mỹ thành đạt với khối tài sản khủng. Năm 2006, đại gia này kết hôn với siêu mẫu Ngọc Thúy.
Vụ ly hôn giữa đại gia Nguyễn Đức An vào đầu năm 2008 cũng gây ồn ào khi kéo theo nhiều vụ khởi kiện liên quan đến việc tranh chấp khối tài sản hàng trăm tỷ đồng.
 |
Đại gia Đức An và vợ cũ siêu mẫu Ngọc Thúy |
Những kiện tụng kéo dài nhiều năm và thậm chí TAND TP HCM còn phải thụ lý vụ kiện "Tranh chấp bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm" giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị Ngọc Thúy (siêu mẫu Ngọc Thúy) khởi kiện bị đơn là vợ mới của chồng - diễn viên Phan Như Thảo.
Vụ tranh chấp tài sản của Ngọc Thúy và đại gia Đức An kéo dài nhiều năm, kèm theo đó là những cuộc khẩu chiến trên Facebook. Lấy được vợ đẹp, nhưng rõ ràng đại gia Đức An đã phải ôm "niềm đau".
Cuộc tranh giành tài sản giữa "đại gia phân bón" và người đẹp đất Cảng
Phạm Thị Hương Giang, người đẹp Đất Cảng nổi tiếng trong một cuộc thi nhan sắc từ hơn chục năm trước lên xe hoa với “đại gia phân bón” Trần Văn Mười - người được nhớ đến với biệt danh “Mười Năm Sao”.
Vụ ly hôn giữa đại gia Mười và cô vợ xinh đẹp năm 2012 khiến báo chí tốn không ít giấy mực khi những kiện tụng kéo dài gần 4 năm quanh khối tài sản trị giá hơn 2.000 tỷ đồng.
 |
Ông Trần Văn Mười |
Phần căng thẳng nhất trong phiên tòa là phân chia tài sản, không ai chịu nhường ai. Bà Giang cho rằng khối tài sản của họ lên tới 2.000 tỷ đồng, tương đương 100 triệu đô gồm mười ngôi biệt thư ở Sài Gòn, Vũng Tàu, Hải Phòng... chưa kể số góp vốn hàng trăm tỷ đồng tại công ty Năm Sao, Hòn Ðảo Việt, Sam My...
Bà Giang đòi ông Mười phải chia cho bà 50% trị giá tài sản khổng lồ nói trên, lên tới khoảng 50 triệu đô.
Trong giai đoạn thương lượng tại tòa, ông Mười thỏa thuận giao cho bà Giang 60 tỷ đồng, tương đương 3 triệu đô để “đường ai nấy đi” nhưng bà này không đồng ý...
Hiện Tập đoàn Quốc tế Năm sao vẫn nằm dưới quyền điều hành và quản lý của ông Mười, trong đó hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất phân bón, bất động sản và đầu tư tài chính.
Đại gia Đinh Trường Chinh và cuộc hôn nhân sóng gió
Doanh nhân Đinh Trường Chinh (SN 1974) là một doanh nhân khá kín tiếng hoạt động trong ngành bất động sản. Kết hôn với Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Diễm Hương vào năm 2011, đại gia này từng được nhắc tới nhiều vào năm 2014 quanh những lùm xùm liên quan đến việc ly hôn cô hoa hậu.
 |
Đại gia Đinh Trường Chinh từng được nhắc tới nhiều vào năm 2014 quanh những lùm xùm liên quan đến việc ly hôn cô hoa hậu |
Cũng trong năm này, Diễm Hương bị cục Nghệ thuật Biểu diễn chính thức ra văn bản tạm dừng cho phép cô tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên toàn quốc vì "đăng ký kết hôn nhưng không trung thực khi kê khai với các cơ quan quản lý nhà nước và làm hồ sơ tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2012".
Danh tiếng của cô bị ảnh hưởng sau scandal bí mật kết hôn với đại gia nghìn tỷ. Sau vụ ly hôn, cô hoa hậu ra đi tay trắng và đã tìm được cho mình hạnh phúc mới.

Tin pháp luật số 146: Lời đau lòng của mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Xuất hiện tại phiên tòa xử vụ ly hôn của con, mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã phải thốt lên những lời đau lòng.
" alt=""/>Niềm đau của đại gia sau những vụ ly hôn ồn ã