当前位置:首页 > Thế giới > Messi nghỉ vô thời hạn sau chấn thương ở chung kết Copa America 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
Theo đó, trung tâm giáo dục ngoại ngữ Suginami có trụ sở tại Tokyo đưa ra thông tin tuyển sinh du học Nhật Bản với mức phí môi giới đảm bảo khoảng 1 triệu Yen (khoảng 200 triệu đồng). Từ tháng 2, đơn vị này đã nhận các khoản kinh phí và hồ sơ du học đủ điều kiện xin cấp thị thực du học.
Nhưng sát thời điểm cấp visa, các học sinh ở Việt Nam đã không thể liên lạc với phía Nhật Bản. Trong khi lịch xuất ngoại dự kiến ban đầu là vào tháng 4.
Tổ chức Xúc tiến Giáo dục Nhật Bản đã báo cáo sự việc với Bộ Tư pháp nước này. Nhiều khả năng đây là vụ lừa đảo có yếu tố hình sự. Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cho biết sẽ tiến hành xác minh sự việc.
![]() |
Trung tâm ngoại ngữ Suginami có trụ sở chính đặt tại tầng 2 một tòa nhà ở Suginamiku, Tokyo. Trung tâm này thành lập vào năm 2014 và do một người Trung Quốc đứng tên.
Khi có mặt tại địa chỉ nói trên, các phóng viên cho biết trung tâm treo biển bên ngoài. Ngoài ra, các phòng được dán biển lớp học, thư viện. Tuy nhiên, nhân viên nhà hàng làm việc tại tầng 1 cho biết họ chưa bao giờ thấy có người ra vào ở tầng 2 để học tập.
“Bảng hiệu được lắp vào 4 năm trước. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy tầng 2 có hoạt động”, người này nói.
Báo chí Nhật Bản cho biết trung tâm này có sử dụng website. Nhưng toàn bộ hình ảnh trên trang web đều là đánh cắp từ các trường và trung tâm giáo dục có uy tín khác. Điện thoại, địa chỉ email được cung cấp cũng trong diện “không thể liên lạc”.
Hà Thanh
700 sinh viên là du học sinh ở Nhật Bản đã biến mất từ tháng 4/2018. Đa số các sinh viên này tới từ Việt Nam, Nepal.
" alt="70 học sinh Việt mất hàng trăm triệu sau vụ lừa đảo du học Nhật Bản"/>70 học sinh Việt mất hàng trăm triệu sau vụ lừa đảo du học Nhật Bản
Tình yêu của tôi và anh cũng đơm hoa kết trái ngọt ngào như bao cặp tình nhân yêu say đắm khác. Tôi còn cãi lời bố mẹ đến bên anh bởi khi đó, anh chỉ là một gã tay trắng. Tôi tự tin, có tình yêu sẽ có tất cả, có tình yêu sẽ cùng nhau xây dựng nên cơ đồ. Nhưng đó là khi cả hai cùng đồng lòng, chung sức, cùng tôn trọng nhau.
Còn chồng tôi, sau khi vợ lui về làm hậu phương, chăm sóc chồng con, lo việc gia đình cho anh thăng tiến thì anh lại trở thành người khác. Anh chỉ mải mê với các mối quan hệ của mình mà quên mất ở nhà vẫn còn vợ và con nhỏ. Anh đi tiệc tùng tối ngày, tiếp khách đến đêm. Mỗi lần vợ kêu ca thì anh lấy lý do thăng tiến, kiếm tiền để dọa nạt.
Tất nhiên, khi anh có tiền, có quyền, các cô gái cũng thích đến gần anh hơn trước. Và trong mắt anh, người vợ từng xinh đẹp giờ trở thành người đàn bà lôi thôi, luộm thuộm, không đi làm, chỉ biết ở nhà bếp núc. Còn những cô gái trẻ kia sẽ là những người xinh đẹp nhất, nhẹ nhàng, tình cảm nhất mà anh từng gặp.
Anh chọn một cô gái làm tình nhân, lén lút qua lại để mặc vợ anh ở nhà chăn đơn gối chiếc. Khi tôi phát hiện anh ngoại tình và chất vấn anh tại sao, anh không hối lỗi mà còn nói đầy xúc phạm: “Họ trẻ đẹp, nhẹ nhàng, ăn nói dễ nghe, anh chơi bời một chút chứ có phải anh bỏ vợ bỏ con theo họ đâu mà em lo.
Anh mới qua lại với cô ta 2 tháng mà anh thấy cô ta được lắm. Em nên học hỏi người ta nhiều chứ không phải suốt ngày ru rú ở nhà rồi trách cứ chồng con. Em đừng mang chữ ly hôn ra dọa anh. Vì nếu ly hôn, anh không ngại đâu, chỉ có em là người thiệt thôi”.
Câu nói ráo hoảnh của anh khiến tôi bất ngờ. Anh cho việc ngoại tình là đơn giản và việc anh chơi bời với các cô gái trẻ là chuyện bình thường, vợ không phải lo? Anh có được ngày hôm nay nhưng chưa từng nghĩ vì sao mình có được.
Anh chê vợ ngày ngày đòi hỏi chuyện tiền bạc nhưng anh lại không hề nghĩ, mỗi lần anh đưa ví ra cho nhân tình, số tiền đó còn gấp mấy lần số tiền hàng tháng anh đưa vợ chi trả, lo lắng cho sinh hoạt gia đình.
Anh không hề so đo với nhân tình nhưng lại coi thường vợ suốt ngày hỏi chuyện tiền nong? Tôi không đi làm, phải lo tất cả việc trong nhà để anh có sự nghiệp. Vậy tôi không hỏi tiền anh thì hỏi tiền ai?
Chỉ mới qua lại với nhân tình 2 tháng mà anh lại dễ dàng đánh giá cô ta hơn người vợ tào khang 8 năm của mình? Tôi thật không dám tin những lời nói đó có thể thốt ra từ miệng người chồng tôi từng yêu thương, cãi lời gia đình để lấy.
“Cô nhân tình của anh ngày hôm nay trẻ đẹp cũng giống như vợ anh năm xưa vậy. Rồi cô ta cũng sẽ già, cũng sẽ làm vợ, làm mẹ và gồng gánh trên vai tất cả những trách nhiệm mà vợ anh đang gánh. Nếu may mắn, cô ta giàu có thì cuộc sống sẽ dễ dàng. Nếu không may, cô ta gặp phải người chồng như anh, một kẻ ngoại tình mà còn khinh thường vợ thì số phận cô ta cũng chẳng khác gì tôi.
Nếu anh muốn được sống buông thả như anh của tuổi đôi mươi thì tôi xin mời anh kí vào đơn ly hôn. Còn không anh phải chấm dứt mọi chuyện lăng nhăng từ hôm nay. Tôi chỉ cho anh cơ hội một lần”, tôi buông lời chua chát với chồng.
Và khi đó, tôi thực sự đã nhận ra những lời bạn mình nói không sai. Đàn bà chấp nhận yêu và hi sinh quá nhiều chính là việc làm sai lầm, là cái cớ để đàn ông họ khinh bỉ, coi thường mình. Tôi nghỉ việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình nhưng chồng lại coi thường. Tôi xin tiền của anh để trang trải việc nhà thì anh cho rằng tôi đòi hỏi… Con người khi có tiền dễ dàng thay đổi, tôi đã nghiệm ra điều đó. Bản thân chồng tôi cũng chỉ là một gã tay trắng. Nhưng khi có tất cả thì anh lại coi rẻ những điều cũ kĩ trước kia. Ngay cả vợ mình anh cũng coi là một thứ "đồ cũ".
8 năm hôn nhân bên chồng của tôi lại chẳng bằng 2 tháng bên nhân tình trẻ của anh? Hôm đó, sau khi tôi làm lớn chuyện, nói với bố mẹ chồng mọi ngọn ngành, chồng có vẻ bắt đầu sợ. Nhưng bản thân tôi vẫn rất lăn tăn. Tôi thực sự không biết có nên cố gắng níu kéo cuộc hôn nhân này?
Độc giả giấu tên
8 năm hôn nhân không bằng 2 tháng anh ngoại tình với tình trẻ
Ngay mở đầu phim, đập vào mắt tôi là hình ảnh quay nhân vật Lợi - anh của nữ chính đang tắm trong trạng thái bán khỏa thân. Rõ ràng đạo diễn muốn dùng chi tiết này để câu khách bởi tôi thấy nó rẻ tiền và thừa thãi, chẳng liên quan gì đến đường dây câu chuyện lẫn tính cách và công việc của nhân vật. Giả sử như anh ta làm nghề người mẫu hay trai bao cảnh này còn dễ giải thích.
Thôi thì bỏ qua, chắc phim muốn giữ chân khán giả nên chọn cách này, tôi kiên nhẫn ngồi cạnh bạn gái xem tiếp. Nhưng chỉ ít phút sau tôi lại có cảm giác đang ăn cơm nhai phải cục sạn to đùng vô cùng khó chịu. Đó là khi bà Kỳ (NSND Hồng Vân) không đồng ý cho bà Mạt (Lê Giang) giúp việc đưa con chó của mình đi khám vì.... táo bón với lý do con chó của bà là... nữ nên yếu đuối, mong manh dễ vỡ?!
Vậy là bà Mạt bất đắc dĩ phải dùng tay móc chất thải của con chó nhà chủ. Bà giơ chất thải lên cho khán giả kiểm chứng bằng cú quay cận cảnh. Tôi không hiểu sao lại có thể phát triển một tình huống hài kém duyên đến mức ấy dù chỉ để gây cười đi chăng nữa.
Rồi tới cảnh bà Mạt cọ toilet cũng phải mô phỏng góc nhìn từ dưới bồn cầu hất lên mặt nhân vật như một sự xúc phạm khán giả. Chưa kể nhân vật bà Kỳ được cài những câu chửi rất khó nghe và thái quá. Đành rằng ê-kíp muốn nhấn mạnh sự vô học của tầng lớp giàu xổi này nhưng người xem không thấy sướng, chỉ thấy sượng. Những màn cãi vã và đối đầu giữa bà Mạt và cô hàng xóm đanh đá luôn muốn tiếp cận bố của Tú Lạc (Kiều Minh Tuấn) được khai thác với tần suất dày chỉ khiến bộ phim ồn ào hơn.
Đỉnh điểm là cảnh ông Hòa cố leo lên cột điện cắt dây loa phát thanh của xóm. Hai người phụ nữ đánh nhau ở dưới chân chiếc thang kéo theo màn lột quần của ông Hòa trước mặt bàn dân thiên hạ. Tôi không nghĩ khán giả có thể cười được với tình tiết thô thiển và vô nghĩa này.
Bộ phim xoay quanh kế hoạch tiếp cận nhà giàu nhằm mục đích đổi đời của nữ chính nhưng kịch bản gượng gạo khiến các tình tiết thiếu thuyết phục người xem. Có quá nhiều chi tiết khiên cưỡng và khó hiểu. Tôi không hiểu sao mà size quần áo, size giày của bà Kỳ lại khớp luôn với bà Mạt, hay đồ của Luna Đào lại vừa khít với cô Tú Lệ nữa vì hai người thoải mái lấy đồ của nhà chủ về mặc mà không phải sửa chữa gì.
Tôi thắc mắc là ngay trước lần gặp thứ hai, làm sao Tú Lệ có số điện thoại của bạn gái cũ Bảo Hoàng mà gọi điện báo để đến đánh ghen. Ông Hòa dù gặp chuyện không vui với mẹ của Bảo Hoàng nhưng không có biểu hiện gì khi hai người chính thức chạm mặt cho đến khi vở diễn hạ màn.
Dù theo dõi phim rất kỹ nhưng tôi chỉ thấy hiện lên âm mưu muốn bước vào làm dâu nhà Bảo Hoàng của Tú Lạc mà không hề cảm nhận được chút tình cảm nào cô dành cho anh để có thể thấy giọt nước mắt của cô khi bị lật mặt là thuyết phục. Bảo Hoàng dù biết rõ mười mươi âm mưu của gia đình Tú Lạc nhưng vẫn ráo hoảnh nói anh cảm nhận mình đã yêu cô.
Cô dâu hào môn quá lộ bàn tay sắp đặt của biên kịch của đạo diễn khiến khán giả xem phim không thấy thuyết phục bởi những tình huống phi logic và thiếu điểm chạm cảm xúc để có thể đồng cảm với động cơ hành động của các nhân vật. Một bộ phim đáng quên!
Độc giả Mạnh Đạt
Ảnh, clip: Galaxy
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
Hình ảnh đầu tiên về nhật thực 9/3
Xem đường đi của nhật thực đang xảy ra trên thế giới
Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú làm say lòng dân phượt
Hàng trăm triệu năm trước trong quá khứ, Mặt trăng nằm khá gần Trái Đất để nhiều lần che khuất hoàn toàn Mặt trời giống như Nhật thực toàn phần ngày nay; và trong một tỷ năm tới nó vẫn có thể che lấp Mặt trời.
Tại một nơi trên Trái Đất, Nhật thực toàn phần là một hiện tượng hiếm gặp. Mặc dù nó xảy ra trên hành tinh trung bình khoảng 18 tháng một lần Nhật thực toàn phần. Người ta tính được hiện tượng này lặp lại tại một nơi bất kỳ trung bình khoảng từ 360 đến 410 năm. Nhật thực toàn phần kéo dài trong vài phút tại từng nơi bất kỳ, bởi vì vùng bóng tối của Mặt trăng di chuyển về phía tây với tốc độ trên 1700 km/h. Tại một nơi, thời gian quan sát thấy Nhật thực toàn phần không bao giờ kéo dài quá 7 phút 31 giây, và thường ngắn hơn 5 phút. Trong mỗi thiên niên kỷ thường có ít hơn 10 lần Nhật thực toàn phần kéo dài quá 7 phút.
Lần gần đây nhất là Nhật thực toàn phần ngày 30 tháng 6 năm 1973 với 7 phút 3 giây. Lần này, các nhà thiên văn đã sử dụng một máy bay Concorde bay theo vệt tối của Mặt trăng và quan sát được Nhật thực toàn phần trong thời gian khoảng 72 phút. Lần Nhật thực toàn phần tiếp theo có thời gian kéo dài hơn 7 phút sẽ là vào ngày 25 tháng 6 năm 2150. Lần Nhật thực toàn phần kéo dài lâu nhất trong giai đoạn 8.000 năm từ 3.000 TCN đến 5.000 sẽ xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2186, khi thời gian diễn ra tại một nơi đặc biệt vào khoảng 7 phút 29 giây. Để so sánh, lần Nhật thực toàn phần lâu nhất trong thế kỷ 20 là 7 phút 8 giây vào ngày 20 tháng 6 năm 1955 và không có lần Nhật thực toàn phần nào kéo dài trên 7 phút trong thế kỷ 21.
Nếu ngày và thời gian của những lần Nhật thực đã biết, người ta có thể tiên đoán những lần Nhật thực trong tương lai bằng sử dụng chu kỳ Nhật thực. Chu kỳ Saros là một trong những chu kỳ nổi tiếng và chính xác nhất mà các nhà thiên văn học cổ đại từng áp dụng. Chu kỳ Saros bằng 6.585,3 ngày (trên 18 năm), có nghĩa là sau mỗi chu kỳ này một sự kiện thiên thực giống hệt sẽ diễn ra. Nhưng có sự khác biệt về kinh độ địa lý bị dịch chuyển khoảng 120 độ (do dư 0,3 ngày) và lệch một ít về vĩ độ (do độ nghiêng của mặt phẳng quỹ đạo Mặt trăng). Chuỗi Saros luôn luôn bắt đầu bằng thiên thực một phần gần một trong hai vùng cực của Trái Đất, sau đó dịch chuyển trên toàn cầu thông qua những lần thiên thực hình khuyên và toàn phần, và kết thúc chuỗi bằng Nhật thực một phần tại vùng cực đối đỉnh. Chuỗi Saros kéo dài khoảng từ 1226 đến 1550 năm với 69 đến 87 lần thiên thực, trong đó 40 đến 60 lần là thiên thực trung tâm.
Một năm có ít nhất hai lần Nhật thực và nhiều nhất năm lần Nhật thực. Từ khi áp dụng lịch Gregory năm 1582, các năm có 5 lần Nhật thực xảy ra đó là 1693, 1758, 1805, 1823, 1870, và 1935. Năm tiếp theo sẽ là 2206.
Bạch Dương hay còn có tên là Dương cưu - tiếng anh là Aries (21/3 - 19/4). Đây là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo.
" alt="Nhật thực có xảy ra thường xuyên không? tần suất thế nào?"/>Nhà văn hóa Phạm Quỳnh sinh ngày 30.1.1893 tại Hà Nội, mất ngày 6.9.1945 tại Huế. Ông người đi tiên phong trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt, thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên cứu.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã nhận giải cho ba mình, trong diễn từ nhận giải những đóng góp của nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã được ông điểm lại.
![]() |
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh (Ảnh tư liệu báo Một thế giới) |
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, từ ngày mất, gần như Phạm Quỳnh “biến mất” trên trường chữ nghĩa, trừ một trường hợp là nhà văn Nguyễn Công Hoan cho ra mắt tác phẩm Đời viết văn của tôi, trong đó dành hai trang viết rõ sáng tác truyện ngắn nổi tiếng Kép Tư Bền, chỉ vì thương Phạm Quỳnh. Đến năm 1996, tác phẩm này được NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản và giữ nguyên văn phần nói về nhà văn viết Kép Tư Bền chỉ vì thương Phạm Quỳnh.
Bắt đầu từ những năm sau 2000, nhà văn hóa Phạm Quỳnh được nhắc nhiều trên báo chí và xuất bản. Năm 2003 và 2004 sách Phạm Quỳnh – Luận giải văn học và triết học, Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh được xuất bản...
Đến năm 2005, bài Phạm Quỳnh chủ bút báo Nam Phong của Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam được đăn trên nhiều tạp chí. Còn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết bài bài Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
"Nhưng năm 2006 mới là năm đáng chú ý về hiện tượng Phạm Quỳnh xuất hiện trở lại trên xuất bản và báo chí" - nhạc sĩ Phạm Tuyên nói.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận giải nhận giải Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại cho nhà văn hóa Phạm Quỳnh. |
Đầu năm cuốn Thượng Chi văn tập của Phạm Quỳnh được tái bản chính thức được bán và quảng bá tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều báo chí cũng đưa bài về ông như Phạm Quỳnh- người nặng lòng với nước, Người nặng lòng với nước, Phạm Quỳnh- người nặng lòng với nhà, Phạm Quỳnh- người nặng lòng với tiếng ta.
Cuối năm 2007, NXB Tri Thức cho ra mắt Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 – Essais 1922-1932. Việc xuất bản tác phẩm này cũng như bộ ba tập Du ký Việt Nam, khiến năm 2007 có nhiều cuộc thảo luận về Phạm Quỳnh.
Năm 2011 cuốn sách gồm những bài viết cuối đời của Phạm Quỳnh, bao gồm 11 bài tạp văn và 51 bản ông dịch thơ Đỗ Phủ lấy tên chung là Hoa Đường tùy bút được xuất bản.
“Chúng tôi nghĩ sở dĩ có sự trở lại ngoạn mục của Phạm Quỳnh trên sách báo một phần lớn là do trong Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2003, tập 3 đã có mục Phạm Quỳnh, Nam Phong và có cả mục Pháp Việt đề huề với lời lẽ khá đúng mực, cởi mở hơn trước. Năm 2004, Từ Điển Văn Học (bộ mới) đã có mục Phạm Quỳnh do Nguyễn Huệ Chi viết và mục Nhóm Nam Phong do Phương Chi viết”.
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, ngoài những tác phẩm của nhà văn hóa Phạm Quỳnh được tái bản hoặc xuất bản lần đầu, những bài viết đánh giá con người và sự nghiệp của ông công bằng hơn trước, còn có việc xuất hiện cả những sách viết về ông như Phạm Quỳnh, con người và thời gian, Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh, một góc nhìn…
"Như thế là giờ đây, Phạm Quỳnh con người suốt đời trung với nước, hiếu với dân, mặc dù có số phận oan nghiệt đã có thể ngậm cười nơi chín suối. Tâm nguyện của ông đã được thực hiện. Những đóng góp của ông ngày càng được nhìn nhận công bằng hơn. Đối với con cháu Cụ Phạm thì đây là một niềm tự hào lớn và là một sự ghi nhận của xã hội về sự đóng góp của Cụ cho nền văn hóa Việt Nam”- nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động.
Lễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ XI cũng trao Giải vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục cho nhóm dịch sách Nhất Nghệ Tinh vì đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục công kỹ nghệ; Nhạc sĩ Dương Thụ vì đóng góp đặc sắc quảng bá văn hóa và tri thức tinh hoa.
Giải Nghiên cứu cho nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng vì những công trình đặc sắc nghiên cứu văn hóa dân gian và nhà nghiên cứu Lữ Phương vì những công trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Marx.
Giải Dịch thuật cho dịch giả Nguyễn Tùng vì những công trình dịch thuật đặc sắc về nhân học.
Riêng Giải Việt Nam học cho hai nhà nghiên cứu nước ngoài là nhà nghiên cứu Daniel Hémery và Pierre Brocheux vì thành tựu đặc sắc về Việt Nam học.
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mang tên nhà văn hóa Phan Châu Trinh được thành lập với sứ mệnh “Góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21”. Quỹ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do một nhóm các trí thức tâm huyết với văn hóa của đất nước thành lập.
Việc trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng của Quỹ, nhằm vinh danh các cá nhân xuất sắc đã và đang có những nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp canh tân Văn hoá và Giáo dục Việt Nam.
Lê Huyền
" alt="Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh"/>Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh