Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng
本文地址:http://member.tour-time.com/news/56c198653.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Arnett Gardens vs Portmore United, 07h00 ngày 21/2: Giữ vững ngôi nhì
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo thuộc Bắc Trung Bộ. Năm lớp 6, tôi bắt đầu theo bố xuống thành phố để học. Những năm sống trong khu tập thể cơ quan của bố, một cơ quan quản lý của tỉnh, mỗi ngày tôi chứng kiến rất nhiều sự việc xảy ra ở đây, từ chạy chọt, biếu xén đến đấu đá nội bộ. Ngay từ đó, tôi đã thấy rất sợ khi nghĩ đến việc sau này phải làm việc trong môi trường như thế.
Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi nhận được học bổng du học. Rồi tôi chọn ở lại nước sở tại làm việc vài năm. Khi tin rằng Việt Nam đã bắt đầu phát triển hơn, cộng thêm việc muốn được ở bên gia đình, người thân, nên tôi quyết định quay về. Thực ra, ngành học của tôi khi đó rất khó để xin được việc làm trong nước. Muốn xin được việc, tôi cũng phải mất rất nhiều tiền của, mà thu nhập lại rất thấp. Và có thể, tôi lại phải sống cảnh luồn cúi, nịnh bợ như những gì mình từng thấy trước đây.
Những ngày đầu khi mới quay về, với tôi đúng là thảm họa: gia đình tôi vẫn nghèo. Cả gia đình ba bốn thế hệ vẫn sống trong căn nhà cấp bốn xây từ mấy trục năm trước. Tôi không xin được việc, cứ ăn rồi quanh quẩn trong nhà. Những chỉ trích và sự coi thường trong mắt người thân và bạn bè cứ ngày một nhiều lên. Sự chán nản và thất vọng đã có lúc đẩy tôi đến những suy nghĩ tiêu cực.
>> Tôi ở lại châu Âu sau du học vì không cạnh tranh nổi trong nước
Rồi tôi quyết định làm lại từ đầu. Tôi ôn thi cấp tốc để kịp kỳ thi đại học năm đó. Sau gần tám tháng ôn thi, cuối cùng tôi cũng đủ điểm để đỗ vào một trường đại học có ngành học mình mong muốn. Bốn năm học đại học là những ngày vội vã mà tôi chỉ muốn trôi qua thật mau. Tôi lớn hơn các bạn sinh viên cùng khóa rất nhiều, thậm chí lớn hơn cả nhiều giáo viên trong khoa, nên cũng có chút mặc cảm. Học đại học ở Việt Nam lại toàn là kiến thức chay, chủ yếu là học thuộc lòng.
Bốn năm học đại học, tôi tập trung học thêm một ngoại ngữ khác và học thêm các kiến thức liên quan đến ngành học của mình. Ngày ra trường, tôi khăn gói vào miền Nam tìm việc. Những năm đầu, tôi có gặp đôi chút khó khăn. Nhưng với sự cố gắng và bằng những kinh nghiệm học hỏi được khi còn ở nước ngoài, tôi đã kiếm được công việc phù hợp ở các công ty và tập đoàn nước ngoài.
Tới thời điểm hiện tại, tôi đang làm quản lý cho một công nước ngoài. Lương của tôi có thể đủ để nuôi sống cả gia đình. Cùng với số tiền tiết kiệm từ việc đầu tư những năm vừa qua, tôi đã cho đứa con đầu của mình đi du học nước ngoài ngay từ bậc phổ thông. Tôi không biết sau này con có muốn về nước làm việc như bố của nó hay không? Nhưng điều tôi hướng tới khi cho con du học là để học hỏi cách tư duy, cách làm việc của các nước phát triển.
Mỗi người có một quan điểm sống riêng. Nhưng nếu chúng ta cứ đi bằng đầu gối và cúi mặt xuống khi bước đi thì người Việt chắc chắn vẫn sẽ không được đánh giá cao trong mắt người nước ngoài. Chúng ta rất thông minh, nên nếu được đào tạo tốt về mặt kỹ năng, tôi tin sẽ có nhiều lĩnh vực Việt Nam hơn hẳn nước ngoài. Hy vọng một ngày nào đó, nhiều người sẽ không còn phải đau đầu và tính toán thiệt hơn khi quay về quê hương làm việc.
Nguyễn Chiến Thắng
">Đắn đo về nước sau du học vì sợ cảnh luồn cúi, nịnh bợ
Tôi thấy lạ khi mọi người sợ hãi, đắn đo nghỉ Tết ngắn hay dài. Chúng ta sử dụng quỹ thời gian như thế nào, mua gì chơi ở đâu, thăm viếng ai, nghỉ ngơi như thế nào là do bản thân chủ động quyết định, tại sao mọi người lại lo lắng?
Bạn nhất quyết không uống rượu ai đổ vào miệng, mệt mỏi không muốn đi chơi ai xốc bạn phải đi, chi tiêu "khéo ấm thì no, khéo co thì ấm", vậy tại sao phải sợ? Có ai sống thay phần đời của mình không, có mỗi cái Tết không làm chủ được mình thì còn làm gì?
Tôi thấy mọi người xung quanh hay than thở, băn khoăn Tết đến xuân về với ti tỉ những nỗi lo đầy vơi. Nếu đó là nỗi lo của những người công nhân xa xứ vì đường xa xôi, vì nỗi trông mong của mẹ già con thơ ở quê nhà thì đó là hẳn nhiên.
Nhưng những bạn bè tôi ở phố thị cứ Tết về là sốt hết cả lên, than thở rồi ngược xuôi xem nghỉ Tết ngắn hay dài thì thật khó hiểu.
Tôi thì chẳng thấy có gì phải phiền não, mọi thứ là do mình cả. Tết đến xuân về chỉ thấy trẻ con lớn lên còn mình và người thân thì già đi, chỉ vậy thôi.
Năm nào làm ăn khá thì chi tiêu, mua sắm mạnh tay hơn một chút, thăm biếu các bậc song thân nhiều hơn một chút. Nếu bạn làm ăn kém thì các khoản chi giảm đi.
Tết nghỉ dài thì ở nội ngoại vài ba ngày, rồi tranh thủ đi thăm nom anh em họ hàng xa, nghỉ ngắn thì nội - ngoại về trong ngày, anh em ở xa thì gọi điện thăm hỏi.
Ăn uống sinh hoạt là do mình, nhiều sắm mười ít thì sắm bảy, tùy điều kiện từng năm. Tại sao chúng ta phải cố gồng lên, chạy vạy lo lắng ngược xuôi năm này hơn năm trước để lấy tiếng hiếu thảo, rồi ra Tết lại kéo cày trả nợ?
Tiệc tùng cơm nước, rượu chè bà con nội ngoại mời thì đến có mặt cho tình cảm đầm ấm. Bạn không uống rượu họ không ép mà đổ vào miệng. Sao phải vì vài câu nói trách móc mà cố nhồi nhét mấy thứ có cồn vào người, để đi lại không an toàn, gia đình vợ con lo lắng rồi say sưa mấy ngày không hồi sức?
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Cơm nước bây giờ đâu còn là miếng đói miếng no, đâu phải cứ ai đến cũng bày biện mâm cao cỗ đầy, đâu phải đến nhà ai cũng phải ăn bữa cơm uống chén rượu, say sưa la đà mới là thắm tình anh em.
Thay vì bày ra lại bê vào, lãng phí thì ngồi quây quần bên chén trà ấm nồng ngày xuân, nói câu chuyện ngày cũ, ngày mới cũng chẳng kém phần đầm ấm, sum vầy đó sao!
Trước tiên phải vì bản thân mình, gia đình mình rồi mới vì người khác. Người Việt hãy bỏ những sĩ diện hão đi để sống với thực tại. Bố mẹ nào cũng mong con cái về ăn tết mạnh khỏe, ấm cúng bên gia đình. Chứ chẳng ai vui vẻ gì chuyện con cái sau Tết bơ phờ, mệt mỏi, lo lắng ngược xuôi kéo cày trả nợ.
Họ hàng, anh em chú bác có trách móc chén rượu, chén chè rồi cũng qua ngày, lâu dần họ cũng hiểu. Ai không hiểu thì mình cũng không cần phải gồng lên đẹp lòng tất cả mọi người.
Tôi đã và nhiều năm sống như thế, những năm đầu mọi người cũng trách móc nhưng rồi những người thân của tôi cũng hiểu. Ngày xuân gặp nhau đến bữa thì ngồi bên nhau ăn bát cơm trắng, uống chén rượu đầy nhưng không o ép say sưa.
Quá bữa thì chúng tôi pha ấm trà nóng ngồi bên nhau ôn lại câu chuyện ngày xưa cũ. Ai kinh tế khá hơn thì thăm biếu, túng quẫn thì đùm bọc, không gồng gánh, gượng ép tài chính, rượu chè cơm nước.
Với tôi, Tết ngắn hay dài cứ theo lịch mà làm, chẳng có gì phải băn khoăn lo lắng. Tôi cho rằng, bạn lo tốt cho bản thân và gia đình trước đã. Đó cũng là bớt đi nỗi lo cho những người xung quanh.