 |
Thảo Cầm Viên ghi nhận doanh thu 145 tỷ đồng trong năm 2022. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn (chủ sở hữu và vận hành công viên cùng tên tại TP.HCM) vừa công bố báo cáo quyết toán năm 2022 với doanh thu cao gấp ba lần so với năm trước đó, đạt 145 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh đột biến này giúp đơn vị quản lý Thảo Cầm Viên có doanh thu cao hơn 27% so với mức trước dịch Covid-19, đồng thời vượt xa mục tiêu doanh thu 80 tỷ đồng được giao bởi UBND TP.HCM - cơ quan đại diện vốn Nhà nước.
Nguồn thu chính của Thảo Cầm Viên đến từ bán vé tham quan. Năm ngoái, là năm thứ hai công ty áp dụng giá vé 40.000 đồng với trẻ em và 60.000 đồng với người lớn, tăng 10.000 đồng so với trước đó. Ngoài ra, công ty còn có nguồn thu từ kinh doanh trò chơi, giải khát - ẩm thực, trông giữ xe.
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công viên này đạt 19 tỷ đồng, vượt xa mức âm gần 25 tỷ đồng năm 2021.
Tuy nhiên, do phải ghi nhận khoản giảm trừ thu nhập khác hơn 13 tỷ đồng khiến lãi sau thuế của Thảo Cầm Viên trong năm 2022 chỉ đạt 3 tỷ đồng. Đây là khoản điều chỉnh giảm thu nhập sau khi công ty xin không nhận ngân sách đặc thù do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Số tiền này trước đây được hỗ trợ bởi UBND TP.HCM để duy tu, bảo tồn, phát triển cây xanh và chăm sóc nuôi dưỡng động vật.
DOANH THU THẢO CẦM VIÊN LÊN CAO KỶ LỤC NĂM 2022 |
Kết quả kinh doanh hàng năm của Thảo Cầm Viên. |
Nhãn | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 |
Doanh thu thuần | Tỷ đồng | 112 | 67 | 91 | 87 | 101 | 112 | 114 | 70 | 45 | 145 |
Lãi trước thuế |
| 3.2 | -42 | 0.6 | 1.2 | 1.5 | 1.6 | 2 | -1.6 | 0.5 | 3.6 |
Dù vậy, mức lãi sau thuế của doanh nghiệp này vẫn cao gấp ba lần kế hoạch kinh doanh đề ra và là mức lợi nhuận cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn có vốn điều lệ 617 tỷ đồng và tổng tài sản 785 tỷ đồng đến cuối năm 2022. Trong đó, phần lớn tài sản của doanh nghiệp là giá trị xây dựng cơ bản dở dang với gần 670 tỷ đồng.
Thảo Cầm Viên được người Pháp xây dựng năm 1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo, sau đó được người dân TP.HCM quen gọi là sở thú.
Công trình được xây dựng cùng thời với Bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà... và được Đô đốc toàn quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière kỳ vọng trở thành nơi bảo tồn động thực vật, phục vụ các công trình nghiên cứu khoa học.
Từ năm 2015, Thảo Cầm Viên hoạt động tự chủ hoàn toàn về tài chính, ngân sách không hỗ trợ. Nguồn thu chính của đơn vị này đến từ việc bán vé vào cửa, bên cạnh đó còn có các hoạt động kinh doanh khác như trồng cây, liên doanh bãi xe, mặt bằng...
Năm 2020, diễn biến đại dịch Covid-19 phức tạp khiến Thảo Cầm Viên phải kêu gọi đóng góp từ cộng đồng để duy trì sự sống của hàng nghìn động, thực vật. Đơn vị vận hành Thảo Cầm Viên năm đó lỗ trước thuế 1,6 tỷ đồng, sang đến năm 2021 mới lãi trở lại.
Người dân TP.HCM đổ về Thảo Cầm Viên du xuânDưới thời tiết nóng bức, nhiều gia đình, bạn trẻ mang theo lều trại, quạt tích điện để vui chơi cả ngày tại Thảo Cầm Viên. 06:00 24/1/2023 "> Doanh thu Thảo Cầm Viên cao kỷ lục
|
Liên tiếp trong 2 tháng gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đều có cảnh báo về các lỗ hổng bảo mật mới trong máy chủ Microsoft Exchange. (Ảnh minh họa: Internet) |
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa tiếp tục phát cảnh báo đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc về 4 lỗ hổng bảo mật mới nghiêm trọng trong các máy chủ thư điện tử Microsoft Exchange.
Các lỗ hổng bảo mật trong Microsoft Exchange mới được cảnh báo đều được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng, bao gồm: “CVE-2021-28480”, “CVE-2021-28481”, “CVE-2021-28482” và “CVE-2021-28483”.
Cả 4 lỗ hổng bảo mật kể trên đều cho phép đối tượng tấn công chèn và thực thi lệnh độc hại, cài cắm mã độc và chiếm điều khiển hệ thống. Trong đó, có 2 lỗ hổng “CVE-2021-28480”, “CVE-2021-28481” đối tượng tấn công có thể khai thác thành công mà không cần xác thực.
Các lỗ hổng này ảnh hưởng tới nhiều phiên bản Microsoft Exchange, từ Microsoft Exchange Server 2013, Microsoft Exchange Server 2016, đến Microsoft Exchange Server 2019. Hiện hãng Microsoft đã có bản vá để khắc phục 4 lỗ hổng bảo mật mới.
Đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho biết, mặc dù chưa có mã khai thác công khai trên Internet, tuy nhiên có thể nhiều nhóm tấn công APT đã khai thác lỗ hổng này.
Vì thế, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia khuyến nghị quản trị viên tại các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra và cập nhật bản vá ngay khi có thể theo hướng dẫn của Microsoft.
Thư điện tử là hệ thống quan trọng đối với hoạt động của cơ quan tổ chức, đồng thời chứa nhiều dữ liệu nhạy cảm. Cũng vì thế các nhóm tấn công mạngthường tập trung khai thác các lỗ hổng của hệ thống này để đánh cắp thông tin, dữ liệu.
Theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia hồi đầu tháng 3/2021, có rất nhiều máy chủ thư điện tử của Việt Nam đang sử dụng Microsoft Exchange. Có thể kể đến một số hệ thống như máy chủ thư điện tử của cơ quan tổ chức nhà nước, tổ chức ngân hàng, tài chính, các doanh nghiệp và tổ chức lớn khác.
Tính từ tháng 3 năm ngoái đến nay, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin đã 4 lần gửi cảnh báo đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về 15 lỗ hổng bảo mật trong máy chủ thư điện tử Microsoft Exchange.
Cụ thể, theo cảnh báo ngày 2/3/2020, lỗ hổng bảo mật “CVE-2020-0688” trong các máy chủ thư điện tử sử dụng Microsoft Exchange ảnh hưởng tới hầu hết các phiên bản Microsoft Exchange (2010, 2013, 2016, 2019) cho phép đối tượng tấn công chèn và thực thi mã lệnh trái phép từ đó kiểm soát máy chủ thư điện tử và đánh cắp dữ liệu trên hệ thống.
Với lần cảnh báo vào trung tuần tháng 12/2020, 6 lỗ hổng bảo mật trong các máy chủ thư điện tử sử dụng Microsoft Exchange được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận thời điểm đó gồm có: “CVE-2020-1711”, “CVE-2020-17132”, “CVE-2020-17141”, “CVE-2020-17142”, “CVE-2020-17143” và “CVE-2020-17144”. Được đánh giá là có mức độ nguy hiểm từ cao đến nghiêm trọng, các lỗ hổng ảnh hưởng tới hầu hết các phiên bản Microsoft Exchange, cho phép đối tượng tấn công chèn và thực thi mã lệnh trái phép từ đó kiểm soát máy chủ thư điện tử và đánh cắp dữ liệu trên hệ thống.
Gần đây nhất, vào ngày 3/3/2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng cảnh báo về 4 lỗ hổng có mức độ nguy hiểm cao gồm “CVE-2021-26855”, “CVE-2021-26857”, “CVE-2021-26858” và “CVE-2021-27065”. Các lỗ hổng này cho phép đối tượng tấn công truy cập vào máy chủ hệ thống, chèn và thực thi mã từ xa.
Vân Anh

Xử lý chiến dịch tấn công APT nguy hiểm nhắm vào Việt Nam
Ngay sau khi thu thập thông tin, đánh giá tình hình, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các doanh nghiệp ISP để ngăn chặn, xử lý chiến dịch tấn công APT nguy hiểm nhắm vào các nước Trung Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
">