Một dự án move to earn bị tố lợi dụng tên tuổi đối tác Việt Nam
Trào lưu move to earn (vận động/chạy bộ kiếm tiền) đang nở rộ trên toàn cầu và bắt đầu xuất hiện những dự án do các startup tại Việt Nam khởi xướng. Mới đây nhất,ộtdựánmovetoearnbịtốlợidụngtêntuổiđốitácViệkết quả bóng đá euro một dự án move to earn bị một số đơn vị tố cáo lợi dụng tên tuổi để quảng bá trái phép.
Cụ thể, website stepon.run quảng bá về ứng dụng cùng tên, cho phép người dùng chạy bộ để kiếm đồng token trong game. Ứng dụng được giới thiệu sẽ ghi nhận lượng calorie tiêu thụ và thức ăn nhập vào, nhằm giúp người dùng hoàn thành kế hoạch tập luyện. Một số loại giày ảo cũng được giới thiệu trên website và niêm yết giá (để người chơi sử dụng vào việc chạy/đi bộ).
Đáng chú ý, dù tự giới thiệu là ứng dụng sức khoẻ (fitness app) số 1 năm 2022, song đường dẫn tới hai chợ ứng dụng Apple App Store và Google Play Store của Stepon vẫn để trạng thái “coming soon” (sẽ cập nhật).
![]() |
Pencil và Moonka được ghi nhận là đối tác trên website của Stepon nhưng cả hai đơn vị này đều phủ nhận có liên quan đến dự án. (Ảnh chụp màn hình) |
Không dừng lại ở đó, một số đơn vị được ghi trên website Stepon đã lên tiếng cho hay họ không liên quan đến dự án này. Cụ thể, ông Nguyễn Tiến Huy - Group CEO của Pencil Group - khẳng định không hề hợp tác với Stepon dù tên thương hiệu Pencil xuất hiện trên website này.
“Ngoài dự án Calo, chúng tôi khẳng định không liên quan Stepon dưới bất kỳ hình thức nào”, ông Huy nói với ICTnews. Calo cũng là một dự án move to earn, trong đó Pencil Group đóng vai trò đầu tư và quảng bá sản phẩm.
Ông Huy nói thêm rằng, trào lưu move to earn đang lên nên sẽ có nhiều dự án scam (lừa đảo) chạy theo, nhà đầu tư nên đánh giá về lịch sử dự án để có quyết định đúng đắn.
“Nhà đầu tư cũng nên tránh nhập ví, rất dễ bị hack mất tiền”, ông Nguyễn Tiến Huy cảnh báo.
Không riêng Pencil Group, một nền tảng blockchain khác là Moonka cũng lên tiếng việc Stepon gắn logo của họ lên website khi hai bên không hề có quan hệ hợp tác.
“Tôi cho rằng việc tự tiện gắn logo đối tác lên website khi chưa được phép chính là dấu hiệu của một dự án scam”, ông Ngô Tuấn Khôi - CEO Moonka - trao đổi với ICTnews.
Theo ông Khôi, các nhà đầu tư và người dùng khi quan tâm một dự án cần xem xét kỹ lưỡng đội ngũ phát triển, những người tư vấn, đối tác đầu tư dự án và lộ trình phát triển (roadmap) của từng nền tảng. Việc này giúp phân định rõ ràng những dự án tiềm năng với các ứng dụng mở ra nhưng không có hướng đi rõ ràng.
ICTnews tìm cách liên lạc với Stepon song thông tin liên hệ trên website chưa hoạt động.
Move to earn là trào lưu đang được đánh giá sẽ thành xu hướng trong năm 2022 của lĩnh vực blockchain, NFT. Trong mô hình này, người dùng vận động (chủ yếu là đi/chạy bộ) để kiếm các đồng token trong game, sau đó có thể quy đổi các token này thành tiền.
Thiên Phúc

Move to earn: Phát triển bền vững hay trào lưu sớm tắt?
Move to earn - vận động để kiếm tiền - đang được nhắc đến nhiều thời gian gần đây, nó là sự kế thừa thành công sau gamefi hay một trào lưu cũng sẽ đến hồi kết?
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Saham vs Al Nasr, 20h30 ngày 20/2: Cửa dưới thất thế
- Soi kèo phạt góc VPS Vaasa vs Inter Turku, 21h ngày 1/7
- Soi kèo phạt góc Brann vs HamKam, 22h ngày 2/7
- Xuân Trường 'phá nát bươm' V.League, người Thái thi nhau vò đầu tiếc rẻ
- Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
- HLV Chung Hae
- Phiên tòa tình yêu tập 9: Thái Trinh ôm Quang Đăng khóc, công khai muốn kết hôn
- Nhận định Hà Nội vs Bình Dương 19h00, 03/08 (V.League 2019)