当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Bangkok United vs Sydney FC, 19h00 ngày 19/2: Tin vào chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Karma SC, 18h30 ngày 20/2: Bất phân thắng bại
Liên quan đến sự việc cháu Mai Bảo Y. (4 tuổi) bị bỏ quên trong nhà vệ sinh tại Trường Mầm non xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), trước đó, theo Hiệu trưởng Đồng Thị Mạnh, nhà trường dự tính tiến hành lấy ý kiến khảo sát học sinh lớp B5 xem cô giáo Vương Thị Hương có phạt và nhốt cháu Y. vào nhà vệ sinh hay không.
Điều này xuất phát từ việc lời khai trong giải trình của cả hai cô giáo Vương Thị Hương và Vương Thị Loan có những nội dung mâu thuẫn với lời kể của cháu Y. với gia đình. Trong bản tường trình gửi phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức, 2 cô giáo mầm non khẳng định học sinh tự đi lạc chứ không có chuyện cô phạt và nhốt cháu trong nhà vệ sinh.
Cô Vương Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 4 tuổi B5- người trực tiếp liên quan cho hay, nguyên nhân do trong lúc phụ huynh đến đón đông, cô không bao quát được hết các cháu nên cháu Y. đã chạy ra ngoài và nấp vào vùng khuất tầm mắt.
Còn cô giáo Loan, giáo viên phụ lớp mẫu giáo B5 nhắc đến chuyện cô giáo Hương phạt cháu Y. đứng vào góc lớp nhưng không hề nói đến việc cô Hương phạt vào nhà vệ sinh đứng và nhốt cháu lại trong đó.
Tuy nhiên, ông Đặng Văn Viện – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức cho rằng đây là việc không nên làm và chỉ đạo nhà trường không được phát phiếu lấy ý kiến của học sinh.
“Dù hành động đó xuất phát từ việc nhà trường mong muốn nhanh chóng làm sáng tỏ sự việc nhưng cũng không thể phát phiếu lấy ý kiến của học sinh 4 tuổi được”, ông Viện cho hay.
Theo ông Viện, vì vụ việc có những tình tiết chưa thống nhất nên hiện UBND huyện Mỹ Đức cũng đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra xác minh làm rõ. Do đó việc lấy ý kiến khảo sát cũng không nhiều ý nghĩa.
“Cơ quan chức năng sẽ điều tra và đưa ra kết luận cuối cùng, sai đến đâu sẽ xử lý đến đó theo quy định của pháp luật”, ông Viện nói.
Thanh Hùng
" alt="Cô giáo mầm non nhốt trẻ trong nhà vệ sinh: Yêu cầu trường không phát phiếu khảo sát"/>Cô giáo mầm non nhốt trẻ trong nhà vệ sinh: Yêu cầu trường không phát phiếu khảo sát
Tỉnh này hiện có 2 ca dương tính với Covid-19 nên trước đó, hàng loạt địa điểm kinh doanh ăn uống đã nhận được thông báo phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.
Một số nhà nghỉ đã mở cửa phục vụ miễn phí các thí sinh thi THPT.
![]() |
Nhiều nhà nghỉ đóng cửa vì dịch, nay mở miễn phí phục vụ thí sinh thi THPT |
Bà Trần Thị Lan (chủ nhà nghỉ Nhật Hạnh, thị trấn Gio Linh) cho biết mở cửa miễn phí phục vụ các thí sinh thi THPT là cách bà mong muốn các em học sinh có sức khỏe tốt, bình tĩnh và làm bài thi đạt hiệu quả.
“Những năm trước, nhà tôi cũng là nơi nghỉ ngơi cho các em học sinh lớp 9 thi chuyển cấp cũng như học sinh thi THPT”, bà Lan nói.
![]() |
Bà Lan chủ nhà nghỉ Nhật Hạnh |
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, bà đã nhờ người quen đăng bài trên Facebook thông báo về việc dành 5 phòng miễn phí cho học sinh đi thi.
Nếu số lượng đông hơn dự kiến, bà sẽ dành thêm dãy 5 phòng trọ của gia đình cho các em mượn. Tất cả có thể giúp khoảng 50 thí sinh có chỗ ở trong thời gian thi tốt nghiệp.
Sau khi bài viết được đăng tải, một số giáo viên đã liên lạc với bà xin chỗ cho các nhóm học sinh có nhà cách điểm thi số 1 và số 2 ở TT Gio Linh hơn 10 km ở lại đến lúc thi xong.
![]() |
Điểm thi số 1 Gio Linh đặt tại Trường THPT Gio Linh. |
Bà Nguyễn Thị Thu (SN 1966) là hàng xóm của bà Lan cho biết: “Hàng năm, cứ vào các dịp thi cử là học sinh về tá túc ở nhà nghỉ của bà Lan. Các em ở đây có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo được sức khỏe. Mong trên địa bàn có thêm nhiều chương trình nhân ái, tiếp sức cho thí sinh, nhất là các em có hoàn cảnh khó khăn”.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay ở tỉnh Quảng Trị có gần 8.000 thí sinh dự thi, trong đó có hơn 500 thí sinh tự do.
346 phòng thi được chia làm 24 điểm thi chính thức (trong đó có 20 điểm thi liên trường, 4 điểm thi độc lập), có 2 điểm thi dự phòng đặt tại Trường DTNT Đakrông và Trường DTNT Hướng Hóa.
Có khoảng 1.100 giáo viên coi thi cùng 400 cán bộ, lực lượng Công an, Y tế làm nhiệm vụ bảo vệ, phục vụ.
Trước khi kỳ thi diễn ra, các điểm thi đã được khử trùng theo quy định của ngành y tế.
Hương Lài
Bộ GD-ĐT cho hay đã tính đến việc chống gian lận thi tốt nghiệp THPT trong trường hợp thí sinh có thể cài những thiết bị công nghệ cao khi đeo khẩu trang.
" alt="Nhà trọ miễn phí cho thí sinh đi thi ở Quảng Trị"/>Nhận định, soi kèo Mohammedan vs Jamshedpur, 21h00 ngày 20/2: Khó tin cửa dưới
Cụ thể, với cơ sở đào tạo Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã sẽ tuyển 300 sinh viên ngành An toàn thông tin; 200 sinh viên ngành CNTT và 100 sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông.
Đối với phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP.HCM, nhà trường chỉ tuyển sinh và đào tạo 2 ngành là An toàn thông tin và CNTT, với chỉ tiêu cho mỗi ngành là 60 sinh viên.
Các thí sinh dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy hệ dân sự của Học viện tại 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM sẽ được xét tuyển theo 1 trong 3 nhóm tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022, bao gồm A00 (Toán - Vật lý - Hóa học); A01 (Toán - Vật lý - Tiếng Anh); D90 (Toán - Tiếng Anh – Khoa học tự nhiên) .
Thời gian tuyển sinh của Học viện sẽ áp dụng theo kế hoạch tuyển sinh chung cho các cơ sở giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT năm 2022.
Điểm mới trong tuyển sinh của Học viện Kỹ thuật mật mã năm 2022 là ngoài điểm ưu tiên theo quy chế tuyển sinh hiện hành, Học viện sẽ cộng thêm 2 điểm ưu tiên cho thí sinh (sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển) có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn giá trị sử dụng tính đến ngày xét tuyển, với IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEIC từ 650 trở lên hayTOEFL iBT từ 65 trở lên.
Trong 3 ngành đào tạo đại học chính quy hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, an toàn thông tin là ngành được trường mở tuyển sinh và đào tạo sớm hơn cả. Học viện cũng là 1 trong 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin, theo Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 99).
Đến nay, nhà trường đã đào tạo và tốt nghiệp ra trường trên 2.000 kỹ sư an toàn thông tin, trên 200 Thạc sĩ an toàn thông tin. Các thế hệ sinh viên, học viên của Học viện sau khi ra trường đã đáp ứng tốt yêu cầu nguồn nhân lực an toàn thông tin trong giai đoạn vừa qua.
Vân Anh
Theo yêu cầu của lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, thời gian tới, Học viện Kỹ thuật Mật mã cần đẩy mạnh chuyển đổi số các mặt công tác, từng bước hình thành hệ sinh thái quản trị theo hướng đại học thông minh, đổi mới sáng tạo.
" alt="Học viện Kỹ thuật Mật mã công bố chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm"/>Học viện Kỹ thuật Mật mã công bố chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm
Chia sẻ với VietNamNet sau những ngày này, cô Ngọc nói mình nghĩ mỗi điều thầy cô chia sẻ trong thư là kinh nghiệm của thế hệ đi trước, có thể đúng hoặc không đúng với các con. Các con hãy tự tin bước vào hành trình trải nghiệm của chính mình, sống cuộc đời của riêng con.
Nếu được, thầy cô mong các con luôn mang theo tình yêu và sự tử tế trên hành trình đó.
![]() |
Theo cô, cha mẹ ai cũng có mong muốn và quan điểm giáo dục con cái riêng. Muốn con mình thành đạt hay muốn con làm một người bình thường đều thể hiện tình yêu và tâm nguyện của cha mẹ.
Do đó, mọi sự so sánh hay bàn luận đều không hợp lý, vì mỗi người một góc nhìn khác nhau.
"Khi viết bức thư cho các em, tôi viết trong tâm thế của 1 người mẹ. Những gì tôi muốn nói với 2 chàng trai nhỏ của tôi, tôi trải lòng với những đứa con ở trường. Chỉ giản dị như vậy thôi".
Là một giáo viên đứng trên bục giảng, cô nhận nhận được nhiều lời tâm sự của học sinh. Học sinh cũng tâm tình về.
Cách đây một năm, có một câu chuyện làm cô và cả lớp 12I2 rơi nước mắt. Đó là giờ cô dạy các con thuyết trình, một bạn nam sinh đã chia sẻ với lớp câu chuyện con vượt qua "sức nặng" của gia đình để sống với ước mơ của mình.
Con là một cậu bé có năng khiếu hội họa, vẽ rất giỏi. Nhưng ba con không muốn con theo ngành đó. Cả nhà hết sức cấm đoán con. Con nói suốt 18 năm qua, không có ngày nào là con không "chiến đấu" cho ước mơ của mình.
Thời điểm con chia sẻ trước lớp con đã thuyết phục ba đồng ý với con và con đạt được suất học bổng 2 tuần ở Nhật về học vẽ tranh Manga.
"Tôi mừng cho con, nhưng câu nói của con "chiến đấu 18 năm cho 1 giấc mơ" cứ khiến tôi suy nghĩ mãi".
Khi được hỏi muốn nhắn gửi gì với phụ huynh, cô Ngọc nói mình muốn nhắn gửi đến các bậc phụ huynh 3 điều thôi.
Đó là mỗi đứa trẻ sinh ra đều riêng biệt và có giá trị, ngừng so sánh để con không thấy bị tổn thương. Chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất cả về trí tuệ, nhân cách, tâm hồn, rồi mạnh dạn buông tay cho con trải nghiệm và con sai, đừng vì sợ con sai mà không buông tay ra cho con lớn. Luôn cho con hiểu rằng gia đình là nơi yêu thương con vô điều kiện.
"Những điều này là tôi học được từ ba tôi. Dù bây giờ, tôi lập nghiệp xa ba mẹ nhưng mỗi lần nghĩ đến ba mẹ, tôi thấy mình được tăng thêm sức mạnh, thêm nội lực" - cô Ngọc nói.
Ngay từ năm học lớp 9, chị đã xác định rất rõ ràng mình sẽ theo nghề giáo và là một giáo viên dạy văn. Cô Ngọc nghĩ mình may mắn hơn một số bạn bè thời đó là sớm nhìn thấy con đường đi của mình.
"Việc hướng nghiệp của tôi là do tôi lựa chọn. Ba mẹ tôi không bao giờ can thiệp sâu vào quyết định của con cái. Hồi mới vào nghề, tôi luôn quan niệm: “Người thầy phải là ngọn lửa, tự đốt cháy hết mình để trao truyền kiến thức”. Tuy nhiên, càng theo nghề lâu, tôi lại thấy truyền kiến thức không quan trọng bằng truyền kĩ năng, truyền động lực".
Phải làm sao để lửa từ người thầy trở thành ngọn lửa đam mê học tập trong mỗi học trò. Phải dạy sao cho các em ứng dụng được kiến thức, hình thành được quan niệm sống tích cực. Đó là lý do tại sao dự án dạy học văn của cô Ngọc lại có tên gọi “Học văn để sống”.
Cô Ngọc nói cha mình chưa bao giờ truyền lửa cho con bằng lời nói, chưa bao giờ bảo phải là người thầy như thế này hay thế kia.
"Ba truyền lửa ngay từ khi tôi còn nhỏ, bằng việc ngồi cần mẫn soạn giáo án mỗi đêm, bằng việc tự học, tự đọc sách, bằng việc soạn giáo án mới mỗi năm. Tôi nhớ mẹ tôi hay cằn nhằn “Năm nào anh cũng dạy khối đó, mà sao năm nào anh cũng ngồi soạn giáo án”. Chính ba tôi là hình ảnh sống động, hiện hữu giúp tôi hiểu về trách nhiệm, tình yêu trong nghề giáo".
![]() |
"Học sinh của chị thật may mắn khi ngày ra trường được lắng nghe những tâm tình của cô giáo. Còn chị còn nhớ ngày ra trường của mình như thế nào không? Lúc đó giáo viên đã nói gì với chị?".
Khi được hỏi vậy, cô Ngọc cười và nói "kí ức về ngày ra trường của tôi rất mờ nhạt. Vì tôi nhớ lúc đó tôi đang ở bệnh viện, chiến đấu với những cơn đau bao tử trước kì thi tốt nghiệp".
Nhưng cô không quên những lời dặn của thầy cô tôi yêu quý. Vì triết lý của các thầy cô thấm vào học sinh trong suốt mấy năm học, chứ không chỉ là giây phút ra trường.
Cô Ngọc luôn tự thấy mình là một người may mắn. May mắn đó là từ lớn đến bé, mình luôn được quyền quyết định tất cả những gì liên quan đến tôi như học trường nào, thi ngành gì, làm việc ở đâu.C
Côluôn biết ơn ba mẹ vì không bao giờ áp đặt hay tạo áp lực cho con cái. Chính nhờ được lớn lên trong sự thương yêu và tôn trọng đó mà côvtheo đuổi được giấc mơ làm cô giáo dạy văn của mình.
Câu chuyện làm cô nhớ mãi có lẽ năm tôi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10. Hồi đó, cô được tuyển thẳng vào lớp chuyên văn trường Phan Bội Châu, ba gọi ra và nói ba muốn cô vào trường ba dạy (ba cô là giáo viên dạy vật lý trường cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng). Lý do ba thuyết phục là vào trường ba để học khối A, chứ theo chuyên văn khối C, rất khó đậu đại học. Cô bảo "Con không đồng ý, con thích học văn và con muốn thành cô giáo dạy văn". Vậy là ba im lặng và cho cô theo học nghành xã hội.
Chị gái và em trai được ba dạy ôn thi trong suốt những năm THPT nên có ba đồng hành. Riêng tôi, chọn hướng đi "lạc đàn", nên phải tự lo việc học và ôn tập.
|
Bức thư được viết từ trải nghiệm của chính bản thân, “đó là những chắt lọc từ thời tuổi trẻ". Có điều gì thời trẻ khiến bây giờ chị tiếc nuối? Cô Minh Ngọc: - Đúng là tôi viết cho các con bằng trải nghiệm của bản thân. Tôi từng sai, từng vấp ngã, từng đối mặt và học cách "nhảy lên trên con sóng". Thú thực là trước năm tôi 30 tuổi, tôi cũng từng dằn vặt bản thân vì một số quyết định sai của mình lúc mình tuổi 20. Có những cái sai đẩy cuộc sống của tôi sang một hướng khác. Rất nhiều lần tôi cũng nghĩ giá như, ước gì... Nhưng giờ đây, tôi không còn cảm giác tiếc nuối hay hướng tâm nhiều về quá khứ nữa. Thứ nhất, vì tuổi trẻ không quay lại. Thứ hai, nếu tuổi trẻ tôi sai thì tôi sửa, không sửa được thì tôi tha thứ cho mình, buông cái sai để làm việc đúng khác. Thứ 3, quan trọng nhất, chính những va vấp tuổi trẻ dạy tôi trưởng thành. Nếu không có những điều bất như ý đó xảy ra, tôi không là tôi bây giờ. Trong thư chị có nói tới khoảng cách hai thế hệ. Nghề giáo viên vui nhất khi được dạy dỗ chứng kiến sự trưởng thành thế hệ này tới thế hệ khác. Sự khác biệt giữa suy nghĩ của học sinh hiện nay và thế hệ chị như thế nào? - Từ góc nhìn của mình, tôi thấy thế hệ các con khác thế hệ chúng tôi ở chỗ các con năng động hơn, tiếp cận CNTT nhanh và khả năng thích ứng nhạy bén hơn. Ý thức về bản thân, sự yêu quý bản thân của các con cũng lớn hơn nhiều so với thế hệ 8X chúng tôi. Tôi nghĩ khi được định hướng tốt, các con sẽ làm nên 1 sự phát triển mới cho xã hội. Bản thân chị rút ra được điều gì để dạy con của mình? - Với 2 chàng trai nhỏ của mình, tôi không dám khẳng định là tôi nuôi con đúng hay dạy con tốt. Tôi chỉ đơn giản xem con là đứa trẻ bình thường và tôi luôn bên cạnh con để cảm nhận hạnh phúc của sự bình thuờng đó. Chị khuyên các con tử tế nhưng bình thường, nhưng nếu đặt giữa xuất sắc thiếu tử tế và tử tế bình thường chẳn hẳn sẽ hơi nao núng khi lựa chọn? - Khi bạn đã dùng đến từ "lựa chọn" nghĩa là nó mang tính quyết định riêng của mỗi cá nhân, đúng không? Vậy thì không thể khuyên các con điều mà các con phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho quyết định đó. Vì mọi lời khuyên chỉ mang tính chất tham khảo, lựa chọn cái gì là vấn đề thuộc về mỗi cá nhân. Vậy điều mà cha mẹ, thầy cô cần làm là gì? Là trang bị cho các con không chỉ nền tảng kiến thức mà còn tạo nên gốc rễ của những giá trị sống tốt đẹp, những tư duy tích cực để con lựa chọn đúng, để con hạnh phúc với sự lựa chọn của con. Riêng tôi, tôi chọn tử tế nhưng bình thường. |
Lê Huyền - Diễm Anh
" alt="Cô giáo 'gây bão' vì khuyên học sinh sống bình thường, tử tế"/>Cô giáo 'gây bão' vì khuyên học sinh sống bình thường, tử tế
![]() |
Đại học Huế |
Theo thông báo của Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế, sau khi có kết quả xét tốt nghiệp THPT năm 2020, nếu thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2020) hoặc thí sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước thì giấy báo này được xem như “Giấy báo trúng tuyển”.
“Sau khi nhận được giấy báo từ ĐH Huế, em rất bất ngờ khi mặc dù đăng kí dự tuyển vào Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế nhưng em vẫn phải đóng học phí học kỳ 1, năm học 2020–2021 với số tiền 5 triệu đồng khi làm hồ sơ nhập học”, một thí sinh cho biết.
Theo các thí sinh dự tuyển vào ngành sư phạm của ĐH Huế, Điều 85, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020 quy định rằng: “Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học”. Và chỉ khi: “Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo”.
Theo các thí sinh dự tuyển vào ngành sư phạm của ĐH Huế, với quy định trong Luật như vậy, sinh viên ngành sư phạm trước mắt vẫn được hỗ trợ tiền học phí khi nhập học. Trường hợp khi ra trường không công tác trong ngành giáo dục thì mới phải hoàn trả lại số học phí được Nhà nước hỗ trợ này.
Do đó, việc ĐH Huế lại ra thông báo yêu cầu toàn bộ thí sinh trúng tuyển phải đóng học phí, trong đó có cả những thí sinh đăng kí học ngành sư phạm, khiến thí sinh băn khoăn.
Chưa tham khảm ý kiến Bộ Giáo dục - Đào tạo
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, TS Nguyễn Công Hào - Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên (ĐH Huế) - lý giải: theo Khoản 4, Điều 85, Luật Giáo dục 2019 thì sinh viên sư phạm chỉ được hỗ trợ vay vốn để học tập, còn học phí vẫn phải đóng.
Ông Hào cho biết mặc dù Luật Giáo dục năm 2019 đã có hiệu lực nhưng Bộ GD-ĐT chưa có Nghị định hay Thông tư nào hướng dẫn về việc các cơ sở đào tạo thu tiền học phí đối với sinh viên ngành sư phạm.
“Khi phát thông báo, chúng tôi chưa tham khảo ý kiến của Bộ GĐ-ĐT. Sau khi nhận được nhiều phản ánh của thí sinh, ĐH Huế đã có điều chỉnh”, ông Hào thông tin.
Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Chương - Phó Giám đốc ĐH Huế - cũng thừa nhận việc gửi thông báo cho thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành sư phạm, trong đó yêu cầu phải đóng học phí là do thiếu sót của các cán bộ tham mưu trong Hội đồng tuyển sinh.
“Sau khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã yêu cầu Hội đồng tuyển sinh gửi lại thông báo cho tất cả những thí sinh dự tuyển vào Trường ĐH Sư phạm của ĐH Huế theo hướng không thu học phí đối với các ngành học này”, ông Chương cho biết.
Quang Thành
- Đó là thông tin trong dự thảo Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến dư luận.
" alt="Bị phản ứng vì yêu cầu sinh viên Sư phạm đóng học phí, ĐH Huế nói gì?"/>Bị phản ứng vì yêu cầu sinh viên Sư phạm đóng học phí, ĐH Huế nói gì?