Ansar Ahmad,ậmkéocắttócđiêuluyệlịch bóng đá hôm nay trực tiếp một thợ cắt tóc tới từ Varanasi, đã trở thành một nhân vật nổi tiếng tại Ấn Độ sau khi đoạn video ghi lại cảnh anh ngậm một chiếc kéo trong miệng để cắt tóc được lan truyền trên mạng.
Vì đâu chính khách thế giới đồng loạt đổi thái độ với Trump?
Một năm rưỡi lăn lộn trên những con phố Hà Nội là những ngày tháng cay đắng, tủi thân, sợ hãi của cậu bé mới lớn.
Lại một ngày khác sau khi đã gia nhập “đội quân” đánh giày được 7-8 tháng, trời nắng chang chang, Vị đi lang thang gần một ngôi trường với chiếc túi rỗng. Giờ tan học, những đứa trẻ bằng tuổi cậu ùa ra cổng. Khuôn mặt vui vẻ, hạnh phúc của chúng vội tìm bố mẹ lẫn trong đám đông. Nhìn lại mình, Vị chỉ thấy một cậu bé lấm lem, mồ hôi lấm tấm, bụng đói, rỗng túi, tương lai mờ mịt. Bức tranh đối lập ấy khiến cậu không thể nén lại suy nghĩ: “Sao cuộc đời mình lại khốn nạn thế!”.
Bế tắc là cảm xúc duy nhất lúc ấy. Vị bắt đầu nghĩ rằng: “Không, mình không thể chấp nhận cuộc sống như thế này mãi được!”. Nhưng ngay lúc đó, cậu không có sự lựa chọn nào cả. Cậu bé 15 tuổi không biết phải làm gì khi không có tiền, không có ai thân quen. Mãi đến khi gặp Rồng Xanh, cậu mới thầm nghĩ rằng đây chính xác là cái mà mình đang cần.
'Mình sẽ đánh giày cho Tây'
Lần đầu tiên gặp Michael Brosowski - người sáng lập Rồng Xanh, cậu bé Vị gầy nhẳng và đen nhẻm đang đi kiếm ăn ở khu vực đường Vạn Kiếp. Như một câu nói cửa miệng của cậu bé đánh giày, Vị mời Michael bằng thứ tiếng Anh “bồi”: “Hello, shoes shine?”.
Ngày ấy, Michael - một chàng trai người Úc - mới sang Việt Nam và đang là giảng viên của Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Lúc này, Rồng Xanh cũng chưa thành hình. Michael và bạn anh mới chỉ có một câu lạc bộ tiếng Anh và câu lạc bộ bóng đá dành cho trẻ em đường phố.
“Michael hỏi quê mình ở đâu, cho mình một cái bánh rồi hỏi có muốn học tiếng Anh không. Nếu muốn đến học thì Chủ nhật đến chỗ này, cũng có các bạn trẻ lang thang đến học chung”.
Suy nghĩ đầu tiên loé lên trong đầu Vị lúc ấy là “mình có thể đánh giày cho Tây, sẽ kiếm được nhiều tiền hơn”. Rồi anh mới bắt đầu nghĩ đến chuyện “biết đâu nó sẽ giúp mình làm cái gì đấy”. Vị chưa biết chính xác nó là cái gì nhưng rất có thể là con đường giúp cậu thay đổi cuộc sống.
Đỗ Duy Vị khi đã trưởng thành, quay về làm việc cho Rồng Xanh được 1-2 năm. Bên phải là Michael Brosowski - người sáng lập tổ chức.
Ngày đầu tiên đến với câu lạc bộ tiếng Anh của Rồng Xanh, Vị vẫn còn cảm giác sợ hãi và phòng vệ, nhất là khi thấy nhiều đứa trẻ đánh giày khác cũng đang ở đó. Nhưng dần dần, cậu được trò chuyện, được chơi game, được đưa đi ăn phở, được đối xử đàng hoàng. Vị dần thích nơi này và cảm thấy an toàn khi ở đây.
Học được một thời gian thì Michael hỏi Vị có muốn bỏ đánh giày để đi học không. Sáu tháng sau, Rồng Xanh thuê cho cậu và các bạn một căn nhà trọ để đi học. Vị không học văn hoá như các bạn, mà chọn học nghề nhà hàng - khách sạn, học tiếng Anh, lập trình web…
Học xong, cậu đi thực tập, sau đó đi làm pha chế ở một nhà hàng có tiếng nhất nhì Hà Nội khi đó. Khi đã có công việc và thu nhập ổn định, những đứa trẻ như Vị sẽ rời khỏi tổ chức để tự lập.
Mức lương ngày ấy của cậu rất tốt. Năm 20 tuổi, cậu đã là giám sát của một khách sạn 5 sao – một vị trí mà ở tuổi đó chưa có ai được đảm nhiệm. Trong những năm tháng thăng hoa nhất của sự nghiệp, thi thoảng Vị vẫn về Rồng Xanh để làm tình nguyện.
Đến năm 2009, khủng hoảng tài chính khiến khách sạn Vị làm bị ảnh hưởng nặng. Nhân dịp này, Vị xin nghỉ, coi như một khoảng thời gian nghỉ ngơi cho mình.
“Lúc đó, mình cũng nghĩ đến việc về Rồng Xanh bởi vì một trong những mong muốn của mình là quay trở lại trả cái ơn mà mọi người đã giúp mình ngày xưa”.
Cuối cùng, anh quyết định về nơi đã giúp mình trưởng thành nhưng giao hẹn chỉ làm trong 6 tháng.
Thế nhưng, anh đã gắn bó với nơi đây cho đến tận bây giờ.
Trưởng thành và trả ơn
Anh có 10 năm kinh nghiệm tìm kiếm và hỗ trợ trẻ em đường phố.
“Trẻ lang thang ở thời điểm đó rất nhiều, các vấn đề của trẻ ở thời điểm đấy cũng rất khác so với mình ngày xưa. Ngày xưa, nhiều trẻ đánh giày, bán báo vì nghèo. Nhưng thời điểm mình gặp, bọn trẻ bỏ nhà đi là chính, bởi vì gia đình chúng có rất nhiều vấn đề. Chúng bị xâm hại tình dục, có liên quan đến các tệ nạn như ma tuý...
Những đứa trẻ ấy không phải ai cũng làm việc được. Cũng từng là một đứa trẻ đường phố, có lẽ mình dễ dàng kết nối với chúng hơn người khác. Mình không biết nếu mình nghỉ thì chúng sẽ như thế nào, ai sẽ là người đêm hôm đi tìm chúng. Khi đó Rồng Xanh không có nhiều nhân viên và nhân viên cũng không có nhiều kỹ năng tốt như bây giờ. Chỉ có duy nhất một mình mình đi làm trên đường phố thôi. Và cả Hà Nội lúc ấy cũng chỉ có mỗi Rồng Xanh là tổ chức hỗ trợ đối tượng trẻ em ấy”.
Nhìn vào bọn trẻ là anh nhìn thấy bản thân mình - một cậu bé khao khát mong chờ được ai đó dang tay giúp đỡ. Anh thấy mình có trách nhiệm phải cho những đứa trẻ ấy cơ hội giống như mình ngày xưa.
Đỗ Duy Vị được bổ nhiệm vị trí đồng Giám đốc điều hành tổ chức Rồng Xanh cách đây vài tuần.
Chia sẻ với phóng viên chỉ sau khi được bổ nhiệm vị trí đồng Giám đốc điều hành Rồng Xanh vài tuần, người đàn ông sinh năm 1987 nói rằng, còn rất nhiều công việc đang đợi anh phía trước. Trẻ em đường phố cũng chỉ là một trong số các đối tượng mà tổ chức này đã hỗ trợ suốt 20 năm nay.
Hiện tổ chức có khoảng 100 nhân viên toàn thời gian. Tính đến nay Rồng Xanh đã giải cứu được hơn 1.000 nạn nhân của mua bán người và lao động trẻ em; hơn 5.200 trẻ em được hỗ trợ đi học và học nghề; hỗ trợ pháp lý cho 120 nạn nhân của mua bán người, lạm dụng tại các phiên toà; 1.100 trẻ em có nơi tạm trú an toàn và 110 ngôi nhà được xây sửa; 2.200 trẻ em và thanh niên được đoàn tụ với gia đình.
Trong 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, số trẻ mới mà tổ chức tiếp nhận mỗi năm tăng lên đáng kể - từ khoảng 120 trẻ/năm lên 180 trẻ/năm. Đây cũng là một thách thức đáng kể với Rồng Xanh cả về mặt nhân lực cũng như nguồn viện trợ.
Phần 2: 18 năm là 'cứu tinh' của trẻ em đường phố
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Cuộc sống hiện tại của cô gái ăn xin trở thành người mẫu
Rita Gaviola, một cô bé ăn xin ở thị trấn Lucban của Philippines đã không thể ngờ rằng mình sẽ nổi tiếng chỉ sau một bức ảnh được chụp vô tình.
" alt="Cuộc gặp với anh Tây giúp cậu bé đánh giày trở thành CEO của hàng trăm nhân viên"/>
Việc đọc sách giúp mở rộng và thay đổi thế giới quan của Thái Trinh.
Nhắc đến những cuốn sách giúp cô thay đổi bản thân, Thái Trinh chia sẻ 3 cuốn sách yêu thích đã đọc gần đây là Quản lý nghiệp, đọc lại Homo Sapiens và cuốn Bốn thỏa ước:
Sách Bốn thỏa ước từng 6 năm nằm trong danh sách bán chạy nhất của The New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show truyền hình đắt giá Oprah. Sách được tóm gọn lại trong 4 nội dung sâu sắc: “Không phạm tội với lời nói của bạn - Không vơ mọi chuyện vào mình - Không giả định, phỏng đoán - Hãy làm hết khả năng của mình”.
“Cả 3 cuốn tôi đều thích và tâm đắc, nhưng vẫn mê nhất cuốn ''Bốn thỏa ước'', vì nó là một cuốn sách khá mỏng nhưng thay đổi toàn bộ thế giới quan của mình”, Thái Trinh chia sẻ.
Là một người hoạt động nghệ thuật nói chung, yêu thích sách nhưng Thái Trinh chưa từng nghĩ đến việc viết sách, nhưng nếu viết cô ấp ủ một tập thơ. Đối với Thái Trinh, sách là vũ trụ kiến thức vô tận, đọc sách "không bổ này thì cũng ấm kia".
Vô tư, khờ khạo, vấp ngã, thức tỉnh đều là trải nghiệm quý giá
Sau 10 năm, Thái Trinh mới phát hành album acoustic. Quay về hát acoustic, Thái Trinh cho biết để hát acoustic hay một là khi vô tư, hồn nhiên nhất, hai là khi đủ nhiều trải nghiệm để hát tự do như tự sự, không nặng bi lụy.
Với cô, mọi giai đoạn trong cuộc đời, khi vô tư, khi khờ khạo, khi vấp ngã, khi chưa hiểu mình hiểu đời, khi tự do, khi thức tỉnh... đều là những trải nghiệm đáng giá, cần được phơi khô rồi ép vào bản nhạc như cách người ta phơi khô chiếc lá rồi ép vào cuốn nhật ký.
Quan trọng nhất là kỹ năng đưa tất cả những cảm xúc đó vào bài hát để sau này nghe lại chúng ta yêu cái vô tư vấp váp của bản thu cũ, hay chiêm nghiệm trong bản thu mới sau những trải nghiệm thăng trầm.
Thái Trinh cho biết, mỗi dự án hoặc mỗi album âm nhạc đều niệm đáng nhớ. Trong album lần này, cô thu âm Khi giấc mơ về và khóc nhiều lần tới mức bỏ về không thu được nữa. Cô muốn chọn tầng cảm xúc phù hợp nhất với chính chủ đề của album, nên đã chọn lần thu cuối cùng làm bản chính thức.
Những bài học đắt giá nhất thường đến từ những điều tồi tệ nhất.
Ở tuổi 27, Thái Trinh luôn có cuộc sống tinh thần vui vẻ và nhìn nhận mọi điều một cách tích cực nhất. Trải qua nhiều sóng gió, rắc rối, mệt mỏi, Thái Trinh chia sẻ về quan điểm sống bằng sự lạc quan: “Tôi nghĩ rằng bài học đắt giá nhất thường đến từ những điều tồi tệ nhất. Vì thế, niềm vui hay nỗi buồn, may mắn hay thất bại, tôi đều dang tay đón chào ở tuổi 27. Tất cả đều là điều mình may mắn có được khi vẫn còn thở, vẫn còn sống”.
Theo lời người quản lý, Thái Trinh còn nhiều sự bồng bột và liều lĩnh, nhưng cô cho rằng thấy nếu không liều lĩnh làm điều mình còn mơ hồ, sẽ chẳng bao giờ cô thật sự sống hết mình. Cô cho rằng đời người ngắn mà nỗi sợ quá sâu thẳm. Cô vẫn yêu sự liều lĩnh của mình vì thứ làm ta giàu có nhất trong cả cuộc đời không phải là vật chất mà là trải nghiệm..
Khi trở lại với acoustic, Thái Trinh tìm đến sự mộc mạc và giản dị của âm nhạc. Cô nhận xét mình rất mơ mộng, và cũng ham cầu tiến. Những dự án cũng như tham vọng âm nhạc sắp tới, cô xin được giữ lại những dự định, để đến khi những dự định ấp ủ được thành hình, cô sẽ tự tin giới thiệu đến khán giả.
Thái Trinh cover Deathbed:
Phương Anh
Thái Trinh từng muốn bỏ hát vì tự ti ngoại hình
Thái Trinh chia sẻ cô từng có quãng thời gian "lạc lối" với âm nhạc, tự ti về ngoại hình và thậm chí từng muốn bỏ hát để đi làm nghề khác.
" alt="Thái Trinh: 'Vô tư, khờ khạo, vấp ngã, thức tỉnh đều là trải nghiệm quý giá'"/>
Trên xe Toyota ở Việt Nam đến nay, phần lớn tỷ lệ nội địa hóa cao chủ yếu nằm ở phần nội thất
Năm 2010, một chiếc xe tầm trung cỡ B như Toyota Vios bản G có giá bán 550 triệu đồng, sau 10 năm, cũng phiên bản này được bán với giá 570 triệu đồng. Nếu tính thêm mức độ trượt giá của tiền đồng so với USD, cách đây 10 năm, 1 USD = 18.932 đồng, hiện nay là 23.220 đồng, thì giá xe Toyota Vios G năm 2010 khoảng 29.000 USD, đến năm 2020 giá xe là 24.500 USD.
Trước đây, công nghiệp ô tô Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt 60% nhưng thực tế mới đạt 7%-10%. Đến năm 2019, tỷ lệ này chỉ khoảng 20%. Trong khi các nước Thái Lan, Indonesia đã qua mốc 40% từ lâu.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng linh kiện với tổng giá trị nhập khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).
Như vậy, trong 1 thập niên đã qua, người tiêu dùng vẫn chưa thể hưởng xe giá rẻ một cách đúng nghĩa, chưa kể chi phí để xe lăn bánh vốn đã cao bởi các loại thuế, phí cơ bản như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí cấp biển, phí sử dụng đường bộ...
Trong khi đó, hiện nay xe nhập khẩu cũng đã và đang được dần “cởi trói” bởi các hiệp định mà Việt Nam ký kết tham gia. Gần nhất, từ tháng 1/2018, xe nhập từ ASEAN đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% được hưởng thuế nhập 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Tương lai 10 năm nữa, xe nhập châu Âu sẽ hưởng thuế 0% theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA). Áp lực đang đè lên xe lắp ráp trong nước là một thực tế hiện hữu.
Công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn tiến nhưng chậm
Rõ ràng công nghiệp ô tô muốn phát triển thì phải có bước tiến của ngành công nghiệp hỗ trợ, mà ở đây là các nhà cung ứng linh phụ kiện lắp ráp.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, bản thân Toyota Việt Nam nhiều năm qua liên tục tìm kiếm các nhà phân phối linh phụ kiện trong nước đủ tiêu chuẩn nhưng không dễ. Ông Hiếu chia sẻ: “Ai cũng nghĩ doanh nghiệp sản xuất ô tô chỉ cần đưa yêu cầu sản phẩm cụ thể, sẽ có nhà cung ứng trong nước tự tìm đến. Nhưng thực tế là ngược lại, chúng tôi đang phải đồng hành cùng nhà cung ứng, cầm tay chỉ việc từ khởi đầu cho đến lúc ổn định”. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường còn nhỏ, số lượng đơn hàng chưa đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Nếu chấp nhận sản xuất phụ linh kiện, phụ tùng thường phải có yếu tố đặc biệt. Ví dụ như công ty Toyota Boshoku Hanoi thành lập từ năm 1996, cùng thời điểm Toyota Việt Nam bắt đầu kinh doanh. Doanh nghiệp này có vốn đầu tư phần lớn của Nhật và chuyên về sản phẩm nội thất ô tô. Đến nay dây chuyền sản xuất của Toyota Boshoku Hanoi đã cung ứng các chi tiết ghé ô tô, bọc cửa, bọc đệm ghế cho các mẫu xe Toyota lắp tại Việt Nam và mới đây lấn thêm sang thảm ô tô cho xe Hyundai.
Cũng giống như Toyota không chờ doanh nghiệp phụ trợ tìm đến mà phải tự tạo ra, tập đoàn Trường Hải (Thaco) đã đầu tư vào khu công nghiệp Chu Lai tới 12 công ty chuyên sản xuất linh phụ kiện dành cho lắp ráp xe. Hiện tại, các xe du lịch Kia do Thaco lắp ráp đã có mức nội địa hóa từ 20 đến 30%. Cá biệt cuối năm 2019, doanh nghiệp này đã xuất những lô hàng Kia Cerato đầu tiên có tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% sang Myanmar. Theo kế hoạch năm 2020, Thaco sẽ xuất khẩu 1.026 ô tô các loại gồm Kia Cerato và Sedona sang Thái Lan và Myanmar.
Trên xe Kia do Trường Hải lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây nhưng vẫn chưa phải là các linh kiện phụ tùng quan trọng
Toyota Việt Nam thống kê từ năm 1997 đến 2020 đã phát triển được 38 nhà cung cấp nội địa và 700 mã linh kiện khác nhau. Thaco có khoảng 200 doanh nghiệp. Vinfast mới thành lập cũng đã và đang đầu tư chuỗi cung ứng của riêng mình.
Tuy nhiên, ngành ô tô con ước tính có khoảng từ 20.000 - 30.000 chi tiết, từ nhựa, cao su, vải, cơ khí...thì nỗ lực của các doanh nghiệp lắp ráp như trên vẫn là chưa thấm tháp vào đâu.
Theo bà Lê Huyền Nga, Trưởng phòng công nghiệp hỗ trợ (Bộ Công Thương), đây là thời điểm các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cho ngành ô tô không chỉ tận dụng các cơ chế, chính sách hay ưu đãi từ Chính phủ, mà còn cần sự tự thân nhạy bén của chính những doanh nghiệp này trong bối cảnh Việt Nam đang đón nhận cơ hội thu hút chuyển dịch đầu tư sản xuất từ nước ngoài hậu sau một năm thế giới biến động bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại.
Đình Quý
Bạn có suy nghĩ gì về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mẫu sedan nội địa của Malaysia 'ngập' công nghệ, giá từ 195 triệu
Mẫu sedan cỡ nhỏ Bezza vừa được tung ra thị trường với mức giá rẻ bất ngờ tương đương 195 triệu đồng.
" alt="25 năm, vì sao nội địa hóa ô tô Việt Nam vẫn thấp, giá vẫn cao?"/>
NSND Lê Khanh lần đầu tiên kể chuyện tình yêu trên sóng truyền hình.
Trong lĩnh vực truyền hình, NSND Lê Khanh là một trong những diễn viên lâu năm nhận được nhiều sự yêu mến qua các vai diễn như nữ tu sĩ Băng Thanh trong Săn bắt cướp, Lan trong Chuyện tình bên dòng sông, Thoa trong Bản tình ca cuối cùng, Hoàng Điệp trong Dòng sông hoa trắng...
Đặc biệt, sau khi tham gia phim Săn bắt cướp Lê Khanh còn “săn bắt” luôn được trái tim của đạo diễn, nhà quay phim - NSƯT Phạm Việt Thanh. Vốn là người khá kín tiếng trong chuyện riêng tư nhưng mới đây trong chương trình Chị em chúng mình NSND Lê Khanh đã lần đầu tiên kể về mối tình 9 năm trước khi tới với người chồng hiện tại.
"Tôi từng yêu một bạn cùng lớp, lớn hơn tôi 3 tuổi. Ban đầu tôi yêu anh ấy vì thấy bạn bè có người yêu hết rồi nên cũng sốt sắng yêu. Nhưng rồi tôi yêu anh ấy được tới 9 năm liền. Yêu lâu như vậy, nhưng trong sâu thẳm không hề cảm thấy ở anh ấy một người đàn ông đủ vững chãi để làm chồng, làm cha, che chở cho một cô gái yếu đuối như tôi. Tuy nhiên, tôi lại không biết phải bỏ anh ấy như thế nào", NSND Lê Khanh chia sẻ.
NSND Lê Khanh kể chị rất muốn nói với người yêu rằng tình yêu của mình không đủ để có thể thành vợ chồng nhưng chẳng hiểu sao chị không thể nói. Cho tới một ngày Lê Khanh phát hiện người yêu ngoại tình. "Tôi phát hiện ra anh ấy ngoại tình với một người phụ nữ khác. Cảm giác của tôi lúc đó đau lắm. Bình thường không sao nhưng đến lúc đó tôi mới choáng váng và không hiểu mình đã có lỗi gì để cho người đàn ông của mình phải như vậy.
Hóa ra, lỗi của tôi là không đem lại cho anh ấy niềm hy vọng, còn người phụ nữ kia lại cho anh ấy nghĩ về một tương lai vững chắc hơn. Dù người phụ nữ ấy lớn tuổi hơn nhưng lại cho người yêu tôi cảm giác được làm người đàn ông đích thực. Thậm chí, người phụ nữ ấy còn nói với người yêu tôi: Tớ nhìn những gì cậu làm, chăm sóc cho Khanh mà chỉ ao ước cả đời tớ được một lần như thế. Khi đó, đang từ chính thất, tôi trở thành người ngoài. Vì thế, tôi quyết định chia tay để giải thoát cho cả ba người".
Chia tay không khiến cho NSND Lê Khanh quá đớn đau, chị còn lạc quan chia sẻ: "Có khi, người thứ ba lại chính là người giúp cho mình có một cái kết tốt hơn".
Gia đình hạnh phúc của NSND Lê Khanh.
Lê Khanh kể có lần chị đã chuẩn bị một cái bấm móng tay trong đó có đầu nhọn, định bụng là nếu bắt quả tang người yêu và người phụ nữ kia tay trong tay ở quán sẽ ra tay. Nhưng chị bảo may quá lại không bắt quả tang và chị chợt tỉnh mộng: "Tại sao phải làm thế, phải giữ sĩ diện cho chính mình cơ mà". Và rồi Lê Khanh ra về, rất bình tĩnh và quyết định chia tay.
Chị bảo: "Nếu ngày ấy, người yêu tôi không đến với người thứ ba kia đến giờ này tôi vẫn ở cạnh anh ấy để rồi bế tắc, không biết phải làm thế nào".
Bằng chứng là cuộc hôn nhân giữa chị và đạo diễn Phạm Việt Thanh đến giờ đã hơn 20 năm vẫn viên mãn, tròn đầy. Hình ảnh hai vợ chồng nghệ sĩ luôn tay trong tay đi khắp Hà Nội giản dị và hạnh phúc khiến ai cũng phải ngưỡng mộ, ước ao. Hỏi Lê Khanh điều gì giữ lửa hạnh phúc gia đình chị luôn cháy và lâu đến như vậy. Lê Khanh cười nói: "Chỉ có tình yêu và lòng tin".
Ngân An
NSND Lê Khanh nói gì trước nghi vấn 'dao kéo'?
Dù đã U60 nhưng Lê Khanh vẫn cuốn hút khán giả yêu nghệ thuật bởi nhan sắc không lẫn vào đâu được của mình. Cứ tưởng người đàn bà đẹp này phải đầu tư rất lớn để “bảo trì” dung nhan. Hóa ra không phải…
" alt="NSND Lê Khanh đau đớn khi phát hiện người yêu 9 năm ngoại tình"/>