当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo AJ Auxerre vs Marseille, 03h05 ngày 23/2: Marseille đến đòi nợ
Tiếp sau các cuộc nói chuyện, và theo chỉ đạo từ ban lãnh đạo cấp cao, một nhóm chuyên gia về hệ điều hành dẫn đầu bởi nhiều lãnh đạo bao gồm Eric Xu Zhijun, hiện là một trong ba chủ tịch luân phiên của Huawei, đã được thiết lập và bắt đầu bí mật phát triển một hệ điều hành của riêng hãng.
Một khu vực chuyên biệt được lập nên bên trong Huawei để làm "trung tâm tác chiến" cho nhóm phát triển hệ điều hành, có bảo vệ đứng gác trước cửa. Chỉ các nhân viên trong nhóm phát triển hệ điều hành mới có quyền truy xuất đến khu vực chuyên biệt thông qua một tấm thẻ đã được đăng ký trước. Tất nhiên, điện thoại di động cá nhân không được phép mang vào khu vực, phải đặt vào một tủ đồ ở bên ngoài.
Dự án hệ điều hành đã trở thành một phần quan trọng của Huawei 2012 Laboratories– bộ phận cải tiến, nghiên cứu và phát triển công nghệ của công ty.
Phòng thí nghiệm này là nơi làm việc của các học giả và các nhà nghiên cứu của Huawei, với mục tiêu tạo ra được những cải tiến đột phá và tiêu tốn hàng tỷ Nhân dân tệ đầu tư mỗi năm dù không đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của công ty.
Hầu hết thành quả của phòng thí nghiệm này được giữ kín trong nội bộ công ty, bao gồm dự án phát triển hệ điều hành, khi mà sự tồn tại của nó mới chỉ được Huawei thừa nhận gần đây mà thôi.
Nhưng thời thế đã thay đổi, kể từ năm 2012 khi một nhóm nhỏ các nhãn hiệu quốc tế thống trị thị trường smartphone và Huawei chỉ nắm trong tay chưa đầy 5% thị phần của thị trường toàn cầu. Hiện họ là nhà cung ứng smartphone lớn thứ hai thế giới, bán được tổng cộng 206 triệu smartphone trong năm 2018, gần nửa trong số đó dành cho các thị trường nước ngoài.
"Như chúng tôi đã nói trước đây, Huawei có những hệ thống dự phòng nhưng chỉ được dùng trong những tình huống giảm nhẹ mà thôi. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các hệ điều hành của các đối tác – chúng tôi thích dùng chúng và các khách hàng của chúng tôi thích dùng chúng" – một người phát ngôn của Huawei nói.
"Android và Windows sẽ luôn là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng để bảo vệ lợi ích của khách hàng".
Những cuộc thảo luận xoay quanh hệ điều hành độc quyền của Huawei xuất hiện từ tháng 3 năm nay, khi Lãnh đạo mảng di động Huawei là Richard Yu Chengdong phát biểu rằng công ty đã phát triển hệ điều hành "chính chủ" cho cả smartphone và máy tính, dùng trong trường hợp những hệ thống hiện tại đang được cung cấp bởi các công ty công nghệ Mỹ không còn hữu dụng nữa.
Phát biểu của ông Yu xuất hiện ở thời điểm Mỹ bắt đầu tăng áp lực lên Huawei vì sự tham dự của hãng vào quá trình triển khai mạng 5G toàn cầu, đồng thời cảnh báo các đồng minh rằng trang thiết bị của công ty Trung Quốc có thể tiềm ẩn nguy cơ an ninh quốc gia.
Nhà cung ứng trang thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới hiện đang đối mặt với một loạt những cáo buộc của Mỹ, bao gồm những cáo buộc khá nghiêm trọng như Huawei đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm cấm vận kinh tế, và che giấu hoạt động kinh doanh với Iran thông qua một công ty con không chính thức.
Huawei đã liên tục phủ nhận những cáo buộc đó, tuyên bố phía Mỹ không có bằng chứng.
Vấn đề phát triển hệ điều hành của Huawei càng trở nên cấp thiết hơn sau khi Chính phủ Mỹ đưa công ty và các công ty con vào danh sách đen thương mại vào giữa tháng 5 vừa qua, hạn chế không cho công ty mua các dịch vụ và linh kiện từ các công ty Mỹ nếu không có giấy phép.
Google và Microsoft, hai công ty sở hữu phần mềm Android và Windows mà Huawei đang sử dụng trên các smartphone, tablet và laptop của mình, đều đã ngừng cung cấp phần mềm cho các thiết bị mới của Huawei.
Với chỉ 90 ngày còn lại để chuẩn bị trước khi hoàn toàn bị cấm cửa khỏi Android và Windows, công ty Trung Quốc cuối cùng đã phải công khai kế hoạch bí mật từ trước đến nay.
Theo nhiều nguồn tin, hệ điều hành của Huawei được phát triển dựa trên một nhân nhỏ nhẹ (microkernel) và có thể phản ứng nhanh với hàng loạt các thay đổi cùng lúc. Các kỹ sư Huawei làm việc trong dự án đều là những người từng nghiên cứu rất kỹ các hệ điều hành Android và iOS để học hỏi những điểm mạnh của chúng.
Một trong những thách thức kỹ thuật lớn nhất đối với hệ điều hành của Huawei là khả năng tương thích với Android. Nếu tương thích tốt, nó sẽ cho phép điện thoại Huawei chạy hệ điều hành Huawei có thể tải về và chạy các ứng dụng Android mượt mà. Đồng thời, có một lớp tương thích tốt với Android sẽ đồng nghĩa với việc các nhà phát triển ứng dụng trên toàn thế giới không cần phải viết thêm mã để ứng dụng chạy được trên hệ điều hành của Huawei.
Trước đây, nhiều công ty khác từng tạo ra những hệ điều hành thay thế Android nhưng không thành công. Microsoft từng phát triển một lớp trên Windows để nó có thể chạy ứng dụng Android, nhưng thất bại vì không phải ứng dụng Android nào cũng hoạt động mượt mà. Samsung cũng thử thay thế Android trên smartphone với hệ điều hành Tizen, nhưng cũng không thực hiện được.
Tương tự, nếu hệ điều hành của Huawei không thể chạy ứng dụng Android, thì việc thiếu vắng một hệ sinh thái phần mềm sẽ là một vấn đề đau đầu nhức óc đối với công ty Trung Quốc.
Năm ngoái, Huawei đã đăng ký nhãn hiệu "Huawei Hongmeng" tại Trung Quốc, dẫn đến một số hoài nghi rằng đó có thể là tên gọi của hệ điều hành đang được phát triển. "Hongmeng" dịch ra tiếng Anh có nghĩa là "Thế giới hồng hoang". Bên cạnh đó, công ty còn đăng ký tên gọi "Huawei Ark OS" tại châu Âu hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Huawei dường như tỏ ra rất lạc quan về hệ điều hành của mình
Theo ông Yu, hệ điều hành tự phát triển của Huawei sẽ hỗ trợ một loạt các sản phẩm và hệ thống trong hệ sinh thái của hãng, bao gồm smartphone, máy tính, tablet, TV, xe hơi, và các thiết bị đeo thông minh, đồng thời tương thích với mọi ứng dụng Android và các ứng dụng web hiện có.
"Huawei OS nhiều khả năng sẽ xuất hiện trên thị trường sớm nhất vào mùa thu này, và chắc chắn là trước mùa xuân năm sau" – Yu nói. Huawei từ chối xác nhận thông tin này.
"Tôi không thể tiết lộ thêm thông tin gì ngoài những thông tin ông Yu đã nói" – Zhao Ming, Chủ tịch Honor, một trong hai nhãn hiệu smartphone của Huawei, cho biết.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh những vấn đề về trải nghiệm người dùng, và liệu các khách hàng ở nước ngoài có thực sự muốn mua một chiếc điện thoại không có các ứng dụng phổ biến của Google hay không.
Android của Google và iOS của Apple hiện là hai "ông kẹ" trong thế giới hệ điều hành smartphone, chiếm đến 99,9% thị trường toàn cầu.
Huawei tự tin về triển vọng của hệ điều hành "chính chủ" tại Trung Quốc, tin rằng các nhà phát triển và người tiêu dùng trong nước sẽ ủng hộ và nhanh chóng xây dựng nên một hệ sinh thái mới. Doanh số của Huawei đã liên tục tăng tại quê nhà dù hệ điều hành Android họ sử dụng tại đây không bao giờ được trang bị sẵn các dịch vụ của Google nhằm tuân thủ quy định của chính phủ.
Nhưng Bloomberg hôm 5/6 đã đưa tin rằng nỗi lo lắng của người tiêu dùng châu Âu rằng điện thoại Huawei sẽ nhanh chóng trở nên quá đát đã khiến nhu cầu đối với các thiết bị của họ tụt dốc không phanh tại một số thị trường trong khu vực này.
"Đây không phải là thời điểm tốt nhất để giới thiệu một hệ điều hành mới, bởi Huawei chỉ nên thử điều đó khi họ nắm trong tay mức thị phần lớn hơn. Trong nước, họ có thể ổn, nhưng công ty vẫn phải lo lắng về phản ứng của quốc tế" – một nhà phân tích nhận định.
Huawei chắc chắn cần một số giải pháp đối phó với những cuộc tấn công đang ngày càng leo thang từ phía Mỹ.
Dù Huawei đã chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất từ lâu, vụ việc CFO Mạnh Vãn Chu bị bắt hồi cuối năm 2018 và những sự kiện xảy ra kể từ thời điểm đó đã buộc hãng phải đẩy nhanh kế hoạch – theo lời ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập và CEO Huawei, cha của bà Mạnh.
Khi Mỹ chĩa mũi dùi về phía Huawei, tung ra hệ điều hành của riêng mình đã trở thành một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với công ty Trung Quốc.
"Huawei vẫn chưa chuẩn bị đầy đủ để tung ra hệ điều hành của họ, bởi lệnh cấm của Mỹ đến một cách đột ngột" – hai người biết việc tiết lộ. Dù hệ điều hành thay thế Android đã được thử nghiệm hàng ngàn lần trong nhóm chuyên gia của Huawei, "nó vẫn chưa được thử nghiệm rộng rãi trên các sản phẩm tiêu dùng, có nghĩa là Huawei vẫn chưa xác định chính xác được ngày ra mắt thị trường của hệ điều hành này".
Minh.T.T
" alt="Chuyện ít biết về 'mật đàm bên hồ' của Huawei sẵn sàng cho lệnh cấm của Mỹ từ 7 năm trước"/>Chuyện ít biết về 'mật đàm bên hồ' của Huawei sẵn sàng cho lệnh cấm của Mỹ từ 7 năm trước
Theo Aviointeriors, tư thế thẳng đứng của hành khách trên ghế Skyrider 2.0 sẽ cho phép các hãng hàng không lắp đặt chỗ ngồi gọn gàng – giảm bớt khoảng cách giữa hàng các ghế trước và sau nó. Mặc dù việc giảm khoảng cách này nghĩa là chỗ để chân cho hành khách sẽ ít hơn, song đại diện nhà sản xuất nói với rằng thiết kế ghế vẫn sẽ "duy trì một sự thoải mái đầy đủ" cho hành khách.
Theo nhà sản xuất, thiết kế nhỏ gọn của ghế sẽ cho phép các hãng hàng không chở thêm 20% hành khách trên máy bay. Skyrider 2.0 cũng nhẹ, nhẹ hơn 50% so với ghế hạng phổ thông tiêu chuẩn.
Điều đó có nghĩa là các hãng hàng không có thể cắt giảm chi phí nhiên liệu và bảo trì, và có khả năng cung cấp các chuyến bay với giá rẻ hơn nhiều.
Aviointeriors tin rằng thiết kế của hãng "mang đến sự cân bằng mới giữa vé giá rẻ và trải nghiệm hành khách", và trong khi thiết kế này có vẻ sẽ thay đổi cách chúng ta bay trong tương lai, nhưng nó sẽ không thực sự thay đổi nhiều khi thiết kế này đi vào hiện thực.
Ghế Skyrider 2.0 nhìn từ phía trước
Dù rất thích bay giá rẻ, nhưng nhiều người vẫn bày tỏ sự hoài nghi về thiết kế ghế ngồi mới trên máy bay. Nhiều người đã bày tỏ trên Twitter rằng kiểu ghế ngồi này khiến họ "càng có lý do ghét bay", hay băn khoăn về những người già hoặc người khuyết tật, hay trẻ em. Thậm chí, có người nói những ghế ngồi này "trông chẳng khác gì ghế tàu siêu tốc trong công viên giải trí".
Sau khi thử ngồi trên chiếc ghế này ở Triển lãm, tác giả JT Genter của trang The Point Guyđã viết: "Ngồi 10 phút trên chiếc ghế này cho thấy nó không thực sự quá tệ".Tuy nhiên, ở chiều cao 5 foot 11 inch (hơn 1,8 mét), ông nhận thấy "đầu gối bị thúc vào phần sau của dãy ghế".
Khi được hỏi về những lo ngại liên quan đến sự thoải mái khi ngồi, đại diện Aviointeriors nói rằng Skyrider 2.0 trưng bày tại triển lãm chỉ là mô phỏng.
"Ghế thành phẩm cuối cùng sẽ có khả năng điều chỉnh chiều cao thỏa mãn các hạng mục quan trọng", đại diện Aviointeriors cho biết. "Chúng tôi cảm thấy rằng đối với các chuyến bay ngắn (dưới 90 phút), những chiếc ghế mang đến đủ sự thoải mái. Chúng tôi nghĩ rằng phiên bản cuối cùng sẽ có thể phù hợp cho cả người cao tuổi cũng như trẻ em".
Bất chấp những lời chỉ trích về Skyrider 2.0, một số hãng hàng không đã bày tỏ sự quan tâm đến loại "ghế đứng" trên máy bay. Hãng hàng không giá rẻ châu Âu Ryanair đã vạch ra ý tưởng về "chỗ ngồi đứng" từ năm 2010 và hãng hàng không giá rẻ VivaColombia của Colombia cũng đã bắt đầu nghiên cứu liệu hành khách có thể bay "đứng" không.
Aviointeriors nói rằng Skyrider 2.0 nhận được " nhiều sự quan tâm". Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu mọi người có thực sự sẵn sàng đứng trong toàn bộ thời gian bay để giảm bớt một phần tiền vé hay không.
" alt="Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này"/>Hành khách bay giá rẻ có thể phải “bay đứng” với kiểu thiết kế ghế ngồi này
Hình ảnh xuất hiện từ Trung Quốc mới đây cho thấy chân dung đầy đủ của chiếc iPhone SE 2. Đáng chú ý, những hình ảnh này khá giống với những gì rò rỉ từ tháng 3. Cụ thể, thiết bị chuyển sang sử dụng vỏ kính nhưng giắc cắm tai nghe 3,5 mm vẫn còn nguyên chứ không bị loại bỏ như các tin đồn gần đây.
Với việc sử dụng vỏ kính, có thể iPhone SE sẽ hỗ trợ tính năng sạc không dây. Nó cũng khá phù hợp với xu hướng thiết kế mới của Apple, nơi các sản phẩm như iPhone 8, 8 Plus hay iPhone X đều sử dụng chất liệu này.
Trong khi đó ở mặt trước, có vẻ như thiết bị sẽ mô phỏng hoàn toàn kiểu dáng của iPhone SE, chẳng hạn màn hình cỡ 4 inch, cảm biến Touch ID với nút Home và viền màn hình khá dày. Hiện không rõ nút Home này được làm dạng cảm ứng lực giống iPhone 7 hay dùng công nghệ truyền thống.
Nhiều thông tin trước đó khẳng định iPhone SE 2 sẽ sử dụng con chip A10, tương đương với iPhone 7 và 7 Plus. Thiết bị có thể ra mắt vào tháng 5 hoặc tháng 6, trong khuôn khổ sự kiện WWDC dành cho các nhà phát triển.
Trong khi đó, những model chủ lực của Apple, chẳng hạn iPhone X Plus có thể ra mắt vào mùa thu. Theo các tin đồn gầy đây, có đến 3 mẫu iPhone mới ra mắt vào thời điểm đó.
Theo Zing
" alt="iPhone SE 2 dùng vỏ kính lộ diện"/>Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
Công cụ tìm kiếm (Search Engines) có khả năng phân tích từ khóa tìm kiếm và thói quen của người dùng để đăng quảng cáo đã được nhắm mục tiêu bên cạnh các kết quả tìm kiếm thông thường; tính năng này thường cho phép các công ty chi trả để leo lên vị trí đứng đầu trang trong hằng hà sa số các kết quả tìm kiếm với các từ khóa cụ thể. Đó là lý do tại sao khi bạn gõ từ khóa "túi ngủ", các công ty lớn thường xuất hiện đầu tiên, trong khi quảng cáo về túi ngủ sẽ sớm xuất hiện bên lề trang.
Hai kiểu dữ liệu còn lại là Dữ liệu mua hàng (Purchase Data)và Dữ liệu hồ sơ (Profile Data). Dữ liệu mua hàng chủ yếu được sử dụng bởi các công ty như Amazon, thường đề xuất các mặt hàng mới tương tự như các mặt hàng mà bạn đã xem trước đây. Đó là bởi vì các cửa hàng trực tuyến thường tận dụng cookie hoặc phần đăng ký người dùng để theo dõi sản phẩm bạn định mua, và thậm chí các mặt hàng được đặt trong giỏ hàng và hủy bỏ sau này để "cá nhân hóa" trải nghiệm mua sắm của người dùng. Dữ liệu hồ sơ thường được thu thập sau khi bạn lập một hồ sơ trên các trang mạng xã hội (chẳng hạn như Facebook).
Khi đăng ký trang mạng xã hội, người dùng thường tự nguyện cung cấp dữ liệu quan trọng, như tuổi tác, sở thích, các bộ phim yêu thích và rất nhiều dữ liệu khác sau này được cung cấp cho công ty nhằm mô tả chính xác thị hiếu của bạn.
Địa chỉ IP
Thuật ngữ IP là viết tắt của từ "Internet Protocol" (Giao thức Internet). Phần địa chỉ IP là số định danh liên kết với tất cả các hoạt động trực tuyến bạn đã thực hiện. Hiểu trực quan hơn, địa chỉ IP giống như là địa chỉ gửi thư. Bạn cần phải hiểu máy tính được kết nối với Internet không bằng cách này thì bằng cách khác. Cho dù bạn lên mạng để viết email, mua sắm hoặc trò chuyện, yêu cầu tìm kiếm của bạn phải được gửi đến đúng địa chỉ và các phản hồi cũng như thông tin bạn muốn phải được gửi lại trực tiếp cho bạn.
Địa chỉ IP đóng vai trò quan trọng trong sự kết nối trên, giúp người dùng máy tính liên kết với Internet theo phương thức gián tiếp. Đầu tiên, địa chỉ IP giúp bạn kết nối với mạng máy tính, từ đó cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào Internet. Lúc này, địa chỉ IP mới cho phép bạn kết nối với Internet. Mạng máy tính có thể là ISP (Internet Service Provider – Nhà cung cấp dịch vụ nối mạng) tại nhà hoặc mạng tại cửa hang hoặc văn phòng.
Giờ đây, các công ty sử dụng phương pháp IP targeting(nhắm mục tiêu vào IP). Đây là một phương thức để phân phối, hiển thị quảng cáo trực tuyến tới người tiêu dùng cụ thể mà không cần sử dụng cookie. Mỗi mạng Wi-Fi mà bạn kết nối có một địa chỉ IP riêng, là một mã số giúp mạng Wi-Fi kết nối với Internet. Với tính năng được lập trình, công ty có thể hiển thị quảng cáo trực tuyến của mình tới tất cả các thiết bị được kết nối với một mạng nhất định, miễn là công ty đó có địa chỉ IP của mạng Wi-Fi.
Tóm lại, các công ty như Facebook thu lọc dữ liệu nhờ các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, cụ thể như IP targeting, nhằm cung cấp cho bạn các quảng cáo tốt nhất và phù hợp nhất để tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Quảng cáo tùy chỉnh là một nỗ lực đa nền tảng, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều chỉnh trải nghiệm người dùng sao cho người dùng chú ý và tương tác với các quảng cáo liên quan.
D.N
" alt="Làm thế nào Facebook tra được từ khóa tìm kiếm của bạn trên Google?"/>Làm thế nào Facebook tra được từ khóa tìm kiếm của bạn trên Google?
![]() |
Vlogger NTN gây bức xúc khi làm nhà bằng 5.000 ống hút nhựa còn mới. Ảnh: FBNV. |
Video này được đăng ngày 6/6 trên kênh cá nhân có hơn 7,3 triệu người đăng ký của Nguyễn Thành Nam.
Anh chàng cũng tranh thủ "câu like", tuyên bố sẽ thực hiện thử thách 24 giờ sống trong căn nhà ống hút mới làm nếu video đạt 200.000 lượt thích.
Từng gây tranh cãi với loạt thử thách được xem là nhảm nhí, vô bổ như "Tắm với 50 kg bỏng ngô", "thử thách ngủ ngoài đường", "thử thách 24h sống nghèo khổ"... dân mạng không cảm thấy lạ khi lần này Thành Nam tiếp tục nhận "cơn mưa gạch đá".
Dưới video và bài đăng của anh trên trang cá nhân, người theo dõi cho rằng việc dùng 5.000 ống hút còn mới, khả năng cao không thể tái sử dụng là lãng phí và ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Tài khoản Khang Maithắc mắc: "Sau khi làm video xong thì những ống hút nhựa này sẽ đi về đâu? Người ta thì đang hạn chế sử dụng rác thải nhựa, trước khi làm cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó chứ".
Hiền Hiềnbày tỏ: "Người ta thu gom ống hút cũ để làm các công trình nhằm nâng cao ý thức mọi người, đây cũng là 'công trình' mà chỉ thấy phung phí".
![]() ![]() ![]() |
Nguyễn Thành Nam còn tuyên bố nếu video đủ 200.000 lượt thích, anh sẽ thực hiện thử thách 24h ngủ trong nhà ống hút của mình. Ảnh chụp màn hình. |
Nhiều người bày tỏ sự bức xúc: "Tạo content mà bất chấp hậu quả", "Xem xong video này mới biết đâu là tận cùng của thiếu ý thức".
Dân mạng còn "đào mộ" video "Thử Thách Một Ngày Dọn Rác Và Cái Kết" trước đó của Nguyễn Thành Nam để so sánh với hành động thiếu ý thức lần này của anh.
Có người còn cho rằng với lượng "đá" mà dân mạng "ném" ra lần này, nam vlogger có thể xây thêm nhiều "căn nhà khổng lồ" nữa.
Bên cạnh những bình luận chê trách, một số người theo dõi và yêu mến vẫn lên tiếng ủng hộ anh chàng sinh năm 1994.
Tuy nhiên, quan điểm họ đưa ra để bênh vực rằng "NTN không dùng thì số ống hút đó cũng bị người khác mua" không đủ thuyết phục số đông những người muốn bảo vệ môi trường.
" alt="Làm nhà bằng 5.000 ống hút, vlogger bị chê 'tận cùng của thiếu ý thức'"/>Làm nhà bằng 5.000 ống hút, vlogger bị chê 'tận cùng của thiếu ý thức'