Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Radnicki 1923 Kragujevac, 22h00 ngày 21/2: Khó tin tân binh
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Saint -
Sự lạc quan đến từ vùng đất khô cằn Phụ nữ Viettel ở nước ngoàiChị Lan - nữ nhân viên tại Mytel đã có những chia sẻ chia sẻ về trải nghiệm của chị trong vai trò là một nhân viên Viettel tại nước ngoài, đặc biệt là những vùng đất khó khăn như Mozambique và Burundi.
Chị Lan chia sẻ, vì các cô gái là số ít nên được “nhường nhịn” và quan tâm hơn đồng nghiệp nam. Nhờ có sự quan tâm ấy, các công việc phối hợp sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chị lại có ưu thế là sự khéo léo, nữ tính để làm “mềm hóa” một số luồng công việc vốn dĩ cứng nhắc.
Không chỉ công tác tại Myanmar, chị Lan từng làm việc tại 2 quốc gia châu Phi là Mozambique và Burundi. 6 năm sống ở một vùng đất nóng nực và thiếu thốn, chị vẫn lạc quan chia sẻ, châu Phi đã giúp chị cảm nhận sâu sắc và dần hình thành thói quen suy nghĩ đơn giản về những điều phức tạp, có cái nhìn cuộc sống lạc quan và đầy màu sắc hơn.
Những nhân viên tại ở đây đã dạy cho chị biết rằng kiến thức và kinh nghiệm không phải là điều tiên quyết mà là sự thấu hiểu, lắng nghe và tính kỷ luật.
“Công tác ở nước ngoài, điều đầu tiên khiến chúng ta tự hào đó là sự dũng cảm. Dũng cảm thay đổi môi trường sống, xa gia đình, bạn bè, dũng cảm đến một đất nước mà mình chưa bao giờ đặt chân đến, dũng cảm tiếp nhận một công việc mà mình chưa có cơ hội thử qua trước đó, đương đầu với những rủi ro, dũng cảm lắng nghe những tiếng dèm pha “Sao phụ nữ mà cứ thích bôn ba thế?”, chị Lan nói.
Từ sự dũng cảm ấy, những người phụ nữ như chị Lan đã phát hiện ra những sức mạnh tiềm ẩn bên trong bản thân mình.
“Thời gian giúp chúng ta lớn lên nhưng không giúp chúng ta trưởng thành. Chính những va vấp, những trải nghiệm có được khi sống và làm việc ở mỗi thị trường đã giúp tôi hoàn thiện và trưởng thành hơn”, chị Lan bày tỏ.
9x bản lĩnh chinh phục nóc nhà châu Phi
Khi công việc cho Đỗ Thùy Linh - Phó phòng Pháp chế - Viettel Global cơ hội được đặt chân đến Tanzania, thay vì những lo lắng sợ hãi trước viễn cảnh sống ở một nơi khắc nghiệt và thiếu thốn, Linh háo hức vì vừa được làm những công việc mới mẻ, vừa được kết hợp thăm thú, tìm hiểu văn hóa bản địa.
Sau khi công việc ổn định và đạt được những thành quả nhất định, Linh quyết định chinh phục đỉnh Kilimanjaro - ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà của châu Phi” mặc dù trước đó, kinh nghiệm leo núi của Linh bằng không.
“Mình đã cực kỳ thận trọng. Những thông tin và kinh nghiệm leo núi mình đọc và tìm hiểu trên các diễn đàn khiến mình tự nhận thức rằng: để có một hành trình đáng nhớ và có ý nghĩa, điều cần đảm bảo trước tiên là an toàn tính mạng và sức khỏe, sau đó mới là niềm vui chinh phục và tận hưởng. Nói cách khác, mỗi người cần phải biết tự lượng sức, lắng nghe cơ thể, tìm hiểu đầy đủ và chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt”, Đỗ Thùy Linh kể lại.
Trải qua một hành trình gian khổ bởi những thử thách của thiên nhiên, Linh cũng được đền đáp xứng đáng bằng trải nghiệm tuyệt vời ít người có được.
Thùy Linh chia sẻ: “Ấn tượng lớn nhất của tôi là bầu trời sao đẹp không tưởng và sâu thăm thẳm, dưới ánh trăng sát rằm chiếu vằng vặc trong cả hành trình. Không biết dùng từ nào để tả về độ dày đặc của những vì sao, và camera máy ảnh cũng không thể ghi lại trọn vẹn được vẻ đẹp của bầu trời ấy”.
“Sự may mắn không phải ai cũng được trải qua”
Chị Nguyễn Lưu Ly – Phụ trách Bộ phận Truyền thông và Thương hiệu sản phẩm, Trung tâm Khách hàng và Marketing, Viettel Telecom thuộc thế hệ thứ 3 của Viettel đã đưa thương hiệu của doanh nghiệp đi ra thế giới. Chị đã xây dựng các yếu tố nền tảng cho thương hiệu của Viettel tại 10 thị trường quốc tế (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, Myanmar).
Đặc biệt, Viettel bắt đầu đầu tư tại Haiti sau khi quốc gia này trải qua thảm họa động đất có sức tàn phá khủng khiếp.
“Khi chúng tôi bước xuống sân bay, trải ra trước mắt là thành phố đổ nát và những dãy lều bạt kéo dài”, chị Lưu Ly kể lại. Mọi thứ tại Haiti đều trong tình trạng đình trệ, không vận hành được, thậm chí thang máy ở trụ sở công ty bị hỏng nhưng phải đến 2 năm sau mới thuê được đội sửa chữa.
Để nhanh chóng đem đến mạng lưới cho người dân sử dụng, những người trẻ Viettel đã vượt qua điều kiện làm việc nghèo nàn sau động đất.
Được biết, mọi người phần lớn phải di chuyển bằng xe thùng trong giai đoạn đó. Con gái được ưu tiên ngồi trong cabin của xe, đàn ông ngồi phía ngoài trong thùng xe.
“Rồi mất điện, mất nước, leo bộ lên 8 - 9 tầng cầu thang làm việc hàng ngày... là những điều thường xuyên diễn ra ở đây. Nhưng đây là một sự may mắn mà không phải ai cũng được trải qua”, chị Ly nhấn mạnh
Đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài, Viettel đã tạo ra những thành tích ấn tượng. “Quả ngọt” ấy được vun đắp từ bàn tay của nhiều nữ nhân viên trí tuệ, bản lĩnh như chị Lan, chị Ly và Linh.
Khi nói về những người phụ nữ Viettel, Bí thư Đảng ủy Hoàng Sơn tự hào: “Phụ nữ Viettel trí tuệ - năng lực và bản lĩnh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của tập đoàn từ viễn thông, bưu chính, công trình, đầu tư nước ngoài, thương mại xuất nhập khẩu”.
Đặc biệt, đội ngũ nữ nhân viên của Viettel góp mặt và có vai trò quan trọng trong cả các lĩnh vực mới, kể cả những những lĩnh vực tưởng chừng như chỉ dành cho nam giới như phát triển 5G, radar, hàng không vũ trụ…
“Không chỉ riêng expat (người làm việc ở nước ngoài) mà các phụ nữ làm việc tại Viettel mình thấy đều là một niềm tự hào đối với gia đình và bạn bè”, chị Lan nói.
Minh Ngọc
"> -
Từ khi xảy ra đại dịch, vợ chồng tôi phải thảo luận, cân đối lại chuyện chi tiêu và phân công người giữ tiền trong nhà. Lương của chồng tôi để chi tiêu hằng ngày. Thu nhập của tôi là khoản để dành. Các khoản tiền thưởng khác sẽ được gom chung “bỏ heo” để chi tiêu hiếu hỉ, quà cáp, các khoản phát sinh. Nhà chồng không vui khi tôi cầm hết lương của ông xãNói chung, chồng kiếm được bao nhiêu, tôi "ôm" hết để anh không có cơ hội tiêu pha lãng phí bên ngoài.
Hai vợ chồng đều hài lòng với phương án quản lý tài chính mùa dịch. Chúng tôi cảm thấy an tâm hơn, vì nếu xảy ra chuyện gì, vẫn có một khoản dự trữ. Nhưng khi biết được chuyện này, nhà chồng lại không vui chút nào.
(Ảnh minh họa: KT) Hễ có dịp gặp tôi, mẹ chồng lại nói rất to với bố chồng, mà thực chất là nhắc nhở tôi: "Tội nghiệp thằng Phương, dạo này nó không biết lương là gì. Nó không có đến cả cơ hội cầm đồng tiền vất vả làm ra".
Tôi vốn không phải người giỏi nhịn. Đứng trong bếp, tôi cố ý nói cho mẹ chồng nghe được: "Bao nhiêu tiền cũng vào Tôm với bố Tôm hết đấy ạ!".
Hôm ấy ngày giỗ cụ, mẹ chồng tôi bàn với mấy bà cô, bà thím "dạy dỗ lại" tôi. Thế là suốt cả buổi hôm đó, mọi người bàn tán xôn xao về chủ đề lương lậu của chồng tôi.
Khơi mào là bà thím chồng: "Đôi lúc phụ nữ nên bỏ bớt gánh nặng cho mình để chuyển sang cho đàn ông. Để chồng giữ tiền cũng là một cách “dạy” cho đàn ông biết lo, quan tâm đến đời sống gia đình, tự lập trong quản lý tài chính, chi tiêu và hiểu được nỗi vất vả của phụ nữ khi phải cân đối, đánh vật với cơm áo gạo tiền, đủ thiếu trong nhà...".
Bà thím có vẻ hơi "lạc đề" nên bị mẹ chồng tôi cắt ngang: "Thằng Phương dại lắm. Lương cứng lương mềm, tiền làm thêm làm nếm đều đưa cho vợ nó hết. Hôm nọ nó giấu được 5 triệu đồng, lén đưa cho mẹ, còn dặn là đừng để vợ con biết, cô ấy sẽ giận. Tôi thương con vô cùng, mà càng nghĩ càng ức con dâu. Nó làm vợ mà không biết thương chồng, đàn ông ra ngoài mà không có tiền thì bí lắm, mất hết tự tin. Đành rằng nó giữ lương cứng, nhưng khoản kiếm thêm thì phải để thằng Phương tự quản chứ, ai lại ôm hết như thế".
Bà cô ngồi đối diện đồng tình với mẹ chồng tôi: "Chị nói phải, gần đây em thấy thằng Phương gầy hẳn đi, chắc nó khổ sở lắm. Làm việc vất vả là thế, nhưng thu nhập bao nhiêu vợ nó hưởng hết".
Nghe đến đây, tôi sang phòng khách, nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết: "Mẹ ơi, mẹ không hài lòng gì với con thì cứ góp ý thẳng, sao lại mang chuyện trong nhà để nói ở đây ạ?".
Bà cô phản ứng lập tức: "Cháu nói thế là có ý gì? Ở đây toàn người nhà, ta là cô ruột của chồng cháu cơ mà”, vừa dứt câu, bà cô lại quay ngoắt sang mẹ chồng tôi: “Chị ơi, con bé này cần được dạy dỗ lại".
Mẹ chồng tôi liền lớn tiếng: "Trước đây dù thấy con hỗn, mẹ vẫn nhịn, nhưng càng ngày con càng ghê gớm nên mẹ phải nói cho biết, ở trong cái nhà này, kính trên nhường dưới là điều vô cùng quan trọng. Trên con còn có chồng, trên chồng con là bố mẹ. Con xem, con chẳng coi ai ra gì, mẹ nói con cãi, cô nói con cũng cãi".
Tôi nghe thế, càng quyết tâm "cãi" cho ra nhẽ, nhưng bằng nụ cười và lời mềm mỏng: "Con biết gần đây mẹ không hài lòng chuyện con quản lý kinh tế trong nhà, nhưng mẹ biết không, thời điểm này đang rất khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng con có thể mất việc bất cứ lúc nào, nếu con không đứng ra vun vén và chi tiêu hợp lý thì không biết tương lai thằng Tôm ra sao. Con biết, mẹ cũng cầm hết lương của bố. Cô biết không, có lần cháu từng nghe cô nói, cô phải ôm hết lương của chú, để đảm bảo rằng chú không có cơ hội vung tiền ngoài hàng quán. Con nói thật, người vợ nào chẳng vậy, và đã là phụ nữ thì nên hiểu và thông cảm cho nhau".
Nghe đến đây, các bà cô im bặt, mẹ chồng tôi bèn mát mẻ: "Con dâu thời nay giỏi quá cơ! Dạy dỗ cả mẹ chồng".
Chồng tôi ở trên gác vội vàng chạy xuống bắt tôi sang phòng khác và phân trần với các bà: "Con xin mẹ, con xin các thím, các cô. Chuyện ai quản tài chính là do chúng con bàn bạc rồi mới quyết định, đây là chuyện riêng của nhà con, mọi người đừng can thiệp hay bàn tán nữa ạ. Con nghe mà nhức hết cả đầu".
Từ hôm ấy, mẹ chồng tôi không còn mát mẻ gì chuyện tôi giữ hết tiền của chồng nữa, nhưng tôi biết bà đang không vui với tôi. Tôi nên làm gì tiếp theo đây?
Theo Phụ Nữ TP.HCM
9X lương trăm triệu tìm người yêu: Anh ấy có thể cho em bao nhiêu tiền?
Mới đây, MC Cát Tường lại có phen “ngã ngửa” trước cô nàng lương trăm triệu tham gia chương trình hẹn hò có gu người yêu độc lạ.
"> -
Ngày 8/10 vừa qua, công an quận Trấn Hải (Chiết Giang, Trung Quốc) nhận được tin báo về sự xuất hiện của một người có dáng vẻ đáng ngờ. Tìm thấy con trai mất tích sau 10 năm, ngạc nhiên vì lý do anh bỏ nhà điCảnh sát tìm thấy Tiểu Giang trong khu rừng nhỏ.
Ngay lập tức, một nhóm cảnh sát đã đến hiện trường. Lúc này, người đàn ông tên Tiểu Giang trong bộ dạng nhếch nhác đang nhóm lửa nấu nướng trong rừng.
Bị tra hỏi, anh chàng tỏ ra lúng túng, sợ hãi, không dám nói gì. Lực lượng cảnh sát đành phải đưa anh về đồn để tìm hiểu thêm thông tin. Sau khi bình tĩnh lại, Tiểu Giang khai báo, anh đang làm công việc nhặt rác. Hàng ngày anh phải vào rừng sinh hoạt và nấu rau rừng ăn.
“Nhà anh ở đâu?”, câu hỏi của cảnh sát làm Tiểu Giang sững sờ. Anh ấp úng vì không nhớ nổi tên bố mẹ. Địa chỉ nhà anh cũng đã quên.
Tuy nhiên, khuôn mặt của Giang đã khiến một cảnh sát ở đó thấy quen thuộc và liên tưởng tới vụ mất tích năm 2011.
Năm đó, người mẹ đến từ tỉnh Hồ Nam đã trình báo với cảnh sát Trấn Hải về việc con trai mất tích. Thế nhưng sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, bà vẫn phải trở về tay trắng.
Khi đối chiếu thông tin, cảnh sát quận Trấn Hải xác nhận Tiểu Giang chính là đứa trẻ mà người mẹ đó tìm kiếm năm nào. Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã liên hệ với Sở Công an Hồ Nam.
Nhận được tin báo, gia đình vô cùng vui mừng. Sau khi xem thông tin và hình ảnh, họ xác nhận đây chính là người thân mất tích 10 năm trước. Em trai của Giang vội vã chở mẹ đi hơn 1.300km để gặp anh trai của mình.
Nhìn thấy con trai sau nhiều năm xa cách, người mẹ vội nắm tay, vui mừng khôn xiết.
Tiểu Giang (giữa) gặp mẹ và em trai tại đồn cảnh sát.
Ngày 9/10, gia đình Tiểu Giang mở tiệc mừng con trai trở về. Nhìn mẹ và em trai, Tiểu Giang vẫn có cảm giác mơ hồ. Có lẽ, việc xa nhà nhiều năm khiến anh chưa thể nhớ lại những kí ức đã qua.
Mẹ nắm chặt tay con trai sau 10 năm xa cách, vui mừng khôn xiết. Khỏi phải nói cũng biết mẹ của Giang vui đến cỡ nào. Bà liên tục cảm ơn cảnh sát. “Năm 2011, con trai bỏ nhà đi làm ăn xa. Cũng từ đó chúng tôi mất liên lạc với cháu. Gia đình nỗ lực tìm kiếm nhiều năm nhưng không có kết quả”, mẹ của Tiểu Giang xúc động chia sẻ.
Sau đó, cảnh sát biết được Tiểu Giang bỏ nhà ra đi bởi anh cảm thấy mình chính là gánh nặng cho gia đình. Vì không thể kiếm được nhiều tiền lo cho bố mẹ nên đã 10 năm qua anh không quay về. Cuộc sống lang thang bên ngoài, ăn rau rừng, uống nước lã khiến anh dần quên đi người thân ruột thịt.
Tú Linh
Con trai ôm bố mẹ khóc nức nở sau 41 năm bị người ăn xin bắt cóc
Suốt 41 năm dằn vặt, mái tóc mẹ đã điểm bạc, mắt người cha đã mù một bên nhưng họ chưa một lần từ bỏ việc tìm con.
">