Kèo vàng bóng đá Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
本文地址:http://member.tour-time.com/news/69a495395.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Samaxi FK vs Neftchi Baku, 18h30 ngày 7/4: Chiến thắng căng thẳng
Chia sẻ với VietNamNet, NSƯT Ngọc Huyền bảo cuộc sống chị từ hơn nửa năm qua gặp nhiều xáo trộn do Covid-19. Do sống tại quận Cam (Bang California) – một trong những điểm nóng của dịch bệnh, nữ nghệ sĩ và cả gia đình tuân thủ nghiêm ngặt quy định từ Chính phủ.
Từ tháng 3, Ngọc Huyền cũng rơi vào cảnh “thất nghiệp” vì các tụ điểm, sân khấu ca hát đều bị ngưng hoạt động. Một số show diễn đã được mở trước đó cũng phải dời sang năm 2021. Tuy nhiên, chị thấy mình may mắn vì vẫn còn công việc quay hình cho kênh truyền hình dành cho Phật giáo tại Mỹ.
“Tôi mừng vì trong nước đã kiểm soát dịch bệnh tốt nhưng ở Mỹ vẫn còn phức tạp. Hiện Chính phủ vẫn giữ lệnh giãn cách không được tụ tập quá đông. Mỗi ngày, tôi cập nhật số ca nhiễm và chết qua báo đài mà lòng nặng trĩu, lo lắng cho gia đình”, chị cho hay.
Hạn chế ra khỏi nhà, Ngọc Huyền dành thời gian cho công việc nội trợ, chăm sóc nhà cửa, con cái và sáng tác kịch bản cải lương. Chị cũng tranh thủ xây dựng kênh YouTube cá nhân, đăng tải những sản phẩm âm nhạc thu hình sẵn và vlog sinh hoạt đời thường của cả gia đình trong mùa dịch.
![]() |
Ngọc Huyền cùng các nghệ sĩ hải ngoại thu âm ca khúc để ủng hộ tinh thần người dân miền Trung. |
Dù khó khăn dịch bệnh, Ngọc Huyền cũng vẫn theo dõi sát sao tình hình lũ lụt miền Trung những ngày qua. Nữ ca sĩ không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh người và nhà chìm ngập trong nước, thậm chí bỏ mạng trước thiên tai.
Ngọc Huyền đã quyên góp và đứng ra kêu gọi đồng nghiệp, khán giả để gửi tiền về hỗ trợ đồng bào tại quê nhà. “Cả gia đình tôi khóc khi chứng kiến cảnh đau lòng ấy trên báo đài. Thôi cùng chung tay để san sẻ nhau giữa cái khó. Sau kêu gọi, các đồng nghiệp và bạn bè mỗi người đóng góp từ vài trăm đến hàng nghìn đô khiến tôi hạnh phúc”, chị nói.
Tôi và ông xã luôn gìn giữ và tôn thờ tình yêu như ngày trẻ
![]() |
Tổ ấm của Ngọc Huyền và ông xã cùng 2 con. |
Ngọc Huyền với hình ảnh má lùm đồng tiền và giọng ca cải lương ngọt ngào, duyên dáng từng chinh phục giới mộ điệu cải lương khắp trong và ngoài nước. Còn ngoài đời, chị cũng là người phụ nữ như bao người nội trợ khác. Nữ nghệ sĩ bảo thành tựu lớn nhất của chị đến nay là một mái ấm hạnh phúc bên chồng sĩ quan và 2 con.
Kết hôn gần 20 năm, Ngọc Huyền tự hào vì cả 2 vợ chồng đến nay vẫn dành cho nhau sự yêu thương, trân trọng như như thủa son trẻ. Ông xã Ngọc huyền dù không theo nghệ thuật nhưng lớn lên trong âm nhạc khi có mẹ ruột là danh ca Thanh Tuyền. Cũng vì thế, anh có sự thấu hiểu nghề nghiệp và luôn sẵn sàng hỗ trợ vợ hết mình. Mỗi lần Ngọc Huyền lưu diễn xa, anh thay vợ quán xuyến nội trợ, chăm lo cho hai con đang tuổi trưởng thành.
Theo Ngọc Huyền, cuộc sống đôi lúc không tránh khỏi xung đột, tranh cãi, điều quan trọng cả 2 ý thức vì nhau mà bước qua. Nhiều năm qua, ông xã vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, giúp chị và các con vững tin trong đời sống. Những lúc gặp khó khăn, trắc trở, anh luôn bên cạnh, động viên chị thêm niềm lạc quan.
“Cuộc đời này yêu nhau, nên nghĩa vợ chồng đều có duyên và nợ. Chúng tôi vì thế cũng luôn cố gắng giữ gìn và tôn thờ tình yêu của mình như thời trẻ. Cả hai đều biết lắng nghe, chia sẻ, tha thứ những khuyết điểm nếu có trong cuộc sống, luôn nghỉ đến cái tốt của nhau để vun đắp hạnh phúc lâu dài”, "Nàng Phi Giao" hạnh phúc kể.
Ngọc Huyền và ông xã có 2 người con, một gái một trai là Hà Tiên và Hà Nam. Là con nhà nòi, cả 2 từ nhỏ được tiếp cận với nghề và cũng được gia đình tạo điều kiện cho đi học nhạc. Trong đó, cô con gái lớn Hà Tiên thích ca hát, sáng tác và hiện có ý định nối nghiệp mẹ theo nghệ thuật.
2 con Ngọc Huyền đều thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ mẹ và bà nội - danh ca Thanh Tuyền.
Ngọc Huyền bình đẳng và tôn trọng các bé trong việc định hướng việc học và ngành nghề. Tuy vậy chị và ông xã vẫn luôn quan tâm và góp ý khi con cần đến sự giúp đỡ về tinh thần.
“Hà Tiên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành piano sẽ đi dạy đàn. Con cũng muốn theo ngành bác sĩ da và thẩm mỹ. Em trai Hà Nam vẫn còn nhỏ để định hướng nghề nghiệp, nhưng bé có năng khiếu lắp ráp và chơi game về mô hình. Tôi không ép các con phải theo nghệ thuật nhưng là cháu nội của danh ca Thanh Tuyền và con của Ngọc Huyền phải am tường về âm nhạc. Việc các con tôi có theo nghề hay không còn phải xem có đủ 'duyên' hay không", chị cho hay.
Gần 2 thập kỷ hoạt động tại Mỹ, Ngọc Huyền là cái tên được yêu thích bậc nhất tại thị trường hải ngoại. Tuy vậy, nữ nghệ sĩ vẫn đau đáu nỗi nhớ sân khấu quê nhà cùng bạn bè, đồng nghiệp một thời. Mỗi dịp trở về nước, chị tranh thủ tổ chức nhiều show diễn, đêm nhạc phòng trà để tái ngộ và tri ân khán giả.
![]() |
Ngọc Huyền hy vọng tái ngộ khán giả trong nước với liveshow diễn ra năm 2021. |
Cuối năm 2018, Ngọc Huyền dự định tổ chức liveshow kỷ niệm 35 năm nghề nghiệp nhưng không may bị hủy vào phút chót. Sau 2 năm trì hoãn vì nhiều lý do, nữ nghệ sĩ kỳ vọng sẽ tổ chức trọn vẹn vào năm 2021. Đây là món quà chị dành tặng cho công chúng, cũng là phần thưởng cho cho chính mình sau nhiều năm cống hiến miệt mài để có được tên tuổi vững chắc như hôm nay.
Nghệ sĩ Ngọc Huyền sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Nữ nghệ sĩ đi hát từ năm 14 tuổi và có nhiều thành tích như hai huy chương vàng hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc, huy chương vàng Trần Hữu Trang, Diễn viên được yêu thích nhấtcủa giải Mai Vàng trong nhiều năm... Ngọc Huyền được đánh giá là người đã "đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ để tiếp cận nhịp sống của thời đại".
Năm 2001, Ngọc Huyền được Nhà nước trao danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2002, sau thời gian biểu diễn tại Mỹ, chị ở lại định cư và kết hôn với con trai của danh ca Thanh Tuyền. Tại thị trường hải ngoại, chị hoạt động sôi nổi ở nhiều lĩnh vực cải lương, tân nhạc và đóng kịch. Năm 2016, chị trở về nước tái ngộ khán giả sau 15 năm qua các buổi biểu diễn và nhận lời làm giám khảo các chương trình truyền hình.
Clip ''Tiếng trống Mê Linh" Ngọc Huyền biểu diễn:
Tuấn Chiêu
Hà Tiên – con gái nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền nhận nhiều lời khen với nhan sắc nhẹ nhàng cùng giọng hát trong trẻo thừa hưởng từ mẹ.
">Ngọc Huyền được chồng kề cận chăm sóc mỗi ngày
“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ có cơ hội được bước lên một sân khấu lớn như Asia day với cương vị nghệ sĩ trình diễn. Đây là phần thưởng tinh thần cho sự nỗ lực của tôi trong suốt thời gian qua ở công tác kết nối, gìn giữ văn hóa”, Amy Lê Anh cho biết.
Asia day (Ngày hội châu Á)sẽ diễn ra vào ngày 3/12 tại Cộng hòa Áo với sự tham gia của gần 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài biểu diễn, Amy Lê Anh sẽ cùng đoàn trong nước tham dự triển lãm trưng bày hàng hóa các nước châu Á do mình đại diện.
Amy Lê Anh được biết đến là ca sĩ chuyên dòng nhạc tiền chiến - trữ tình. Cô là cháu ruột, gọi danh ca Giao Linh bằng bà. Amy Lê Anh từng đạt giải Nhì (Huy chương Bạc) cuộc thi Tiếng hát Phát thanh do Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM tổ chức năm 2004.
Ngoài ca hát, Amy Lê Anh còn tham gia diễn xuất với các phim như: Phượng Khấu, Bánh bèo hữu dụng, Dương thế bao la sầu, Chuyện kể của người chết…
![]() | ![]() |
Bên cạnh nghệ thuật, cô hoạt động lĩnh vực văn hóa, thương mại, Amy Lê Anh tổ chức các chương trình giao thương kết hợp quảng bá văn hóa bản sắc Việt tới bạn bè thế giới với tên gọi Hành trình văn hóa Việt Nam.
Amy Lê Anh cho biết muốn làm "người kết nối", tạo ra những sân chơi cho người Việt khắp nơi trên thế giới thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Amy Lê Anh hát "Mùa xuân đầu tiên"
Mai Thư
Ảnh, clip: NVCC
Cháu gái danh ca Giao Linh mang ‘hành trình văn hóa Việt Nam’ tới Áo
Điều đáng nói là rất nhiều người xung quanh đứng xem nhưng không ai lên tiếng hoặc ngăn cản mà chỉ lấy điện thoại ra quay hình. Sự việc chỉ kết thúc khi có một cán bộ công an đến giải quyết.
Cảnh "bắt vợ" gây bức xúc tại Hà Giang. (Ảnh chụp màn hình clip).
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vua Mèo hay Vua H'Mông Vương Chí Sình, đồng thời là nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, rất bức xúc, xấu hổ khi xem clip trên.
"Đây không phải là lần đầu tiên những clip như trên được chia sẻ. Năm ngoái, tôi cũng xem một clip thanh niên trẻ bắt vợ ở Hà Giang được đăng tải. Nhiều người bức xúc nói đây là một hủ tục của người H'Mông rồi lên án. Nhưng tôi khẳng định người H'Mông chúng tôi không có tục lệ nào có tên là tục "bắt vợ"", ông Bảo nói.
Ông Vương Duy Bảo, cháu nội "Vua Mèo" Vương Chí Sình (Ảnh: Xuân Hải).
Cháu nội Vua Mèo cho biết thêm, người dân tộc H'Mông chỉ có tục "kéo dâu". Đây là nét văn hóa lâu đời mang tính nhân văn, rất đẹp và nhiều ý nghĩa. Trước đây, để một đôi nam nữ thành vợ chồng, người H'Mông có rất nhiều thủ tục cưới hỏi phức tạp. Ngoài ra, nhà trai cũng cần chuẩn bị số lượng sính lễ lớn như: lợn, gà, tiền mặt, rượu… mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm sửa.
Tục kéo dâu chính là để rút ngắn lại các thủ tục trên, đồng thời tạo điều kiện cho các nam thanh, nữ tú yêu nhau đến được với nhau. Tuy nhiên, không phải chàng trai nào thích "kéo" cô gái nào về làm vợ cũng được. Điều kiện để tiến hành thủ tục này là đôi nam nữ phải cùng ưng thuận, có tình cảm với nhau.
Trước khi tổ chức kéo dâu, chàng trai sẽ thông báo cho gia đình mình chuẩn bị mâm cơm, đồng thời hẹn bạn bè và cô gái mình thích ra một địa điểm nhất định. Tại đây, chú rể, bạn bè sẽ cùng "kéo" cô gái về nhà mình, chàng trai sẽ nắm tay cô gái đi trước. Khi vào nhà, bước qua cửa nhà trai, bố mẹ chồng tương lai của cô gái sẽ đợi sẵn ở cửa, cầm con gà trống quay trên đầu cô gái 3 vòng phải, 3 vòng trái. Đồng thời sẽ làm mâm cơm thắp hương khấn vái tổ tiên chứng giám cho người con dâu mới.
Nhà trai sau đó sẽ cử một đoàn đại diện sang thông báo với nhà gái rằng: "Con gái ông bà đã ưng thuận về làm dâu nhà tôi. Chúng tôi cũng đã làm lễ báo cáo với tổ tiên". Chỉ cần như vậy là chàng trai, cô gái chính thức trở thành vợ chồng mà không phải trải qua bất cứ thủ tục cưới hỏi rườm rà, tốn kém nào nữa.
"Đây là tập tục đẹp của người H'Mông, nhưng hiện nay lại đang bị hiểu sai. Những nam thanh niên trẻ "bắt vợ" như trong các clip đăng tải, tôi cho rằng, phần lớn là không am hiểu văn hóa, thiếu kiến thức.
Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật bắt giữ người trái phép mà còn xúc phạm đến nhân phẩm người phụ nữ. Tôi không thể chấp nhận được và thật sự rất đau lòng khi xem", ông Bảo thẳng thắn nói.
Cháu nội Vua Mèo cũng cho rằng, chính quyền địa phương cần phải vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý hình sự. Không thể để năm nào cũng tái diễn những câu chuyện bức xúc về một tập tục đẹp của người H'Mông.
Trước đó, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, thông thường trước đây khi chàng trai đi "bắt vợ" thì cả hai đã yêu nhau rồi. Chàng trai làm một động tác "bắt vợ" như diễn kịch, mang tính biểu trưng. Còn bây giờ, tập tục này đang bị biến tướng đi rất nhiều, đẩy nhiều bé gái vào các cuộc hôn nhân buồn. Thậm chí, nhiều thiếu nữ còn bị bắt bán sang biên giới.
"Xã hội tiến lên thì tối thượng vẫn là pháp luật. Những gì vi phạm pháp luật như tục bắt vợ biến tướng hiện nay phải sửa chữa dần dần và ngăn cấm. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền và xử lý các trường hợp vi phạm", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo Dân trí
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang đang vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin một bé gái lên bản vui chơi dịp Tết rồi bị nam thanh niên bắt về làm vợ theo hủ tục của người H'Mông.
">Cháu nội Vua Mèo Vương Chí Sình lên tiếng về clip bắt vợ xôn xao ở Hà Giang
Nhận định, soi kèo Slovacko vs Hradec Kralove, 23h00 ngày 9/4: Tin vào chủ nhà
Cá nhân tôi cho rằng, việc bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ "lợi bất cập hại" vì một số lý do sau:
Thứ nhất, những lợi ích của việc bỏ đếm giây được đưa ra là không cao (nâng cao nhận thức, thói quen chấp hành đèn tín hiệu, thay vì một số trường hợp thường cố vượt khi đèn còn 2-3 giây). Việc có đếm hay bỏ đếm giây cũng vẫn có thể theo dõi hành vi giao thông, vẫn có thể giảm thời gian chờ đèn đỏ để người dân bớt vượt đèn. Còn trường hợp còn 2-3 giây vẫn cố vượt chỉ là thiểu số. Thế nên, chúng ta cần xây dựng quy định để làm tốt cho cái chung.
Thứ hai, khi lái ôtô đến gần đèn xanh, thấy còn dưới 5 giây là tôi sẽ chủ động giảm tốc độ và dừng lại. Đấy cũng là thói quen của nhiều tài xế khác, giúp đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Nếu bỏ đếm giây thì khi gần tới vạch dừng, tôi chẳng biết còn bao lâu để chủ động dừng xe trước. Nhỡ đến nơi đèn bỗng chuyển vàng thì tôi sẽ phải đạp thắng gấp (dễ va chạm với xe phía sau) hoặc đạp ga để vọt qua ngã tư thật nhanh (lúc đó cũng không còn an toàn nữa).
>> 'Bị mắng chửi vì phanh gấp khi đèn chuyển vàng'
Thứ ba, người đi xe máy khi có đếm giây thì có thể tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường khi còn trên 25 giây đèn đỏ. Giờ nếu bỏ đếm giây, hàng trăm, hàng nghìn xe máy chờ đèn đỏ cùng nổ máy trong một phút, nhiệt độ, khí thải, tiếng ồn sẽ tăng lên tới mức nào?
Thứ tư, việc bỏ đếm giây sẽ gây lãng phí về những thiết bị đã đầu tư lắp đặt, đang tồn kho, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Tóm lại, đánh giá và cân nhắc những lợi ích - thiệt hại của giải pháp bỏ đếm giây trên đèn giao thông, tôi thấy phần lợi đem lại quá mờ nhạt. Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng điều tiết đèn giao thông từ xa hoặc áp dụng công nghệ AI rất đơn giản mà hiệu quả, ít gây lãng phí cho ngân sách.
Sống ở cả thành phố và vùng quê cũng là lựa chọn của gia đình chị Đào Thị Hải Yến (Yến Magui, 34 tuổi), chủ chuỗi 4 tiệm trà và bánh ở tỉnh Bình Dương. Chị lớn lên ở thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và hiện sinh sống tại TP Dĩ An.
“Làm trong ngành F&B có rất nhiều khó khăn và áp lực. Nhiều khi mệt mỏi quá, mình lại ước được về quê sống cho thoải mái. Bố mẹ vẫn ở Madagui nên nhà mình vẫn hay về thăm. Lý do chưa về quê hẳn là công việc kinh doanh của vợ chồng mình đều ở Bình Dương, con cũng đi học ở đây nên chỉ có thể đi lại mỗi khi rảnh”, chị nói.
Theo chị Yến, từ Dĩ An về Madagui chỉ tốn 3 tiếng chạy ôtô nên cứ cách 1-2 tháng gia đình chị lại di chuyển. Mỗi lần, họ ở quê cả tuần do tính chất công việc có thể điều hành từ xa.
Cách đây 3 năm, vợ chồng chị Yến mua mảnh đồi đá hoang 5.500 m2 ở Madagui và quyết định biến nơi này thành đồi hoa giấy rực rỡ.
“Mình rất yêu loài hoa giấy, đi đâu thấy cũng trầm trồ, ao ước. Chồng bảo trồng cho mình cả đồi hoa. Ban đầu, mình tưởng nói đùa nhưng anh mua 2.000 cây giống ở miền Tây, thuê người làm vườn, xẻ taluy làm đường đi. Mỗi năm, vợ chồng mình đầu tư chi phí để cải tạo, thuê người dọn cỏ, tỉa cành, bón phân”, chị nói.
![]() |
Vợ chồng chị Đào Thị Hải Yến đi lại giữa Dĩ An - Madagui để vừa kinh doanh, vừa tận hưởng cuộc sống yên bình. |
Với chị Yến, cuộc sống ở thành phố luôn diễn ra hối hả, ăn uống, đi lại cũng đặt sự tiện lợi lên hàng đầu và cả ngày chỉ xoay quanh công việc. Còn khi ở quê, gia đình chị có thể thức dậy sớm, thảnh thơi uống cà phê, tận hưởng không khí trong lành, ánh nắng ấm áp, đồ ăn cũng giản đơn và tự nấu nhiều hơn.
“Tuy nhiên, để lựa chọn về quê hẳn chắc về già mình mới nghĩ đến”, chị Yến nói.
Chị giải thích: “Ở hiện tại, thành phố cho cả gia đình mình nhiều cơ hội học hỏi và tiến bộ hơn. Còn về quê sống chậm hơn một chút, thư giãn là chủ yếu. Việc cân bằng sẽ tốt hơn cho sự phát triển của con mình”.
Lựa chọn khó
“Bỏ phố về rừng nghe thì đơn giản nhưng đối với những người từng rời rừng lên phố như mình lại là bao đắn đo”, chị Võ Ngọc Mai (30 tuổi, Đắk Lắk), hiện sinh sống và làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ở TP.HCM, nói với Zing.
Vợ chồng chị Mai đều sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng, gió. Tuổi thơ chứng kiến cuộc sống lam lũ của bố mẹ với cây cà phê, bắp và trụ tiêu, cả hai cố gắng học để thoát cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Quen nhau cả tuổi thơ, yêu 9 năm, cùng lên TP.HCM lập nghiệp, về chung nhà 3 năm và sinh con gái nhỏ, vợ chồng chị Mai tự hào khi mua được nhà riêng và có của để dành sau thời gian dài phấn đấu, lăn lộn nơi phố thị.
“Khi đại dịch ập tới, vợ chồng mình đều làm ở mảng ngân hàng nên được làm việc tại nhà. Suốt 8 tháng, chúng mình không dám đi đâu vì có con nhỏ sợ bị nhiễm virus. Nhưng rồi Sài Gòn dịch cao điểm, vì lo cho an toàn của con, cả hai bàn nhau chỉ về quê 1-2 tháng đợi tình hình ổn rồi lên. Ấy vậy mà ngót nghét 4 tháng trời, vợ chồng mình không ai nhắc tới việc trở lại thành phố nữa”, chị nói.
![]() |
Vợ chồng chị Võ Ngọc Mai chưa muốn trở lại thành phố sau 4 tháng về quê tránh dịch. |
Trước dịch, vợ chồng chị Mai chỉ về quê 3-4 lần/năm. Nhờ Covid-19, họ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở quê lâu nhất tính từ lúc rời khỏi nhà năm 18 tuổi.
Không gian rộng rãi, thoải mái khiến tinh thần lẫn sức khỏe của gia đình chị Mai đều tốt lên. Trong đó, con gái chị vui vẻ và hiếu động hơn rất nhiều khi được quan sát, chạy nhảy trong vườn.
Vợ chồng chị Mai cũng có thời gian chia sẻ và quan tâm tới bố mẹ 2 bên, cháu được gần ông bà nên cả gia đình đều hạnh phúc.
Bên cạnh đó, họ cũng ngạc nhiên bởi chính sự đổi thay của quê hương, rằng người dân đã áp dụng khoa học, máy móc vào nông nghiệp khiến mọi thứ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
“Vợ chồng mình thu nhập hơn 50 triệu đồng/tháng mà ở thành phố cũng không dư nhiều, chủ yếu là khoản đầu tư và buôn bán ngoài. Đi làm từ sáng tới tối mới về, ăn với nhau bữa cơm cũng chờ mệt mỏi. Bởi vậy, vợ chồng mình cũng từng nghĩ về quê, thu nhập thấp nhưng bớt chi phí và có nhiều thời gian cho gia đình. Nhưng cuối cùng, cả hai vẫn bị cuốn theo công việc”.
Gần đây, vợ chồng chị Mai quyết định mua mảnh đất rộng gần 8.000 m2 với căn nhà nhỏ, vườn cây ăn trái, ao cá và tiện đường đi lại ở huyện Lắk - nơi họ được sinh ra. Cả hai lên nhiều ý tưởng xây dựng khu vườn và muốn ở lại quê sinh sống, làm việc.
“Nói là vậy nhưng còn biết bao nhiêu bộn bề, lo toan cho tương lai: nhà cửa, môi trường sống và con cái. Mình vẫn thấy thành phố sẽ là môi trường giáo dục tốt và cơ hội phát triển cho con sau này. Nếu tình hình dịch ổn lại, mình nghĩ vợ chồng mình vẫn còn trẻ và vẫn nên lăn lộn để tương lai tốt hơn. ‘Cuộc sống hưu trí sớm thoải mái nhưng có thật sự đầy đủ và tốt cho tương lai xa hay không?’, mình luôn băn khoăn câu hỏi này”, chị nói.
Sẽ về hẳn khi kinh tế ổn định
Chị Võ Ngọc Mai dự định khi lên lại thành phố sẽ cho thuê lại khu vườn ở quê để vừa giữ đất, vừa có người chăm sóc cây trái. Nếu không vướng bận công việc, vợ chồng chị sẽ chăm về quê hơn.
“Vợ chồng mình xác định sau này sẽ về quê hẳn, chỉ là đợi đến lúc phù hợp. Trước tiên là phải sắp xếp cho con môi trường phù hợp và tốt cho bé sau này. Vấn đề tài chính cũng quan trọng và phải được đảm bảo dù ở đâu. Vợ chồng mình đang từng bước chuẩn bị cho điều đó. Nhà cửa trên Sài Gòn vẫn giữ, ở quê cũng tích trữ đất cho thuê, trồng vườn cây ăn trái để sau này có nguồn thu lâu dài. Vợ chồng mình cũng thử một số công việc ở quê để nếu có về sẽ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống ổn định”, chị Mai nói.
![]() |
Chị Mai, chị Bình và chị Yến đều có chung lựa chọn là sẽ bỏ hẳn phố về rừng khi chuẩn bị điều kiện kinh tế vững chắc. |
Hiện tại, chị Dương Bình cũng cảm thấy đi lại giữa TP.HCM - Đắk Lắk tốt và phù hợp với bản thân hơn là bỏ hẳn phố về quê.
“Điều mình cảm thấy thú vị là được thay đổi môi trường sống thường xuyên. Hai môi trường đối lập, hai không khí khác biệt khiến mình luôn có cảm giác mới mẻ, giúp tạo hứng khởi trong công việc chuyên môn rất nhiều. Khó khăn đối với mình có lẽ là say xe nhưng vì đi lại nhiều nên cũng quen dần”, chị nói.
Chị Bình dự định về hẳn quê khi điều kiện kinh tế vững vàng hơn. Chị đang lên kế hoạch phát triển mảng kinh doanh nông sản của nhà trồng được để có thể tạo nền tảng vững chắc, đảm bảo điều kiện sống tốt cho mình dù ở bất kỳ đâu.
Trong khi đó, chị Đào Thị Hải Yến nhắn nhủ: “Bỏ phố về rừng hiện là xu hướng của các gia đình trẻ ở thành phố, có nền tảng kinh tế ít nhiều. Mình có lời khuyên nhỏ rằng hãy chọn nơi mà bạn hiểu về vùng đất, con người và văn hóa ở đó. Bạn chọn rừng, nhưng rừng có chọn bạn không? Nếu chỉ vì chút mệt mỏi thành thị mà bỏ hẳn về rừng, mà có lẽ bản thân cũng chưa hình dung được còn rất nhiều thử thách đang chờ phía trước. Hãy chuẩn bị tinh thần và kiến thức thật vững chắc trước khi quyết định”.
Theo Zing
Sau khi chọn cuộc sống ở làng quê, người đàn ông cùng các thành viên trong gia đình biến nhà đổ nát thành không gian sống xanh với vườn rau trên cao.
">Những người sống ở cả thành phố và vùng quê
友情链接