Bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu là một phần của mục tiêu Chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp điện, công nghiệp nặng, khai thác tài nguyên và khoáng sản trong những năm qua đã đặt ra nhiều thách thức về bảo vệ môi trường. Với vai trò là bộ ngành quản lý, Bộ Công Thương đang từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng lộ trình để giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan đến môi trường ở nước ta.
Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025 vừa được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phê duyệt ngày 08/09/2020, sẽ cụ thể hóa những mục tiêu mà toàn ngành phải thực hiện, qua những số hết sức đáng lưu ý.
80% tro, xỉ, thạch cao được tái chế
Năm 2019, thống kê từ Bộ Xây dựng, các cơ sở nhiệt điện đốt than phát thải lượng tro, xỉ, thạch cao khoảng 13,4 triệu tấn/năm. Trong khi đó, số tro, xỉ, thạch cao được xử lý trên cả nước là khoảng 11-13 triệu tấn.
Vì thế, là đơn vị quản lý lĩnh vực này, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu là đến năm 2025, 80% số tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.
Đồng thời, đến năm 2025, 70%-90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và ban hành chính sách, quy định kiểm soát.
Cơ sở để hoàn thành các mục tiêu này là 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho đến năm 2025.
4 nhiệm vụ mục tiêu
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra đến năm 2025, có bốn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần được thực hiện. Trong đó, Bộ Công Thương cần phối hợp rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kiểm soát nguồn thải, tập trung vào các vấn đề cấp bách như rác thải nhựa, túi nilon, thu gom xử lý phế liệu, tái chế chất thải công nghiệp.
Song song đó, tăng cường thanh kiểm tra ở những khu có nguy cơ ô nhiễm cao để từ đó đẩy mạnh công tác quản lý an toàn bãi thải, cải tạo phục hồi môi trường. Tác động của các nguồn ô nhiễm môi trường ở các dạng năng lượng mới cũng cần phải được đánh giá toàn diện cùng với các nguồn ô nhiễm hiện nay như thủy ngân (Hg), bụi mịn (PM10, PM2.5).
Bộ Công Thương cũng được giao vai trò thúc đẩy mô hình công nghiệp xanh và đề xuất xây dựng thí điểm các khu công nghiệp sinh thái thân thiện môi trường.
Để làm được những điều này, công tác đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được Bộ Công Thương đẩy mạnh với vai trò đơn vị chủ trì.
29 đề án
Từ 4 nhiệm vụ mục tiêu nêu trên, các giải pháp sẽ được phân loại triển khai cụ thể theo 29 chương trình, dự án, đề án ưu tiên thực hiện xen kẽ từ nay đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là đề án).
Trong đó, vấn đề trọng điểm được quan tâm hàng đầu là nhóm đề án xử lý tận gốc ô nhiễm môi trường. Từ ngành công nghiệp nhẹ (dệt, da, giấy), công nghiệp nặng (luyện kim, phân bón, hóa chất) đến công nghiệp điện, khai thác tài nguyên khoáng sản và khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều có đề án cho sự phát triển bền vững, kiểm soát rủi ro và hạn chế tối đa tác động đến môi trường.
Rác thải từ hoạt động ở các trung tâm thương mại, siêu thị hay chợ đầu mối cũng không nằm ngoài đề án này. Như vậy, có thể thấy nhiều ngành nghề có tác động đến môi trường đang đứng trước cơ hội và thách thức để chuyển mình trong công cuộc xanh sạch hóa môi trường. Ngoài ra, một số đề án sẽ được triển khai trước mắt với các mô hình thí điểm để đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.
Bộ Công Thương sẽ là cơ quan chủ trì thực hiện, phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ ngành có liên quan. 11/29 đề án cần báo cáo Thủ tướng khi hoàn thành, bên cạnh công tác báo cáo định kỳ hàng năm phải được Bộ Công Thương đôn đốc thực hiện cùng các bộ ngành có liên quan. Đây là một tốc độ hết sức khẩn trương, cần Bộ Công Thương ráo riết thực hiện để bám sát các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra từ nay đến năm 2025.
Phương Nguyễn
Thiết bị này được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Cambridge và đã thực hiện một bước quan trọng trong quá trình quang hợp nhân tạo.
" alt=""/>Những con số đáng chú ý của Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020Để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe xanh cho người Việt, từ tháng 8/2020, Toyota Việt Nam đã đưa mẫu xe Corolla Cross về phân phối, trong đó có phiên bản 1.8HV sử dụng công nghệ Hybrid (xăng lai điện). Ngay lập tức, sản phẩm này đã tạo nên “cơn sốt” trên thị trường. Tính đến hết tháng 6/2021, doanh số bán xe Corolla Cross đạt 11.522 xe, trong đó, có 1.430 xe Corolla Cross HV được giao cho khách hàng, chiếm 13 % doanh số.
![]() |
Ưu điểm của xe Hybrid là tiết kiệm nhiên liệu, mức khí xả thấp. Xe Hybrid có thể tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải CO2 từ 1,5 đến 2 lần so với các xe thông thường. Các thử nghiệm của Viện Cơ khí Động lực (Đại học Bách khoa Hà Nội) tại Việt Nam cho thấy, bản 1.8HV tiêu hao nhiên liệu xăng trong đô thị giảm 57,4% và trên cao tốc giảm 18,5%, so với xe chạy xăng thông thường. Phát thải của bản Hybrid cũng thấp hơn hẳn. Cụ thể, phát thải khí CO2 (Carbon Dioxit) giảm từ 18,5 -57,4% so với xe xăng. Corolla Cross Hybrid khi chạy trong nội đô Hà Nội, gần 2/3 quãng đường không phát thải khí, còn trên đường cao tốc là gần 1/3 quãng đường, do chỉ có động cơ điện hoạt động. Như vậy, xe vừa tiết kiệm nhiên liệu, lại có mức phát thải thấp nên rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt, chiếc xe này còn vận hành mượt mà, động cơ xăng và điện kết hợp nhịp nhàng, mang đến sự mạnh mẽ, đồng thời cũng rất êm ái và yên tĩnh.
![]() |
Điều quan trong nữa là xe Hybrid không cần tới các trạm sạc pin, việc bảo dưỡng, vận hành không khác gì xe thông thường,…nên đây được đánh giá là loại xe điện hóa phù hợp với cơ sở hạ tầng và điều kiện giao thông của Việt Nam hiện nay. Với giá bán 910 triệu đồng, Corolla Cross Hybrid là chiếc xe tiên phong thuộc phân khúc bình dân, được trang bị công nghệ hiện đại, thỏa mãn giấc mơ sở hữu xe xanh của người Việt.
Trên toàn cầu, xe Hybrid của Toyota cũng có sự tăng trưởng ấn tượng. Dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid, nhưng doanh số xe Hybrid năm 2020 không sử dụng sạc ngoài, vẫn đạt 1.91 triệu chiếc, tăng gần 3% so với năm 2019. Tính đến 2020, tổng số xe điện của Toyota bán ra trên toàn cầu đạt 16 triệu chiếc, giúp tiết kiệm 52 tỉ lít xăng, dầu và giảm lượng khí thải CO2 hơn 139 triệu tấn, so với các loại động cơ đốt trong. Toyota hiện có tất cả các dòng xe điện hóa từ xe Hybrid (xăng lai điện, không sạc ngoài), đến xe Phev ( điện lai xăng, có sạc ngoài), xe thuần điện (BEV) và xe chạy bằng khí Hydro (FCEV). Những công nghệ này được lựa chọn để giới thiệu ở từng khu vực, tùy thuộc vào điều kiện, cơ sở hạ tầng có sẵn của các quốc gia và nhu cầu của khách hàng.
Nỗ lực vì môi trường
Trong suốt 25 năm qua, Toyota Việt Nam không ngừng nỗ lực bảo vệ môi trường. Công ty đã nghiêm túc thực hiện chu trình xanh khép kín trên toàn hệ thống, từ nhà máy đến nhà cung cấp và đại lý, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí; giảm phát thải khí CO2. Năm 2020, toàn bộ hệ thống Toyota Việt Nam đã giảm phát thải 6.227 tấn CO2, giảm 23 tấn chất thải và 25.544 m3 nước thải.
Đến nay nhà máy của Toyota và 95% số đại lý chính hãng trên toàn quốc đã đạt tiêu chuẩn ISO 14001, là chứng chỉ quan trọng về môi trường với những tiêu chuẩn khắt khe.
![]() |
Tại nhà máy Toyota, tất cả nước thải, rác thải đều được xử lý sạch trước khi thải ra môi trường, các sản phẩm thải bỏ của ô tô như ắc quy, lốp xe, dầu nhớt… đều được thu hồi, ký hợp đồng với các đơn vị chức năng để xử lý theo đúng quy định.
Tiếp đến là thúc đẩy các hoạt động môi trường tại các đại lý. Toyota Việt Nam đã áp dụng chương trình đánh giá Eco-Dealership. Chương trình gồm 4 phần: thiết lập hệ thống quản lý môi trường; giảm thiểu rủi ro môi trường; cải tiến hoạt động môi trường và hoạt động đóng góp xã hội và cộng đồng. Việc thực hiện chương trình tại đại lý được kiểm tra và đánh giá định kỳ. Toyota Việt Nam cũng khuyến khích các đại lý lắp đặt pin mặt trời để tiết kiệm điện, không sử dụng chai nhựa, cốc nhựa dùng một lần, đổi sơn gốc dầu sang sơn gốc nước (sản phẩm xanh)…
Kết quả, Toyota Việt Nam cùng các đại lý và nhà cũng cấp, nhà vận chuyển… đã giảm phát thải khí CO2 hơn 12.000 tấn, giảm 436.000 chai nhựa, gần 2.000.000 cốc nhựa và 1.458.400 ống hút nhựa, giảm sử dụng 25.544 m3 nước mỗi năm.
![]() |
Từ năm 1973, Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản đã phát động và lấy tháng 6 là “Tháng Môi trường Toyota toàn cầu”. Trong tháng này, nhiều chương trình, hoạt động đa dạng liên quan đến bảo vệ môi trường được toàn bộ chi nhánh trên thế giới triển khai, bao gồm cả Toyota Việt Nam.
![]() |
Năm nay, hưởng ứng tháng hành động vì môi trường và trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, Toyota Việt Nam đã thực hiện chương trình trồng cây tại công viên Chu Văn An (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) vào ngày 30/6, góp phần làm xanh hóa môi trường sống. Cụ thể, tại buổi lễ, gần 400 cây xanh các loại đã được trồng, đồng thời cung cấp 20 thùng rác cho công viên và nhà vệ sinh tại khu vực công viên Chu Văn An.
Minh Ngọc
" alt=""/>Toyota Việt Nam nỗ lực bảo vệ môi trường, hiện thực hóa giấc mơ xanh![]() |
Mourinho không hài lòng với thái độ thi đấu của một số cầu thủ Tottenham |
Tuy nhiên, bàn thắng của Mamoudou Karamok vào phút cuối buộc Tottenham phải chia điểm trên đất Áo.
Với kết quả này, đội bóng của Mourinho (10 điểm) phải thắng Royal Antwerp đang nhiều hơn 2 điểm, nếu muốn vào vòng 1/16 với vị trí đầu bảng J.
HLV Mourinho cho thấy rõ sự không hài lòng về các học trò, đặc biệt là ở tinh thần thi đấu.
“Tôi có cảm giác rằng, một số cầu thủ cảm thấy họ không nên ở đây. Tôi nghĩ đó là câu hỏi về thái độ, điều mà tôi đã trải qua trước đây.
Ngay cả ở MU, tôi cũng gặp tình huống tương tự khi chúng tôi thua 2 trận sân khách ở vòng bảng và khi vào đến vòng loại trực tiếp, bạn gặp đối thủ đáng gờm hơn, khó khăn hơn, đội đối mặt với các trận đấu theo một cách khác.
![]() |
Son Heung Min nằm trong số ít cái tên được Mourinho tuyên bố, ông luôn cần anh vì nếu thiếu thì đội khó mà gặt kết quả khả quan |
Tôi biết, thực tế là vòng bảng Europa League không tạo động lực cho một số cầu thủ. Một số là nên tảng đối với Tottenham và tôi luôn cần họ trên sân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tôi cần một vài trong số những cầu thủ này để mang lại một chút cân bằng cho đội. Ví dụ như Pierre-Emile Hojbjerg và Son Heung Min. Nếu không có họ, tôi không nghĩ chúng tôi sẽ có kết quả khả quan”.
Ngoài công khai trách cầu thủ sau trận, HLV Mourinho quyết định… phạt học trò bằng thông điệp trên trang cá nhân: “Mai tập nhưng là lúc 12h”.
L.H
Gareth Bale và Son Heung Min đua nhau lập công giúp Tottenham có được trận trận hòa kịch tính 3-3 trên sân của LASK, ở lượt trận thứ 5 bảng J Europa League. Kết quả này giúp "Gà trống" đoạt vé vào vòng 1/16 trước một lượt trận.
" alt=""/>Mourinho bực tức trách học trò, phạt Tottenham tập giữa trưa