Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Queretaro, 08h05 ngày 24/2: Chủ thắng cả kèo lẫn trận
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Villarreal, 22h15 ngày 22/2: Không dễ cho khách -
Lão nông sang Singapore buôn bán Ngôi làng ở Hà Nội một thời nổi tiếng, dân 'giàu to' nhờ cây kim sợi chỉLàng Nguyên Bì (Quất Động, Thường Tín, Hà Nội) nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Xưa kia, đây là một trong 5 ngôi làng được Lê Công Hành - vị quan thời Hậu Lê truyền cho nghề thêu.
Đầu thế kỷ 20, làng xuất hiện nhiều thương gia chuyên mua bán và xuất khẩu vải lụa, vải thêu sang nước ngoài. Giai đoạn này, kinh tế của làng khá phát triển.
Cổng làng Nguyên Bì (Quất Động, Thường Tín, Hà Nội). Ông Lê Đại Nghiệp - một người dân làng Nguyên Bì chia sẻ: "Nhà tôi nhiều đời làm nghề thêu, khoảng những năm 1920 của thế kỷ trước, ông nội tôi còn buôn tranh thêu ren, vải lụa thêu khắp Đông Nam Á".
Làng Nguyên Bì khi đó chia làm 2 mảng. Một là người buôn bán hàng thêu, hai là người đi làm thợ thêu cho chủ buôn. Người buôn bán sẽ có cuộc sống khá giả hơn, có tiền xây nhà cửa, mua đất…
Những năm 1920 - 1930 nhiều chủ buôn giàu có phất lên, họ ra phố cổ mua nhà ở Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Khay.
Ông nội ông Nghiệp hay sang Singapore buôn hàng. Cụ làm ăn khấm khá, xây dựng được cơ ngơi bên đó. Vợ ở nhà làm ruộng.
Hàng tháng, cụ gửi tiền và vàng về cho vợ nuôi con, tích cóp mua đất đai. Gia đình cụ thuộc diện giàu có ở làng.
“Bà nội tôi kể, mỗi lần gửi đồ về Việt Nam, ông gửi cả kiện to, bao gồm đồ dùng và tiền vàng.
Năm 1936, do biến động lịch sử nên ông tôi về hẳn Việt Nam và chỉ buôn bán trong nước”, ông Nghiệp chia sẻ.
Thời kỳ này, làng mọc lên những ngôi nhà khang trang bằng gỗ lim hoặc xây kiên cố.
Mặc dù kinh doanh nhưng ông nội của ông Nghiệp vẫn duy trì nghề thêu và truyền lại cho con cháu.
Sau này, bố ông Nghiệp làm trưởng phòng thêu của Công ty Xuất nhập khẩu mỹ nghệ Hà Nội có địa chỉ ở Hàng Khay (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Năm 1976 - 1980, bố ông được biệt phái vào TP.HCM, thực hiện công tác phát triển nghề thêu của Nhà nước.
“Năm mới giải phóng, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, mặt hàng xuất khẩu chủ đạo lúc bây giờ là hàng thêu ren nên bố tôi và một số người được phân công vào các tỉnh dạy nghề, mở rộng xưởng sản xuất”, ông Nghiệp chia sẻ.
Ông Lê Đại Nghiệp. Năm 1980, các mặt hàng thêu ren như ga, rèm cửa, áo kimono (dạng áo ngủ) được xuất đi Liên bang Nga (năm đó là Liên Xô) nhiều. Bố ông Nghiệp móc nối làm ăn với các chủ tiệm vải có người nhà bên Liên bang Nga.
Họ mua cuộn vải lớn rồi đưa cho gia đình ông Nghiệp. Bố ông Nghiệp mang về cắt mảnh vải theo kích thước tiêu chuẩn rồi thêu.
"Tôi được bố giao nhiệm vụ vẽ mẫu thêu. Cụ đưa ra yêu cầu, làm sao các mẫu thêu phải đẹp nhưng không quá khó để thợ nhỏ tuổi cũng có thể làm được. Hơn nữa, công thêu ít, mình mới có lãi”, ông nhớ lại.
Vải thêu xong, được chuyển cho bên cắt may và cuối cùng là giao lại cho đầu mối, xuất đi nước ngoài.
“Hàng hóa xuất liên tục, cả nhà tôi làm không hết việc. Tôi mang đi khắp làng, thuê người làm.
Vợ ông Nghiệp (64 tuổi) là người làng Nguyên Bì. Năm 19 tuổi bà cũng tham gia dạy thêu ở các tỉnh. Năm 20 tuổi, bà kết hôn với ông Nghiệp.
Mặc dù không làm nhiều năm nhưng mỗi lần ngồi bên khung thêu, thao tác của ông vẫn linh hoạt. Hiện nay, con cái ông bà đã thành đạt, sang nước ngoài sinh sống. Do sức khỏe nên hai vợ chồng ông không còn làm nghề.
Tuy nhiên, ông Nghiệp khẳng định, mình vẫn luôn yêu công việc này. Gia đình ông có kinh tế, cơ ngơi cũng một phần nhờ những năm làm hàng xuất khẩu. Thời kỳ đổi mới, nghề thêu chững lại, vợ chồng ông chuyển sang lĩnh vực khác.
Nỗi buồn sau lũy tre làng
Làng thêu Nguyên Bì từng có thời điểm vàng son, phát triển mạnh mẽ nhưng đáng tiếc nghề truyền thống đang dần thoái trào.
Nghệ nhân Thái Đức Duy chia sẻ, hiện cả làng chỉ còn 3 hộ làm nghề thêu tay. Lý do khiến người dân bỏ nghề là vì thu nhập thấp. Mỗi bức tranh thêu mất vài ngày, vài tuần, có khi đến cả tháng chỉ bán được từ 50 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Thu nhập thấp, lại thêm trào lưu tranh chữ thập (tranh thêu Trung Quốc) nên chẳng mấy ai muốn làm nghề.
Thanh niên, người trong độ tuổi lao động ra thành phố tìm việc hoặc vào các công ty sản xuất làm. Cuối cùng, khi lớp nghệ nhân lớn tuổi qua đời, người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Gia đình ông Duy có nhiều đời làm nghề này, ngay từ lúc mới học lớp vỡ lòng, ông đã biết thêu những mũi đầu tiên. Lớp 7, ông thêu tranh xuất khẩu.
Các bức tranh thêu do nghệ nhân Duy thực hiện. Suốt quá trình trưởng thành, người đàn ông này một lòng đau đáu với nghề tổ. Các sản phẩm của ông mang nét riêng, thể hiện cá tính cũng như sự điêu luyện của nghề.
Ông Duy từng đưa tranh thêu của mình tham gia nhiều cuộc thi lớn nhỏ và giành được giải thưởng. Ngoài thêu tranh, ông tham gia dạy tại các trường nghề.
Nghệ nhân Duy chia sẻ, trước khi thợ bắt tay vào thêu, cần phải nghiên cứu về màu sắc trong bức ảnh mẫu, tính toán đường kim mũi chỉ… Sau đó, họ tiến hành chuyển mẫu tranh thêu tay lên vải thêu (vẽ lại trên vải).
Công đoạn này đòi hỏi thợ thêu phải có sự khéo léo, tài năng hội họa, kỹ năng chuyên môn tốt cũng như kinh nghiệm lâu năm.
Một bức tranh thêu tay đẹp đòi hỏi dùng tới rất nhiều loại chỉ thêu với màu sắc, kích cỡ, chất liệu khác nhau. Từ chỉ màu đậm đến màu nhạt, sợi chỉ lớn đến sợi chỉ nhỏ, từ chỉ thô đến chỉ bóng.
Để gìn giữ nghề thêu tay, vào mỗi dịp hè, nghệ nhân Thái Đức Duy vẫn hướng dẫn cho mọi người có nhu cầu học thêu. Tuy nhiên, phần lớn là người tò mò, học cho biết. Người tâm huyết và muốn phát triển nghề lại không có.
Giờ đây, sức khỏe có hạn, ông vẫn luôn canh cánh một nỗi buồn. Phía sau cánh cổng làng in dấu ký ức về nghề thêu nổi tiếng nhưng nay đang dần mất đi…
Ngôi làng sản sinh ra hàng triệu con chuồn tre "độc nhất" ở Hà Nội
Từ những thanh tre thô cứng, những con chuồn chuồn tre nhiều màu sắc của xã Thạch Xá đã được xuất khẩu đi khắp nơi phục vụ du khách như: Mỹ, Italia, Trung Quốc...
"> -
Mihaela Noroc - nhiếp ảnh gia người Romamia mới đây đã thực hiện một dự án đặc biệt: đi du lịch khắp thế giới và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của tình mẫu tử. Trong ảnh là Andrea thực hiện chuyến khám phá vùng đất gần Reykjavik, Iceland cùng con trai Benjamin.
Tokyo, Nhật Bản: Shiori cùng con gái 6 tháng tuổi tên Kanade cười rạng rỡ.
Bức ảnh được chụp gần dãy núi Andes, Peru ghi lại khoảnh khắc hai mẹ con Juliana cùng con trai Alex.
Người mẹ và 2 cô con gái xinh đẹp ở Syria. Arpita cùng con trai ở Ấn Độ.
Người mẹ cõng con ở Bahir Dar, Ethiopia.A
Ba mẹ con diện trang phục sặc sỡ ở Guatemala.
Trong ảnh là vũ công Caterina đến từ Italy, cô luôn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ mẹ - Barbara.
Hai mẹ con ở vùng Kathmandu, Nepal.
Hai mẹ con ở Tehran, Iran.
Rachelle ở Hà Lan, cô nói với phóng viên: "Chúng tôi đang nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc".
Jenny và con gái Lily đang đi dạo. Bức ảnh được chụp ở NewYork, Mỹ.
Mẹ cõng con ở Kathmandu, Nepal.
Hai cô con gái được thừa hưởng đôi mắt tuyệt đẹp của người mẹ (Romania).
Khoảnh khắc yên bình của 2 mẹ con ở Thổ Nhĩ Kỳ./.
Bộ ảnh 'tình tứ' ở vườn cà phê của vợ chồng Kon Tum gây sốt
Dưới tán cà phê xanh mướt, đôi vợ chồng hồn nhiên đùa vui, trao cho nhau nụ cười lấp lánh niềm hạnh phúc. Bộ ảnh ghi lại tình yêu không tuổi của cặp đôi U60 khiến trái tim người xem “tan chảy”.
"> Những khoảnh khắc về tình mẫu tử trên khắp thế giới khiến bạn tan chảy -
Cao nguyên Sìn Hồ được xem là “Sa Pa thứ hai của Việt Nam” với độ cao trung bình trên 1.500 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình trong năm chỉ vào khoảng 18 độ C cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng. Thiên đường săn mây ở Sìn HồSìn Hồ hoang sơ, hùng vĩ đắm mình trong miển mây bồng bềnh ảo diệu. Ảnh: Lê Hồng Hà Từ Điện Biên ta có thể đến Sìn Hồ theo quốc lộ 12 lên Mường Lay, đến ngã ba Chăn Nưa rồi rẽ vào Tỉnh lộ 128 để đi dọc theo dòng sông Đà hùng vĩ, chinh phục hai đoạn đèo Ma Thì Hồ (Mường Lay) và Chăn Nưa (Sìn Hồ) quanh năm mây phủ.
Dù đi theo đường nào, du khách cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ cùng cảm giác mạo hiểm khi uốn lượn theo cung đường lên xuống dốc khá hiểm trở.
Bình Minh ở Sìn Hồ. Ảnh: Pháp luật Việt Nam Dọc hai bên đường, du khách sẽ bắt gặp nhiều thác nước, suối nước nhỏ với những dòng nước trong vắt, mát lạnh xen giữa màu lan rừng tím ngắt hay trắng muốt. Xa xa là đồi núi được phủ kín bởi mây mờ lung linh, huyền ảo.
Con đường để tới Sìn Hồ như một dải lụa ngoằn ngoèo xuyên qua đại ngàn và những dãy núi đá cao ngất trời.
Sìn Hồ cuốn hút bước chân lữ khách bởi biển mây bồng bềnh và sự hoang sơ của núi rừng vùng cao. Đây là một trong những địa điểm “săn mây” được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Bất kỳ ai đến với Sìn Hồ đều cảm thấy như đang lạc vào trong thế giới hư hư thực thực, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ẩn hiện trong những vầng mây là những ngôi nhà sàn thấp thoáng, bập bùng ánh lửa... Mây huyền ảo vấn vít quanh người, tưởng như chỉ cần giang rộng vòng tay là có thể ôm cả biển mây vào lòng.
Khung cảnh khiến bất cứ ai đến Sìn Hồ đều mê đắm. Ảnh: Lê Hồng Hà Ở Sìn Hồ quanh năm mây phủ nên du khách có thể đến các địa điểm như Cổng Trời, Tả Ngảo, núi Tiên Ông, núi Ông Đá để được chiêm ngưỡng mây. Nếu đến vào buổi chiều, du khách sẽ được nhìn thấy một biển mây khoác trên mình màu hoàng hôn ảo diệu.
Thời điểm săn mây đẹp nhất trong năm là từ tháng 3 đến tháng 4.
"Thiên đường săn mây" ở Sìn Hồ. Ảnh: Pháp luật Việt Nam Bên cạnh săn mây, Sìn Hồ còn nổi tiếng với những bài thuốc tắm bí truyền.
Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời.
Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.
Hiện nay, dịch vụ tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao là một trong những điểm nhấn của du lịch cao nguyên Sìn Hồ.
Người phụ nữ này đang giới thiệu thảo mộc làm thuốc tắm. Ảnh: Dân Việt. Chợ phiên cũng là một điểm nhấn đặc sắc của du lịch Sìn Hồ. Chợ chỉ họp vào 2 ngày cuối tuần nên rất sôi nổi, không chỉ có người dân địa phương mà còn có những người dân từ thôn bản khác đổ về tham gia.
Chợ phiên này chủ yếu buôn bán những mặt hàng do bà con tự làm ra. Vào ngày này, chị em phụ nữ người dân tộc sặc sỡ trong những bộ váy thổ cẩm, gương mặt rạng rỡ, tiếng cười giòn tan tạo nên một không khí mang đậm chất văn hóa, một bức tranh vô cùng sống động.
Đến với phiên chợ Sìn Hồ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản xứ núi và được hòa mình vào những điệu khèn lá du dương, điệu múa mềm mại của những chàng trai, cô gái trẻ...
Một góc chợ phiên Sìn Hồ. Để khám phá Sìn Hồ, du khách có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:
Từ Hà Nội đi Sìn Hồ
Từ Hà Nội các bạn có 2 lựa chọn để đi đến Lai Châu. Phương án thứ nhất đi qua đường 32 đi Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Than Uyên rồi đến Lai Châu. Hãy lựa chọn phương án này nếu các bạn có kế hoạch khám phá Nghĩa Lộ hay ngắm mùa lúa chín ở Mù Cang Chải. Lựa chọn phương án này quãng đường sẽ xa hơn (khoảng 420km) và thời gian sẽ lâu hơn.
Phương án thứ hai là sử dụng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, sau đó lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ để sang Lai Châu. Phương án thứ hai này quãng đường di chuyển sẽ giảm khoảng 40-50km, thời gian giảm khoảng 4 tiếng do chặng Hà Nội - Lào Cai đi hoàn toàn trên cao tốc.
Từ Lai Châu đi Sìn Hồ
Nếu sử dụng phương tiện công cộng, các bạn có thể bắt các tuyến xe giường nằm đi Lai Châu từ Mỹ Đình (Hà Nội) để đến trung tâm TP Lai Châu. Từ đây các bạn có thể sử dụng các tuyến xe đi các huyện để tới Sìn Hồ. Mỗi ngày thường có 2 chuyến xe khách xuất phát từ bến xe trung tâm Lai Châu đi huyện vùng cao này vào lúc 6h và 13h30.
Lưu trú ở Sìn Hồ
Ngay trung tâm huyện Sìn Hồ cũng có sẵn một số khách sạn, nhà nghỉ với chất lượng tương đối để các bạn lựa chọn. Các khách sạn này có đủ các tiện nghi tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách du lịch.
Nếu không thích ở khách sạn, các bạn có thể lựa chọn homestay tại bản, làng. Chủ homestay khá hiếu khách và giúp bạn trải nghiệm cuộc sống dân dã của bà con ở bản với giá cả hợp lý.
Kết hợp với các địa điểm khác
Để đến được Sìn Hồ, các bạn sẽ đi qua TP Lai Châu và huyện Tam Đường, đây cũng đều là những nơi có rất nhiều thắng cảnh đẹp như Cọn nước Nà Khương, Đồi chè Bản Bo, bản Nà Luồng... mà các bạn không nên bỏ lỡ. Hãy kết hợp những địa điểm này lại để sắp xếp thành một cung hoàn chỉnh nhé.
Ruộng bậc thang Sìn Hồ. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu. Chuyển đổi số du lịch “check in” đánh thức báu vật của Lai Châu
Sìn Hồ được xem là báu vật của Lai Châu. Nơi đây chưa được đầu tư khai thác du lịch nên gần như giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ.
">