Hồi học đại học, tôi không phải đóng học phí và còn được nhận học bổng. Không phải do tôi học giỏi, mà là ai cũng có học bổng. Học sinh phổ thông lên đại học như tôi nhận 18 đồng mỗi tháng. Có mấy anh hình như có thành tích gì đó thì được 22 đồng/tháng. Ngoài học bổng còn có nhu yếu phẩm, gạo, thịt, mắm, muối…, thỉnh thoảng có cả thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt nữa, dù tôi không hút thuốc.18 đồng đối với dân thành phố có thể không là gì, nên cứ mỗi khi nhận học bổng là các bạn đó kéo nhau ra quán xài cho hết. Nhưng với một số bạn ở tỉnh, đó có thể là nguồn tiền dùng để sống trọn tháng. Ngay cả gạo hay nhu yếu phẩm, nhiều bạn cứ nhận được là bán ngay cho những người thu gom chực chờ ngoài cổng trường.
|
Bác sĩ Võ Xuân Sơn - Tác giả bài viết |
Khi ra trường, tôi nói chuyện với nhiều bệnh nhân. Họ luôn nghĩ rằng gia đình tôi rất giàu. Phải giàu mới có đủ tiền cho con học y, vì theo họ, học y tốn kém lắm. Thật vậy, cái ống nghe Littmann lúc ấy giá khoảng gần 3 chỉ vàng, số tiền lớn ngang với một gia tài đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, với chính sách học bổng như vậy, thì dù cho không có cái ống nghe Littmann, thậm chí là nhiều bạn nhà rất nghèo, vẫn có thể trở thành bác sĩ.
Thế rồi, vài năm sau khi tôi ra trường, Nhà nước không cấp học bổng cho sinh viên nữa. Ngược lại, sinh viên còn phải đóng học phí. Thực ra thì ban đầu học phí rất thấp, chỉ mang tính tượng trưng. Về sau này, sinh viên phải đóng tiền mua đủ thứ sách, giáo trình. Có thầy đi giảng còn mang cả sách lên giảng đường, dành hẳn một khoảng thời gian để bán sách.
Khi tôi làm nghiên cứu sinh, học phí tôi đóng rất thấp so với các anh trên 45 tuổi. Vì khi ấy tôi còn trẻ, nên Nhà nước trả tiền đào tạo. Còn các anh lớn tuổi học xong không phục vụ được bao nhiêu, nên phải đóng học phí rất cao. Tuy nhiên, đóng học phí cao hay thấp thì học phí cũng chỉ là tượng trưng. Còn tất tần tật, học môn gì cũng đóng tiền, thi gì cũng đóng tiền. Trình luận án thì ngoài tiền hội trường, tiền máy, tiền cho nhân viên phục vụ, tiền công chấm thi của các thầy… còn phải trả tiền đi lại, ăn ở cho các thầy nữa. Gặp hội đồng có vài thầy từ nước ngoài về thì mạt luôn.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố học phí mới. Dư luận khá xôn xao vì mức ấy cao hơn trước đây rất nhiều. Cá nhân tôi thì không cho rằng mức học phí đó là cao. Trên thực tế, thời gian qua, dù mức học phí chính thức khá thấp, thì học viên cũng phải trả khá nhiều tiền ngoài nữa.
Tôi thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, trong nước cũng như quốc tế. Tôi cũng đã tham gia nhiều khóa học huấn luyện chuyên môn kĩ thuật. Nếu so sánh mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với phí tham gia các hội nghị, khóa học thì nó hoàn toàn không cao. Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn so với học phí cho một khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2 hay 3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng kéo dài vài giờ.
Đấy là chưa kể đến học phí học đại học ở các nước tiên tiến. Học phí đại học ở các nước tiên tiến hầu hết là rất cao. Các trường càng có danh tiếng thì học phí càng cao. Đã vậy, ở bất cứ nước tiên tiến nào, chi phí học y luôn là cao nhất so với hầu hết các ngành khác.
Nếu nhà nghèo thì tốt hơn...
Vấn đề là làm sao để cho những người có đủ khả năng trí tuệ, có đam mê, có tố chất để trở thành bác sĩ, nhưng nhà nghèo, có thể đeo đuổi trường y?
Tôi đã gặp một số bác sĩ tại Mỹ là người gốc nhập cư, trong đó có cả người gốc Việt. Tất cả họ đều nói, rằng nếu nhà họ nghèo, thì điều kiện học của họ tốt hơn là nhà không nghèo nhưng không giàu. Vì họ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và nhiều tổ chức phi lợi nhuận. Những người không nhận được hỗ trợ, mà gia đình không thể trả học phí, thì có thể mượn tiền để học, sau khi ra trường sẽ trả nợ.
Tất nhiên là lương mà họ nhận được sau khi ra trường đủ cho họ sống ở mức khá cao, mà vẫn có thể dành một phần để trả nợ cho toàn bộ thời gian học (học Y để ra hành nghề là từ 11 đến 15 năm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian học.
Ở Việt Nam, tôi cho rằng việc thu học phí với mức được coi là cao như hiện nay của Trường ĐH Y Dược TP.HCM có thể sẽ là một bước đột phá cho thu nhập của nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ. Khi ấy, chỉ rất ít người có đủ lòng trắc ẩn để sẵn sàng bỏ tiền ra học y và khi ra trường chấp nhận đồng lương Nhà nước như hiện nay.
Còn một điều nữa mà tôi mong muốn. Đó là, cùng với việc đưa mức học phí lên cao phù hợp với chi phí đào tạo, mong rằng các trường hạn chế bớt các khoản thu ngoài học phí. Chứ nếu mức học phí như hiện nay mà cũng chỉ là tượng trưng, thì chắc ít ai có thể học ra trường.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn
Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng
ĐH Y Dược TP.HCM lý giải với ngành Răng-Hàm-Mặt, chi phí đào tạo là hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, với mức thu 70 triệu đồng/năm, nhà trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.
" alt="Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá"/>
Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá
|
Theo Giáo sư Robert McClelland, yếu tố con người vẫn được xem là mắt xích yếu nhất trong việc tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn và bảo mật. (Ảnh minh họa) |
Giáo sư Robert McClelland, Phó Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT cho biết, việc vượt qua thách thức bảo toàn an ninh thông tin đòi hỏi không chỉ các giải pháp kỹ thuật mà còn hơn thế nữa.
“Các biện pháp kỹ thuật đã và đang phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong việc ngăn chặn rủi ro an ninh mạng đến từ vi phạm an toàn thông tin. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phần lớn sự cố an ninh mạng của các tổ chức đều do nhân viên trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm hoặc bỏ qua những chính sách bảo mật thông tin của tổ chức. Do đó, việc tuân thủ quy định của nhân viên đóng vai trò quan trọng đối với an toàn thông tin của tổ chức”, Giáo sư Robert McClelland.
Giáo sư Robert McClelland chia sẻ thêm: "Dẫu yếu tố con người được xem là mắt xích yếu nhất trong việc tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn và bảo mật, trực giác của con người cũng có thể là giải pháp để ngăn chặn và phòng ngừa nhiều mối đe dọa an ninh mạng”.
Các đại biểu tham dự diễn đàn được lắng nghe chia sẻ giá trị từ Giáo sư Matthew Warren, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng Đại học RMIT (CCSRI). Giáo sư trình bày quan điểm về mối liên kết giữa nguồn lực con người và tính phức tạp của việc duy trì an ninh mạng. Ông cho biết, trong năm tài chính 2020 - 20221, Trung tâm An ninh mạng Australia đã xác định 67.500 tin báo tội phạm mạng, và thiệt hại từ tội phạm mạng do người dùng báo cáo trong khoảng thời gian này là hơn 540.773 tỉ đồng.
“Các hình thức tấn công mạng từ con người phổ biến là lừa đảo, mã độc, tấn công mạo danh, tấn công bằng cách mạo danh người đáng tin cậy, tấn công lừa đảo nhắm vào những người có vị trí cao, mã độc tống tiền, tất cả đều nhắm vào thu thập thông tin chi tiết và mật khẩu của người dùng hay cài cắm mã độc, mã độc tống tiền”, Giáo sư Matthew Warren cho hay.
Thiết lập “Tường lửa an ninh mạng con người”
Trong trao đổi tại diễn đàn trực tuyến “Bảo đảm an ninh mạng - Quản lý các yếu tố bất tín”, vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng Đại học RMIT đã đưa ra một khái niệm mới – “Tường lửa an ninh mạng con người”, theo đó xác định nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong bảo vệ tổ chức khỏi các mối đe doạ an ninh mạng.
Theo phân tích của chuyên gia RMIT, thông thường, công nghệ sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ tổ chức khỏi các mối nguy an ninh mạng. Tuy nhiên, khái niệm “Tường lửa an ninh mạng con người” lại là tập hợp kiến thức, năng lực và kỹ năng từ nguồn lực con người trên toàn tổ chức, từ việc đào tạo và bền bỉ để đối phó với các mối nguy này. “Tường lửa an ninh mạng con người phải được đào tạo, cập nhật và làm mới nhằm đảm bảo bảo vệ tốt nhất cho tổ chức”, Giáo sư Matthew Warren nói.
Giáo sư Matthew Warren đặc biệt nhấn mạnh vào bộ phận nhân sự, coi đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tường lửa con người đi vào vận hành thành công. Công tác này bao gồm làm việc với các nhóm nhân viên khác nhau, giải quyết những vấn đề kỷ luật liên quan đến an ninh mạng, rút quyền truy cập và mật khẩu khi nhân viên nghỉ việc, giữ tài sản con người cho tổ chức và tuyển dụng chuyên gia an ninh mạng mới.
|
Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu và Đổi mới an ninh mạng Đại học RMIT tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp (phía trên, bên phải) điều phối phiên thảo luận nhóm. |
Trong phiên thảo luận nhóm do Chủ nhiệm CCSRI tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Công Hiệp điều phối, các đại biểu đã được tìm hiểu thêm nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý các yếu tố bất tín, trong đó có áp dụng phương thức quản lý các yếu tố bất tín cho người dùng và chuyên viên CNTT.
Nhiều câu hỏi đã được các chuyên gia: Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Viện trưởng Viện Công nghệ an toàn thông tin; ông Khổng Huy Hùng (Phó Chủ tịch VNISA, Hiếu PC và Giáo sư Matthew Warren trao đổi tại phiên thảo luận, như: Liệu Việt Nam có nên đầu tư để trở thành nhà cung cấp các dịch vụ an toàn thông tin đầy cạnh tranh tầm thế giới không? Những thách thức trong việc nâng cao năng lực an ninh mạng quốc gia? Tác động của mức độ năng lực bảo toàn an ninh thông tin lên kinh tế số của đất nước? Các nguồn lực hiện có nhằm hỗ trợ nâng cao ý thức tự bảo vệ an toàn thông tin trên mạng cho cá nhân?...
|
Đại học RMIT Việt Nam và Viện Công nghệ an toàn thông tin thuộc VNISA ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. |
Trong khuôn khổ sự kiện, RMIT Việt Nam và Viện Công nghệ An toàn thông tin thuộc VNISA đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác hướng đến thiết lập quan hệ hợp tác và cam kết vững mạnh giữa 2 đơn vị nhằm thúc đẩy và xây dựng ý thức an ninh mạng, chính sách và công nghệ tốt hơn cho cả khối công và tư.
Vân Anh
Người dùng Internet đang phải hứng chịu “đại dịch lừa đảo”
Nhận định thế giới đang phải hứng chịu một “đại dịch lừa đảo”, chuyên gia Group IB Việt Nam cho biết, nghiên cứu của đơn vị này năm 2020 chỉ ra rằng Scam (lừa đảo mạng) và Phishing (tấn công giả mạo) chiếm tới 73%.
" alt="Con người là yếu tố quan trọng bảo vệ tổ chức khỏi các mối đe dọa an ninh mạng"/>
Con người là yếu tố quan trọng bảo vệ tổ chức khỏi các mối đe dọa an ninh mạng
Hội đồng kỉ luật Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có quyết định xử lý kỉ luật Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng.Sáng ngày 15/2, ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết liên quan đến vụ nữ sinh bị bỏng do nổ cồn trong phòng thực hành Hóa ở Trường THPT Phan Đình Phùng, Hội đồng kỉ luật đã họp và xem xét hình thức kỉ luật với Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng.
|
Những vết bỏng trên người nữ sinh D.A |
Đối với tập thể Ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng kỉ luật có văn bản nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm, kiểm điểm sâu sắc trong công tác quản lý, chậm xử lý vụ việc.
Với cá nhân Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhâm Huyền, Sở GD-ĐT Hà Nội đã quyết định xử lý ở mức độ Khiển trách.Với các cá nhân khác liên quan trong vụ việc, Hội đồng kỉ luật Sở GD-ĐT Hà Nội thống nhất kết quả xử lý mà nhà trường đã quyết định trong cuộc họp trước đó.
Cụ thể các mức kỷ luật mà Hội đồng kỉ luật Trường THPT Phan Đình Phùng đã quyết định là: Học sinh Nguyễn Đăng Vũ, lớp 12A2, sẽ bị kỷ luật ở mức "Cảnh cáo" trước toàn trường.
Các học sinh Lê Nguyên Thế, Đỗ Quốc Huy, Đỗ Viết Thiện, lớp 12A2, sẽ chịu hình thức là "Khiển trách" trước Hội đồng kỷ luật.
Cô giáo Mai Anh, người trông hộ lớp 12A2 vào ngày xảy ra tai nạn, chịu hình thức kỷ luật “Cảnh cáo” do "thiếu trách nhiệm không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn trong khi thực hiện nhiệm vụ gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhà trường đồng thời gửi lời xin lỗi học sinh Diệp Anh và gia đình, cũng như thừa nhận đã xử lý sự việc chậm trễ.
Trong sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản báo cáo kết quả xử lý cuối cùng về trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến UBND thành phố.
Trước đó, chiều ngày 13/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản giao Giám đốc Sở GD-ĐT kiểm tra thông tin báo chí đã nêu; tổ chức thăm hỏi, chăm sóc, ổn định tâm lý và phục hồi sức khỏe cho học sinh bị tai nạn; bố trí giáo viên bồi dưỡng kiến thức cho học sinh sau khi phục hồi đảm bảo chương trình học tập.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan vụ việc trên; kiểm điểm việc chậm xử lý và báo cáo UBND thành phố.
Báo cáo Thành ủy, UBND thành phố kết quả kiểm tra, xử lý trước ngày 15/2, đồng thời thông tin trả lời báo chí theo quy định.
Thanh Hùng - Phương Chi
" alt="Kỉ luật hiệu trưởng trong vụ nữ sinh bỏng cồn tại phòng thực hành Hóa"/>
Kỉ luật hiệu trưởng trong vụ nữ sinh bỏng cồn tại phòng thực hành Hóa