Cúng giao thừa thế nào cho đúng cách?
Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. GS Lương Ngọc Huỳnh đã đưa ra gợi ý về cách thức cúng giao thừa sao cho trịnh trọng.
当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Cúng giao thừa thế nào cho đúng cách? 正文
Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. GS Lương Ngọc Huỳnh đã đưa ra gợi ý về cách thức cúng giao thừa sao cho trịnh trọng.
标签:
责任编辑:Bóng đá
Triển lãm sẽ trưng bày bộ tranh lụa mang chủ đề văn hóa cổ Việt Nam, đặc biệt là mảng tranh trừu tượng của họa sĩ Phan Cẩm Thượng. Đây là những bức tranh họa sĩ dành nhiều năm nghiên cứu, sáng tác và chưa từng ra mắt.
Vùng sống -bộ tranh của hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh - từng được đánh giá có sức sáng tạo ở cả hai khía cạnh là chủ đề và chất liệu cũng được trưng bày tại triển lãm. Nguyễn Văn Trinh sáng tác mộtVùng sốngđa chiều lơ lửng với nhiều sinh thể kỳ lạ phía bên trong trên chất liệu lụa kết hợp với giấy giang, cho những hiệu ứng tầng tầng lớp lớp khi xem.
Triệu Khắc Tiến và Vũ Văn Tịch là hai họa sĩ chuyên về sáng tác sơn mài. Triệu Khắc Tiến hiện là tiến sĩ về thực hành sơn mài duy nhất tại Việt Nam. Ông cùng học trò nghiên cứu chuẩn hóa các kỹ thuật sơn mài cho Đại học Mỹ thuật Việt Nam giúp mở rộng biên độ của chất liệu và đảm bảo độ bền của tranh khi sáng tác trên chất liệu này.
Tranh của Triệu Khắc Tiến có xu hướng công phu, tỉ mỉ và đạt đến những hiệu quả về độ tinh mà hiếm họa sĩ nào có được. Trong khi đó, họa sĩ Vũ Văn Tịch lại sáng tác nhằm lưu giữ những xúc cảm và khát khao của tuổi trẻ.
Nguyễn Quang Trung chuyên sáng tác theo phong cách trừu tượng. Ông cho rằng những gì mình đang làm không phải là phát hiện ra phong cách mới mà đi vào chiều sâu của phong cách trừu tượng, song hành với sự phát triển của đương đại. Tranh của Nguyễn Quang Trung mang kỹ thuật đặc biệt - “kỹ thuật nhốt sáng” - cho phép lưu lại những khoảnh khắc vừa hiển hiện lại vừa thoái lui, qua đó nhìn thấy sự vận động không ngừng của nét và màu.
Họa sĩ Nguyễn Đình Sơn với những bức tranh mang phong cách biểu hiện, khai thác các chủ đề như cuộc sống ven biển, hay thay đổi của vùng ven đô thị. Tranh của Nguyễn Đình Sơn chú tâm vào rung động và những góc nhìn cận cảnh, cho người xem thấy khi lắng nghe và quan sát mọi thứ thật kỹ thông qua xúc cảm, mỗi khía cạnh nhỏ đều mở ra một thế giới muôn màu.
Trưng bày các tác phẩm chưa từng công bố của hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng
Anh Tuấn nhận mình là người chịu khó, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên trước đám đông anh lại hay ngại, ít nói và hay run.
Nhà gái có phần tự tin hơn khi giới thiệu mình là người vui vẻ, hòa đồng, biết quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Giống như nhà trai, cô nhận mình nhút nhát và hay tin người.
Kim Cúc từng trải qua một cuộc hôn nhân nhưng chưa có con và đã ly hôn 6 năm. "Em kết hôn nhưng chưa có con. Sau ly hôn, em đi khám thì bác sĩ chẩn đoán tắc hai vòi trứng. Em cũng đã mổ vào năm vừa rồi", đàng gái cho biết.
Anh Tuấn chưa kết hôn và từng trải qua 2-3 mối tình trước đó nhưng không có kết quả. Đàng trai ngại ngùng kể mối tình sâu đậm nhất là từ năm 2006. Hai người trải qua hơn 1 năm yêu đương nhưng chia tay vì công việc khi đó chưa ổn định, chưa có điều kiện lo cho bạn gái.
Theo Anh Tuấn, đó là mối tình sâu đậm nhất. Hai người chỉ nắm tay một lần, chưa từng trao nụ hôn, chỉ chở nhau đi mua dép, mua quần áo bằng xe đạp khiến MC Quyền Linh - Ngọc Lan bật cười.
Đến với chương trình hẹn hò, Kim Cúc mong muốn tìm được một người đàn ông chững chạc, biết yêu thương và quan tâm. Về điều này, Anh Tuấn khẳng định mình có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà gái. "Về ngoại hình mình không yêu cầu gì cả. Mình chỉ mong đó là người hiền dịu, biết yêu thương bên nội, bên ngoại là được", Anh Tuấn chia sẻ.
Sau màn nói chuyện, người thân đi cùng nhà gái khá ủng hộ mối quan hệ của cả hai. Dù cho rằng nhà trai hơi nhút nhát nhưng "chắc hai bên bù đắp cho nhau là được".
Khi MC mở rào tình yêu, Anh Tuấn bày tỏ rất vui khi được gặp nhà gái và trao nhau món quà ý nghĩa. Dù mặt đối mặt nhưng Anh Tuấn vẫn khá run, phải cầu cứu MC Quyền Linh giúp sức. Kim Cúc nhận xét Anh Tuấn là người hiền lành, dễ thương và "khá được". Lời nhận xét của đối phương như tiếp thêm sức mạnh khiến Anh Tuấn bắt đầu lấy lại tinh thần để nói chuyện về tình yêu, hôn nhân.
Được MC Quyền Linh gợi ý, Anh Tuấn hỏi nhà gái "vậy lúc nào mình hẹn hò?". Kim Cúc không ngần ngại đồng ý và cho rằng những ngày thứ 7, Chủ nhật hoặc buổi tối rảnh rỗi có thể sắp xếp thời gian.
Về chuyện bạn gái từng ly hôn, Anh Tuấn cho rằng đó không phải là vấn đề. Khi được 2 MC đẩy thuyền, cả hai tiến tới nắm tay đối phương.
"Thật sự anh rất ít tiếp xúc với con gái nên anh cũng không biết nói thế nào. Anh chỉ mong hai người có thời gian để tìm hiểu nhau nhiều hơn", Anh Tuấn chân thành bày tỏ.
MC Ngọc Lan tiếp lời: "Theo cảm nhận của Lan thì hai người rất hợp nhau". Sau 3 tiếng đếm, ánh đèn trái tim sáng lên trong tiếng vỗ tay của khán giả. Cả hai chính thức bắt đầu hẹn hò từ đây.
Anh Tuấn ngượng ngùng trao nụ hôn lên má bạn gái, đánh dấu bước ngoặt tình cảm. MC cũng gửi lời chúc mừng, hy vọng cặp đôi sớm về chung một nhà.
‘Trai tân’ 45 tuổi quên chào MC, run rẩy trước nàng một lần đò xinh đẹp
- Với phong cách của Phan Đăng, nhiều người ngỡ ngàng khi biết anh ra mắt tập thơ đầu tay "Tôi ngỡ tôi là người". Anh bắt đầu làm thơ như thế nào?
Nếu theo nghĩa điển hình, làm thơ phải có hình ảnh, tính biểu tượng, tác phẩm của tôi chắc không xứng là thơ vì không theo khuôn mẫu đó, đúng hơn là những câu văn ngắn xuống dòng. Khi xin phép xuất bản và hỏi ý kiến người trong nghề, họ bảo cứ mạnh dạn gọi là thơ.
Sau 2 năm ấp ủ cùng sự động viên của nhiều người, tôi mới dám xuất bản tác phẩm “tạm gọi là thơ”.
Tôi ngỡ tôi là ngườigồm 4 chương, được sắp xếp theo hành trình của một con người đi từ bên ngoài vào bên trong chính mình.
Chương 1 - Nhập - chỉ có một bài thơ duy nhất với vài câu, là cái nhìn tổng quan của tôi về đời sống này, về sự sinh tồn của con người trong vũ trụ.
Chương 2 - Biến - là lúc tôi nhìn vào rất nhiều biến động của đời sống: chiến tranh, hoạn nạn, sự bon chen, đua tranh trong cõi nhân sinh. Phần này có 2 bài thơ lấy cảm xúc từ xung đột ở Gaza giữa Israel và Palestine, Nga và Ukraine cùng rất nhiều biến động khác, kể cả trong lịch sử Việt Nam.
Khi đưa con trai thăm đền Đô (Bắc Ninh), nhìn về sự thăng trầm của các vương triều, con tôi hỏi: "Tại sao triều Lý chấm dứt và triều Trần lại nối tiếp?". Câu hỏi đó khiến tôi suy tư và viết nên những vần thơ.
Chương 3- Mình - là lúc này tôi không hướng ra bên ngoài và những biến động đời sống, mà bắt đầu chánh niệm, tìm vào bên trong để giải quyết những vấn đề của chính mình.
Khi niệm, tôi hiểu rằng nếu cứ làm báo, cứ lao ra ngoài mà không giải quyết tổn thương sâu kín và các vấn đề trong tâm thức, thành công và hạnh phúc bên ngoài chỉ là ảo.
Vì thế, dù có chút thành công trong công việc, tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. "Niệm" là tôi quay về bên trong để hiểu mình và có được cảm giác hạnh phúc.
Chương cuối - Vô- hướng đến sự buông bỏ, nhưng buông ở đây không nên hiểu theo nghĩa đen, mà là buông bám chấp.
Buông là khi: Ta cần tiền để sống nhưng không chấp vào tiền; cần nhà để ở nhưng không chấp vào nhà; cần tình yêu nhưng không chấp vào tình yêu đó.
Hoặc, ta cần một cái tôi trong đời nhưng không chấp vào nó, rồi một ngày cái tôi nhỏ lại - thế là buông.
Nhập - Biến - Mình - Vôlà hành trình trong tâm tưởng của tôi, theo một lịch trình từ ngoài vào trong, từ bất an cho đến an… hoàn toàn là trải nghiệm cá nhân.
- Ở tuổi 40, niềm suy tư về sự sống và cái chết thể hiện rất rõ trong thơ của anh, tại sao lại như vậy?
Khi học cấp 2, tôi đã nghĩ nhiều về cái chết, nó ám ảnh và không thể lý giải. Sau này, tôi đọc cuốn sách của nhà phân tâm học Sigismund Schlomo Freud về khái niệm “bản năng chết”. Một số người luôn có sẵn ý nghĩ về cái chết, luôn luôn nghĩ về nó. Lúc đó, tôi hiểu trong mình thực sự có bản năng chết.
Tôi bắt đầu tìm hiểu và đọc nhiều về cái chết, nhưng suy nghĩ của cậu thanh niên mới lớn khi đó chỉ có nỗi sợ hãi bao trùm.
Khi tìm đến thiền và hiểu khái niệm vô thường của Phật giáo, rằng vạn vật đều sinh - lão - bệnh - tử, tôi nhìn cái chết bình tĩnh hơn, không chấp vào nó. Từ sợ hãi chuyển sang bình tĩnh, hai tâm thế đó dội vào trong tôi, và là lúc những câu thơ tự lên tiếng.
Ngày trước, tôi chấp vào khái niệm rất nhiều. Ai nói xấu là muốn đi thanh minh ngay, ai vu oan là tìm cách giải oan ngay. Bây giờ, tôi thấy việc bám vào những lời nhận xét, chấp là vô nghĩa.
Chúng ta thực ra sống trong thế giới của ý niệm. Ví dụ, cái cốc chỉ là khái niệm, không diễn tả được thực tính của nó. Con người cũng chỉ là một khái niệm.
Năm 20 tuổi, tôi nghĩ mình đang sống trong cõi thực và bị đóng khung trong hình dung cơ bản về con người, luôn tự tô vẽ và tự hào về điều đó.
Năm 39 tuổi, tôi nhận ra mình sống trong cõi tưởng và con người cũng chỉ là khái niệm. Vì thế, tôi buông, tự nhiên cảm thấy nhẹ nhõm và không còn chấp vào gì nữa.
- Độc giả sẽ tìm gì khi đọc những dòng thơ này của anh?
Tôi nghĩ độc giả có thể tìm được sự đồng cảm và chia sẻ khi thấy đâu đó hình ảnh của mình trong những tổn thương tôi viết. Đôi khi, một chút chia sẻ, đồng cảm từ người khác có giá trị cứu rỗi ghê gớm lắm.
- Hẳn tổn thương trong anh ghê gớm lắm, để đến giờ nó phát tiết thành thơ?
Trong mỗi chúng ta, đâu đó đều có những tổn thương. Đôi khi bị đời sống cuốn đi nên không để ý, rồi khi nghĩ lại, chúng ta không hiểu tại sao phút ấy lại nổi nóng, hung dữ và không làm chủ được bản thân.
Điều đó có lẽ đến từ những tổn thương hoặc vấn đề tâm lý sâu trong con người, và tôi cũng không ngoại lệ. May mắn là khi ở tận cùng của tổn thương, tôi đã tìm được lối thoát - đó là thiền.
Bây giờ tổn thương trong tôi vẫn còn, nhưng tôi biết nhận diện nó. Ngày xưa đi học tôi rất quậy phá, phá phách lung tung. Giờ tôi đã hiểu chính những tổn thương bên trong xui khiến tôi làm những việc điên rồ. Trước kia, tôi lấy tên Facebook là Phan Rồ, giờ đã đổi thành Phan Đăng.
Vì thế, tôi hy vọng qua tập thơ này, người đọc có thể trải nghiệm và chữa lành cho chính mình.
Tác giả Phan Đăng (sinh năm 1984), được biết đến là một bình luận viên thể thao và là người dẫn chương trình quen thuộc với khán giả qua chương trình Ai là triệu phú. Anh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách:Ơ kìa, làng bóng trong mắt tôi, Trong đầu trí thức, 39 câu hỏi cho người trẻ, 39 cuộc đối thoại cho người trẻ, 39 đoản thiền để thấy...
" alt="'Tôi từng lấy tên Facebook là Phan Rồ, giờ đổi thành Phan Đăng'"/>'Tôi từng lấy tên Facebook là Phan Rồ, giờ đổi thành Phan Đăng'
Nhận định, soi kèo Union Magdalena vs Millonarios, 6h30 ngày 21/2: Nối mạch bất bại
Một lễ cưới “kiểu Tây” như thế này sẽ khiến cô dâu, chú rể có hàng trăm hạng mục cần chuẩn bị và quyết định. Vì thế, để mọi thứ diễn ra suôn sẻ, không mất quá nhiều thời gian và công sức của 2 nhân vật chính, một đơn vị được gọi là “wedding planner” (tạm dịch: người lên kế hoạch đám cưới) sẽ được thuê để thay mặt cô dâu, chú rể làm việc với tất cả các đơn vị khác.
“Planner” sẽ là người lắng nghe, ghi nhận nguyện vọng của cặp đôi ở tất cả hạng mục để tìm kiếm những đơn vị có khả năng thực hiện được đúng theo nhu cầu của nhân vật chính với chi phí phải chăng nhất có thể.
Đám cưới thường sẽ được chuẩn bị từ những chi tiết nhỏ nhất như thiết kế thiệp mời, tìm món quà phù hợp cho quan khách, chọn bánh cưới, sắp xếp vị trí khách mời, chọn nhạc, chuẩn bị lời thề… bên cạnh các hạng mục lớn như thực đơn tiệc, trang trí sân khấu, cổng…
Những đám cưới này thường có chi phí cao hơn đám cưới truyền thống - chỉ có hạng mục làm lễ và ăn tiệc. Tuy nhiên, với mức ngân sách nào của cô dâu, chú rể, các “planner” cũng đều đưa ra được những giải pháp phù hợp mà vẫn đáp ứng được nhu cầu có một lễ cưới đầm ấm, ý nghĩa, mang màu sắc cá nhân của các cặp đôi.
Chỉ cần dạo quanh một hội nhóm chuyên chia sẻ kinh nghiệm tìm “wedding planner” cũng đủ để nhận thấy xu hướng tổ chức tiệc cưới nhỏ gọn này đang được các bạn trẻ vô cùng ưa chuộng. Hầu hết các cô dâu tương lai đều cho biết chỉ tổ chức lễ cưới với dưới 100 khách mời. Dĩ nhiên, cùng với đó là những yêu cầu về việc cá nhân hoá và biến lễ cưới thành một ngày trọng đại, không thể nào quên của cô dâu, chú rể và quan khách.
Lê Thu Trang (26 tuổi, Hà Nội) - một “planner” đã có thâm niên 6 năm trong ngành - cho biết, thực ra chi phí cho một đám cưới như thế này không cao hơn nhiều so với đám cưới truyền thống, chủ yếu là cách tổ chức khác biệt đi. “Bởi vì ở lễ cưới truyền thống, cặp đôi vẫn phải trả tiền ăn tiệc, trang trí nhiều nơi…”.
“Một đám cưới ngoài trời với đầy đủ các hạng mục dành cho 100 người, không ngủ qua đêm, tối thiểu rơi vào khoảng 200-250 triệu đồng” - Trang tiết lộ.
“Planner” này cho biết, có rất nhiều mức chi phí khác nhau cho một đám cưới ngoài trời, tuỳ thuộc vào địa điểm tổ chức, qua đêm hay chỉ trong ngày, cùng với rất nhiều hạng mục khác. “Một trong những điều đầu tiên một ‘planner’ luôn hỏi cô dâu, chú rể là ngân sách dành cho đám cưới là bao nhiêu. Khi đã biết mức ngân sách rồi, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách phương án tối ưu nhất, nên dành bao nhiêu ngân sách cho hạng mục này, bao nhiêu ngân sách cho hạng mục kia”.
Trang tiết lộ có những lễ cưới chỉ riêng tiền trang trí đã lên tới 700 triệu đồng, nhưng cũng có những cặp đôi chỉ cần chi dưới 200 triệu nếu số lượng khách ít và cô dâu, chú rể có yêu cầu đơn giản.
Tiết lộ về chi phí đám cưới, cô dâu Hoàng Thu Trang cho biết, chỉ riêng tiền villa 3 phòng ngủ ở khu nghỉ dưỡng đã có giá 7 triệu đồng/đêm. Giá tiệc tối mỗi mâm ở khu nghỉ dưỡng cũng cao hơn so với ở các khách sạn trong nội thành. Tổng chi phí cho đám cưới của cô vào khoảng 1,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Trang cho rằng, mức chi phí mà hai gia đình đã bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với những cảm xúc được nhận lại. “Khách của bố mẹ và bạn bè mình ai cũng khen đám cưới ý nghĩa. Nhiều cô bác lần đầu tiên được dự một đám cưới như thế này cũng thấy rất thích thú và tỏ ra tiếc nuối khi đến giờ phải ra về”.
Trang cho biết, sở dĩ cô chọn một lễ cưới khác biệt là vì không muốn ngày trọng đại của mình trôi qua một cách “công nghiệp” và nhàm chán. “Ở các đám cưới truyền thống, gia chủ thường mời quá nhiều khách và hầu hết đến dự giống như đáp lễ, đến gửi phong bì, ăn tiệc xong là về. Nếu hỏi cô dâu, chú rể quen nhau, yêu nhau như thế nào, chắc không mấy ai biết, thậm chí không quan tâm.
Chính vì thế mình muốn đám cưới của mình phải khác đi. Mình chỉ muốn mời những người thân, bạn bè thực sự quan tâm tới cuộc sống của chúng mình bây giờ và sau này. Tới dự đám cưới, mọi người sẽ có thời gian và cơ hội để lắng nghe câu chuyện của chúng mình. Mọi người sẽ biết rằng Trang và Linh đã yêu nhau như thế, đã cùng nhau trải qua những gì để đến được ngày hôm nay…”.
Trang hi vọng việc tham dự một lễ cưới mà các khách mời cảm nhận được tình yêu của cặp đôi sẽ khiến họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và đáng yêu hơn.
Tiết thu dịu mát báo hiệu mùa cưới đang rộn ràng. Đôi lứa hân hoan chụp ảnh cưới, trang trí nhà cửa, mời khách… Trong niềm vui kết đôi, mùa cưới mang đến biết bao câu chuyện cảm động nhưng cũng không ít chuyện dở khóc dở cười. VietNamNet giới thiệu tuyến bài Chuyện mùa cướivới những chia sẻ của người trong cuộc. |
Người trẻ mê mẩn làm đám cưới kiểu Tây, khước từ dự hôn lễ chỉ để đưa phong bì
Quách Ngọc Tuyên - vai Tư Hậu cho biết nỗ lực hoàn thành vai diễn bằng hết khả năng. Phân đoạn nặng đô nhất với anh chính là cảnh mưa bão. Nam diễn viên nhớ lại anh được xịt nước ướt người từ 19h tối và quay liên tục tới khuya.
“Hôm đó cũng là Tết Tây, vào đúng thời khắc chuyển giao năm mới, cả đoàn ngưng quay và hát Happy New Year. Hát xong, anh Hải bảo: Ướt tiếp nha mấy em rồi quay cảnh mưa bão tới 2,3 giờ sáng mới off máy. Có phân đoạn, tôi bị rớt xuống biển. Toàn bộ là quay bối thật ở ngoài biển, không phải phim trường nhưng anh Lý Hải và ê-kíp đã tính toán để đảm bảo an toàn cho diễn viên”, diễn viên chia sẻ.
Quách Ngọc Tuyên hào hứng cho biết, phân cảnh mưa bão là một kỷ niệm nhớ đời. Dù đoàn quay tới 2,3 giờ sáng nhưng người dân cảng cá Mỹ Tân vẫn ngồi chờ xem, hô hào ủng hộ.
Trong video hậu trường, Quách Ngọc Tuyên xuất hiện với nước da đen nhẻm. Nam diễn viên kể anh không hóa trang mà phải phơi nắng nhiều ngày. Anh cũng đi tắm cho da mình có màu nâu để ra đúng chất một người con miền biển. Diễn viên cũng thâm nhập vào môi trường sống của nhân vật để nắm bắt, từ đó có cảm xúc để nhập vai hơn.
Ngoài những cảnh ở biển, ê-kíp phim còn tái hiện lễ hội ở Lăng Thần Nam Hải tỉ mỉ và chi tiết. Lý Hải nhờ cả đội hát bội từ Quy Nhơn bay vào để thực hiện cảnh quay. Anh cũng huy động bà con trong làng đến xem, qua đó tạo không khí nhộn nhịp, đông người.
Cảnh quay quy tụ 1.000 diễn viên quần chúng. Thỉnh thoảng, Quách Ngọc Tuyên cùng Yuno Bigboy khuấy động không khí bằng những tiết mục ca hát, giao lưu. Khi hoàn thành, ê-kíp được khán giả vây kín lại xin chụp hình, nắm tay khiến mọi người hạnh phúc.
Lật Mặt 7: Một điều ướcdo Lý Hải viết kịch bản, đạo diễn, biên kịch, sản xuất và dựng phim. Dự án có sự góp mặt của các gương mặt quen thuộc lẫn mới mẻ như: nghệ sĩ Thanh Hiền, Trương Minh Cường, Đinh Y Nhung, Quách Ngọc Tuyên, Ammy Minh Khuê, Thanh Thức và dàn sao trẻ như: Tín Nguyễn, Lê Thu, Trâm Anh, Tạ Lâm… Bên cạnh đó, tác phẩm còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ khách mời Tú Trinh, Mạnh Dung, Phi Điểu, Tiết Cương, Long Đẹp Trai…
Nhà sản xuất Minh Hà tiết lộ đây là phần phim sở hữu nhiều bối cảnh nhất series. Các cảnh quay được trải dài từ Nam ra Bắc với núi rừng bạt ngàn, những làng chài dân biển... trong chặng hành trình của các nhân vật trong phim. Lật mặt 7ra rạp dịp lễ 30/4 -1/5, được kỳ vọng tạo doanh thu bùng nổ cho phòng vé sau chuỗi thất bại liên tiếp của phim Việt.
Lý Hải chia sẻ về hậu trường cảnh quay làng chài hứng chịu bão biển
Kỷ niệm nhớ đời của Quách Ngọc Tuyên khi đóng Lật mặt 7 của Lý Hải
Honda HR-V: Giá cao nhất 871 triệu
Mẫu Honda HR-V thế hệ hiện tại được ra mắt tại Việt Nam từ tháng 6/2022 với 3 phiên bản là RS giá 871 triệu, L giá 826 triệu và bản giá rẻ G 699 triệu, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Tất cả các phiên bản đều được sử dụng động cơ 1.5L Turbo, kết hợp với hộp số tự động vô cấp CVT.
Dù nằm ở phân khúc B-SUV nhưng Honda HR-V (giá lần lượt cho 3 phiên bản là 699-826-871 triệu) có giá cao hơn hẳn so với các mẫu xe cùng phân khúc như MG ZS (538-638 triệu), Mitsubishi Xforce (599-705 triệu), Hyundai Creta (640-745 triệu), KIA Seltos (599-799 triệu),...
Thậm chí, bản cao nhất RS có giá 871 triệu còn "vượt tầm" tất cả các phiên bản của một số dòng xe thuộc phân khúc SUV/crossover cỡ C như MG HS (699-749 triệu), Mazda CX-5 (749-869 triệu),...
Toyota Corolla Cross: Giá cao nhất 905 triệu
Corolla Cross thực chất là mẫu xe cỡ B+ của Toyota, được đưa về Việt Nam vào tháng 8/2020 và được nâng cấp mới vào đầu tháng 5 vừa qua. Theo đó, Corolla Cross 2024 đã cắt phiên bản thấp là bản G và chỉ còn giữ 2 phiên bản là bản V động cơ 1.8L (thuần xăng) và HEV (hybrid) với giá bán lần lượt là 820 và 905 triệu đồng.
Với giá bán trên, bản sử dụng động cơ hybrid của Toyota Corolla Cross có giá cao hơn hẳn MG HS (699-749 triệu), Mazda CX-5 (749-869 triệu) và cao hơn hầu hết các phiên bản của Hyundai Tucson (769-919 triệu), KIA Sportage (779-939 triệu), Ford Territory (822-935 triệu), Mitsubishi Outlander (825-950 triệu),...
Volkswagen Virtus: Giá cao nhất 1,069 tỷ
Được đưa về Việt Nam từ tháng 3/2023 và định vị nằm ở phân khúc sedan cỡ B cùng với Toyota Vios, Hyundai Accent hay Honda City nhưng mẫu xe Volkswagen Virtus lại có giá bán lẻ đề xuất cho 2 phiên bản Elegancy và Luxury lần lượt là 949 triệu và 1,069 tỷ đồng.
Với giá bán trên, Virtus thậm chí đắt hơn một số mẫu xe sedan cỡ D như Mazda6 (779-914 triệu), KIA K5 (859-999 triệu đồng) và gần xấp xỉ với Honda Accord (1,099 tỷ đồng), Toyota Camry (1,105-1,495 tỷ đồng).
Virtus được Volkswagen Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ, trang bị động cơ xăng tăng áp dung tích 1.0L, cho công suất tối đa 115 mã lực và mô-men xoắn cực đại 178Nm. Xe sử dụng hộp số tự động 6 cấp, dẫn động cầu trước.
Tổng hợp
Bạn có đánh giá gì về những mẫu xe kể trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc chia sẻ trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!