Mới lọt lòng, Bình Minh đã mang trong mình nhiều thứ bệnh: sứt môi, hở hàm ếch, bộ phận sinh dục thiếu đi tinh hoàn. Thương con, chị Võ Thị Thanh Nhã ôm con đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác để giành giật sự sống, đến mức kiệt quệ cả tài chính lẫn sức lực.
![]() |
Cậu bé Bình Minh bị nhiều dị tật bẩm sinh |
Từ khi bé Bình Minh sinh ra cho đến nay, thời gian 2 mẹ con chị Nhã ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Chị bồng bế con đi khắp nơi, từ miền Nam ra Huế và giờ, mẹ con chị có mặt ở Hà Nội mong tìm được một "phép màu", để có thể tìm ra căn bệnh chính xác của bé Minh là gì.
“Ngày em mang thai con, vì điều kiện khó khăn nên không đi siêu âm kiểm tra sức khỏe nhiều. Đến tháng thứ 8 đi khám mới biết con bị sứt môi, hở hàm ếch và bộ phận sinh dục nhỏ. Biết được con mang bệnh nhưng vì thương giọt máu của mình, em cố gắng sinh con ra, mang hy vọng sẽ chữa cho con khỏe mạnh bình thường", chị kể.
Bình Minh được 5 ngày tuổi thì lên cơn sốt cao. Chị Nhã đưa con vào TP.HCM điều trị, nằm viện 4-5 tháng ròng rã nhưng vẫn không phát hiện ra bệnh gì. Cơn sốt kéo dài không dứt, chân tay lúc nào cũng gồng cứng. Các bác sĩ nói con bị hội chứng đại thực bào máu thể tiên phát. Điều trị hóa chất hơn 1 năm, Bình Minh vẫn không đáp ứng, phải cấp cứu liên tục.
"Bác sĩ bảo đưa con về nhưng em thương con nên đưa ra Hà Nội, biết đâu bác sĩ ngoài này sẽ tìm được bệnh, chữa khỏi cho con", chị Nhã nghẹn ngào.
![]() |
![]() |
Được 2 tuổi nhưng Minh nặng vỏn vẹn 4,6kg, chỉ hơn bé sơ sinh chút ít |
Con bệnh tật, bản thân chị Nhã lại có hoàn cảnh hết sức éo le. Là con cả trong gia đình có 5 anh chị em, điều kiện khó khăn nên chị sớm nghỉ học theo mẹ đi làm nương rẫy. Năm 26 tuổi chị lập gia đình, được một thời gian vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn. Bé Bình Minh vừa tròn 5 tháng tuổi, hai mẹ con chị dắt díu nhau về nhà đẻ.
Vào tháng 8/2019, chị Nhã đang chăm con ở bệnh viện thì thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thở không được, sụt cân. Chị đi khám phát hiện mình mắc bệnh Basedow (một dạng bệnh lý cường giáp). Mỗi tháng, riêng tiền thuốc cho chị cũng ngót cả triệu. Cùng lúc hai mẹ con điều trị bệnh, cuộc sống càng rơi vào túng quẫn, cạn kiệt sức lực.
"Con nằm viện suốt mấy năm nay, có được ít tiền nào đều tích góp để chữa bệnh cho con. Giờ tiền cũng cạn kiệt rồi, không biết được những ngày tháng tiếp theo lấy tiền đâu nữa. Con là niềm hi vọng sống duy nhất của em", người mẹ khốn khổ rơi nước mắt.
![]() |
![]() |
Không có tiền chạy chữa, tính mạng bé đối diện hiểm nguy |
Những ngày xa quê ra ngoài Hà Nội để chữa bệnh cho con, chị Nhã không có người thân ở bên trợ giúp. Ở Thủ đô lạ lẫm, chị nơm nớp nỗi lo kinh tế khi chỉ riêng chi phí sinh hoạt thôi cũng đã đắt đỏ. Số tiền ít ỏi mang theo của chị giờ cũng đã cạn.
Cuộc sống làm mẹ đơn thân vốn đã vất vả, đưa con đi viện nhiều ngày, chị Nhã gần như phải nhờ vào sự trợ giúp của bố mẹ. Ông bà già yếu làm nghề nông, chỉ trông vào nguồn thu nhập ít ỏi từ nương rẫy nên cũng không hỗ trợ được quá nhiều.
Nỗi cơ cực và nghèo khó đang từng ngày đẩy bé Bình Minh đến gần với cái chết. Em còn quá nhỏ, chưa thể biết được người mẹ đang ngày đêm đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, lực bất tòng tâm. Rất mong bạn đọc gần xa hảo tâm ra tay giúp đỡ để bé có cơ hội ở bên gia đình lâu hơn nữa.
Phạm Bắc - Phương Thuận
Nội dung trích dẫn 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Võ Thanh Nhã, thôn 5, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. SĐT 0394639238 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ Ủng hộ MS 2020.177 (bé Nguyễn Bình Minh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: |
Vừa lọt lòng, Huyền My đã mắc phải căn bệnh tim bẩm sinh cùng dị tật không có hậu môn, khiến cuộc sống cả gia đình em rơi vào bất hạnh.
" alt=""/>Thương bé trai sứt môi, hở hàm ếch chật vật chiến đấu giành sự sốngHọc liệu dạy học trực tuyến gồm SGK điện tử, bài giảng điện tử, học liệu điện tử, câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các quy định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Dự thảo Thông tư cũng cho hay mục đích dạy học trực tuyến là mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh. Đặc biệt là khi học sinh không thể đến trường tham gia học tập vì những lí do khách quan.
Bên cạnh đó là bổ trợ cho phương thức dạy học trên lớp học truyền thống (dạy học trực tiếp) nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh. Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học cho giáo viên và học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, dạy học trực tuyến sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo.
3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến
Dự thảo Thông tư đưa ra 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến.
Thứ nhất, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Thứ hai, dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Thứ ba, dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
![]() |
Giáo viên dạy học trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 |
Thủ trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của cơ sở; xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu.
Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo tính khoa học, sư phạm, văn hóa, phong tục tập quán, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Học liệu phải được hiệu trưởng phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
Việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh sẽ được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến.
Tuy nhiên, việc đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh vẫn buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.
Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư này từ ngày 11/8-11/10/2020.
Thanh Hùng
Tình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính.
" alt=""/>Bộ Giáo dục đưa dạy học trực tuyến thành một phần chính thức trong chương trình