您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Saint
NEWS2025-02-24 10:07:18【Thể thao】1人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:47 Pháp kết quả quần vợt hôm naykết quả quần vợt hôm nay、、
很赞哦!(7)
相关文章
- Soi kèo góc Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2
- Xác định máy Android nhiễm malware Hummingbad cách nào?
- Nữ sinh Ngoại thương đạt điểm số cao nhất thế giới môn Báo cáo tài chính ACCA
- Cô gái TQ 'chén bay' gần hai chục đĩa mỳ trong chớp mắt
- Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2
- Cuộc sống ở nơi Kim Jong Un thử tên lửa
- Làng trong phố tập 14: Nhung bị đánh ghen
- Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế TP.HCM 2017
- Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
- Diễn viên Phát La biết bao dung khi bị xuyên tạc ác ý nhờ đọc sách
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2: Không dễ thắng
Bình An vào vai 'trai bao' trong 'Garage hạnh phúc'. Vai Quân trong phim gây khá nhiều ức chế cho khán giả bởi tính cách nhân vật. Ngoài ra, một số khán giả cũng bày tỏ ý kiến nhận xét, diễn viên Bình An có phần diễn 'đơ' trong bộ phim mới nhất này.
Mới đây, nam diễn viên mệt mỏi chia sẻ trên trang cá nhân những dòng tâm thư khiến khán giả có phần lo lắng.
"Làm diễn viên, ai chẳng muốn mình được khán giả yêu thích quý mến. Đôi khi có những vai diễn, muốn được khán giả yêu thích cũng không được vì đến bản thân còn chửi vai diễn của mình là 'sao nó lại ngu và nhu nhược đến thế' thì cũng không thể trách khán giả được.
Nhưng phim là phim, đời là đời. Các bạn đừng vì một vai diễn mà phán xét cả cuộc đời của mình như vậy. Thứ cảm xúc đó thực sự tồi tệ lắm. Cảm ơn", nam diễn viên bày tỏ.
Có thể thấy, diễn viên Bình An khá mệt mỏi với những nhận xét trái chiều của khán giả đối với mình. Ở phần bình luận, rất nhiều người yêu mến, dành những lời động viên cho Bình An.
"Diễn viên cũng như các nghề khác, vai diễn được giao cũng như người công nhân được giao hoàn thành một sản phẩm thôi. Vai diễn của Bình An có càng nhiều phản hồi có nghĩa là cháu đã thành công rồi đấy", một khán giả để lại bình luận.
"Miệng thiên hạ không ai ngăn được. Anh cứ làm tròn vai diễn của đạo diễn là tốt rồi. Anh còn trẻ nên từ từ nó sẽ tốt lên thôi, không có gì phải buồn mấy chuyện vớ vẩn đó. Em thấy phim này anh đóng hay đó ạ", một người hâm mộ khác động viên Bình An.
"Làm bên nghệ thuật và hoạt động showbiz thì những việc như thế này là không tránh được. Mỗi người sẽ có cách cảm nhận và đánh giá khác nhau. Hãy coi những lời lẽ đó là động lực để mình ngày càng phát triển với những vai diễn của mình anh nhé", một người khác chia sẻ.
Trước đó, khi đọc được những phản hồi trái chiều của khán giả, Bình An cũng chia sẻ trên trang cá nhân, anh sẽ tiếp thu để có thể làm tốt hơn ở những vai diễn sau. Nam diễn viên cũng từng chia sẻ với VietNamNet, nhân vật Quân chắc chắn sẽ bị ghét và nếu được lựa chọn, Bình An sẽ không đóng vai như vậy nữa.
Diễn viên Bình An được nhiều người biết đến và yêu mến ban đầu với biệt danh hot boy bởi anh sở hữu vẻ ngoài điển trai, duyên dáng, phong cách. Sau đó, Bình An lấn sân sang lĩnh vực diễn xuất và để lại ấn tượng qua các bộ phim như Zippo, mù tạt và em, Đi qua mùa hạ, Ngược chiều nước mắt, Tình khúc bạch dương, Chạy trốn thanh xuân, Những cô gái trong thành phố, Mối tình đầu của tôi, Tiệm ăn dì ghẻ, 11 tháng 5 ngày, Mặt nạ gương...
Dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về diễn xuất nhưng Bình An vẫn là gương mặt được nhiều khán giả yêu mến.
Hà Lan
">Bình An xin khán giả đừng phán xét cuộc đời mình chỉ vì một vai diễn
Lập kỷ lục Guinness với lông mi dài nhất thế giới
Cụ thể, Ban phụ huynh khối 1 năm học 2020-2021 cho hay, sau khi lãnh đạo trường chia sẻ về các yếu tố giảm trừ khi tính học phí, các phụ huynh đã có đơn kiến nghị.
Thứ nhất, họ không đồng tình mức thu học phí đối với tháng 2 và tháng 5 của năm học 2020-2021 vừa qua (thực tế đã thu). Hiện nhà trường quyết định thu bằng mức 100% học phí học trực tiếp với tháng 2 và 80% đối với tháng 5.
Trong khi đó, theo so sánh thời lượng học của khối 1 thì số tiết học trực tuyến tháng 2 chỉ được 75% thời lượng các con phải được học so với học trực tiếp. Còn tháng 5, số tiết học trực tuyến chỉ đạt 60% thời lượng học trực tiếp (đã bao gồm thời gian thi thử, thi học kỳ).
Do đó, các phụ huynh kiến nghị mức học phí cho tháng 2 năm học 2020-2021 là 80% mức học phí học trực tiếp; mức học phí cho tháng 5 chỉ là 60%.
Tính toán do phụ huynh nhà trường đưa ra. Về học phí online năm học 2021-2022 ở mức 80% học phí trực tiếp mà nhà trường vừa đưa ra, nhòm phụ huynh cũng cho rằng chưa hợp lý và kiến nghị mức 60% so với hình thức học trực tiếp.
“Chúng tôi nghĩ rằng Phòng tài vụ nhà trường trong quá trình tính toán đã nhầm lẫn hoặc không tính toán hết các yếu tố nên mới đề xuất mức thu học phí online bằng 80% so với hình thức học trực tiếp tại trường”, các phụ huynh nêu.
Anh Trương Sơn Hà, Trưởng ban phụ huynh khối 1 Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ:
“Nhà trường đương nhiên có quyền đưa ra mức phí cho các dịch vụ và sau đó trường và phụ huynh sẽ thỏa thuận với nhau để đi đến thống nhất. Trong điều kiện bình thường khi chưa có dịch, phụ huynh đăng ký cho con học và đồng ý với những thỏa thuận với trường. Đó chỉ là sự đồng ý với những thỏa thuận khi học trực tiếp. Tuy nhiên, học trực tuyến là việc phát sinh đột xuất và phụ huynh chưa có sự thỏa thuận về mức phí. Khi có hình thức học mới này, nhà trường chưa làm việc với phụ huynh. Do đó, khi nhà trường quyết định thu như thế thì phụ huynh cảm thấy không được tôn trọng. Chưa kể chất lượng của hai hình thức học là hoàn toàn khác biệt, đặc biệt đối với khối 1. Thậm chí có những cuộc họp mà thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng phải thừa nhận chất lượng học trực tuyến chỉ được khoảng 20-30% học trực tiếp và nói mong phụ huynh thông cảm.
Chưa kể, với hình thức học này, nhà trường còn được “giải phóng” quản lý bán trú và giờ gánh nặng chuyển sang phụ huynh học sinh”.
Anh Hà phân tích, các trường khác thường tính rõ tiền học và tiền các khoản phí khác (như điện nước, hoạt động ngoại khóa, bán trú,...) và đa phần các trường chỉ thu học phí học trực tuyến tính trên phần trăm tiền học, nhưng trường Nguyễn Bỉnh Khiêm lại tính gộp hết vào tổng học phí rồi đưa ra mức phần trăm thu. Như vậy cơ bản phụ huynh sẽ phải chịu nhiều hơn là chỉ là % tiền học (không bao gồm các tiền khác).
Anh Hà dẫn chứng, ví dụ như với hệ chất lượng cao, tiền học (khi học trực tiếp) tại trường là 3,4 triệu đồng/tháng, trong khi nếu tính gộp tổng học phí là khoảng 6 triệu đồng. Như vậy, khi Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tính 80% trên tổng học phí 6 triệu thì phụ huynh sẽ chịu thiệt hơn tính trên tiền học.
“Chúng tôi mong muốn nhà trường cân nhắc, tính toán lại và có sự chia sẻ để đưa ra một quyết định mới với mức học phí hợp lý hơn đối với phụ huynh, học sinh. Đại đa số phụ huynh học sinh có phản ứng tiêu cực với tình huống này nhưng tỷ lệ lớn trong chúng tôi không hy vọng việc chuyển trường cho các con xảy ra. Chúng tôi hy vọng rằng mọi quyết định của chúng ta đều dựa trên trên cách tiếp cận “nhà trường và phụ huynh học sinh giống như một gia đình, có sự thấu cảm chân thành, đồng hành và sẻ chia”, anh Hà kiến nghị.
Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: website nhà trường. Nhà trường nói gì?
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm cho hay, với học sinh tiểu học, khi chuyển sang học trực tuyến, không thể tính theo tiết học như học trực tiếp được. "Bởi nếu tính theo tiết, mỗi ngày học từ 8-10 tiết như trực tiếp ở trường thì học sinh tiểu học không chịu được".
Theo ông Hòa, trên thực tế, đến nửa tháng 2 của năm học 2020-2021 rơi vào thời gian nghỉ Tết (13/28 ngày), chế độ chung này là đương nhiên, không kể học trực tiếp hay trực tuyến. Như vậy, thực tế, tháng 2 sẽ chỉ học trực tuyến trong 2 tuần. Nhưng trường đã dạy bù thêm cho tháng 2 vào 2 tuần cuối của tháng 7. Đối với trẻ con, không thể bắt học ngày từ 8- 10 tiết như khi ở trường được nên chúng tôi đã chấp nhận dạy gấp đôi, 2 tuần thành 4 tuần. Khi dạy đủ 4 tuần thì chúng tôi thu 100% học phí.
Còn tháng 5 thì học được 2 tuần, nhưng chương trình của Bộ GD-ĐT cũng chỉ 3 tuần bởi ngày 25/5 là kết thúc năm học.
"Đáng ra còn 1 tuần nữa là kết thúc năm học, nhưng chúng tôi cũng đã dạy bù 2 tuần vào đầu tháng 8 (từ 2-16/8), để củng cố, ôn tập, kiểm tra và thi. Việc này nếu trực tiếp thì chỉ 1 tuần nhưng trực tuyến nên chúng tôi làm 2 tuần. Như vậy, 3 tuần học thực tế theo chương trình được chúng tôi làm trong 4 tuần. Phụ huynh cũng cần hiểu rằng không thể thi một ngày 10 tiếng được, việc tổ chức ôn tập và thi trong vòng 2 tuần. Phụ huynh cứ nói tính theo tiết, nhưng trước đây, kể cả khi đến trường được, thì thi xong các em vẫn được nghỉ ngơi, ôn tập và chuyển nội dung hoạt động, chờ đến tiết thi sau. 13 môn không thể thi liên tục mà phải có thời gian cách quãng. Như vậy chúng tôi quyết định thu 80% so với học phí trực tiếp ", ông Hòa nói.
Về kiến nghị giảm mức học phí trực tuyến ở năm học tới thay vì mức 80% so với học phí trực tiếp như hiện nay, ông Hòa cho hay, trường không có chủ trương giảm học phí trực tuyến. Đã học thì dù dạy học trực tuyến cũng phải học cho đủ chương trình của Bộ và chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo chất lượng giáo dục, học sinh tiến bộ, hoàn thành chương trình theo đúng biên chế năm học quy định. Phụ huynh nói rằng chất lượng không bằng trực tiếp, điều này chúng ta phải chấp nhận, không ai muốn thế mà do dịch bệnh kéo dài. Bởi khó có thể so sánh trực tuyến được với trực tiếp, nhưng tất cả các nhà trường sẽ đều phải đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến, thiết kế lại chương trình để bảo đảm được chất lượng. Đó là cam đoan của nhà trường và cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ năm học", ông Hòa nói.
Ông Hòa cho hay, nhà trường chỉ trừ đi những khoản không sử dụng đến khi học sinh không đến trường như tiền trải nghiệm, in ấn, nước uống, điện nước, dịch vụ quản lý học sinh cuối buổi,...
"Chúng tôi tính trả lại những phí mà khi học trực tuyến các con không dùng đến và khoảng 18 đến 20%. Như vậy, chúng tôi thu 80% để đảm bảo chất lượng giáo dục, duy trì đội ngũ và duy trì nhà trường. Đây là bài toán của trường, dựa trên sự hạch toán, cân đối nhiều mặt để nhà trường có thể tồn tại được sau dịch bệnh kéo dài, tiếp tục đón các học sinh trở lại trường", ông Hòa nói.
Nói về việc tiền học và các phí khác nhập vào một để tính mức trả chung, ông Hòa cho hay, học phí chỉ thu một khoản là điểm ưu việt và khác biệt của nhà trường, đã thực hiện từ mấy chục năm. "Nhà trường chỉ thu vào chung một khoản là học phí, còn nhiều trường khác đầu năm ngoài tiền học còn thu thêm mấy chục triệu nữa. Mọi năm cũng vì tính ưu việt này mà phụ huynh tin tưởng, cho con vào trường tôi. Giờ khi xảy ra tình huống thì có người đặt lại vấn đề. Năm nay những khoản dịch vụ mà học sinh không sử dụng đến thì chúng tôi trả lại, nhưng những phí như tiền xây dựng trường thì chúng tôi tính vào mức thu chung để duy trì trường lớp", ông Hòa lý giải và cho hay đã có trả lời kèm bảng tính gửi đến các phụ huynh.
"Chúng tôi lắng nghe, giải thích và sự tính toán cũng đã được thực hiện qua trải nghiệm thực tế bao năm nay. Chúng tôi đưa ra các con số như vậy là có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế. Đây là bài toán sống còn của nhà trường, chúng tôi không thể làm khác được. Mong phụ huynh cùng chia sẻ và đồng hành và đã chấp nhận theo trường thì tiếp tục đồng hành, cảm thông và đồng thuận mức học phí trực tuyến. Chúng tôi cũng đã quyết định sẽ hỗ trợ các trường hợp gia đình thực sự khó khăn trong dịch bệnh bằng cách giảm bớt học phí trong thời gian học trực tuyến cho những gia đình đó. Các giáo viên chủ nhiệm sẽ tập hợp danh sách để nhà trường xem xét và quyết định trong thời gian sớm nhất”, ông Hòa nói.
Thanh Hùng
Phụ huynh 'kêu cứu' vì học phí online, Trường phổ thông FPT nói gì?
Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THPT FPT cơ sở Hà Nội gửi 'Đơn kêu cứu' vì không đồng tình mức giảm của nhà trường đối với một số khoản phí khi học online do tác động của dịch Covid-19.
">Phụ huynh phản đối học phí online, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nói gì?
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
Lan Phương cùng chồng Tây và hai con trong sinh nhật 6 tuổi của Lina. Ảnh: FBNV.
Trên trang cá nhân, Lan Phương thường xuyên chia sẻ hình ảnh các con đam mê đọc sách. Bé lớn Lina năm nay mới vào lớp 1 nhưng đã gắn bó với sách từ những năm đầu đời nhờ được truyền sự ham đọc từ mẹ. Mia, con gái thứ hai của Lan Phương mới 6 tháng tuổi nhưng khi chưa đầy 3 tháng tuổi cô bé đã vô cùng háo hức nếu nhìn thấy những cuốn sách màu sắc sặc sỡ trong nhà.
Riêng Lina đọc sách ở mọi lúc mọi nơi, trên máy bay, lúc ở công viên hay khi lên giường chuẩn bị đi ngủ... Lan Phương chia sẻ: "Tôi đọc sách cùng Lina từ khi con còn bé tí như Mia. Đến bây giờ bé toàn bảo mẹ nằm đọc sách của mẹ, con đọc sách của con thôi! Cứ tới giờ đi ngủ là trên giường ngập sách. Thỉnh thoảng muốn làm em bé thì Lina mới bảo mẹ đọc sách cho nghe. Mia cũng bắt đầu nhìn sách chăm chú đến nỗi nước bọt trào hết cả ra miệng, mắt thì sáng trưng".
Cô bé có niềm đam mê đặc biệt với sách. Ảnh:FBNV.
Nữ diễn viên cho biết con gái Lina đọc sách cả hai thứ tiếng: Anh và Việt. Cô bé luôn có tình yêu lớn với sách và thể hiện sự thích thú khi học hỏi những điều mới ở mọi nơi. Lan Phương mong con luôn giữ được tình yêu với sách và việc học sau này.
Không chỉ được thừa hưởng "máu" đọc sách từ mẹ, các con được Lan Phương nuôi dưỡng thói quen đọc sách từ nhỏ.
Nữ diễn viên chia sẻ với VietNamNet: "Từ khi các bé còn nhỏ tôi đã hay đọc sách cùng con và hình thành thói quen trước khi đi ngủ là đọc sách. Tôi khá sáng tạo nên cũng có nhiều cách biến tấu khi đọc sách cho con. Ví dụ có hôm tôi đọc bình thường, có hôm diễn nhân vật thành kiểu khác. Sau khi con đã quá quen với nội dung trong sách tôi chuyển sang hát nên con rất thích. Đó là một trong lý do bạn ấy mê sách và nhiều khi Lina cũng hát như tôi".
Bé Mia cũng rất háo hức mỗi khi thấy sách. Ảnh:FBNV.
Lan Phương cho biết khi mình còn nhỏ, mẹ nữ diễn viên cũng có nhiều sách nên cô bắt đầu làm quen với việc đọc rất sớm. "Những cuốn sách đầu tiên tôi đọc là sách của mẹ. Mẹ kể khi tôi 1 tuổi là bà đã đặt toàn bộ sách của NXB Kim Đồng về cho tôi dù đồng lương của giáo viên rất ít ỏi. Lên 3 tuổi, tôi đã có thể nhớ mặt chữ và bắt đầu đọc. Lina cũng vậy, 3 tuổi là có thể đọc".
Nữ diễn viên cho biết cô mua tất cả sách dành cho thiếu nhi, ban đầu chọn những cuốn có hình vẽ đơn giản cho các con, lớn dần thì cho bé tiếp cận với những truyện đơn giản và nếu con thích loại sách nào cô sẽ mua loại đó. "Điều quan trọng nhất là bố mẹ ở gần và hiểu con đang muốn gì, mua sách con thích thì sẽ kích thích đọc, nếu không thích mà ép đọc thì lâu dần sẽ chán và sợ", Lan Phương chia sẻ bí quyết để giúp các con nuôi dưỡng niềm đam mê với sách.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
">Con gái lai Tây của Lan Phương mê sách từ bé, 3 tuổi đã biết đọc
Andrew Ng, sinh năm 1976, là giáo sư chuyên nghiên cứu về machine learning (học máy) và deep learning (học sâu) - hai nhánh của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ông từng là giảng viên tại Đại học Stanford, đồng sáng lập Coursera, Google Brain và giữ vị trí trưởng nhóm AI tại Baidu.
Năm 2008, Andrew Ng được MIT Technology Review vinh danh là một trong 35 người sáng tạo nhất dưới 35 tuổi trên thế giới. Tháng 9, ông có tên trong Top 100 người có ảnh hưởng nhất lĩnh vực AI do Time bình chọn. Trong hơn 20 năm, Andrew Ng tham gia nhiều dự án trí tuệ nhân tạo và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ này bằng cách phổ cập kiến thức AI thông qua các lớp học trực tuyến.
Robot AI tại Stanford
Andrew Ng từng tham gia phát triển dự án robot trí tuệ nhân tạo (STAIR) khi làm việc tại Đại học Stanford. Năm 2005, việc tích hợp AI lên máy móc của ông là ý tưởng mới mẻ và được kỳ vọng "biến khoa học viễn tưởng thành sự thực". Thay vì lập trình để lặp lại những động tác đơn giản, robot AI của Andrew Ng có khả năng tự học và hoàn thành một số nhiệm vụ khác nhau. Ông cũng tìm cách đưa vào sản phẩm những kỹ thuật phức tạp như thị giác máy tính, học máy, xử lý ngôn ngữ tự động.
Sau hơn ba năm, robot AI của ông đã sử dụng được công cụ, nhận lệnh, phân tích và ra quyết định. Ông cũng công khai dữ liệu từ dự án để các đơn vị khác có thể tìm hiểu và nền tảng do ông phát triển đã trở thành phần mềm mã nguồn mở dành cho robot phổ biến thế giới.
Trực thăng tự hành
Năm 2008, Andrew Ng tiếp tục tham gia dự án trực thăng tự hành (SAHP) tại Đại học Stanford. Kết cấu phi đối xứng và cách chuyển động phức tạp khiến việc đưa chế độ tự hành lên trực thăng không dễ dàng. Để khắc phục, Andrew Ng ứng dụng công nghệ Reinforcement learning (học tăng cường) trong thiết kế AI điều khiển, từ đó giúp trực thăng tự học và cải thiện khả năng tương tác với môi trường.
Ông cũng cho AI học kỹ thuật của phi công chuyên nghiệp tại cuộc thi máy bay mô hình. Kết quả, chỉ sau một ngày, trực thăng có thể thực hiện những động tác bay khó mà không cần sự can thiệp của con người. Thành công này được đánh giá là một cột mốc quan trọng với lĩnh vực machine learning.
Google Brain
Dự án Google Brain ra đời năm 2011 dưới dạng hợp tác nghiên cứu bán thời gian giữa chuyên gia Jeff Dean, Greg Corrado của Google và giáo sư Đại học Stanford Andrew Ng. Mục tiêu của nhóm là nghiên cứu công nghệ deep learning để phát triển AI với khả năng học lượng lớn dữ liệu một cách độc lập, đồng thời đọc hiểu ngôn ngữ, nhận dạng giọng nói, hình ảnh.
Năm 2012, thông qua cơ sở hạ tầng điện toán của Google, Andrew Ng và cộng sự phát triển AI nhận dạng được nội dung cụ thể, như một con mèo trong hàng triệu ảnh kỹ thuật số lấy từ YouTube, mà không cần cung cấp trước thông tin. Thành công này đã thay đổi cách nhìn của giới khoa học về trí tuệ nhân tạo và đặt nền móng cho công nghệ AI tạo sinh.
Hiện kết quả nghiên cứu của Google Brain được ứng dụng vào hàng loạt sản phẩm như trợ lý ảo Google, Google dịch, Google Photos, hay trong tính năng nhận diện giọng nói ở thiết bị Android, chế độ bản đồ StreetView và công cụ tìm kiếm hình ảnh online.
Coursera và khóa học trực tuyến về AI
Đầu năm 2012, Andrew Ng thành lập nền tảng học trực tuyến Coursera với mục tiêu lan tỏa kiến thức khoa học tới mọi nơi trên thế giới. Ông cũng góp phần thúc đẩy phổ cập AI thông qua công ty giáo dục trực tuyến DeepLearning.AI. "Trung bình cứ 1.000 người thì có một người theo một khóa học AI từ tôi", Andrew Ng nói với Time.
Bộ bài giảng trên Coursera trở thành một trong những khóa học đầu tiên về chủ đề machine learning. Các nội dung hướng đến người mới, cung cấp những kiến thức cơ bản để có thể nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực AI. Hiện tại, bộ bài giảng thu hút hơn 4,8 triệu người và được đánh giá là "phương pháp tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về học máy".
Sau 11 năm, Coursera có hơn 7.000 khóa học thuộc nhiều lĩnh vực như y dược, sinh học, khoa học xã hội, toán học, kinh tế học. Nền tảng cũng liên kết với các trường đại học danh tiếng và công ty công nghệ lớn để chuẩn hóa chất lượng giảng dạy.
Andrew Ng giữ chức CEO tại Coursera trong giai đoạn thành lập. Năm 2014, ông chuyển sang Baidu nhưng vẫn giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị tại công ty cũ. Hiện Coursera tiếp tục mở rộng hệ thống và đã đạt hơn 100 triệu học viên đăng ký tính đến tháng 4.
Landing AI
Landing AI là công ty về thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley do Andrew NG thành lập năm 2017. Công ty tiên phong với cách tiếp cận AI lấy dữ liệu làm trung tâm (data-centric AI), giúp các công ty có bộ dữ liệu hạn chế vẫn có thể nhanh chóng nắm bắt được giá trị kinh doanh của AI và chuyển các dự án AI từ giai đoạn thử nghiệm khái niệm sang sản xuất quy mô lớn.
Landing AI tạo ra hai sản phẩm đột phá gồm Landing Lens và Visual Prompting. Trong đó, thông qua công nghệ học sâu, Landing Lens cho phép doanh nghiệp phân tích quy trình kiểm tra, đánh giá tình trạng sản phẩm, loại bỏ sản phẩm lỗi, từ đó giúp nâng chất lượng đầu ra và tối ưu hóa các chi phí hoạt động. Đằng sau hai sản phẩm là gần 20 bằng sáng chế đột phá trong lĩnh vực thị giác máy tính, giúp công ty dẫn đầu về thị trường thị giác máy tính đến nay.
Andrew Ng sẽ xuất hiện tại sự kiện FPT Techday 2023 Ngày 24/10, Andrew Ng sẽ tới Việt Nam và tham dự Diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2023 do FPT tổ chức tại Hà Nội.
Bích Đào
">Bộ sưu tập sản phẩm công nghệ AI đồ sộ của Andrew Ng
Stefani Chaglar (5 tuổi, đến từ Thổ Nhĩ Kỳ) từng "gây bão" mạng bằng những hình ảnh mặc đầm "nhái" lại y xì các thiết kế đã được sao diện khi đi thảm đỏ. Gần đây, cô bé đáng yêu tiếp tục "đốn tim" cộng đồng mạng bằng bộ ảnh mới với các trang phục cầu kỳ, ấn tượng hơn. Những bộ đồ lộng lẫy nhưng đắt đỏ ngôi sao diện đến thảm đỏ được trang Bored Panda ví như chiếc váy của nàng Lọ Lem. Đối với người bình thường, chúng chỉ có thể xuất hiện trong giấc mơ. Stefani may mắn hơn các bé gái khác ở chỗ có mẹ là người rất khéo tay. Mẹ Stefani như bà tiên trong truyện cổ tích có thể biến giấc mơ thành hiện thực, giúp cô bé hóa thân thành bất cứ người nổi tiếng nào. Mới 5 tuổi nhưng Stefani đã được khoác lên mình đủ loại váy dạ hội với nhiều kiểu dáng, màu sắc và đặc biệt là sang chảnh không kém bản gốc. Không trang phục nào có thể ngăn cản được sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của mẹ Stefani. Trước loạt ảnh dễ thương này, nhiều dân mạng tỏ ra thích thú. Tài khoản Evalgar Cia bình luận: "Đúng là tủ đồ quá mức tuyệt diệu. Hãy luôn giữ nụ cười hồn nhiên đó trên môi nhé nàng công chúa bé nhỏ". Người dùng Tracyde lại bày tỏ: "Tuyệt vời! Tôi không thể tưởng tượng mẹ bé đã phải vất vả như thế nào để tạo ra những bộ cánh hoành tráng như vậy. Tôi rất thích xem hình ảnh của Stefani". Những thiết kế đến từ sàn diễn thời trang cũng được mẹ Stefani "nhái" lại cho con gái mặc. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng cô bé mặc đẹp hơn cả người mẫu. Michelle Muirhead đùa: "Stefani xinh hơn người mẫu nhiều. Cô bé cười và trông không giống người ngoài hành tinh như cô kia". Ai muốn hóa thân thành "công chúa nhạc đồng quê" Taylor Swift trong bộ váy hở vai màu hồng pha vàng nhạt ngọt ngào giống Stefani? Mẹ Stefani sử dụng giấy báo để làm cho cô bé một bộ đầm sang trọng, độc đáo không kém mỹ nhân Anne Hathaway. Chi tiết hoa hồng đính trên phần đuôi váy ở bản gốc cũng được cô tỉ mỉ tạo hình sao cho giống nhất. Thường đăng tải ảnh mặc những bộ trang phục giống y chang người nổi tiếng, Instagram của cô bé đáng yêu thu hút tới hơn 279.000 lượt theo dõi.
Theo Zing.vn'Quả bom sex' nước Anh gây sốc khi diện đồ như không mặc
- Ngôi sao truyền hình thực tế - Chloe Ferry đã khiến cho không ít người phải “đau đầu” với bộ trang phục mặc như không mặc.
">Bé gái 5 tuổi 'gây bão' với bộ ảnh cosplay sao nổi tiếng đi sự kiện