- Em và người yêu quen nhau 6 năm rồi,ốmẹngườiyêuchêxấlich thi đau bong đa tuy nhiên chưa bao giờ đi quá giới hạn.
TIN BÀI KHÁC
Xin lỗi anh, em chỉ là ... gái hư- Em và người yêu quen nhau 6 năm rồi,ốmẹngườiyêuchêxấlich thi đau bong đa tuy nhiên chưa bao giờ đi quá giới hạn.
TIN BÀI KHÁC
Xin lỗi anh, em chỉ là ... gái hưTrên thực tế, nhiều địa phương đã tiến hành các hoạt động chăm lo cho người cao tuổi đều đặn, thường xuyên. Trong đó, TPHCM là địa phương đi đầu hoạt động khám sức khỏe miễn phí cho tất cả người cao tuổi trong năm 2024.
Năm 2023, UBND TPHCM ban hành kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong giai đoạn 2024 - 2025. Thành phố sẽ chi gần 150 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho trên 1 triệu người cao tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có), giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống.
Sở Y tế TPHCM cho biết tới tháng 9/2024, hơn 230.000 người cao tuổi trên địa bàn thành phố được khám sức khỏe, chiếm tỷ lệ 19,5%. Riêng trong tháng 8 có hơn 50.000 người thăm khám.
Qua báo cáo của các quận, huyện, tính đến ngày 31/8, có 5 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe cao nhất là: Bình Chánh (47,8%); Cần Giờ (45,8%); Quận 11 (30,8%); Phú Nhuận (28,7%); Quận 4 (26,9%).
Trong khi đó, thành phố Hà Nội cũng chỉ đạo các cấp Hội người cao tuổi phối hợp với các Trung tâm y tế, bệnh viện và Trung tâm chăm sóc người cao tuổi thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe, phấn đấu 100% người cao tuổi trên địa bàn được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý sức khỏe.
Theo thống kê vào tháng 3, Hà Nội có hơn 1 triệu người cao tuổi. Thành phố thực hiện trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho gần 80.000 người cao tuổi có công với cách mạng; trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 83.000 người.
Thời gian tới, thành phố rà soát đầu tư, cải tạo nâng cấp các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và Trung tâm bảo trợ xã hội; hoàn thành việc sửa chữa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó có người cao tuổi. Đồng thời, tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, phấn đấu 100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, lập sổ quản lý sức khỏe; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 100% người từ 70 tuổi trở lên chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Số tiền để chi trả cho cuộc phẫu thuật nếu tìm được người tình nguyện hiến gan phù hợp lên tới hơn 2 tỷ đồng. Chi phí này còn có thể phát sinh nhiều hơn sau cuộc phẫu thuật. Đây là con số quá khủng khiếp so với đồng lương ít ỏi của cặp vợ chồng vốn là giáo viên – quân nhân.
“Hay em bán tạng để có tiền cứu anh ấy”, cô Thanh vừa khóc, vừa nói với đồng nghiệp qua điện thoại. Có người khuyên cô nên đưa chồng về nhà, người lại âm thầm gom góp, nhưng tổng số tiền kêu gọi được cũng không thấm vào đâu.
Cô Thanh nằm trên giường bệnh sau ca ghép gan cho chồng.
Vài tuần trước đó, chồng của cô Thanh, anh Đổng Tiến Thảo (44 tuổi) thấy mình có biểu hiện vàng mắt, vàng da. Đồng nghiệp khuyên anh nên tới bệnh viện để kiểm tra thật kỹ. Tại đây, anh được bác sĩ yêu cầu phải nhập viện gấp. Sau gần 3 ngày lọc huyết tương, anh rơi vào hôn mê sâu, mất ý thức, tiên lượng rất xấu.
“Bác sĩ nói cần phải phẫu thuật ghép gan gấp, nếu không thời gian sống còn lại của anh Thảo sẽ chỉ được tính bằng tháng”, cô Thanh nói.
Nhưng trong số các anh em, họ hàng, không ai có gan phù hợp. Dù chỉ nặng vỏn vẹn hơn 40kg, lại mắc bệnh đại tràng, nhưng cô Thanh vẫn xin bác sĩ cho được kiểm tra các chỉ số. May mắn, kết quả xét nghiệm cho thấy, gan của cô Thanh tương thích với chồng.
Tình thế cấp bách, nghĩa tình vợ chồng khiến cô không đắn đo, quyết định hy sinh một phần cơ thể của mình để cứu lấy anh.
“Ở thời điểm ấy, thay vì sợ hãi, tôi cảm thấy mừng nhiều hơn vì biết đó là tia hy vọng cuối cùng để duy trì sự sống cho chồng mình. Dù cho chỉ có thể kéo dài thêm vài năm, thậm chí vài tháng, tôi cũng không muốn bỏ cuộc”, cô Thanh nói.
Không lâu sau, ca ghép gan của anh Thảo được thực hiện, kéo dài suốt 8 tiếng đồng hồ. May mắn, mọi chuyện sau đó đều diễn ra suôn sẻ.
Hai vợ chồng gặp nhau sau nhiều ngày nằm trên giường bệnh
Nằm trong phòng hậu phẫu, cô Thanh được người nhà cho gặp chồng mình qua màn hình điện thoại. Dù không nói được với nhau câu nào, nhưng cả hai đều rơi nước mắt.
“Giây phút khó khăn nhất trong cuộc đời, cuối cùng cả hai đều đã có thể vượt qua. Phía trước chắc chắn còn rất nhiều chông gai, nhưng điều may mắn nhất, là gia đình vẫn toàn vẹn mà không phải thiếu đi bất cứ thành viên nào”, cô Thanh nói.
Chứng kiến câu chuyện của đồng nghiệp, cô giáo Nguyễn Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Lạc xúc động xen lẫn sự khâm phục.
“Cô Thanh vốn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, đã có 19 năm trong nghề và có nhiều lứa học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Cả hai vợ chồng cô đều sống rất sống tình cảm, hiền lành nên khi nghe hoàn cảnh, đồng nghiệp, học trò ai cũng thấy thương. Không ai bảo ai, mọi người đều góp sức chung tay ủng hộ.
Thậm chí, có những em học trò vùng cao tích góp từ 1.000 – 2.000 đồng để ủng hộ cho cô giáo. Dù vậy, số tiền gom góp được cũng không thấm vào đâu do chi phí phẫu thuật quá cao”.
Cô Thanh vốn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, đã có 19 năm trong nghề và có nhiều lứa học sinh đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Ngày chồng tỉnh lại sau phẫu thuật, cô Thanh mừng vui, nhưng đêm về lại nằm khóc vì chưa biết sẽ phải xoay sở thế nào để trả hết số tiền còn vay nợ và ân nghĩa của người thân, bạn bè, đồng nghiệp dành cho mình.
“Có lẽ phải hơn 20 năm nữa, hoặc có thể lâu hơn, cả hai vợ chồng mới có thể trả hết số nợ này. Nhưng tôi biết rằng, xung quanh mình còn quá nhiều người yêu thương, quan tâm, nên mình vẫn phải cố gắng nhiều hơn nữa để bước tiếp”, cô Thanh nói.
LTS:Độc giả có thể chia sẻ, hỗ trợ cô giáo Nguyễn Thị Nam Thanh qua địa chỉ: Trường THPT Tân Lạc; Số điện thoại: 0354980170. Số tài khoản: 3007215006631 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. |
Thời Vũ
15 năm qua, chị bị hỏng mắt, hỏng tai nhưng anh vẫn luôn ở bên chăm sóc, yêu thương như ngày chị còn là một cô giáo xinh đẹp, trẻ trung.
">Không chỉ VNDIRECT, trong cảnh báo phát ra vào ngày cuối cùng của tháng 3/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, đã phát hiện xu hướng tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware tăng cao. Cụ thể, cơ quan này cho biết, gần đây, một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã bị sự cố tấn công, gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Nhấn mạnh các doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam đều có thể trở thành nạn nhân của tấn công ransomware, các chuyên gia an toàn thông tin trong nước cũng lưu ý thêm, mục tiêu chính của các nhóm tấn công ransomware thời gian gần đây là những máy chủ dễ bị tấn công, nơi có nhiều dữ liệu quan trọng và cơ hội lớn để đòi tiền chuộc.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực an toàn thông tin, trong nội dung chia sẻ ngày 29/3 liên quan sự cố tấn công ransomware vào hệ thống VNDIRECT, đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng cho hay: Tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền là hình thức tấn công mạng không mới song lại đang trở nên khá phổ biến những năm gần đây. Các tổ chức tài chính, chứng khoán luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhóm tấn công ransomware.
Thực tế, nhiều “ông lớn” tài chính, công nghệ, truyền thông trên thế giới cũng từng bị tấn công ransomware gây ra các sự cố gián đoạn hoạt động kéo dài. Có thể nói, đến nay tấn công ransomware đã trở thành ‘vấn nạn’ chung của mọi doanh nghiệp, tổ chức trên toàn cầu, nhất là các tổ chức tài chính, ngân hàng hay những đơn vị quản lý, xử lý nhiều dữ liệu người dùng. Vấn nạn này đặt ra cho các doanh nghiệp bài toán phải tăng cường bảo mật, bảo vệ an toàn các hệ thống thông tin.
Dưới đây là một số cuộc tấn công ransomware xảy ra trong năm ngoái nhắm vào các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, y tế, truyền thông, tài chính... theo tổng hợp của Cục An toàn thông tin:
Lehigh Valley Health Network
Trung tuần tháng 2/2023, Brian Nester, Giám đốc điều hành của Lehigh Valley Health Network (LVHN) cho biết, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế này đã hứng chịu một cuộc tấn công ransomware vào ngày 6/2 cùng năm. LVHN đã bắt đầu điều tra và liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật sau khi phát hiện hoạt động bất thường. Đại diện LVHN xác nhận rằng, cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hệ thống máy tính mà đơn vị sử dụng để lưu trữ “hình ảnh bệnh nhân để điều trị ung thư bằng bức xạ và các thông tin nhạy cảm khác”.
Giám đốc điều hành của Lehigh Valley Health Network cũng cho biết thêm, nhóm BlackCat đứng đằng sau vụ tấn công và yêu cầu một khoản tiền chuộc nhưng LVHN từ chối trả. Sau khi LVHN từ chối trả tiền, vào tháng 3/2023, BlackCat đã đăng tải hình ảnh nhạy cảm của bệnh nhân để tăng áp lực.
Dish Network
Nhà cung cấp truyền hình vệ tinh Mỹ Dish Network phải hứng chịu một cuộc tấn công ransomware vào ngày 23/2/2023. Sự cố khiến hệ thống mạng của nhà cung cấp này bị ngừng hoạt động và ảnh hưởng đến dữ liệu của hơn 290.000 cá nhân, chủ yếu là nhân viên của công ty. Không có nhóm ransomware nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công ransomware nhắm vào Dish Network.
TSMC
Vào tháng 6/2023, Sangfor FarSight Labs phát hiện nhóm ransomware LockBit liệt kê TSMC trên trang web LockBit 3.0. Công ty TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp chất bán dẫn lớn nhất của Apple.
TSMC xác định Kinmax Technology, một trong những nhà cung cấp của công ty, là nạn nhân chính của vụ vi phạm và nhóm tấn công LockBit đã yêu cầu khoản tiền chuộc 70 triệu USD. Nhóm LockBit tuyên bố chiếm quyền truy cập vào mật khẩu, thông tin đăng nhập và điểm truy cập mạng của TSMC sau cuộc tấn công vào Kinmax Technology; Đồng thời chúng đe dọa tiết lộ thông tin nhạy cảm nếu TSMC từ chối thực hiện thanh toán.
Johnson Controls
Cuối tháng 9/2023, Johnson Controls - Nhà cung cấp công nghệ chuyên về các tòa nhà, không gian thông minh đã nhận được yêu cầu tống tiền trị giá 51 triệu USD từ nhóm hacker Dark Angels để cung cấp bộ giải mã và xóa dữ liệu bị đánh cắp. Nhóm tấn công ransomware này tuyên bố đã đánh cắp khoảng 27 terabyte dữ liệu và mã hóa máy chủ ESXi của Johnson Controls. Điều đặc biệt lo ngại là trong số dữ liệu bị đánh cắp có thể bao gồm dữ liệu của một cơ quan Chính phủ tại Mỹ tiết lộ thông tin bảo mật về hợp đồng của bên thứ ba cùng sơ đồ mặt bằng của một số cơ sở của cơ quan này.
MGM Resorts
Tháng 9/2023, hacker đã đánh cắp thông tin nhận dạng cá nhân của khoảng 10,6 triệu khách hàng của MGM Resorts, đơn vị cung ứng dịch vụ giải trí quy mô toàn cầu. MGM Resorts được cho là đã từ chối đáp ứng yêu cầu tiền chuộc của tin tặc. Trong khi đó, Caesars Entertainment, công ty cũng bị tấn công bằng ransomware vào thời gian đó, được cho là đã trả khoảng 15 triệu USD trong số 30 triệu USD mà hacker yêu cầu để ngăn chặn việc tiết lộ dữ liệu bị đánh cắp.
CDW
Vào tháng 10/2023, CDW là nạn nhân của một cuộc tấn công bằng ransomware. Công ty về sản phẩm và dịch vụ CNTT này cho biết, họ phải “giải quyết một vấn đề bảo mật CNTT riêng biệt” khi nhóm ransomware khét tiếng LockBit tuyên bố đã đánh cắp dữ liệu trong một cuộc tấn công mạng. Nhóm tấn công này đã công bố một cảnh báo trên trang web của mình rằng CDW phải trả khoản tiền chuộc 80 triệu USD nếu không dữ liệu sẽ bị tiết lộ.
ICBC
Chi nhánh tại Mỹ của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã bị tấn công bằng ransomware làm gián đoạn giao dịch trên thị trường Kho bạc Mỹ tháng 11/2023. Một số chuyên gia và nhà phân tích về ransomware cho biết, một băng nhóm tội phạm mạng có tên Lockbit được cho là đứng sau vụ tấn công. Tuy nhiên, ICBC không bình luận về việc liệu Lockbit có đứng sau vụ tấn công hay không.