您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Em là vợ của anh không?
Kinh doanh94692人已围观
简介Anh có muốn em là vợ anh không ?àvợcủaanhkhôlịch bóng đá giao hữu quốc tếLà mẹ của những đứa con xin...

Anh có muốn em là vợ anh không ?àvợcủaanhkhôlịch bóng đá giao hữu quốc tế
Là mẹ của những đứa con xinh yêu của anh, em cộng lại
Rồi chúng mình cùng nhau xây dựng
Một mái ấm yêu thương rộn rã tiếng cười giòn
Anh và em thêm cả những đứa con
Sẽ vun đắp cho con đường phía trước
Chúng sẽ là chị em thân thiết
Có mẹ hiền, có bố giỏi và sẽ có em ngoan!
Em không phải một cô gái giỏi giang
Không đội đá vá trời làm những điều vĩ đại
Em chỉ là em, một mình nuôi đứa con thơ dại
Biết bao dung,che chở biết yêu thương
Em sẽ là một người mẹ đủ dịu hiền
Là một người con dâu biết thảo thơm cha mẹ
Là một người vợ ở bên anh vui vẻ
Ủng hộ anh trên mọi bước đường đời
Em chỉ là em, chỉ có sự chân thành tình thương với các con
Và em cũng ngưỡng mộ anh - người đàn ông bình dị
Muốn cùng được nâng niu một hạnh phúc gia đình!
Anh có muốn Em là vợ của anh không?
Minh Tâm
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo U20 Iraq vs U20 Jordan, 14h00 ngày 19/2: Tiếp tục dẫn đầu
Kinh doanhHồng Quân - 18/02/2025 15:48 Nhận định bóng đ ...
阅读更多Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn cho sinh viên sư phạm
Kinh doanhNghị định này áp dụng đối với sinh viên học trình độ ĐH, CĐ các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ ĐH, CĐ các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi. Không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo.
Ngoài tiền học phí, sinh viên sư phạm còn được hỗ trợ phí sinh hoạt
Nghị định cũng nêu rõ chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt.
Cụ thể, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.
Cùng đó, sinh viên sư phạm còn được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Ảnh minh họa: Thanh Tùng Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành.
Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chi trả trực tiếp cho cơ sở đào tạo giáo viên kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên sư phạm theo cơ chế Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đối với các sinh viên sư phạm thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Đối với kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm trong chỉ tiêu Bộ GD-ĐT tạo thông báo nhưng không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ sở đào tạo giáo viên được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm chi trả tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm thông qua tài khoản tiền gửi của sinh viên tại ngân hàng.
Nghị định cũng đưa ra mức bồi hoàn kinh phí hỗ trợ.
Cụ thể, đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp (1).
- Hoặc sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng (2).
- Hoặc sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học (3).
Các đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
- Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng.
- Hoặc sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, dù chưa đủ thời gian theo quy định, nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục.
- Hoặc sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian tối thiểu gấp 2 lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng.
Sinh viên sư phạm nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học.
Sinh viên sư phạm dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học vì lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này nhưng thời gian hưởng không vượt quá thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Về thủ tục đăng ký hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng tuyển, sinh viên sư phạm nộp Đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến cơ sở đào tạo giáo viên theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có).
Cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm đã trúng tuyển, phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên xét chọn bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc nhận đơn đăng ký, cơ sở đào tạo giáo viên thống nhất với cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu để xác nhận và thông báo cho sinh viên sư phạm được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và xét duyệt các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm trong phạm vi chỉ tiêu Bộ GD-ĐT thông báo và không thuộc chỉ tiêu đặt hàng.
Cách tính chi phí bồi hoàn
Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm (1) và điểm (3) ở trên phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm (2) phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
- T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020 và áp dụng bắt đầu từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.
Sinh viên sư phạm đã trúng tuyển và đào tạo từ năm học 2020 - 2021 trở về trước thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 86 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 cho đến khi tốt nghiệp.
Thanh Hùng
SV Sư phạm không vào diện 'đặt hàng' có được hỗ trợ 3,63 triệu/tháng?
Nhiều sinh viên dự kiến vào các ngành sư phạm băn khoăn về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
">...
阅读更多5 bí quyết giảm cân sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Kinh doanh- Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện giảm cân sau sinh, nhưng không phải đây là một điều gì đó mang nghĩa tiêu cực.Bất ngờ với công thức giảm cân đơn giản tại nhà với thanh long"> ...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2: Khách đi tiếp
- Hoa hậu Lâm Ngọc Vị hẹn hò đại gia bất động sản chưa ly hôn vợ
- Hình ảnh phổi bị thuốc lá điện tử tàn phá nghiêm trọng
- Đề nghị truy tố 9 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà
- Nhận định, soi kèo Ajax vs Saint
- Á hậu Thụy Vân lột xác với đầm xuyên thấu, xẻ sâu táo bạo
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Duhok vs Dhofar, 22h59 ngày 19/2: Không còn động lực
-
- Câu chuyện tình yêu tan vỡ của một cặp đôi yêu nhau 9 năm đang được chia sẻ và lan truyền rộng khắp các diễn đàn dành cho giới trẻ. NEU Confessions – diễn đàn “thú nhận” giấu tên dành cho sinh viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân – hôm 27/2 có đăng tải câu chuyện tình yêu cảm động nhưng không thành của một bạn nữ cựu sinh viên của trường.
Theo nội dung chia sẻ của cô gái này, tình yêu của họ bắt đầu từ khi cả hai còn đang học lớp 11. Trải qua biết bao sóng gió, khó khăn, sự ngăn cản của bố mẹ, họ đã chứng minh và thuyết phục được hai bên gia đình chấp thuận. Thậm chí, sau bao năm vất vả làm việc, tích cóp, họ còn mua được một mảnh đất để an cư lập nghiệp.
Nhưng một ngày kia chàng trai về nhà, nói với cô gái rằng anh đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình với một cô gái khác. Hụt hẫng, đau buồn, cô gái chia sẻ nỗi niềm của mình với những người xa lạ.
Nguyên văn chia sẻ của cô gái:
Cái giá phải trả của tình yêu.
Quen nhau 14 năm, hơn 9 năm yêu nhau. Em luôn tin rằng chúng ta là mối tình đầu cũng là tình cuối của nhau.
Anh có nhớ năm lớp 11, khi anh bẽn lẽn đứng nơi cổng trường đợi em, đưa cho em lá thư tỏ tình nói đã thích em từ rất lâu rồi? có thể anh quên giây phút ấy, nhưng em thì không.
Anh có nhớ năm lớp 12, em bị bố đánh gẫy chân, còn anh cũng bị mẹ giam lỏng ở nhà chỉ vì biết chúng ta yêu nhau không? vì gia đình 2 chúng ta đều quá nghiêm khắc, em và anh tự hứa với lòng mình sẽ không liên lạc nhiều, sẽ học tập thật tốt để chứng minh cho bố mẹ thấy rằng chúng ta nghiêm túc với mối quan hệ này.
Anh có nhớ chúng ta đã hẹn nhau cùng vào NEU, cùng học một ngành để sau này được nhìn thấy nhau cả ngày , được gắn bó tương lai với nhau? Ngày đầu tiên nhập học tại NEU, 2 chúng ta cứ đứng nhìn nhau khóc. Anh nhớ không?
Anh có nhớ những ngày tháng nghèo khổ đói rách - nhưng hạnh phúc của thời sinh viên ta đã trải qua cùng nhau? Những ngày cùng học, cùng đi làm thêm, cùng đi tình nguyện, cùng vẽ ra những viễn cảnh về ngày mai? Những ngày mà chúng ta không toan tính không muộn phiền, chỉ lạc quan nhìn về phía trước ấy anh có còn nhớ ?
Anh có nhớ cách đây mới 1năm, khi chúng ta vừa mua được mảnh đất bằng chính sự nỗ lực của 2 đứa, để chứng minh cho gia đình về tình cảm dài lâu, chúng ta đã quỳ xuống cầu xin 2 gia đình chấp thuận như thế nào không? Để rồi một lần nữa chúng ta ôm nhau khóc, khi mẹ anh gật đầu, khi bố em im lặng đồng ý. Chúng ta đã mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ, và giấc mơ đó chưa bao giờ gần đến thế.
9 năm, kỉ niệm kể làm sao hết, giữa chúng ta không đơn thuần là tình yêu, mà còn là tình thân, là những gì ấm áp gắn bó nhất trong tim nữa. Vậy mà sao, khi chỉ còn cách cái giấc mơ đó một chút thôi, anh lại đành lòng phá bỏ tất cả?
Tại sao anh lại về nhà và nói trong nước mắt với em, rằng anh đã tìm thấy tình yêu đích thực của đời mình , với một cô gái khác? Tại sao anh lại có thể cầu xin em buông tha anh, để anh đến với tình yêu của anh, để anh được sống với đúng bản thân mình? tại sao anh lại có thể nói với em rằng tình cảm với cô gái đó mới là tình yêu, là thứ anh không kiểm soát nổi, là người anh không thể sống thiếu? Nếu đó là tình yêu, vậy còn 9 năm của chúng ta, là cái gì? Nếu cô gái đó là tình yêu thực sự của anh, vậy còn em , là ai?
Những ngày em đau ruột thừa, là ai chân trần cõng em từ Đại La chạy ra bệnh viên Thanh Nhàn giữa mùa đông lạnh giá, là ai đã nắm chặt tay em, ở cạnh em bao nhiêu ngày đêm không rời mắt? Nếu đó không phải là tình yêu?
Những ngày em đi làm thêm trên mãi Hồ Tây, là ai đã cặm cụi đưa đón em đi về, chỉ vì không muốn em đạp xe một mình xa như vậy, không muốn em cô đơn? Những ngày đầu mới đi làm, anh phải đi công tác xa, là ai đã lặn lội phi xe máy hàng trăm cây về Hn trong đêm , chỉ vì "nhớ em quá"? chỉ để nhìn em một chút, lại tất tả đi? Nếu đó không phải là tình yêu?
Những ngày chúng ta tiết kiệm từng đồng xu một, để dành mua nhà mua đất và chuẩn bị đám cưới, bữa cơm chỉ có mỗi đĩa rau và đậu phụ, mà ai nói với em rằng được ăn với nhau, được ăn cơm em nấu đã là hạnh phúc nhất của anh? Nếu đó không phải là tình yêu?
Anh có chút nào nghĩ về những giây phút ấy khi anh nói rằng giữa chúng ta không phải là tình yêu? Khi anh cầu xin em buông tay anh để anh đến với một người con gái khác? Nếu là anh, anh sẽ làm được chứ?
Anh nói anh nợ em quá nhiều. Đúng, anh nợ em rất nhiều. Nợ em 9 năm bên nhau, nợ em một đời hạnh phúc, nợ em những tình yêu và tin tưởng em đã gửi gắm cho anh hết lòng. Còn em, em cũng nợ anh 9 năm thanh xuân, nợ anh những ân cần và yêu thương anh đã trao cho em. Suy cho cùng, em đau đớn, em tiếc nuối, em không đành lòng, nhưng em cũng không hề thiệt thòi gì cả.
Em không đủ cao thượng để chúc anh và cô ấy hạnh phúc, em thậm chí còn rất muốn chỉ thẳng vào mặt anh và người con gái ấy, rằng để tôi xem các người hạnh phúc được bao lâu, để tôi xem cái các người gọi là tình yêu đích thực ấy kéo dài được bao lâu.
9 năm qua, em không tiếc, em chỉ tiếc rằng mình đã yêu quá nhiều, đã tin quá nhiều. Sau tất cả, em chỉ còn một điều duy nhất để nói với anh, chúng ta không ai nợ ai nữa, lời hứa về một đời hạnh phúc, em sẽ giữ lại cho riêng mình.
Chuyện tình của cặp đôi ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Rất nhiều trang cá nhân, diễn đàn dành cho người trẻ đăng tải lại câu chuyện. Cư dân mạng cũng được dịp đoán thử nguyên nhân chàng trai chia tay cô gái.
Thậm chí, có một thành viên chia sẻ rằng chàng trai trong câu chuyện là bạn mình và lý do chàng trai chia tay người yêu là do anh ta mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, không muốn cô gái đau buồn và tốn tiền chi phí chữa trị cho anh – những đồng tiền mà cô đã phải rất vất vả mới có được, nên đã nói lời chia tay. Tuy nhiên, thực hư của những chia sẻ này chưa được xác minh.
Hàng ngàn lượt comment chỉ tính riêng trên NEU Confessions Câu chuyện tình yêu này cũng nhận được rất nhiều chia sẻ thú vị của các bạn trẻ. Một bạn viết: “Thử thách của người phụ nữ là khi người yêu, chồng họ có đôi bàn tay trắng.Thử thách của người đàn ông là khi trong tay họ có tất cả. Đa phần con gái sẽ vượt qua thử thách đó...1 mình”.
“Thật cảm động! 9 năm..... chia tay vì 1 lý do không phải là tình yêu. Nhưng em nghĩ cả chị và anh ấy đều không hối hận cho đến bây giờ. Có người yêu nhau một vài tháng đến được với nhau và ở bên nhau cả đời. Có người yêu nhau cả 9 năm nhưng rồi cũng chia tay. Tất cả nó là cái duyên chị ạ! Chúc chị tìm được hạnh phúc mới cho mình! Nhớ lấy lại đất nhé chị”– một bạn gái khác bình luận an ủi đầy hài hước.
"Bởi vì đã đầy đủ hơn, ấm no hơn, người ta dễ dàng quên mất đi thời gian khốn khó, người gồng gánh với mình, không chê mình nghèo mà ở bên. Cuộc đời này biến cố lớn nhất mới chính là lòng người. 9 năm cũng không phải ngắn nhưng không thể lấy đi tất cả của chị được. Chị hãy cứ xinh đẹp, mạnh mẽ và toả sáng, môt người con gái tốt như chị sẽ xứng đáng với người tốt hơn anh ta”.
“Học NEU mà nhiều anh đầu óc chán nhể. Cho dù thế nào đi chăng nữa việc chia tay 1 cô gái yêu 9 năm trời để theo 1 đứa mới toanh là phi vụ đầy rủi ro”– một nam sinh viên hài hước.
Liên hệ với người quản trị trang NEU Confessions, anh cho biết bản thân các "admin" cũng không biết danh tính của người chia sẻ, "vì bài viết được gửi lên page theo dạng ẩn danh trên "google doc". Chỉ khi nào họ tự liên hệ với page thì mới xác nhận được".
- Nguyễn Thảo
Nữ sinh tự thú về mối tình 9 năm không thành
-
Tôi luôn biết hôn nhân không phải màu hồng. Hôn nhân đầy những ràng buộc và trách nhiệm, sức ép phải làm tròn vai trò của một người vợ, một người chồng, một người cha/mẹ, sức ép của kẻ kiếm tiền nuôi gia đình, sức ép của nhà ngoại giao đối nội, đối ngoại. Hôn nhân dễ khiến người ta rơi vào vòng xoáy của những điều quen thuộc nhàm chán, đến mức tới một lúc nào đó, người ta quên rằng từng có biết bao cảm xúc yêu dành cho nhau bùng cháy dữ dội trong tim mình, từng vì yêu mà mạnh mẽ vượt qua tất cả, chỉ cốt để đến được với nhau.
Đến được với nhau rồi, làm gì còn cảnh hồi hộp mong chờ gặp nhau mỗi sáng, nghĩ đến nhau cả ngày. Làm gì còn cảnh mỗi tối mỗi đêm thức thật khuya để nhắn tin, gọi zalo nói với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới biển trước khi chìm vào giấc ngủ. Bởi hôn nhân đã kéo hai người lại gần nhau tới mức ăn chung mâm, ngủ chung giường, đêm cùng nhắm mắt sáng cùng thức giấc, gần tới nỗi không còn cảm thấy cần phải nhớ nhau.
Tôi và anh, đã rơi vào vòng xoáy của những điều quen thuộc đến nhàm chán như thế. Nhưng tôi thấy bình thường. Chẳng phải mọi cuộc hôn nhân sau 5 năm đều như thế hay sao?
Khi yêu vì để đẹp lòng nhau mà nói toàn lời có cánh, kết hôn rồi chỉ cần không cãi nhau là được.
Khi yêu luôn làm mọi thứ để mình xuất hiện lúc nào cũng đẹp nhất trong mắt người kia, kết hôn rồi quần lò xo, áo nhàu nhĩ, chiếc áo con trước là “vũ khí sát trai” giờ được thay bằng “áo bà già” màu cháo lòng, nhưng được sống thoải mái với chính mình là được.
Chẳng phải thế sao? Hay “yêu em vì em là chính em chứ không phải ai khác” là câu nói chỉ có trong tiểu thuyết ngôn tình?
Ở một thời điểm nào đó của sự thoải mái quá mức trong thói quen nhàm chán của hôn nhân, có lẽ tôi đã sai, trở nên thờ ơ thậm chí ngượng ngùng, lạ lẫm với việc bày tỏ tình cảm yêu thương vợ chồng, quên mất vị trí “tình nhân” mà chỉ còn biết có “tình thân”.
Cho nên ngày hôm nay, tôi mới cay đắng nhường này trước mặt chồng, dù anh ấy trong bộ dạng khổ sở, thì cũng vẫn là đang thông báo tôi đã được thay thế bởi một người đàn bà khác trong trái tim anh ấy.
Cô thực tập sinh đã mang đến cho anh ấy luồng gió mới khi anh là người trực tiếp hướng dẫn công việc cho cô ta. Họ qua lại với nhau được nửa năm nay rồi. Chồng tôi nói đó là tình yêu, không đơn giản chỉ là sex, cô ta làm cho cuộc sống của anh có ý nghĩa hơn, ở bên cô ta anh thấy mình tràn trề nhiệt huyết sống, cô ấy bù lấp cho anh những điều mà anh còn thiếu. Và cuối cùng, anh bảo tôi: “Xin lỗi em, nhưng anh yêu cô ấy mất rồi”.
Tôi ngước nhìn anh, đau đến không thể khóc được: “Anh cũng từng nói yêu em như vậy khi rời bỏ chị ấy”.
Khi hiếu thắng giành giật anh cho mình bằng đủ chiêu trò đỏng đảnh đàn bà, tôi chưa hiểu được rằng dù có giành được người đàn ông này, tôi rồi cũng trở thành vợ, thành mẹ mà thôi. Mà ở vị trí vợ và mẹ với những trách nhiệm mới, mối quan tâm mới, cả yêu thương mới, thì sẽ không thể mãi mãi lả lướt như một cô nhân tình.
Đàn ông từng phản bội vợ một lần, căn cứ nào để chắc chắn anh ta không phản bội thêm người phụ nữ thứ hai để đến với một người thứ ba chứ? Chỉ là, vết dao bị đâm bởi người mình yêu nhất luôn là vết thương đau và sâu nhất.
Chồng bật khóc trước lá đơn ly hôn của vợ
Ngoại tình với nữ thực tập sinh, thuê nhà ở cho cô ấy sinh con nhưng khi vợ yêu cầu ly hôn, anh bật khóc đầy đau đớn.
" alt="Lời thú nhận ngoại tình của chồng">Lời thú nhận ngoại tình của chồng
-
Wang Fuman hiện tại đã có một cuộc sống tốt hơn rất nhiều Cách đây một năm, Wang Fuman, bây giờ đã 9 tuổi, bỗng dưng trở nên nổi tiếng sau khi giáo viên của cậu đăng bức ảnh tóc cậu đã đóng băng trên đường từ nhà tới trường.
Kiểu tóc độc nhất vô nhị của Wang là kết quả của việc đi bộ 4,5km đường núi trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ để tới trường học trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt – âm 9 độ C.
Nhưng kể từ đó, cuộc sống của cậu đã bớt khó khăn hơn rất nhiều.
Hiện tại, Wang và gia đình đang sống trong một căn nhà mới 2 tầng ở làng Zhuanshanbao.
Quan trọng hơn, căn nhà nằm cạnh một con đường trải nhựa và chỉ mất 10 phút để đi tới trường.
Bức ảnh tóc đóng băng của cậu bé nghèo làm 'dậy sóng' dư luận Trung Quốc “Cuộc sống đã tốt hơn rất nhiều” – bố cậu bé, anh Wang Gangkui chia sẻ. “So với túp lều bằng đất và con đường lầy lội mà chúng tôi từng sống, bây giờ căn nhà đã đủ sức chống chọi với mưa gió”.
Anh Wang hiện đang làm việc cho một công trường xây dựng ở Côn Minh, Vân Nam và kiếm được khoảng 29 USD mỗi ngày – một mức thu nhập khá cao so với mặt bằng sống ở đây.
Ông bố này cho biết Tết năm nay đã có đủ tiền mua một con lợn nặng hơn 100kg để cả nhà ăn Tết.
Mặc dù cuộc sống thay đổi sau khi nhận được rất nhiều quà cáp, liên tục được báo chí phỏng vấn và được mời tới thăm ngôi trường mơ ước, Wang vẫn là một đứa trẻ chăm chỉ và ít nói.
“Em vẫn nằm trong tốp 3 học sinh xuất sắc nhất môn Toán và tốp 5 tổng thể” – hiệu phó Trường Tiểu học Zhuanshanbao cho hay. “Wang cũng cư xử tốt với những học sinh khác”.
Dù điều kiện sống đã tốt hơn nhưng Wang vẫn chưa từ bỏ ước mơ trở thành một cảnh sát để có thể “bắt người xấu” giống như cách đây một năm cậu bé đã từng chia sẻ.
Câu chuyện của Wang một lần nữa đặt ra vấn đề đói nghèo ở vùng nông thôn Trung Quốc. Ngôi trường của cậu cũng nhận được rất nhiều đồ từ thiện từ khắp mọi miền đất nước, gồm tiền mặt, thiết bị thể thao, quần áo, máy sưởi.
Cậu bé Wang đã có nhà mới, cách trường chỉ 10 phút đi bộ Còn các bạn cũng có trường mới đẹp hơn, tiện nghi hơn Với số tiền nhận được, các lãnh đạo nhà trường đã sửa sang, mua sắm nhiều công trình mới như phòng nghệ thuật, phòng vi tính, phòng thí nghiệm. Căng-tin cũng được cải tạo, ký túc xá được xây dựng để những học sinh nhà xa có thể ở lại trong điều kiện thời tiết xấu.
“Chăn màn rất dày và hoàn toàn miễn phí” – hiệu phó nhà trường cho hay. Ông cho biết, thậm chí nhiều phụ huynh còn đề nghị cho con ở lại cả cuối tuần.
“Mọi sự chú ý của cộng đồng đã khiến học sinh của chúng tôi cảm thấy sự tuyệt vời của thế giới này và tư duy của các em đã thay đổi rất nhiều”.
“Những hạt giống ước mơ đã được gieo mầm và các em rất hi vọng về tương lai”.
Nguyễn Thảo (Theo SCMP)
Cậu bé đến trường bằng đôi tay trở thành hiện tượng của Indonesia
Hằng ngày, Mukhlis Abdul Kholik đến trường với chiếc balo trên lưng, nhưng thay vì đi bằng chân như những đứa trẻ khác, Holik đi bằng đôi tay lót chiếc dép để chống bỏng đường.
" alt="Cậu bé 'tóc đóng băng' đổi đời nhờ bức ảnh dậy sóng">Cậu bé 'tóc đóng băng' đổi đời nhờ bức ảnh dậy sóng
-
Nhận định, soi kèo CS Sfaxien vs Club Africain, 20h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘tạch’
-
Ông Peter Vesterbacka, đồng sáng lập thương hiệu Angry Birds. Ảnh: Nguyễn Huế. Theo ông Peter Vesterbacka, việc khởi sự một công việc kinh doanh ở Phần Lan khá dễ dàng. Tại đây, các startup chỉ cần hoàn thiện hồ sơ và nộp online, hồ sơ sẽ được phê duyệt trong vòng một tiếng rưỡi. Ông mong các nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi sự kinh doanh.
Đồng sáng lập Agry Birds cho rằng việc thành lập công ty chỉ là một bước rất nhỏ trong hành trình dài xây dựng doanh nghiệp nhưng đây là bước khởi đầu quan trọng. Chính phủ nên tháo gỡ một số rào cản hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Điều quan trọng nhất vẫn là nhân tài trong các công ty khởi nghiệp và hiện Việt Nam có rất nhiều người trẻ tài giỏi.
Năm 2007, trong buổi nói chuyện trước khoảng 600 sinh viên giỏi của một trường đại học ở Phần Lan về khởi nghiệp và kinh doanh, ông Peter Vesterbacka đã hỏi tất cả rằng, có ai muốn khởi nghiệp hay tham gia một công ty khởi nghiệp khi ra trường hay không, và thật ngạc nhiên khi chỉ có 3 trong số 600 sinh viên giơ tay. Điều đó có nghĩa là hầu hết những người còn lại muốn làm việc cho các công ty lớn như Nokia hay các tổ chức chính phủ.
Ông Peter Vesterbacka cho rằng việc các em muốn làm việc ở công ty lớn không sai nhưng nếu ai cũng mong muốn như vậy thì sẽ không có các công ty khởi nghiệp thành công. Một đất nước cần nhiều doanh nhân, cần nhiều người có tinh thần khởi nghiệp và mong muốn thay đổi thế giới.
Tại Việt Nam, Vexere là một minh chứng cho sự thay đổi rất lớn trong ngành, khi startup này đã mạnh dạn giúp các nhà xe chuyển đổi số.
Mặc dù ban đầu, Vexere gặp rất nhiều khó khăn từ việc gọi vốn, thanh toán online đến việc thuyết phục các nhà xe thay đổi cách thức bán vé, nhưng các nhà sáng lập của startup này vẫn quyết tâm tạo ra thay đổi để giúp người dùng có thể mua tất cả các loại vé xe chỉ bằng những cú nhấp chuột.
Ông Peter Vesterbacka cho rằng tinh thần khởi nghiệp và tạo ra sự thay đổi là rất cần thiết và cần phải khuyến khích.
Tại Phần Lan, những người như ông Peter Vesterbacka đang tìm cách thay đổi suy nghĩ của mọi người về tinh thần khởi nghiệp. Điển hình là việc tổ chức các sự kiện như Slush. Đây là sự kiện khởi nghiệp lớn nhất thế giới, lớn hơn cả các sự kiện ở Thung lũng Silicon hay Trung Quốc, khi các quỹ tham dự sự kiện này có tổng quy mô lên đến hơn 3.000 tỷ euro.
Một trong những điểm quan trọng của Slush là sự kiện được tổ chức bởi những người rất trẻ. Chẳng hạn trong sự kiện vừa qua, có tới 1.600 tình nguyện viên trẻ tuổi. Họ đều hào hứng tham gia vào sự kiện lớn này, trong đó có một số tình nguyện viên người Việt đang học cấp 3 tại Phần Lan.
Theo ông Peter Vesterbacka, những sự kiện như thế này sẽ thu hút không chỉ người trẻ, mà còn các công ty khởi nghiệp tiềm năng. Vì vậy, tất cả chỉ là vấn đề thay đổi tư duy, thái độ và tham vọng của những người trẻ. Đây là những điều Việt Nam đang rất cần.
" alt="Đồng sáng lập Angry Birds: Cần thay đổi suy nghĩ những người trẻ về khởi nghiệp">Đồng sáng lập Angry Birds: Cần thay đổi suy nghĩ những người trẻ về khởi nghiệp