Có một hôm,ệnNếuBiếtTrămNămLàHữuHạẩm thực tình cờ lạc vào forum trường cũ, tôi đọc được câu này của một người bạn thân thiết thuở ấu thơ. “Bình yên - là khi được ra khỏi nhà”.
Tôi hiểu vì sao bạn viết vậy, và tôi đọc được phía sau dòng chữ ấy là một nỗi buồn vô hạn.
“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông.
“Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.
“Nhà” trong ký ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.
Nơi đây là một trong những cơ sở khôi phục Thiền tông Việt Nam và phát triển tinh thần dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. (Ảnh: Nguyễn Sơn)
“Cụ ghi lại rằng: “Khi mẹ tôi còn tại thế cứ ao ước có một kiểng chùa cạnh đất thổ mộ để mẹ tôi đi chùa lễ Phật và thăm viếng ông bà. Mẹ tôi còn sống, tôi chưa làm được thì nay mẹ tôi khuất bóng lòng tôi ân hận, tự cho mình chưa tròn đạo hiếu với mẹ hiền, nên tôi quyết chí cất ngôi chùa cho mẹ tôi được ngậm cười nơi chín suối”, ông Công kể thêm.
Ba tháng sau khi cụ bà Võ Thị Sô (mẹ cụ Nho) mất, ông Huỳnh Hữu Nho xin phép xây chùa và đặt tên là Huỳnh Võ tự. Ông lấy họ cha và họ của mẹ ghép lại thành tên chùa với ý nghĩa đây là thiền môn của họ Huỳnh, họ Võ.
Hiến tất cả điền sản xây thiền viện
Thiền viện luôn rợp bóng cây xanh cùng những tiểu cảnh được bố trí một cách hài hòa. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Sau khi xây cất xong Huỳnh Võ tự, cụ Nho đến Thiếu Lâm tự ở ấp Linh Chiểu Tây thuộc làng Linh Đông xưa để điều đình, thỉnh các tượng A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Hộ Pháp… về chùa Huỳnh Võ.
Tuy nhiên, sau này, Huỳnh Võ tự chỉ giữ lại đại hồng chung, trống bát nhã. Tất cả các tượng thỉnh về, chùa đều cúng cho Hòa Thượng Thích Trí Đức ở chùa Huê Nghiêm đem về chùa Bửu Thiền trên núi Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ông Công cũng cho biết, vì là chùa nhà nên Huỳnh Võ tự rất nhỏ, đơn sơ, lọt thỏm trong khu đất rộng bao la. Xung quanh ngôi chùa là các mộ phần của những người trong dòng họ Huỳnh.
Theo ông Công, mặc dù xây chùa để báo hiếu mẹ nhưng cụ Nho có tâm nguyện ngôi chùa Huỳnh Võ là nơi hoằng pháp, lợi sanh. Do đó, theo di nguyện của cha, năm 1967, con gái cụ là bà Huỳnh Thị Nga (sau này xuất gia là Sư cô Thích nữ Huệ Định) phát tâm cúng dường ngôi chùa Huỳnh Võ và toàn bộ khu đất để xây dựng Pháp Bảo Viện.
“Khi đó, khu đất có chùa Huỳnh Võ rộng hơn 47000m2. Ý tưởng của bà Nga là cúng dường khu đất này để xây dựng Pháp Bảo Viện, nơi các đại lão Hòa thượng sẽ phiên dịch Tam Tạng kinh điển. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc xây dựng Pháp Bảo Viện không thành”, ông Công chia sẻ.
Năm 1990, bà Nga cho tu bổ lại toàn bộ ngôi chùa Huỳnh Võ và xây dựng thêm phần Ni xá. Tuy nhiên, sau đó 3 năm, Nhà nước có kế hoạch xây dựng Khu chế xuất Sài Gòn-Linh Trung. Toàn bộ khu đất và chùa Huỳnh Võ đều nằm trong quy hoạch nên phải giải tỏa.
Tháp chứa tro cốt những người trong dòng họ Huỳnh, dòng họ xây dựng chùa Huỳnh Võ- tiền thân của thiền viện Tuệ Quang. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Ông Công kể thêm: “Lúc này, chúng tôi đã dời chùa về khu đất mới tại phường Linh Trung ngày nay. Sau khi xây dựng xong chùa, hoàn tất các công trình phụ… gia đình chúng tôi lại cúng ngôi chùa cùng toàn bộ khu đất cho Hòa thượng Thích Thanh Từ để làm cơ sở khôi phục Thiền tông Việt Nam và phát triển tinh thần dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”.
Sau này, Hòa thượng Thích Thanh Từ cho thay thế danh hiệu chùa Huỳnh Võ thành thiền viện Tuệ Quang. Theo ông Công, việc này được Thành hội Phật Giáo TP.HCM chấp thuận, ban hành QĐ số 702/QĐ/THPG ngày 19/11/2001 và công bố trong buổi lễ khánh thành lầu chuông, trống ngày 30/1/2002.
Sau khi hiến toàn bộ khu đất và chùa Huỳnh Võ, vợ chồng ông Công cũng xuất gia quy y tại thiền viện Tuệ Quang. Ông Công được đặt pháp danh Thông Hiểu. Tuy nhiên, hiện ông chỉ tu tập chứ không giữ bất cứ vị trí gì ở thiền viện.
Ông Công tâm sự, tro cốt, mộ phần của một số thành viên dòng họ Huỳnh đã được di dời về thiền viện Tuệ Quang như một cách tri ân người người xưa khai phá vùng đất Thủ Đức, xây chùa Huỳnh Võ. Tuy nhiên, ông vẫn tỏ ra tiếc nuối vì không thể lưu giữ được nhiều mộ chí của tiền nhân dòng họ.
Ông nói, trong chùa cũ có mộ phần của ông bà xưa. Mộ bằng đá xanh rất đẹp, nhưng không dời về thiền viện được. Bây giờ, những mộ phần ấy không còn nữa. Mộ ông Huỳnh Văn Đức trước đây nằm ở trong khu chế xuất Linh Trung.
“Lúc khu đất chưa giải tỏa để làm khu chế xuất, chúng tôi có ý cải táng, bốc mộ ông. Nhưng khi bốc mộ thì không còn gì, mọi thứ hóa đất cát cả. Còn chăng chỉ là ngôi mộ được xây cất bằng đá xanh trạm trổ những hoa văn tinh xảo. Sau này, mộ phần ấy cũng thất lạc hết”, ông Công nói trong tiếc nuối.
Cảnh đẹp cùng không gian thanh tịnh khiến thiền viện được nhiều khách đến viếng thăm, ngắm cảnh. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Ngôi chùa có 80 lớp học ngoại ngữ miễn phí ở Sài Gòn
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM, Trung tâm ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hoá miễn phí Thiện Nhơn do chùa Lá mở ra đã hoạt động được hơn 10 năm nay.
" alt="Gia đình Sài Gòn cúng toàn bộ điền sản để xây thiền viện Tuệ Quang"/>
Dòng nước chảy ra từ Hang Rục Ma Rinh vẫn đang là một bí ẩn (Ảnh do đoàn thám hiểm cung cấp)
Trong chuyến thám hiểm gần đây nhất, ông và 13 thành viên đã khám phá thêm 57 hang động ở 14 khu vực với tổng chiều dài lên đến 20.127m, những hang động này đều nằm ở những vị trí hiểm trở, đường đi lại khó khăn, có những hang thẳng đứng từ 100-150m đoàn phải sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ mới có thể vào được.
“Thường thì chúng tôi chia thành 3 tốp, có những hang tôi phải ở lại đến 8 ngày. Trong đợt này, đoàn đã khỏa sát được hang dài nhất với chiều dài gần 3km. Trong quá trình thám hiểm, chúng tôi đã đến những nơi không có nước uống, nhờ kinh nghiệm của người dân địa phương, đoàn đã chặt cây chuối và cây leo ở rừng để lấy nước”, ông Howard Limbert kể lại.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng hoa cho ông Howard Limbert
Tất cả các hang khám phá được đoàn đã đánh dấu bằng GPS và đưa lên bản đồ, sau khi hoàn thành, sẽ gửi đến UBND tỉnh và vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để phục vụ cho công tác địa chất địa mạo và du lịch.
Qua khảo sát, đoàn đã phát hiện ra Hang Tiên 2 ở Minh Hóa, đây là hang rất lớn với mái vòm 50m, chiều cao và rộng 30m. Đây cũng là hang lớn nhất khu vực Minh Hóa tính đến thời điểm này.
Hang Rục Ma Rin cũng là một hang khá đặc biệt, đoàn đã đi được 1.200m nhưng hang vẫn chưa kết thúc. “Đây là một hang khá bí ẩn, chúng tôi chưa tìm ra được nguồn nước chảy ra từ đâu, năm 2017 chúng tôi sẽ đi tiếp để tìm hiểu”, ông cho biết.
Đặc biệt nhất trong đợt tìm kiếm lần này có thể nói đến hang Hóa Hương, lần đầu tiên đoàn tìm được một hang được hình thành dưới nước cách đây hàng triệu năm. Thời điểm hiện tại, trong hang không còn nước nhưng những dấu tích lưu lại trên vòm, tường hang sẽ là đề tài nghiên cứu thú vị đối với các nhà địa chất.
Các nhà thám hiểm phải chặt chuối lấy nước uống (Ảnh do đoàn thám hiểm cung cấp)
Bên cạnh việc khám phá hang động, đoàn cũng đã phát hiện thêm nhiều loài động vật như cá, giáp xác có thân hình trong suốt, đặc biệt là loài bọ cạp trắng mà các nhà sinh vật học có thể nghiên cứu.
Từ năm 1990 đến nay, ông và đoàn của mình đã tìm ra hang nước dài nhất Việt Nam cũng như thế giới đó là Hang Khe ri và hang lớn nhất thế giới là hang Sơn Đòng.
Theo ông, hang động ở Quảng Bình còn rất nhiều, một khi khám phá thành công và những hang có tiềm năng sẽ được đua vào khai thác du lịch.
Hang Tiên là hang lớn nhất được phát hiện trong chuyến thám hiểm vừa rồi (Ảnh do đoàn thám hiểm cung cấp)
“Trong chuyến vừa rồi, hang Rục Ma Rin là hang để lại cho tôi ấn tượng nhất vì hang rộng, cao, có rất nhiều thạch nhũ đẹp, Nguồn nước chảy ra từ trong hang cũng rất bí ẩn, chúng tôi sẽ quay lại thám hiểm tiếp vào năm 2017”, ông nói.
Trong buổi họp báo sáng 22/6, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Qảng Bình đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ông Howard Limbert, ông cũng hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hang động đẹp được đoàn phát hiện và khám phá thành công, bên cạnh đó cũng đề nghị nhập Quốc tịch cho ông Howard Limbert.
Loài bọ cạp trắng vừa mới được phát hiện (ảnh do đoàn thám hiểm cung cấp)
Hải Sâm
" alt="Thêm nhiều hang động đặc biệt ở Phong Nha – Kẻ Bàng"/>