Đặc biệt, kỳ thi của năm 2019 sức ép tâm lý với những người tổ chức còn tăng hơn nhiều, khi bóng đen của chấn động gian lận thi cử năm 2018 chưa bay hết. Sát kỳ thi, thông điệp làm nghiêm đã được hệ thống chính trị cao nhất đưa ra, như đề nghị cảnh cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang hay cách hết mọi chức vụ trong Đảng của Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La (riêng Hoà Bình thì vẫn...tạm hoà bình). Điều này ít nhiều "rung chuông vàng" cảnh báo Bộ GD-ĐT, các địa phương không thể lơ là.
Trong mấy tháng qua, ngành giáo dục và các địa phương đã nỗ lực chuẩn bị cho kỳ thi năm 2019 với tâm thế sẵn sàng cho kỳ thi nghiêm túc. Sức ép giám sát của xã hội đặt ra nhãn tiền nhưng cũng là cơ hội cho các nhà tổ chức vực dậy niềm tin.
Áp lực "phải làm nghiêm" cùng một vài điều chỉnh kỹ thuật (như tỷ lệ tốt nghiệp từ kết quả bài thi và kết quả học 3 năm là 7:3 thay vì 5:5) sẽ tiếp tục dẫn đến một áp lực khác: Có thể kết quả tốt nghiệp năm nay khó lòng đẹp chằn chặn, cao chót vót thì sao?
Lịch sử thi cử đã có những bài học khi ngành giáo dục giương cao ngọn cờ "chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" nhưng chẳng bao lâu phải lặng lẽ hạ cờ. Tỉ lệ tốt nghiệp thấp sững sờ, 40-50%, thậm chí 14% đã khiến cả xã hội choáng váng, quan chức địa phương khó lòng chấp nhận điều bấy lâu che khuất. Thế là, thay vì nắm bắt cơ hội nhìn thẳng vào sự thật thì sự điều chỉnh lại tịnh tiến hướng về tỷ lệ tốt nghiệp đẹp dần đều đến 90% - một sự tăng trưởng chóng vánh không tưởng.
Giờ đây, kỳ thi THPT quốc gia là cơ hội sát hạch kết quả 12 năm phổ thông của học sinh, là cơ sở quan trọng để nhiều trường đại học căn cứ vào đó xét tuyển thí sinh cho mình.
Năm nay, nó còn là cuộc sát hạch cho những quan chức trung ương và địa phương có trách nhiệm với giáo dục nước nhà: Sát hạch vượt lên thói sĩ diện, nếp chuộng con số ảo, dám cùng nhau nhìn thẳng vào sự thật. Khi mọi thứ được gầy dựng từ nền tảng sự thật, có cơ sở khoa học thì mới hy vọng củng cố tiếp những giá trị đích thực của giáo dục. Khi đó, những giải pháp căn cơ hơn như định đoạt số mệnh của kỳ thi, làm sao để thi cử ít căng thẳng nhất có thể, không tổn hao và hút mất nhiều năng lượng của xã hội...mới ngày càng rõ hướng.
Cùng với niềm tin về kỳ thi nghiêm túc và chuẩn bị tâm thế đón nhận mọi kết quả thực chất, người dân hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ chóng qua giai đoạn hàng năm cứ mãi quanh quẩn với mùa thi và mùa không thi. Thời gian và không gian tâm trí của xã hội, của những người có trọng trách cần phải được dành thêm cho những vấn đề giáo dục quan trọng khác.
Hạ Anh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 khẳng định cả nước đã sẵn sàng cho một kỳ thi nghiêm túc.
" alt=""/>Hai áp lực của kỳ thi THPT quốc gia 2019![]() |
Ngôn ngữ Navi của người ngoài hành tinh xanh khổng lồ trong bộ phim Avatar giả tưởng đang tạo cơn sốt trên mạng internet. |
Ngày 28/12/2020, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị quốc tế “Nâng cao hiệu quả hợp tác, phối hợp trong đảm bảo an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng của các nước ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)”.
Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ năm ASEAN 2020 do Việt Nam làm chủ tịch. Tham dự hội thảo có đại diện đơn vị chức năng của các bộ, ban, ngành; đại diện Đại sứ quán 10 nước ASEAN và một số nước đối tác tại Hà Nội như Nga, Pháp, Italy, Israel; Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); một số tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; các điểm cầu trực tuyến từ Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Hàn Quốc, Indonesia.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Nam khẳng định: Năm 2020 là một năm nhiều dấu ấn khi Việt Nam đã thành công trong vai trò kép là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cùng với sự thâm nhập mạnh mẽ của các thiết bị thông minh và các dữ liệu mang tính đột phá vào đời sống con người, an ninh mạng vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh và phức tạp.
Khu vực ASEAN đang là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu người dùng do tỷ lệ sử dụng Internet cao, khoảng 480 triệu người, chiếm 75% dân số. Tội phạm sử dụng công nghệ cao đặt ra những thách thức mới cho các lực lượng chức năng của các quốc gia. Các nước ASEAN+3 đã tăng cường hợp tác để đối phó với loại tội phạm này.
Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết hội nghị là cơ hội để các cơ quan thực thi pháp luật của các nước ASEAN+3 chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng trong khu vực, góp phần tạo ra một không gian mạng lành mạnh, an toàn, ổn định, giữ vững an ninh, hòa bình và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Trước đó, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh mạng lần thứ 5 được Singapore tổ chức trực tuyến ngày 7/10. Đoàn Việt Nam do Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị. Ông S. Iswaran, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin kiêm Bộ trưởng phụ trách an ninh mạng Singapore nhấn mạnh, bất chấp những thiệt hại kinh tế đáng kể do COVID-19 gây ra, khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì vị trí ổn định để tận dụng sự phát triển của công nghệ số. Song, nền tảng kinh tế kỹ thuật số phát triển cũng khởi tạo những mối đe dọa âm thầm mang tên “tấn công mạng”. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn và bảo mật cần phải được xây dựng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế kỹ thuật số trong khu vực. Do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với ASEAN lúc này là cùng nhau giải quyết thách thức ANM một cách tổng thể, bền vững trên tinh thần cùng phối hợp…
Tại hội thảo, đại diện Việt Nam của Nhóm làm việc của ASEAN về tội phạm mạng tại Tổ hợp toàn cầu của INTERPOL đã trình bày về xu hướng tội phạm mạng trong khu vực ASEAN. Trong khi đó, đại diện cơ quan thực thi pháp luật của Singapore, Thái Lan và Trung Quốc chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, công tác đảm bảo an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, cơ chế ứng phó với các sự cố an ninh mạng cũng như những nỗ lực phòng, chống tội phạm mạng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.
Thông qua hội nghị, Bộ Công an sẽ có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo đảm an ninh mạng, phòng chống tội phạm mạng; quá trình hợp tác về an ninh mạng, phòng chống tội phạm mạng giữa các nước ASEAN+3 sẽ tiếp tục được tăng cường, mở rộng, những khó khăn, vướng mắc từng bước được tháo gỡ; nhận thức, sự hiểu biết, lòng tin và trách nhiệm của các nước ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được nâng cao, gắn kết.
Hải Lam
" alt=""/>Nâng cao hiệu quả phối hợp đảm bảo an ninh mạng trong ASEAN+3