" />

Lịch thi ViOlympic ngày 8/3

Thế giới 2025-02-04 07:22:18 247

Ngay sau khi khép lại vòng thi ViOlympic năm học 2016-2017 cấp quận huyện,ịchthiViOlympicngàbd kq duc ngày mai 8/3 vòng thi cấp tỉnh sẽ mở ra với môn Vật lý (vòng 9). Trước đó ViOlympic Vật lý vòng 8 cấp quận huyện đã hoàn tất ngày 1/3.

ViOlympic được Bộ GD&ĐT và FPT chính thức phát động vào ngày 23/9/2016 tại trường THPT Nguyễn Siêu, Cầu Giấy, Hà Nội, trong đó ViOlympic Toán tiếng Anh và ViOlympic Vật lý cùng có 10 vòng thi. Riêng ViOlympic Toán tiếng Việt có 19 vòng thi.

Sau ViOlympic Vật lý, vòng thi cấp tỉnh của ViOlympic Toán tiếng Anh (vòng 9) sẽ diễn ra hôm 9/3. Vòng thi cấp tỉnh của ViOlympic Toán tiếng Việt (vòng 17 và 18) do sự cố nên được điều chỉnh lần lượt diễn ra trong 2 ngày 15/3 và 20/3.

Theo kế hoạch, vòng thi cao nhất cấp quốc gia của cuộc thi ViOlympic năm nay ở cả 3 nội dung thi Toán tiếng Việt (vòng 19), Toán tiếng Anh (vòng 10) và Vật lý (vòng 10) đều diễn ra vào ngày 14/4/2017.

z1-lich-thi-violympic-vat-ly-vong-9-cap-tinh-8-3-lich-thi-violympic-8-3.jpg
本文地址:http://member.tour-time.com/html/249f699691.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1

Lúc đó chị dâu cũng cảm kích lắm, rơm rớm nước mắt cảm ơn bà. Ảnh minh họa

Khi tiệc cưới kết thúc, mẹ tôi mới vào phòng tân hôn nhìn chị dâu rồi cười mỉa mai, nói cho chị biết sự thật để xem chị ấy thất vọng, uất ức cỡ nào. Nếu chị nổi giận hay tỏ vẻ hỗn hào với bà thì càng tốt, càng có cớ để bà mách anh tôi. 

- Tôi nói cho cô biết 10 cây vàng mà cô nâng niu cẩn thận cất vào két sắt ấy chỉ là giả thôi. Tôi mua có vài trăm nghìn. Thứ nhất là nhà tôi không có nhiều tiền đâu, nếu cô lấy con tôi vì tiền thì bây giờ vỡ mộng rồi đấy. Thứ hai nữa là giá trị của cô cũng chỉ xứng đáng để được trao vàng giả thôi, lấy đâu ra mà đòi 10 cây vàng thật, cô nghĩ mình xứng đáng à?

Vậy nhưng mục đích của mẹ tôi lại không đạt được. Chị dâu rất bình tĩnh, không hề lôi số vàng ấy ra kiểm tra mà chỉ cười mỉm nhẹ nhàng trả lời mẹ chồng:

- Thực ra từ lúc mẹ trao vàng trên sân khấu thì con đã biết đó là vàng giả rồi. Nhưng con vẫn rất nâng niu quý trọng vì đó là kỷ niệm ngày cưới của hai vợ chồng con. Hơn nữa có số vàng ấy con được đẹp mặt trong lễ cưới, bố mẹ con được tự hào về con gái, dù sao con cũng vẫn muốn cảm ơn mẹ.

Về chuyện vàng giả hay vàng thật, thực ra đối với con không quan trọng. Nếu đó là vàng thật, chắc chắn con sẽ trả lại bố mẹ vì bố mẹ già rồi, nên giữ tiền phòng thân, dưỡng già sau này. Bố mẹ được sống tự do thoải mái, đó mới là hạnh phúc nhất. Chúng con còn trẻ khỏe, muốn gì sẽ tự làm ra bằng đôi tay mình, không bao giờ có ý nghĩ trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ cả. 

Con thực sự không giận mẹ đâu vì mẹ là mẹ của anh ấy, là người sinh thành, nuôi dưỡng anh ấy trưởng thành nên người để con lấy làm chồng. Dù mẹ có đối xử với con thế nào thì con vẫn luôn tôn trọng mẹ. Con chỉ mong trong cuộc sống chung sau này, mẹ con mình sẽ hiểu nhau nhiều hơn và con sẽ nhận được sự yêu thương của mẹ. 

Mẹ tôi há hốc kinh ngạc, lúc ấy thật sự bà nghẹn lời không biết phải đáp lại con dâu thế nào. Phản ứng và những lời nói của chị dâu nằm ngoài sự tưởng tượng của bà. Sau đó hỏi anh tôi mới biết nhà bác chị dâu kinh doanh tiệm vàng. Từ nhỏ chị hay đến đó chơi với người chị họ nên chắc chắn chị ấy đã sớm biết mẹ chồng trao vàng giả cho mình rồi, chứ không phải là nói dối.

Qua đó bà cũng hiểu thêm phần nào tại sao anh tôi lại kiên quyết lấy chị ấy làm vợ. Ảnh minh họa

Sự rộng lượng và thấu đáo của chị dâu cũng như sự tôn trọng của chị dành cho mẹ chồng thực sự khiến tôi cảm động. Cũng từ đó mà mẹ tôi rất áy náy với chị, bà cũng hiểu thêm phần nào tại sao anh tôi lại kiên quyết lấy chị ấy làm vợ. Bởi vì chị dâu có một nhân cách tốt, rất bản lĩnh và rất mạnh mẽ. Nói đâu xa, chỉ riêng cách ứng xử của chị ấy đã thu phục hoàn toàn được mẹ chồng khiến bà phải thay đổi thái độ và cách đối đãi với mình.

Nghe mẹ kể lại mà tôi thấy phục chị dâu sát đất. Chị ấy không hề dùng sự ghê gớm, đanh đá của mình khiến người khác phải kiêng dè, tránh xa, mà chị thấy thực sự khiến nhà tôi tâm phục khẩu phục, vui vẻ đón nhận chị ấy là một thành viên mới trong gia đình. 

Theo Phụ nữ Việt Nam

">

Mẹ chồng trao 10 cây vàng giả, chị dâu nói câu bà bần thần day dứt

Tối 11/7, bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xác nhận với VietNamNet, cơ quan công an và Phòng giáo dục huyện Xuyên Mộc đang làm rõ vụ 1 nữ học sinh nữ lớp 7 Trường THCS Bình Châu (Xã Bình Châu, Xuyên Mộc) bị đánh hội đồng trong lớp.

Trước đó, clip về sự việc được lan truyền đã gây xôn xao trên mạng xã hội. Trong clip, 1 học sinh nữ mặc áo tối màu bị 5-6 bạn nữ khác vây ở cuối lớp rồi đánh túi bụi. Nữ sinh này bị dồn vào tường, bị túm tóc, tát vào mặt, thậm chí đạp vào đầu.

Nhiều học sinh khác cũng có mặt, xong chỉ đứng xem mà không can ngăn.

Qua xác minh ban đầu, sự việc xảy ra từ hôm 20/6.

{keywords}
Trường THCS Bình Châu, nơi xảy ra sự việc

Bà Trần Thị Ngọc Châu cho hay, chiều 10/7, Sở GD-ĐT đã nắm được thông tin và chỉ đạo Phòng GD- ĐT huyện Xuyên Mộc làm rõ sự việc. Hôm nay (11/7) công an địa phương, nhà trường, phòng GD-ĐT đã làm việc với gia đình và các học sinh.

“Riêng tôi đang đi công tác tại Vĩnh Phúc, tối nay về và sáng mai sẽ trực tiếp tới trường xử lý sự việc”, bà Châu nói.

Theo bà Châu, bước đầu Sở nắm được thông tin là nữ sinh này được bạn mời sinh nhật nhưng không đi, dẫn tới mâu thuẫn rồi bị đánh hội đồng.

Giám đốc Sở GD-ĐT Vũng Tàu nhấn mạnh, trong thời gian quan Sở đã có rất nhiều văn bản gửi tới hiệu trưởng các trường chú ý vấn đề bạo lực học đường.

“Chúng tôi liên tục nhắc nhở các trường lưu tâm vấn đề bạo lực nên thật sự bất ngờ khi biết sự việc này. Tôi không hiểu sao trường THCS Bình Châu để xảy ra sự việc này và tới nay mới phát hiện. Tôi rất buồn khi đã lường sự việc, nhắc nhở thường xuyên, có đủ biện pháp..." - bà Châu nói.

Lê Huyền

Nữ sinh lớp 8 bị bạn đánh đập trong rừng ở Nghệ An

Nữ sinh lớp 8 bị bạn đánh đập trong rừng ở Nghệ An

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền 1 đoạn clip dài hơn 3 phút, ghi lại cảnh 2 nữ sinh đánh đập 1 nữ sinh khác trong khu rừng thuộc địa bàn xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, Nghệ An).

">

Nữ sinh lớp 7 ở Vũng Tàu bị đánh hội đồng dã man ngay trong lớp

Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên

 - Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng.

Chúng tôi gặp TS. Đỗ Hoàng Tùng và TS. Nguyễn Thế Anh tại căn phòng ở tầng 6 của Viện Vật lí, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam - địa chỉ của Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma.

Căn phòng chỉ rộng chừng 20 mét vuông với đủ các loại thiết bị, chai lọ thí nghiệm mà cảm giác của người đi vào là chỉ cần một chút bất cẩn có thể làm đổ vỡ mọi thứ.

{keywords}
TS Đỗ Hoàng Tùng (phải) và TS Nguyễn Thế Anh bên cạnh chiếc máy PlasmaMed do chính 2 anh chế tạo. (Ảnh: Lê Văn).

Thế nhưng đây là nơi làm việc của 8 con người thuộc biên chế của phòng thí nghiệm này, cũng là nơi Tùng và Thế Anh mày mò từ những ngày đầu tiên để chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh giúp diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc, chữa lành vết thương mà không cần sử dụng tới kháng sinh.

Bắt đầu từ năm 2011 với "vốn liếng" chỉ là 2 chiếc bàn văn phòng và một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, 4 năm sau, hai vị tiến sĩ mới bước qua tuổi 35 đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma - GAP) - một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.

Tới nay, sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của Tùng và Thế Anh đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.

Điều đặc biệt chiếc máy phát tia plasma do Tùng và Thế Anh chế tạo không chỉ là sản phẩm "made in Việt Nam" nhưng mang đẳng cấp thế giới về công nghệ mà còn ở chỗ, việc ứng dụng công nghệ plasma trong điều trị y tế đặc biệt là diệt khuẩn và chữa lành các vết thương mà không cần tới kháng sinh là một hướng đi quan trọng trong bối cảnh "nạn" kháng thuốc kháng sinh đang làn tràn hiện nay.

Bên cạnh đó, việc điều trị bằng phương pháp sử dụng công nghệ plasma sẽ giúp chi phí của bệnh nhân giảm từ 8-10 lần so với phương pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh truyền thống.

Thành công của chiếc máy phát tia plasma lạnh của Tùng và Thế Anh đã được nhiều chuyên gia cũng như các đơn vị y tế công nhận khi đem lại những hiệu quả rõ ràng trong thực tế. Thế nhưng, ít biết rằng, đằng sau chiếc máy PlasmaMed không chỉ là thành quả của 4 năm miệt mài nghiên cứu mà kết quả của một tình bạn đẹp trong khoa học.

Nhiều người đã nhắc tới "cặp đôi plasma" của Việt Vật lí dù nhìn bề ngoài, ít ai có thể nghĩ rằng họ có thể làm việc cùng nhau. Tùng bụi bặm, Thế Anh lại khá chỉn chu. Tùng sôi nổi, nhiệt huyết và mơ mộng, Thế Anh lại trầm tĩnh, sắc sảo và đầy thực tế. Thế nhưng, có vẻ chính sự "trái dấu" này lại giúp 2 người phối hợp với nhau dễ dàng hơn.

Tùng kể rằng, thực tế thì hai người biết nhau từ hồi lớp 5 khi cả hai có mặt trong đội tuyển thi Toán quốc gia của tỉnh Thanh Hóa. Tới năm cấp 3, Tùng và Thế Anh lại là bạn cùng lớp chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Lam Sơn khóa 94-97 rồi cùng vào đội tuyển thi quốc gia môn Hóa của trường.

Tới năm thi đại học, Tùng chọn Khoa Vật lí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên còn Thế Anh chọn Khoa Hóa, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ra trường, Tùng về làm việc tại Viện Vật lí còn Thế Anh cũng ký hợp đồng về làm việc tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam.

Sau đó, trong khi Thế Anh hoàn thành luận án tiến sĩ tại Viện Hóa thì Tùng may mắn hơn khi có được cơ hội làm tiến sĩ tại nước ngoài.

Tùng cho biết, lúc đó, người thầy hướng dẫn của anh là GS Nguyễn Ái Việt, nguyên Viện trưởng Viện Vật lí đã đưa cho anh 2 hướng lựa chọn: Tiếp tục đi sâu vào Vật lí lý thuyết hoặc đi theo hướng nghiên cứu plasma để trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng chuyên ngành này tại Việt Nam.

Tùng đã chọn hướng đi thứ 2 dù biết đó là hướng đi nhiều thử thách và khó khăn hơn.

"Lúc đó plasma vẫn là khái niệm rất mới tại Việt Nam, chưa có ai nghiên cứu về nó cả nên đây sẽ là lựa chọn rất khó khăn. Tuy nhiên, mình cũng cảm thấy năng lực của mình có hạn nên mình không muốn đi theo hướng Vật lí lý thuyết nữa" - Tùng chia sẻ.

Trong thời gian Tùng học tiến sĩ, rồi sau tiến sĩ tại Đức, hai người vẫn thường xuyên giữ liên hệ, trao đổi với nhau về công việc. Thế Anh cho biết, lúc đó, ở Việt Nam việc tiếp cận các tài liệu, bài báo khoa học phục vụ công việc khá khó khăn nên mình thường phải nhờ Tùng lấy hộ tài liệu để đọc.

{keywords}
TS Thế Anh đã từ bỏ hướng nghiên cứu về Hóa học lý thuyết, chấp nhận đứng sau hỗ trợ cho bạn mình. (Ảnh: Lê Văn)

Hai người gặp lại nhau vào năm 2011 khi Tùng từ chối nhiều lời mời ở lại Đức và quyết định rời về Việt Nam với mục tiêu đem những kiến thức về plasma mình học được để ứng dụng trong đời sống và xây dựng chuyên ngành nghiên plasma tại Việt Nam. Lúc đó, Thế Anh vẫn đang làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Hóa lý và Hóa lý thuyết tại Viện Hóa học.

Thế rồi khi nghe Tùng trình bày ý tưởng về chiếc máy phát tia plasma dùng trong điều trị y tế, Thế Anh đã bị thuyết phục và quyết định rời khỏi Viện Hóa học chuyển sang Phòng thí nghiệm Công nghệ Plasma làm việc cùng Tùng. Những kiến thức về hóa học và vật liệu của Thế Anh đã góp một phần quan trọng trong việc hiện thực hóa những ý tưởng của Tùng trong việc chế tạo chiếc máy phát tia plasma lạnh bằng công nghệ hồ quang trượt.

Tôi hỏi Thế Anh rằng, vì sao anh lại bỏ dở hướng nghiên cứu, chấp nhận "đứng sau" người bạn học từ thuở nhỏ của mình như vậy? Thế Anh cười nói với tôi rằng, trong lĩnh vực plasma, Tùng là người đi đầu và anh không thể bằng bạn mình, song anh vẫn tự phát triển hướng nghiên cứu của riêng mình.

Có lẽ vì chấp nhận là người "đứng sau" nên trong suốt cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, Thế Anh là người nói ít nhất. Anh ngồi hơi lùi lại phía sau, lắng nghe và chỉ bổ sung cho người bạn của mình những khi thật sự cần thiết.

Thế nhưng, với Tùng, Thế Anh lại là một người rất quan trọng trong công việc. Nói về người bạn "nếm mật nằm gai" cùng mình trong suốt những năm qua, Tùng ví những ý tưởng của anh giống như một con diều cứ gặp gió là bay, còn Thế Anh chính là chiếc dây diều giữ cho những ý tưởng của anh gần với thực tế hơn.

"Mỗi khi mình đưa ra ý tưởng, Thế Anh luôn là người phân tích để mình thấy được ý tưởng đó có thể và có nên áp dụng vào thực tế hay không. Khả năng đó, mình không thể so với Thế Anh được" - Tùng cười, chia sẻ.

Tới đây, sau khi "chuyển giao" chiếc máy PlasmaMed để đưa vào sử dụng trong đời sống, Tùng sẽ quay lại với công việc nghiên cứu của mình. Anh cho biết, hướng nghiên cứu tiếp theo của anh là ứng dụng công nghệ plasma vào y sinh, nông nghiệp, khoa học vật liệu và môi trường.

Trong khi đó, Thế Anh nói rằng, ngoài những hướng nghiên cứu chung, bản thân anh cũng tự định hướng cho mình hướng nghiên nghiên cứu ứng dụng plasma trong hóa học, chuyên ngành mà anh đã tích lũy kiến thức lâu nay.

"Chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt chỉ là khởi đầu cho việc ứng dụng plasma vào đời sống. Sẽ còn rất nhiều ứng dụng nữa của plasma trong tương lai" - Tùng khẳng định.

Tới tận khi cuộc trò chuyện kết thúc, khi đồng nghiệp của tôi xin số điện thoại của 2 người tiến sĩ trẻ, tôi mới phát hiện 2 anh dùng 2 chiếc điện thoại giống hệt nhau. Giải thích cho sự ngạc nhiên của tôi, Tùng nói rằng, điện thoại và máy tính của 2 anh mua cùng lúc và mua giống nhau để người này có quên sạc thì vẫn có thể dùng được của người kia.

Những tính cách trái ngược đôi khi lại là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau và cho ra những kết quả vượt xa mọi sự tưởng tượng.

Lê Văn

">

Đôi bạn tiến sĩ chế máy chữa vết thương không cần kháng sinh

Ly hôn rồi hối hận: Tôi không muốn nhìn chồng cũ có người khác - 1

Ảnh minh họa: Sohu.

Chúng tôi ly hôn vì mẹ chồng. Bà ngày nào cũng cằn nhằn trong khi tôi là người ghét nhất người khác dạy bảo mình. Tôi biết chồng tôi không thích phải đứng giữa chiến hào, nhưng tôi nhiều lần nói rõ rằng sự khác biệt thế hệ khiến người già và người trẻ khó lòng sống với nhau.

Vào cuối tuần, tôi thích mời bạn bè về nhà tụ tập, trong khi bố mẹ chồng mỗi lần nhìn thấy bạn tôi đều làm ra vẻ như cả thế giới nợ họ điều gì đó. Dù sao các cụ cũng đã già. Tôi không chấp. Tôi không mời bạn đến nhà nữa, nói chung tôi chiều mẹ chồng vô kể.

Chồng tôi đi công tác nhiều, có khi vài tháng mới về nhà. Mỗi lần anh về, mẹ chồng tôi lại kể tội con dâu, toàn là những tội "khủng khiếp". Thực ra trước đó tôi có bàn với chồng rằng để ông bà về quê sống, rốt cuộc ông bà vẫn trẻ khỏe, khi nào thật sự già yếu thì chúng tôi đón về ở chung sau. Nhưng tôi vừa dứt lời thì anh ấy đã phản đối, cho rằng tôi bất hiếu.

Sau này tôi tự thỏa hiệp rằng chỉ cần mẹ chồng không xen vào chuyện của tôi thì thôi tôi không có gì để nói. Nhưng điều khiến tôi tức giận là mỗi lần mẹ chồng buộc tội tôi, chồng tôi luôn nói tôi sai, tôi không biết mình có phải là vợ của anh ấy hay không nữa.

Tôi dần cảm thấy chồng mình thật vô lý. Có lần, khi tôi đi chơi với bạn bè, mẹ chồng xúi chồng tôi cứ chốc chốc lại gọi điện giục tôi về nhà. Tôi rất bực. Chúng tôi chưa có con, chỉ có bố mẹ chồng chờ tôi ở nhà. Mà ngay cả bố mẹ tôi, tôi cũng không nhất thiết phải lúc nào cũng ở cạnh bên họ mỗi ngày.

Ngoài ra, tại sao tôi không thể tự mình có các quan hệ xã hội? Tôi có phải con vật nhỏ trong vườn bách thú đâu.

Một lần, tôi đi cà phê với bạn bè rồi về muộn vì trời mưa, nhưng mẹ chồng mách với chồng là tôi thường xuyên đi chơi. Sau khi nghe xong, chồng tôi phi từ chỗ công tác về nhà, gây gổ với tôi. Đang cao hứng nên tôi đòi ly hôn. Thật bất ngờ, chồng tôi đồng ý. Cứ như vậy, tôi và chồng ly hôn.

Tôi tự nghĩ, trên đời này làm gì có ai mà không thể sống thiếu ai. Giờ vợ chồng tôi đã ly hôn, tôi gặp khó khăn về tài chính khi công ty cắt giảm nhân sự, phải mở tiệm cắt tóc để làm nhưng không hiệu quả, cuối cùng tôi lại đi làm thuê. Vì tâm trạng không tốt nên tôi đã đánh nhau với một khách hàng. Kết quả là tôi bị sa thải, và thất nghiệp.

Lúc này tôi càng hối hận vì đã ly hôn. Gần một năm rồi tôi không gặp chồng cũ. Mọi người trong gia đình rằng tôi ngu ngốc, một người chồng tốt như vậy mà nói ly hôn là ly hôn!

Tôi muốn đến gặp chồng cũ để tái hôn. Tôi gọi cho anh ấy rủ ra ngoài nói chuyện. Có lẽ vì niệm tình cũ nên anh ấy đồng ý đến.

Tới nhà hàng, tôi gọi món yêu thích của anh ấy và nói về tình hình gần đây, từng lời rất chân thành. Tôi cũng nói thực sự tôi không muốn ly hôn.

Nhưng sau khi nghe xong, chồng cũ của tôi nói: "Đừng nhắc chuyện quá khứ, hôm nay anh chỉ còn xem em như một người bạn".

Khi nghe đến từ "bạn", tôi cảm thấy rất khó chịu. Tôi hỏi anh ấy tại sao lại quên mất mối quan hệ của chúng tôi nhanh như vậy. Anh ấy đáp: "Không phải em nói ly hôn sao, trách anh sao được".

Tôi vội vàng nói: "Em hối hận. Rất hối hận. Chúng ta hãy quay về với nhau".

Nhưng chồng tôi đã thu mình lại giữ thêm khoảng cách với tôi. Người đàn ông trước mặt tôi, vừa xa lạ vừa quen thuộc. Tôi rất muốn biết tại sao nên liên tục hỏi, cuối cùng anh ấy trả lời: "Anh đang yêu người khác rồi".

Nghe câu này tôi choáng váng, nhanh vậy sao, mới chỉ một năm. Làm thế nào anh ấy có thể hòa hợp ngay được với người khác? Tình cảm của chúng tôi mong manh như vậy sao?

Khi chồng tôi đi, anh ấy đã trả tiền bữa ăn và đưa thêm cho tôi một ít tiền. Tôi cháy túi nên phải cầm, xem như đó là phí chia tay. Tôi đã đánh mất cuộc hôn nhân của mình, sự nghiệp của tôi vô giá trị và tôi không thể tìm được việc làm. Nghĩ về những ngày trước, và sau đó nghĩ về hiện tại, thật chua xót. Con người là vậy. Mất rồi mới thấy quý những gì mình từng có.

Khoảng một năm sau, tôi biết tin chồng cũ đã có gia đình. Tôi tò mò muốn biết cô ấy là người như thế nào, có xinh không, điều gì đã khiến chồng cũ bỏ rơi tôi phũ phàng như vậy.

Tôi tìm cách liên lạc, mời cô ấy ra ngoài nói chuyện phiếm. Lần đầu tiên nhìn thấy cô ấy, tôi nghĩ rằng chồng cũ của tôi đã chọn đúng người. Cô ấy xinh đẹp, nói chuyện thông minh, tài đức vẹn toàn, là một người phụ nữ đảm đang. Tôi rất an tâm khi chồng cũ tìm được người phụ nữ như vậy.

Thành phố này đã để lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm khó quên. Cuộc sống này có một số điều đã được định sẵn để không bao giờ nhìn lại. Cuối cùng tôi chọn rời khỏi thành phố. Ngày đi, tôi ngoảnh lại nhìn nơi này lần cuối. Trong lòng tôi hối hận vô cùng, nước mắt cứ thế tuôn rơi.

Theo Dân trí

Cái kết cho người đàn ông nửa đêm lén lút vào nhà nhân tìnhĐang sống cùng nhà chồng nhưng ban đêm, cô em họ vẫn mở cửa để anh họ mình vào. Không ngờ anh ta lại gây ra tiếng động khiến nhà chồng thức giấc.">

Ly hôn rồi hối hận: Tôi không muốn nhìn chồng cũ có người khác

Thậm chí có những phụ huynh còn sẵn sàng chi trả 160.000 Nhân dân tệ (NDT) tiền học phí cho con mình. Và ngay một kì nghỉ hè, họ có thể tiêu tốn đến 50.000 NDT cho con đi học thêm. Kì nghỉ hè từ lâu đã trở thành “kỳ học vịt nhồi” của học sinh và “thời kỳ mất máu” của phụ huynh.

Phóng viên BanYueTan đã đến thăm một thành phố ở Tây Nam (Trung Quốc) và phát hiện có rất nhiều cơ sở đào tạo, trung tâm thông đồng, liên kết với các các công ty, lấy cắp thông tin cá nhân của học sinh rồi lên kế hoạch cạnh tranh, thu hút.

{keywords}
Kì nghỉ hè của nhiều học sinh Trung Quốc chỉ xoay quanh các lớp học thêm

Phụ huynh chi trả 160.000NDT sau một cuộc điện thoại 

“Bác là phụ huynh của em Lý Xuyên Giang đúng không ạ? Bác biết thành tích học tập của con mình ở kỳ học trước không...”. Chỉ sau một cuộc gọi vào đầu kỳ nghỉ hè năm nay đã khiến Lý Nghị tiêu tốn 160.000NDT đăng ký lớp học thêm “một kèm một” cho con mình.

“Ban đầu khi mới nghe điện thoại, tôi tưởng đó chỉ là cuộc gọi hỏi thăm của giáo viên trong trường. Bởi vì cô ấy nói một cách rành mạch, chi tiết về thông tin của con tôi”- Lý Nghị nói. Chính vì vậy, Lý Nghị đã trả lời các câu hỏi rất chi tiết và cẩn thẩn. Sau đó, anh ấy phát hiện ra đầu dây bên kia là giáo viên tư vấn của một trung tâm học thêm, cô ấy tư vấn và giới thiệu cho anh lớp “một kèm một”.

“Bình thường khi nhận những cuộc gọi như này, tôi sẽ tắt máy ngay lập tức. Nhưng lần này có chút khác biệt, vì cô ấy nói rõ được thứ hạng và thành tích học tập của con tôi trong lớp. Sau đó còn cẩn thận chỉ ra những môn học yếu kém, kiến thức nào có vấn đề cần bổ sung. Lúc đó tôi thực sự rất vui mừng, nghĩ rằng cuối cùng cũng tìm được đúng người. Vì vậy tôi đã trực tiếp đưa con tôi đến trung tâm”- Lý Nghị phân tích.

Sau một cuộc khảo sát, phóng viên BanYueTan nhận thấy cách làm này của các trung tâm ngày càng phổ biến, thu hút được lượng lớn học sinh đến đăng ký học.

“Chỉ cần bạn đăng nhập và để lại thông tin cá nhân trên trang web của Học viện Giáo dục, một lúc sau sẽ có giáo viên gọi điện tư vấn, giới thiệu các lớp học”-Một giáo viên của trung tâm chia sẻ.

Quảng cáo 'có cánh', học phí cao ngất ngưởng

Phóng viên BanYueTan đến các cơ sở đào tạo, trung tâm có lớp học “một kèm một” (trung tâm Kinh Hàn,Tân Phương Đông...) và nhận thấy rằng mức học phí “một kèm một” dao động trong khoảng 200NDT (khoảng 700 trăm nghìn) đến 1.000NDT (khoảng 3 triệu rưỡi) cho một giờ học. Sau kì nghỉ hè, tổng học phí mà phụ huynh chi trả có thể lên đến 50.000NDT (khoảng 170 triệu). Với mong muốn thu hút được sự chú ý của các phụ huynh, các trung tâm không ngần ngại phóng đại “có giáo viên nổi tiếng từ các trường giỏi”, “đảm bảo điểm cao”.

“Trong thành phố có hơn 1000 cơ đào tạo với dịch vụ này, mỗi cơ sở đều nói mình có hơn chục giáo viên giỏi đến từ các trường nổi tiếng. Nhưng trên thực tế, cả thành phố chỉ có 7 trường nổi tiếng,chất lượng đào tạo tốt. Ngay cả khi thử cộng tất cả số lượng giáo viên lại cũng không không đủ ” - Phó Hiệu trưởng của một trường học chia sẻ với phóng viên.

Một số trung tâm còn thu hút phụ huynh, học sinh với những lời đảm bảo chắc chắn. “Cô giáo tư vấn nói rằng trung tâm của họ có quan hệ rất tốt với các trường nổi tiếng trong thành phố. Họ còn đảm bảo con tôi sẽ đỗ vào trường cấp 3 tốt trong thành phố” - Lý Nghị nói. Cũng chính vì lời đảm bảo này của trung tâm mà Lý Nghị quyết định chi trả 160.000NDT( khoảng 544 triệu) cho 800 giờ học.

{keywords}
Lời quảng cáo của các trung tâm dạy thêm 1 kèm 1

Để xác minh, phóng viên BanYueTan đã đến trực tiếp một trung tâm dưới danh nghĩa là phụ huynh học sinh để xin tư vấn. Trước khi ra về, nhân viên của trung tâm còn chỉ ra nếu học sinh thiếu một số điểm nhỏ, suýt soát với số điểm chuẩn thì chỉ cần bạn là học viên của trung tâm và 200.000 NDT (khoảng 680 triệu) là có thể giải quyết được.

Trước sự hỗn loạn của các trung tâm, cơ sở dạy thêm “một kèm một” các chuyên gia, giáo viên cho rằng cần nghiêm túc xem xét, điều tra rõ việc rò rỉ thông tin cá nhân của các em học sinh. Sẵn sàng xử phạt nghiêm các đối tượng, cơ sở có các hành vi vi phạm pháp luật. Về phía cơ sở trường học nên kiểm tra, sắp xếp và bảo mật lại các thông tin.

“Tôi tin rằng nguồn gốc của việc rò rỉ thông tin học sinh nằm ở phía trường học. Một số hiệu trưởng cũng như giáo viên đã không chịu được sự cám dỗ của đồng tiền mà hành động sai trái. Từ đó làm rỏ rỉ thông tin của các học sinh cho các trung tâm dạy thêm. Hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức của một nhà giáo mà còn vi phạm nội quy nhà trường, pháp luật. Các cơ quản quản lý giáo dục nên tăng cường điều tra, kiểm điểm” - Phó Hiệu trưởng của một trường học nổi tiếng chia sẻ.

Đỗ Nhung (Theo Xinhuanet)

Ở Nhật, giáo viên trường công lập không được phép dạy thêm

Ở Nhật, giáo viên trường công lập không được phép dạy thêm

Giáo viên có hợp đồng dài hạn, làm việc thường xuyên (toàn thời gian) ở trường công lập, họ sẽ không được phép dạy thêm.

">

Học phí dạy thêm '1 kèm 1' cao ngất ngưởng, 3,5 triệu đồng/giờ

友情链接