Chương trình “Sinh viên thế hệ mới” do Bộ GD-ĐT,ườngđạihọctranhtàiởchungkếtSinhviênthếhệmớkết quả bóng đá ý Hội Sinh viên Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Trải qua nhiều thử thách tại các vòng thi, 3 đội chơi đã vượt qua 9 đối thủ khác có mặt ở trận chung kết gồm: Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Y Dược TPHCM và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM.
3 dự án có mặt trong trận chung kết gồm: Truyền thông phòng chống Lao (Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên), dự án VỰC (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) và dự án VINHSANH ORGANICS (Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM).
Ở trận chung kết, 3 đội thi này sẽ phải vượt qua 4 vòng thi, gồm: Báo cáo tổng kết dự án; Tiếp sức phản biện; Kêu gọi đầu tư từ Hội đồng giám khảo đầu tư; Sinh viên thế hệ mới - Chúng tôi là?. 3 đội sẽ thực hiện vòng Báo cáo tổng kết dự án bằng hình thức trình bày kết hợp sân khấu hoá. Tại vòng thi này, mỗi đội sẽ có 5 phút để báo cáo về kết quả của dự án trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi và từ sau vòng thực tế lan tỏa đến trước trận chung kết.
Vòng Tiếp sức dự án hứa hẹn có nhiều bất ngờ khi các đội tìm kiếm những điều còn thiếu sót, để góp ý, phản biện, xây dựng cho dự án của nhau và ngược lại, đây cũng là cơ hội để các sinh viên thể hiện mức độ hiểu sâu cũng như độ chắc chắn trong dự án của mình.
Ở vòng thi cuối, mỗi đội sẽ nhận 1 câu hỏi từ 1 trong 3 giám khảo xuyên suốt và có 30 giây để trả lời. Đây không còn là câu chuyện về dự án, mà mở rộng hơn về cách nhìn nhận thế hệ mình, suy nghĩ về trách nhiệm và con đường phía trước với những điều cần làm...
Các đội thi được đánh giá ngang tài ngang sức nên các chặng đua cuối cùng rất khó đoán định. Trước thềm vòng chung kết, MC Khánh Vy chia sẻ, trận chung kết sẽ có những phần chơi vô cùng mới mẻ, bất ngờ để chọn ra đội xuất sắc nhất.
Đội giành giải cao nhất của cuộc thi là đội có dự án tiềm năng đi xa và bền vững nhất, thể hiện được kỹ năng tốt nhất khi thực hiện dự án, thể hiện sự trưởng thành và bứt phá của các sinh viên.
Đề xuất đánh giá sinh viên tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc đúng thực chất
Ở góc độ nhà tuyển dụng, chuyên gia đề nghị cần có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng sinh viên, không để tỷ lệ tốt nghiệp Giỏi, Xuất sắc quá cao như hiện nay.
Cô Nguyễn Thúy, giáo viên tổ văn, Trường THCS Trần Văn Ơn
Thay vì dạy trong lớp, cô Thúy chia học sinh thành 4 nhóm khác nhau. Từ sự vận dụng các kiến thức liên môn như Mĩ thuật, Tin học, Văn học, Tiếng Anh… học sinh sẽ chế tạo những chiếc đèn lồng từ những đôi bàn tay của mình.
Học sinh cũng sẽ ghi lại hình ảnh, clip, sử dụng powerpoint để trình chiếu và thuyết trình về ý nghĩa của chiếc đèn mà các em tạo ra.
Ngoài ra, các em sẽ dịch phần thuyết trình của mình sang tiếng Anh (với sự hỗ trợ của giáo viên tiếng Anh của trường) để up lên trang website trường.
Khi thực hiện, cô Thúy là người quan sát, hướng dẫn các nhóm.
Học sinh có 2 tiết học để cùng nhau làm đèn lồng. Trong đó, 1 tuần chuẩn bị cho tiết thuyết trình. Từng nhóm sẽ đánh giá nhau sau khi kết thúc dự án. Khi thực hiện dự án này, giáo viên sẽ tính điểm 1 tiết môn Ngữ văn cho các em. Nếu nhóm nào chưa hoàn thành sẽ bị điểm trừ.
Theo cô Thuý, việc tổ chức học tập như thế này sẽ giúp học sinh gần gũi với cuộc sống và có thêm bài học về sự sẻ chia về tình yêu thương người. Mặt khác, thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, giúp phát huy khả năng bản thân các em.
Đặc biệt, những chiếc đèn lồng này sẽ được kết hợp với những phần bánh trung thu mua từ khoản tiền tiết kiệm của các em tự nguyện đóng góp trao tặng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Đa Kao, Quận 1.
Những chiếc đèn lồng từ tiết dạy văn của cô Thúy
Chia sẻ về dự án của mình, chị Thúy cho biết, thay vì bắt các em ngồi học ở trong lớp với những tiết học cứng nhắc và nhàm chán, tổ chức những tiết học Văn trải nghiệm giúp các em biết thêm nhiều điều từ cuộc sống, tăng khả năng làm việc nhóm, vận dụng các kiến thức liên môn đã học và rèn nhiều kỹ năng cho các em.
“Tôi muốn học sinh của mình thể hiện được năng lực riêng và kỹ năng làm việc nhóm và phát huy năng lực của học sinh. Tôi nghĩ rằng quan trọng không phải là dạy học theo một công văn nào mà là học sinh cảm thấy thích thú khi học. Điều này giúp chúng tôi nhẹ nhàng hơn là chấm những bài văn học thuộc lòng na ná như nhau”.
Mặt khác, tôi nghĩ rằng việc làm này của các em không phải để thay thế bài kiểm tra mà các em muốn làm xuất phát từ tấm lòng của mình. Nhìn các em vui, hào hứng với môn học tôi hạnh phúc vô cùng và càng hạnh phúc hơn khi biết những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận những món quà ý nghĩa này”- cô Thúy bộc bạch.
Tới nghề rồi mới "cảm" nghề
Cô Nguyễn Thúy sinh ra và lớn lên ở Đồng Tháp.
Tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Đồng Tháp gần 20 năm trước, cô mạnh dạn lên thành phố nộp đơn đi dạy.
Do không có hộ khẩu, những năm đầu cô chỉ được dạy hợp đồng tại ở Trường THCS An Phú, Quận 2.
Sau 5 năm không chính thức, cô tiếp tục xin về dạy thỉnh giảng tại một trường THCS ở Quận 1.
Mãi tới năm 32 tuổi, cô Thúy mới hoàn tất thủ tục hộ khẩu và thi đỗ vào viên chức của ngành giáo dục thành phố, được phân về giảng dạy tại Trường THCS Trần Văn Ơn.
Tâm sự về nghề, cô cho biết, nghề sư phạm không phải là lựa chọn ban đầu mà do duyên đưa đẩy. Nhưng khi gắn bó, rồi “cảm với nghề” cô đã yêu nghề, thương yêu học trò và có nhiệt huyết gắn bó.
Món quà cho trẻ em nghèo
“Lúc trước ba mẹ muốn tôi theo ngành công an vì gia đình tôi có truyền thống cách mạng. Tôi đã tính thi vào công an theo định hướng của ba mẹ nhưng năm đó lại không tuyển nữ. Lúc đó tôi nghĩ chuyển hướng thi sư phạm để đỡ một phần chi phí vì gia đình rất nghèo. Nếu đi học trường khác chắc ba mẹ phải bán đất chứ không đủ điều kiện”- cô Thúy kể.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, thấy chưa đủ tự tin để đứng lớp, cô Thúy vừa dạy hợp đồng vừa tự đăng ký học đại học chuyên tu. Khi tốt nghiệp, cô Thúy tự tin và trúng tuyển viên chức để được phân về quận 1 giảng dạy.
“Tôi không nhận mình tới nghề sư phạm xuất phát từ tình yêu trẻ em hay cái chung vì như vậy là nói dối. Nhưng khi gắn bó với nghề tôi thấy mình thương yêu học trò. Các em là một phần của tôi. Hơn nữa tôi cũng may mắn khi được sự hỗ trợ nhiệt huyết từ ban giám hiệu cho tôi niềm tin trọn vẹn với nghề hơn”.
Cô giáo dạy văn bên học trò và sản phẩm của các em
Gần 40 tuổi đời nhưng mới được vào biên chế 6 năm, hiện nay mỗi tháng, cô Thúy được nhận mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng. Với thu nhập này ở một thành phố nếu thật chắt bóp mới đủ lo cho bản thân và may vài bộ áo dài lên lớp. Nhờ chồng đứng ra vay mượn, gia đình đã mua trả góp được một căn nhà 18m2, đủ cho hai vợ chồng và một đứa con sinh sống.
“Dù thu nhập thấp nhưng giáo viên lên lớp cũng phải mặc đẹp. Thú thực nhìn chúng tôi rất sang trọng nhưng đời sống khá khó khăn. Tôi may mắn khi được ông xã hỗ trợ. Nhưng tôi hạnh phúc vì có nơi để đi về sau những buổi dạy”- chị nói.
Theo cô Thúy, nghề giáo gần đây hay bị soi mói, "nhưng tôi sẽ tiếp tục gắn bó với nghề. Môi trường của tôi là học sinh, các em rất hồn nhiên, vô tư và được nâng niu”.
Tuệ Minh
" alt="Những chiếc đèn lồng của cô giáo dạy văn 40 tuổi đời 6 năm biên chế"/>
Nhan sắc nữ người mẫu được khen vẫn rạng rỡ dù trước đó không lâu, cô gặp nhiều biến cố.
Dịp Tết Nguyên đán, Ngọc Trinh dành trọn thời gian sum họp bên gia đình trong biệt thự của mình. Trong ngày đầu năm, cô diện áo dài hồng, cùng chụp ảnh, phát lì xì và quây quần ăn bữa cơm đoàn viên.
Các cháu tỏ ra quấn quýt, bày tỏ tình cảm với Ngọc Trinh. Trong đó, cháu trai bật khóc, ôm chặt vì sợ cô không được về nhà ăn Tết. "Út về rồi, ăn Tết vui rồi, sau này không phải vào đó nữa đâu", Ngọc Trinh vỗ về cháu.
Hôm 2/2, Ngọc Trinh được trả tự do sau hơn 3 tháng bị bắt tạm giam, điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Người đẹp bị phạt 1 năm tù treo và hai năm thử thách.
Người đẹp mất ngủ, tâm lý chưa ổn định sau khi trở về nhà.
Ngọc Trinh tiết lộ đêm đầu trở về nhà đã thức trắng để đọc các tin nhắn, bình luận động viên của khán giả. Bác sĩ Cao Hữu Thịnh - bạn thân của người mẫu - cũng tiết lộ tâm lý cô chưa ổn định, bị mất ngủ sau quãng thời gian vướng lao lý.
Ngọc Trinh xúc động và xen lẫn chút bất ngờ vì không nghĩ bản thân được mọi người yêu thương mình đến vậy. Người mẫu khẳng định đây là liều thuốc tinh thần quý giá, giúp cô vực dậy tinh thần, quên những ngày u ám.
"Mỗi chuyện xảy ra trong cuộc đời đều chứa đựng 'mất' và 'được'. Tôi vẫn nhìn nhận theo hướng tích cực rằng mình được yêu thương nhiều hơn, được hiểu thêm nhiều điều quý giá trong cuộc sống. Do đó, tôi không nghĩ nhiều đến những thứ đã mất mà rất trân trọng những gì mình đang có ngay lúc này, ngay bây giờ", Ngọc Trinh viết.
Ngọc Trinh nhìn nhận sai lầm, tự hứa thay đổi.
Ngọc Trinh cho biết từ sai lầm, cô nhận ra không phải cứ lấy lý do vì đam mê mà có thể bỏ qua những ảnh hưởng, hệ lụy mình gây ra. Cô tự nhủ sẽ cố gắng nhiều hơn để xây dựng hình ảnh lành mạnh, góp phần mang đến những điều tích cực cho xã hội.
Lê Minh
Cháu trai khóc nức nở khi gặp lại Ngọc Trinh ngày TếtTrên trang cá nhân, Ngọc Trinh đăng tải video khoảnh khắc cháu trai khóc khi gặp lại dì Út vào mùng 1 Tết." alt="Ngọc Trinh bị mất ngủ, sum họp gia đình sau khi hưởng án treo"/>