Nhận định, soi kèo Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2: Điểm tựa sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi -
Gã ăn mày triết học thành hiện tượng Internet Trung QuốcTrên thực tế, đây không phải lần đầu tiên một người ăn xin bỗng chốc trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc. 9 năm trước, một người đàn ông vô gia cư được biết đến với biệt danh "Brother Sharp" đã trở thành hiện tượng mạng nhờ vẻ ngoài điển trai và bụi bặm. Hiện nay, một người đàn ông vô gia cư khác đến từ Thượng Hải lại tiếp tục trở thành tâm điểm của Internet Trung Quốc với sự đĩnh đạc và khiêm tốn.
Mỗi khi Shen xuất hiện, mọi người liên tục giơ điện thoại quay video và chụp hình ông. Ảnh: Weibo. Mọi chuyện bắt đầu từ video có nội dung một người ông vô gia cư thảo luận về văn học và triết học. Nó nhanh chóng đã lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Video này thu hút được hàng triệu lượt xem chỉ sau 3 ngày. Người đàn ông này sau đó đã được cư dân mạng đặt cho biệt danh "Vagrant Shanghai Professor".
Không lâu sau, hàng loạt thông tin cá nhân của ông bắt đầu được lan truyền trên Internet. "Vagrant Shanghai Professor" có tên thật là Shen Wei, 52 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Thượng Hải. Shen được cho là từng làm công chức tại Văn phòng kiểm toán quận Từ Hối ở Thượng Hải, trước khi nghỉ ốm và bắt đầu rong ruổi trên khắp các con phố trong hơn 20 năm qua.
Một số tin đồn khác lan truyền trên mạng cho rằng Shen từng tốt nghiệp Đại học Fudan tại Thượng Hải. Ông đã trở thành một người có đầu óc mơ hồ sau khi vợ và con gái bị chết trong một vụ tai nạn xe hơi. Mặc dù Shen liên tục phủ nhận những tin đồn trên nhưng chúng vẫn xuất hiện dày đặc trên các bài báo và nhiều phương tiện truyền thông xã hội tại Trung Quốc.
Gã ăn xin trở thành hiện tượng mạng tại Trung QuốcNgười đàn ông vô gia cư được biết đến với biệt danh "Vagrant Shanghai Professor" bỗng chốc nổi tiếng tại Trung Quốc sau khi video ông nói về triết học được đăng tải trên Internet. Cũng từ đây, cuộc sống thường ngày của người đàn ông vô gia cư đã hoàn toàn thay đổi. Vài ngày sau khi video đầu tiên được đăng tải và trở thành hiện tượng, hàng trăm người bắt đầu tìm kiếm ông ở khu Gaoke West Road để có thể chụp ảnh cùng ông.
Hình ảnh và video về Shen bắt đầu tràn ngập trên Internet. Tất cả chúng đều cho thấy cảnh tượng Shen đang bị mọi người vây quanh và cầm điện thoại hướng vào mặt để quay video hoặc chụp hình.
Sự nổi tiếng bất ngờ đã gây cho Shen không ít phiền phức. Khi đám đông tập trung và trở nên quá ồn ào, cảnh sát Thượng Hải đã phải can thiệp và hộ tống Shen đến nơi an toàn. Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục chụp ảnh và cố chạm vào người ông. Thậm chí, một người phụ nữ còn giơ cao tấm biển bằng bìa cứng với dòng chữ "Tôi muốn kết hôn với ông".
Cuộc sống của Shen hoàn toàn xáo trộn khi liên tục bị những người không quen biết làm phiền. Ảnh: Weibo. Sự việc trên đã nhận phải nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng Trung Quốc và khiến nhiều người đặt câu hỏi sự cường điệu đến mức lố bịch này bắt nguồn từ đâu.
Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng những người tìm kiếm chụp hình ông không thật sự quan tâm Shen là ai, họ đang thèm khát những lượt xem, lượt bình luận về những bức ảnh chụp được. Những người này chỉ đang cố kiếm được thật nhiều lượt thích để thỏa mãn mong muốn của họ.
"Những 'người hâm mộ' nên để Shen một mình như điều ông ấy mong muốn thay vì làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng. Họ đang khiến ông ấy phải rời khỏi con đường mà ông từng gọi là nhà", một ý kiến được đăng tải trên Weibo.
"Đây là góc nhìn của tôi. Những người đang chụp hình đều là những người ăn xin, họ cầu xin lượt thích", một người bình luận trên Weibo.
"Xã hội này phát điên rồi. Dù bạn không muốn nhưng họ vẫn bắt ép bạn phải nổi tiếng", một người khác bình luận.
"> -
Lời nói dối Cá tháng Tư siêu hài hước, ai cũng bị mắc lừaBất kỳ cô gái nào khi nghe câu này cũng phải hoảng hốt kiểm tra xem có đúng hay không. Trong khi đó bạn sẽ được một mẻ cười vỡ bụng trong ngày nói dối này.
'Em xuống và ra mở cửa cho anh đi. Anh đang đứng trước cửa nhà em!'
Vì tình yêu, cô nàng sẽ chỉ nghĩ đến chàng và chạy xuống ngay lập tức. Nhưng xuống tới nơi thì không thấy chàng đâu, cô gái xấu hổ khi nhận ra mình bị lừa trong ngày Cá tháng 4 (1/4).
'Anh sẽ đến đón em, mình cùng đi chơi! 3 phút nữa anh có mặt. Em chuẩn bị đi nhé!'
Không hề nghi ngờ trước câu nói rất bình thường cho một cuộc hẹn hò, chỉ trong 3 phút, nàng vội vã, cuống cuồng chuẩn bị trang điểm, phấn son để được đi chơi. Nhưng cuối cùng không có cuộc hẹn nào cả, chàng trai tắt máy không liên lạc được. Cô gái trở thành nạn nhân của ngày Cá tháng Tư (1/4) do chính người yêu cô gây ra.
'Anh yêu em'
Câu nói này được rất nhiều chàng trai dùng để tỏ tình người phụ nữ mà mình theo đuổi. Hên xui thôi! Nếu như cô nàng tin và cũng nói yêu bạn thật, bạn có được người con gái của mình. Còn nếu cô nàng không đồng ý, bạn sẽ coi như đó là một trò đùa. Chẳng sợ mất sĩ diện nữa phải không các chàng trai?
Ngược lại, cũng có thể là một lời tỏ tình 'Tớ thích cậu' tới bạn trai thân thiết.
Thông báo tin vui '2 vạch' đến người ấy
Các anh chàng đã từng qua lại với người yêu mà chưa có ý định cưới chắc chắn hốt hoảng vì câu nói này của phụ nữ. Có thể họ không muốn tin nhưng vẫn không thể nào yên lòng...
Thông báo chia tay đến người yêu (nhưng hãy cẩn thận với những người yêu không biết đùa hoặc những người đang thừa cơ hội này để chia tay nhé).
Xin lỗi, anh là gay
Điều này khiến bạn hoang mang vì hôm nay là ngày Cá tháng Tư. Bạn không biết có nên tin điều này không, nhưng ít ra nó cũng khiến bạn thấy sợ hãi.
Hôm nay tớ mời cậu đi ăn nhé
Bạn thường rất háo hức với lời mời này nhất là khi người mời lại chắc như đinh đóng cột là nói thật, không lừa đâu. Nhưng kết quả vẫn ăn vố lừa khủng khiếp và hậu quả là phải một mình ngồi trong nhà hàng mà lòng đau như cắt.
Có người tìm cậu đấy
'Ai vậy, có biết là ai không?'. Bạn sẽ hỏi liên tục như vậy vì bạn bán tín bán nghi, không biết có nên tin hay không. Nhưng rồi bạn vẫn quyết định chạy xuống vì sợ, nếu mình không xuống thì người ta sẽ bỏ đi. Thật là một trò đùa thành công...
Thú nhận lỗi lầm của bạn với cha mẹ
Bạn cũng có thể nhân dịp 1/4 để nói một lời thú nhận cực 'shock' với cha mẹ về lỗi lầm bạn đã trót gây ra.
"> -
Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Dương Minh Tuyền, Dũng Trọc, Ngân Trọc, Phú Lê, Quang Rambo... đang nổi lên như hiện tượng, với tên gọi chung là "giang hồ mạng". Ứng xử sao khi thấy người trẻ mê xem YouTube của 'giang hồ mạng'?Họ thường xuyên đưa lên mạng các video ăn chơi nhậu nhẹt, văng tục, chửi thề, thách thức, cầm súng, mã tấu, gậy gộc đi "giải quyết công việc" hay phô trương thanh thế.
Dù những người này luôn tự nhận "quân tử", "sống hết mình với anh em" nhưng cách họ thể hiện khiến nhiều người lo ngại về hiện tượng bạo lực lên ngôi. Nhất là khi cộng đồng YouTuber "giang hồ" đang ngày càng bành trướng, nhận được sự quan tâm, tò mò, theo dõi của không ít thanh thiếu niên.
Nhiều kênh YouTube ăn theo sức hút của "giang hồ mạng" bằng việc tự đưa ra bảng xếp hạng các gương mặt nổi tiếng nhất trong giới.Ảnh cắt từ clip. Mạnh tay ngăn chặn khi con bị đầu độc bởi 'giang hồ mạng'
"YouTube bây giờ chẳng khác nào nồi lẩu thập cẩm", Quỳnh Hương (24 tuổi, nhân viên sáng tạo nội dung) nhận xét kèm lý giải nền tảng video này chứa nhiều nội dung mang tính giáo dục, giải trí cao, nhưng cũng tồn tại hàng nghìn video độc hại từ ăn thịt động vật trong sách đỏ, chế pháo, khoe thân đến vỗ ngực tự xưng "dân anh chị".
Hương nói mình "dị ứng" với hai từ "giang hồ" khi gần đây nó xuất hiện nhan nhản từ web drama của nghệ sĩ hài nổi tiếng tới các video hành xử bạo lực kiểu "xã hội đen".
Tuy nhiên, toàn bộ video liên quan đến "giang hồ mạng" đều không được giới hạn độ tuổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ dưới tuổi vị thành niên nếu chúng xem được.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, chị Hà Hiền (31 tuổi, Phú Thọ) hốt hoảng khi thấy em trai sinh năm 1992 cắt kiểu đầu “không giống ai”. Hỏi ra mới biết chàng trai, đang làm việc tại một khu công nghiệp, để tóc theo Khá Bảnh.
Dù chưa biết Khá Bảnh là ai và có sức ảnh hưởng tới đâu, chị Hiền vẫn bắt em trai đi sửa lại kiểu đầu. Lên mạng tìm hiểu về nhân vật này, đập vào mắt chị là hàng loạt video mang yếu tố bạo lực, "xã hội đen".
Nội dung liên quan tới "giang hồ" xuất hiện nhan nhản trên YouTube. Ảnh chụp màn hình. "Chỉ trong một video 'dạy dỗ ' đàn em, cậu ta buông ra không biết bao nhiêu từ tục tĩu. Các nội dung được đưa lên cũng không hề lành mạnh nhưng không hiểu vì sao thu hút tới 1,7 triệu subscribe. Những video này đang đầu độc giới trẻ Việt với tư tưởng, lối sống xấu", Hà Hiền khẳng định.
Người phụ nữ 31 tuổi cũng cho hay chị đã thẳng thắn đề nghị em trai mình không tiếp tục xem những video của Khá Bảnh. Biết được một số nam sinh cấp 2, 3 gần nhà cũng coi "giang hồ mạng" này là "thần tượng", chị Hiền nói chuyện với phụ huynh của họ để tìm cách ngăn chặn.
Phụ huynh Thu Cúc (30 tuổi, Yên Bái) cũng đồng tình với lựa chọn thẳng tay cấm đoán khi thấy con em mình theo dõi, ủng hộ các kênh YouTube giang hồ.
"Có mạnh tay ngăn chặn các con mới ý thức được sự độc hại và nghiêm trọng của các video 'xã hội đen' mà dừng lại. Tôi khá nghiêm khắc trong việc dạy con nhưng rất ít khi cấm đoán con điều gì. Bởi vậy, một khi tôi đã ban hành 'lệnh cấm' thì con cũng nghiêm túc thực hiện".
Cùng con theo dõi các nội dung trên mạng để định hướng
Phụ huynh Trúc Như (30 tuổi, Hà Tĩnh) bày tỏ quan điểm dạy con theo kiểu "yêu cho roi cho vọt" giờ quá cũ và có thể gây cho trẻ những chấn động về tâm lý. Bởi vậy, trong mọi trường hợp, không riêng gì việc kiểm soát con theo dõi các kênh YouTube giang hồ, chị đều chọn cách tham gia cùng con để hiểu và định hướng.
Con gái chị Như là bé Hà Linh, năm nay 10 tuổi. Bé được cha mẹ cho phép sử dụng điện thoại iPad để phục vụ học tập, giải trí, cũng như việc liên lạc mỗi khi cần.
Vào buổi tối sau khi hoàn thành bài tập về nhà, Hà Linh được phép sử dụng thiết bị công nghệ cho đến 30 phút trước giờ đi ngủ.
"Đương nhiên không thể tin tưởng hoàn toàn vào YouTube. Cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc con em mình thực sự đang xem những gì trên mạng"
Kostantinos Papadamou - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Cyprus
Vợ chồng chị Như cài YouTube Kids cho Linh bởi ứng dụng này được quảng cáo là chứa những nội dung dành riêng cho trẻ em và hỗ trợ phụ huynh một số tính năng như quản lý giờ xem cùng các nguồn phát.
Tuy nhiên, trên thực tế, nền tảng này vẫn chứa những video có nội dung bạo lực, không phù hợp với trẻ em.
Chị Như cho rằng thời nay, nhiều bậc cha mẹ đang bỏ rơi con trên mạng. Họ không kiểm soát được con xem gì, thời gian con xem, không chỉ dẫn con nên hay không nên làm gì trên thế giới ảo, dẫn đến nhiều hệ lụy.
"YouTube hay YouTube Kids đều tồn tại những nội dung tốt, xấu đan xen. Tôi chưa bao giờ cấm con không được tham gia vào đó mà giống như một người bạn, tôi sẽ hỏi con đang xem gì và xin tham gia cùng. Sau khi đã hiểu về những gì con đang truy cập, tôi sẽ hướng dẫn con sử dụng sao cho hiệu quả và biết phản ứng trước những thứ nguy hại trên môi trường mạng", người mẹ bày tỏ.
Chuyên gia tâm lý người Anh Emma Kenny đưa ra lời khuyên dù bận đến đâu, cha mẹ cũng cần giao tiếp với con, nắm bắt được chúng xem gì trên YouTube và luôn để trẻ cảm nhận chúng được yêu thương, tin tưởng và bảo vệ.
Sau bài viết của Zing.vnvề hiện tượng loạn kênh YouTube giang hồ hút người xem bằng nội dung bạo lực, nhiều độc giả đặt câu hỏi: Không hiểu các kênh này có gì?
Vậy là, dù muốn cấm đoán, nhưng những người lớn cũng không thật sự hiểu con, em họ đang theo dõi cái gì.
Trong câu chuyện ứng xử với các "giang hồ mạng" như Khá Bảnh hay "hội anh em" của anh ta, nếu các thanh thiếu niên được người lớn định hướng tốt, biết phân biệt giữa kênh chính thống nên theo dõi và kênh chứa nội dung xấu cần bài trừ, chắc chắn cộng đồng YouTube "xã hội đen" không thể phát triển, thậm chí có thể bị bài xích vì không mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng.
">Khá 'Bảnh' trần tình vụ cùng bạn dàn hàng chụp ảnh trên đường quốc lộBức ảnh Ngô Bá Khá (còn gọi là Khá Bảnh) cùng bạn bè dàn hàng ngang chụp ảnh trên đường quốc lộ mới đây thu hút nhiều sự chú ý và bị cục CSGT gửi giấy mời đến làm việc.