当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
Sáng nay,Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Bộ Y tế phối hợp với Học Viện Quân y tổ chức ngày hội “Chung tay vì sự sống 2015” tuyên truyền về hiến tặng mô, tạng vì mục đích cứu chữa người bệnh và hiến xác phục vụ y học.
GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, nếu tiếp tục lan tỏa sẽ thắp lên niềm hy vọng cho hàng chục nghìn bệnh nhân suy tim, gan, thận... đang mòn mỏi chờ ghép tạng.
![]() |
Các bạn trẻ viết đơn đăng ký hiến tặng mô, tạng tại ngày hội Chung tay vì sự sống 2015 |
Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, ngày hội đặt mục có 1.000 người trực tiếp đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não tuy nhiên tính đến 11h30, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận có 1.417 người đăng ký - lập kỷ lục Việt Nam
“Đây là một ngày hội đặc biệt, truyền đi thông điệp kêu gọi mọi người trước hết là những sinh viên ngành y hãy đăng ký hiến mô tạng. Sống để hiến tặng, nếu không may những bác sĩ tương lai này có ra đi thì cũng có thể giúp ích cho nhiều người. Đây là kỷ lục về tình yêu thương lòng nhân ái của những trái tim tình nguyện”, ông Phúc chia sẻ.
Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 14 cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện nhiều kỹ thuật ghép mô, tạng phức tạp với những “cánh chim đầu đàn” như BV Việt Đức, Chợ Rẫy, BV 103...
Tuy nhiên sau 23 năm kể từ ca ghép thận đầu tiên, đến nay Việt Nam mới thực hiện được gần 1.200 ca ghép thận, 40 ca ghép gan, 13 ca ghép tim, 1 ca ghép tụy và trên 1.400 ca ghép giác mạc trong khi cả nước có hơn 16.000 người bệnh suy chức năng tim, thận, gan, phổi... hơn 6.000 người mù đang chờ ghép giác mạc.
Nguyên nhân do nguồn tạng quá hạn chế. Tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm có khoảng 1.000 ca chết não nhưng 5 năm qua chỉ có 26 trường hợp đồng ý hiến tặng mô, tạng.
Trước khi có thêm hơn 1.400 người đăng ký trong ngày hội hôm nay, trong hơn 2 năm kể từ ngày thành lập, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người chỉ nhận được gần 600 đơn đăng ký hiến tạng, trong đó có 13 người đăng ký hiến sống.
Thực tế này đã hạn chế rất nhiều cơ hội cho những người bệnh đang mòn mỏi chờ ghép tạng - phương pháp cuối cùng giúp họ “hồi sinh” khi mắc bệnh hiểm nghèo.
Thúy Hạnh
" alt="Kỷ lục Việt Nam: 1.400 người đăng ký hiến tạng"/>Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
Lamborghini Huracan độ độc nhất Việt Nam nổi bật trên báo Tây
Theo báo New York Times, văn phòng công tố bang New York mới đây thông báo sẽ mở cuộc điều tra về việc Facebook thu thập mà không có sự đồng ý 1,5 triệu email của người dùng.
"Thiếu tôn trọng dữ liệu người dùng"
Vụ việc này được tiết lộ vào giữa tháng 4, cho thấy Facebook đã lấy danh bạ email của những người dùng đăng ký sử dụng mạng xã hội này năm 2016.
Facebook cho biết các danh bạ được sử dụng để cải tiến thuật toán hướng đối tượng cho quảng cáo và gợi ý người dùng.
“Facebook đã liên tục cho thấy sự thiếu tôn trọng dữ liệu người dùng, đồng thời kiếm lợi từ dữ liệu họ thu thập được. Đã đến lúc Facebook phải chịu trách nhiệm về cách họ quản lý dữ liệu riêng tư của người dùng”, bà Letitia James, Bộ trưởng Tư pháp bang New York, khẳng định.
Khi vụ việc bị tiết lộ, Facebook cho biết “không cố ý”. Mặc dù vậy, vẫn có tới 1,5 triệu người dùng bị Facebook khai thác danh bạ email. Và họ không hề biết gì về hành vi này. Sau khi thông tin được đưa lên báo, Facebook mới đóng chức năng thu thập danh bạ.
Cuộc điều tra của bang New York sẽ tập trung vào việc vì sao Facebook chọn thu thập thông tin đó, và liệu hành vi này có được thực hiện trên quy mô lớn hơn hay không.
"Từ chối hành động có trách nhiệm"
Tại Canada, nhà chức trách kết luận Facebook đã vi phạm luật về quyền riêng tư khi thu thập dữ liệu của 600.000 người dùng, và công ty có thể bị kiện ra tòa.
Ủy viên về quyền riêng tư của Canada - ông Daniel Therrien - đã đưa ra kết luận sau cuộc điều tra kéo dài 1 năm của nước này về các hành vi chia sẻ dữ liệu của Facebook với Cambridge Analytica.
Facebook thừa nhận vụ việc Cambridge Analytica nhưng không tôn trọng các kết quả điều tra của Canada. Cụ thể, Facebook đã từ chối tự nguyện kiểm tra lại các chính sách về quyền riêng tư trong vòng 5 năm tới theo đề xuất, theo báo Guardian.
“Việc Facebook từ chối hành động có trách nhiệm là rất nguy hiểm nếu xét tới lượng dữ liệu nhạy cảm khổng lồ của người dùng trao cho họ", ông Therrien nói.
"Sự trái ngược giữa những gì Facebook hứa hẹn công chúng về quyền riêng tư và hành động từ chối các vấn đề nghiêm trọng mà chúng tôi chỉ ra, hoặc thậm chí không thừa nhận là đã vi phạm pháp luật là rất đáng lo ngại”, ông Therrien nhấn mạnh.
Ông Therrien có thể sẽ tìm cách yêu cầu tòa đưa ra mức phạt nhằm đảo bảo Facebook phải điều chỉnh các hành vi đối với dữ liệu người dùng tại Canada. Tuy nhiên có thể phải mất tới 1 năm để tòa án Canada đưa ra kết luận cuối cùng.
Cuộc điều tra của Canada kết luận Facebook đã “thiếu trách nhiệm” với dữ liệu của người dùng, dẫn tới nguy cơ lớn là dữ liệu “có thể bị sử dụng theo những cách mà người dùng không hề hay biết, khiến họ gặp nguy cơ”.
“Chúng ta không thể trông đợi mọi công ty đều hành động có trách nhiệm, do vậy cần có quy định luật pháp để đảm bảo trách nhiệm của họ”, ông Therrien nhận xét.
Ngày 24/4, Facebook công bố kết quả kinh doanh, trong đó họ dự định bỏ ra khoảng 3-5 tỷ USD tiền mặt để giải quyết vụ điều tra của Ủy ban thương mại Mỹ (FTC).
Cuộc điều tra của FTC đã kéo dài hơn 1 năm, và họ có thể sẽ sớm đưa ra mức phạt đối với Facebook trong thời gian tới. Mức phạt 5 tỷ USD là con số kỷ lục của FTC, nhưng giới chuyên gia cho rằng không thấm vào đâu so với Facebook.
Nó chỉ tương đương lợi nhuận của họ trong 1 quý kinh doanh. Theo nhận xét của phóng viên Troy Wolverton, Business Insider, mức phạt 5 tỷ USD chẳng khác nào một trò đùa đối với Facebook, và sẽ không đủ sức nặng để họ thay đổi những hành vi thiếu tôn trọng người dùng.
Theo Zing
" alt="Facebook liên tục nếm mùi trừng phạt tại Mỹ, Canada"/>Theo ghi nhận tại buổi làm việc ngày 18/12/2019, đại diện cho những người khuyết tật thị lực, ông Phạm Viết Thu - Chủ tịch Hội người mù Việt Nam (Hội) cho biết:
“Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 9.000 người khiếm thị biết sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh, trong đó có 7.000 người biết sử dụng thành thạo. Công nghệ thông tin là phương tiện hết sức hữu hiệu giúp người mù sinh hoạt, học tập, làm việc thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong đó có thể kể đến như phần mềm hỗ trợ tiếng nói đã trở thành một công cụ hữu ích giúp họ có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác, học tập và đời sống”.
![]() |
Ông Phạm Viết Thu - Chủ tịch Hội người mù Việt Nam chia sẻ trong buổi gặp |
Trong thời đại 4.0, Hội cũng mong muốn có thêm nhiều công cụ hỗ trợ người mù để họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những công nghệ mới, tham gia vào các công việc mới mà công nghệ số tạo ra nhằm phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, cải thiện cuộc sống, được hòa nhập tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội như những người bình thường.
“Ngành CNTT phát triển cũng đã tạo ra nhiều nghề mới trong xã hội, và dán nhãn dữ liệu cũng là một nghề mới được xuất hiện khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở nên phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Để dạy cho các hệ thống AI khả năng tự học và đưa ra các suy đoán, các doanh nghiệp làm về AI sẽ cần những dữ liệu đã được con người xử lý, dán nhãn để huấn luyện các hệ thống AI của họ. Công việc dán nhãn dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp trong công đoạn xây dựng dữ liệu mẫu. Đồng thời, dán nhãn bằng âm thanh cũng sẽ là một nghề phù hợp và có thu nhập tốt đối với người khuyết tật thị lực, bởi người mù nghe nhiều hơn nên đa số thính giác của họ tinh nhạy hơn so với người bình thường” - ông Trần Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam cũng chia sẻ thêm.
![]() |
Bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam đang sử dụng máy tính để giới thiệu về Hội. |
Thực hiện Quyết định số 2309/QĐ-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam đã phối hợp với Hội người mù Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ InfoRe Technology, HMD Technology cùng các chuyên gia nghiên cứu trong nước và quốc tế đã tiến hành xây dựng công cụ phần mềm hỗ trợ người khiếm thị kiếm sống bằng công nghệ dán nhãn thông tin với mục tiêu giúp người khiếm thị được tiếp cận nhiều hơn với những công nghệ mới, tham gia vào các công việc mới mà công nghệ số tạo ra nhằm hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân, cải thiện cuộc sống, hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội như những người bình thường.
Để tiếp cận với nghề mới này, người khiếm thị sẽ được đào tạo qua kho dữ liệu mẫu, được huấn luyện và có các bài kiểm tra để đánh giá năng lực. Sau khi đạt tiêu chuẩn để tham gia công việc dán nhãn dữ liệu bằng âm thanh, người khiếm thị sẽ đăng nhập vào hệ thống phần mềm và tham gia vào công việc dán nhãn bằng cách chọn cho mình một hoặc nhiều công việc trên bảng danh sách công việc. Hệ thống tự động của phần mềm sẽ căn cứ vào thời gian làm việc, tần suất làm việc, lượng dữ liệu được dán nhãn và lượng dữ liệu được dán nhãn đúng để đưa ra đánh giá khả năng của người thực hiện, từ đó lấy căn cứ để trả lương.
![]() |
Bà Đỗ Thị Chiến, Giáo viên Trung tâm đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù đang thực hiện các thao tác trong dán nhãn dữ liệu |
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, lan rộng tới trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và chưa có dấu hiệu dừng lại, thời điểm này chính là một thách thức rất lớn cho những người khuyết tật nói chung và người mù nói riêng, bởi họ là những người dễ bị tổn thương về mọi mặt nhưng đồng thời cũng là cơ hội để họ phát huy khả năng của mình thông qua ứng dụng Công nghệ thông tin.
Dựa trên ứng dụng ResApp Health của Úc - một ứng dụng điện thoại sử dụng tiếng thở để phát hiện bệnh liên quan đến đường hô hấp và dự án Breathe For Science của trường đại học New York - thu thập các tiếng thở để nghiên cứu mối liên kết giữa tiếng thở và các bệnh đường hô hấp, nhóm nghiên cứu tiếp tục hợp tác cùng các chuyên gia y tế nghiên cứu để xây dựng một mô hình thử nghiệm giúp chẩn đoán bệnh đường thở thông qua tiếng thở của mọi người dựa trên hệ thống dán nhãn dữ liệu sẵn có. Vì vậy, sự tham gia của người khiếm thị, với thính giác tinh nhạy của họ, có thể trở nên quý giá vào thời điểm này để góp sức cùng các chuyên gia y tế và công nghệ nghiên cứu thử nghiệm mô hình chẩn đoán, sàng lọc, phân loại bệnh đường hô hấp, đặc biệt khi chúng ta không có đủ các bộ test cho tất cả mọi người. Kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo, dự án thử nghiệm sẽ phân loại ban đầu những người có dấu hiệu về bệnh đường thở dựa trên việc phân tích tiếng hơi thở của họ, hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Theo bà Đinh Việt Anh - Phó chủ tịch Hội người mù Việt Nam thì “đây là một dự án mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, giúp người khiếm thị phát huy khả năng, vươn lên tham gia bình đẳng vào đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời, đóng góp vào những hoạt động ý nghĩa vì lợi ích chung của cộng đồng. Bên cạnh sự nỗ lực của Nhà nước và của cá nhân người khiếm thị, dự án rất cần nhận được sự chung tay của cả cộng đồng xã hội, các tổ chức và doanh nghiệp”.
Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, nhưng người khiếm thị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp để thể hiện khả năng, nghị lực của mình, tự nuôi sống bản thân và đóng góp một phần xây dựng đất nước. Vì vậy, dự án luôn cần sự chung tay của cộng đồng, của các tổ chức có dữ liệu về âm thanh, các doanh nghiệp làm về trí tuệ nhân tạo, các nhà tài trợ, …, đặc biệt là từ những đơn hàng dán nhãn dữ liệu âm thanh của các công ty công nghệ hàng đầu ở trong nước và quốc tế để giúp người khiếm thị có việc làm ổn định, an toàn và ít ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhân dịp kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969 - 17/4/2020), chúng ta hãy cùng nhau góp phần làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của cộng đồng đối với người mù nói riêng và người khuyết tật nói chung và cùng chia sẻ để lan tỏa thông điệp đẩy lùi COVD-19 bằng hành động “gửi dữ liệu hơi thở của mình và người thân” thông qua hướng dẫn tại đường link: inlab.nisci.gov.vn/upload hoặc gửi thông tin về địa chỉ email: [email protected] để được hướng dẫn chi tiết.
Dự án Inlab được thực hiện bởi Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam phối hợp Hội người mù Việt Nam, InfoRe Technology, HMD Technology, các chuyên gia công nghệ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, chuyên gia y tế nghiên cứu về các bệnh hô hấp, các cộng tác viên đang học tập, nghiên cứu trong nước và quốc tế." alt="Dán nhãn dữ liệu: Tạo việc làm mới cho người khiếm thị và góp sức đẩy lùi dịch Covid"/>Dán nhãn dữ liệu: Tạo việc làm mới cho người khiếm thị và góp sức đẩy lùi dịch Covid