Thế giới

Cha ơi cứu con, con đau lắm!

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-22 13:43:52 我要评论(0)

Hơn một năm qua,ơicứuconconđaulắlịch thi đấu giải bóng đá pháp người đàn ông ấy phải đối mặt với vô lịch thi đấu giải bóng đá pháplịch thi đấu giải bóng đá pháp、、

Hơn một năm qua,ơicứuconconđaulắlịch thi đấu giải bóng đá pháp người đàn ông ấy phải đối mặt với vô vàn gian khó. Anh cố níu giữ cho được “giọt máu” của mình, cố tỏ ra lạc quan không bỏ cuộc. Nhưng có lẽ, anh cũng đang cần thêm sự động viên tinh thần và sự chia sẻ để vượt qua được khó khăn. 

Cha không bỏ con đâu

Ngồi đối diện với chúng tôi, anh Ngô Quốc Vĩnh chầm chậm kể về câu chuyện buồn của gia đình. Khi biết một đứa con trong cặp sinh đôi bị ung thư máu, người anh lạnh toát, vội đưa đứa con lại đi khám. May mắn, qua xét nghiệm thể hiện bé lớn vẫn khỏe mạnh. Dù chưa biết làm cách nào để tiếp tục có tiền cho đứa nhỏ chữa bệnh nhưng người đàn ông ấy vẫn khẳng định chắc chắn rằng sẽ tìm đủ mọi cách cứu con.  

{ keywords}
Bé Ngô Thùy Lam bị ung thư máu đang thiếu tiền điều trị.

Bé gái đang mang trong mình căn bệnh ung thư máu đó là Ngô Thùy Lam (sinh tháng 3/2015 ở ấp Đại Sư, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh). 

Cách đây 1 năm, lúc đó bé Thùy Lam được 3 tuổi, người cứ hâm hấp sốt từ sáng tới chiều, kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Gia đình đưa con đến bệnh viện huyện điều trị 15 ngày nhưng tình trạng sốt không giảm. Bé biếng ăn, da dẻ xanh xao. Chuyển lên bệnh viện huyện, bác sĩ nghi ngờ Lam bị nhiễm trùng máu nên bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. 

Sau nhiều xét nghiệm, bác sĩ có bằng chứng về căn bệnh ung thư máu. Nghe bác sĩ gọi vào phòng tham vấn tình trạng sức khỏe, cả gia đình bàng hoàng. Ngay lập tức, Lam được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu với một phác đồ điều trị hóa chất. 

Cơ thể non nớt của bé bắt đầu chống chọi với những nỗi đau đớn khó tưởng, nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được. Có những lúc Lam nằm đờ đẫn cả ngày chẳng muốn ăn một thứ gì. 

“Nhìn cháu truyền thuốc đau lòng lắm. Thuốc giật, miệng môi khô nứt, người nóng bừng bừng cả ngày chằng ăn miếng nào. Trên tay lúc nào cũng phải có chiếc khăn ấm lau hạ nhiệt cho cháu không kể ngày đêm. Lúc tỉnh dậy cứ bám riết lấy ba sợ ba về, miệng nói ba ơi cứu con. Tôi cứ nói với bé ba không bỏ con đâu con đừng sợ”, anh Vĩnh nhớ lại.

Làm sao có đủ tiền cứu con? 

Vợ chồng anh Ngô Quốc Vĩnh và chị Nguyễn Thị Út sinh được 2 cô con gái dễ thương, nhưng không ngờ một bé lại mắc bệnh hiểm ác. Trước khi con gái bị bệnh, chị Út hằng ngày đạp xe bán rau cải quanh nơi ở. Dù tiền kiếm không được nhiều nhưng chị Út vẫn chi tiêu tằn tiện, tiết kiệm từng đồng lẻ phòng khi ốm đau.  

{ keywords}
Anh Vĩnh chăm con trong bệnh viện

Anh Ngô Quốc Vĩnh làm phụ hồ gần nhà, nhờ chăm chỉ làm việc nên cuộc sống cũng tạm ổn. Khi bé Thùy Lam bị bệnh, gia đình dốc hết tiền bạc lo cứu chữa cho con nhưng vẫn không đủ.

Thương cô con gái nếu không tiếp tục được chữa bệnh sẽ nguy hiểm đến tính mạng, anh Vĩnh tìm mọi cách vay mượn. Tuy nhiên, số tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế khá đắt đỏ nên lo không đủ. Bà nội buộc phải cầm cố 3 công đất trong vòng 5 năm, lấy gần 100 triệu đồng cho cháu.

Đến hiện tại anh Vĩnh đã hết tiền, trong khi quá trình điều trị của bé Thùy Lam vẫn đang tiếp tục. Không thể bỏ rơi đứa con gái bé bỏng của mình nhưng người cha ấy cũng chưa biết cách nào để có tiền giúp con. 

“Chú kế bên thấy hoàn cảnh tội quá, mỗi lần tôi ở viện chăm con về chú lại bảo theo chú cưa cây. Chú bảo theo chú có cơm ăn cơm có cháo ăn cháo. Chú thương cháu bé nên thường giúp đỡ. Ai cũng thương vậy đấy, nhưng vì ngặt quá, tiền kiếm ra không kịp mua thuốc. Tôi cũng chưa biết phải làm sao”, anh Vĩnh chia sẻ. 

Anh Vĩnh cũng như nhiều người khác, không ai có thể bỏ con. Có điều ở hoàn cảnh bế tắc này họ gần như đã bát lực. Hy vọng, những tấm lòng nhân hậu sẽ chung tay giúp đỡ cho bé Thùy Lam có tiền chữa bệnh. 

Đức Toàn 

Mọi thông tin xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: anh Nguyễn Quốc Vĩnh, ấp Đại Sư, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. SĐT 0987 231 910

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.060 (bé Ngô Thùy Lam)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436


Cám cảnh gia đình có 1 con ung thư và 2 con tâm thần

Cám cảnh gia đình có 1 con ung thư và 2 con tâm thần

Tưởng mình sẽ làm trụ cột thay mẹ nuôi hai em khi mẹ ở tuổi xế chiều, giờ đây cô gái 27 tuổi cũng không biết số phận sẽ đi về đâu khi mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo...

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Vào cuối tháng 12/2022, các quan chức của Bộ Giáo dục Nhật Bản đã họp báo về số liệu thống kê số lần nghỉ phép của giáo viên trường công trong năm tài chính 2021. Ảnh: Norihiko Kuwabara.

Đây là kết quả khảo sát khoảng 919.900 giáo viên tại các trường công lập tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường cho đối tượng đặc biệt cũng như các cơ sở giáo dục khác trên khắp cả nước Nhật.

Trong năm học 2021, Nhật Bản có tổng cộng 10.944 giáo viên, tăng 15,2% (tương đương 1.448 người) so với 2020, đã nghỉ phép dài hạn từ một tháng trở lên do các bệnh tâm, bao gồm cả trầm cảm. 

Đây là con số cao kỷ lục, chiếm 1,19% trong tổng số giáo viên ở Nhật Bản. Đằng sau những con số này là áp lực thời gian làm việc kéo dài và khối lượng công việc ngày càng tăng.

Trong khi đó, 5.897 giáo viên (chiếm 0,64% tổng số giáo viên) đã nghỉ hơn 90 ngày, mức tối đa số ngày nghỉ phép được cấp.

Đây cũng là kỷ lục mới lập, bởi từ năm học 2007, số giáo viên mắc bệnh tâm lý, trầm cảm phải nghỉ việc chỉ dao động quanh mức 5.000 người.

Khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ giáo viên nghỉ ốm, nghỉ do các bệnh về tâm thần, tâm lý giảm dần theo từng nhóm tuổi.

Cụ thể là tỷ lệ cao nhất (1,87%) ở độ tuổi 20, 1,36% ở độ tuổi 30, 1,27% ở độ tuổi 40 và tới lứa tuổi 50 trở lên, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,92%. Xu hướng nghỉ phép của giáo viên trẻ cũng cao nhất.

Tất cả các nhóm tuổi đều có sự gia tăng tỷ lệ nghỉ phép dài ngày so với năm học trước. 

Làm việc quá sức, thiếu sự hỗ trợ

Trong 5.897 giáo viên nghỉ phép vì bệnh tâm lý trong năm học 2021, đến tháng 4/2022, chỉ 2.473 giáo viên (41,9%) quay trở lại giảng dạy. Có 2.283 giáo viên (38,7%) tiếp tục nghỉ phép và 1.141 (19,3%) đã nghỉ hẳn việc.

Số lượng giáo viên Nhật Bản xin nghỉ phép từ một tháng trở lên do áp lực công việc đã gia tăng đáng kể từ năm 2016.

Trong khi đó, một số lượng lớn giáo viên trường công, những người được tuyển dụng vào những năm 1980 sau đợt bùng nổ dân số lần thứ hai ở Nhật Bản, sắp nghỉ hưu. 
Việc hạn chế tuyển dụng nhân lực ngành giáo dục vào những năm 2000 do dự đoán tỷ lệ sinh giảm, đã gây ra tình trạng thiếu giáo viên ở độ tuổi từ giữa 30 đến giữa 40.

Một nghiên cứu của Bộ Giáo dục Nhật Bản được thực hiện vào năm 2016 cho thấy, có khoảng 30% giáo viên tại các trường tiểu học công lập và khoảng 60% tại các trường trung học cơ sở công lập làm việc ngoài giờ với hơn 80 giờ một tháng, mức được coi là làm việc quá sức.

Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 11 và tháng 12 năm 2022 bởi tổ chức phi lợi nhuận Kyouiku no Mori có trụ sở tại Hiroshima đã khẳng định, tình trạng quá tải công việc, thiếu sự hỗ trợ của những người quản lý là nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên trầm cảm.

Hội đồng giáo dục các địa phương Nhật Bản đã thực hiện một số biện pháp để giúp giáo viên trở lại làm việc dễ dàng hơn sau khi nghỉ phép.

Vào năm 2021, Hội đồng Giáo dục thủ đô Tokyo đã phối hợp với Bệnh viện Trung tâm Kant tổ chức chương trình “Trở lại làm việc”.

Theo chương trình, những giáo viên đã khỏi bệnh và mong muốn trở lại làm việc có thể tham gia các hoạt động hỗ trợ tinh thần, bao gồm yoga và liệu pháp làm vườn (horticultural therapy).

Các buổi trị liệu cũng được tổ chức thường xuyên.

Năm 2022, Hội đồng Giáo dục tỉnh Hyogo đã thành lập một nhóm chuyên gia, bao gồm cả một nhà trị liệu tâm lý lâm sàng, túc trực tại văn phòng để hỗ trợ các giáo viên mắc bệnh lý về tâm thần, trầm cảm.

Bảo Huy (Theo Mainichi, Asah)

" alt="Làm việc quá sức: Hơn 10.000 giáo viên Nhật Bản mắc các bệnh lý về thần kinh" width="90" height="59"/>

Làm việc quá sức: Hơn 10.000 giáo viên Nhật Bản mắc các bệnh lý về thần kinh

- Bố bố, hôm nay con phải đến trường sớm, tí bố rửa bát hộ con nhé.

- Đùa à, áo bố mày mặc, xe bố mày đi, tiền bố mày tiêu, giờ việc mày bố làm á?

- Tùy bố thôi (véo von từ tận ngoài cổng vọng lại), nếu bố không thích thì bảo vợ bố làm cho...

- Đứng lại... Cô định đánh đố bố cô đấy à?
....

Tôi ngồi mơ màng bên cửa sổ, vừa ngắm hoa hồng nở ngoài vườn vừa cười khi thấy "kẻ chiến bại" trong cuộc đấu khẩu làu bàu thu dọn bát đĩa đi rửa, trong khi đứa chiến thắng đã "tếch" mất từ đời nào.

Mười năm trước, tôi đã quyết tâm bước qua mọi rào cản để cưới người ấy khi nhìn thấy cô con gái 8 tuổi của tôi níu tay anh thật tự nhiên và tin cậy. Chính khoảnh khắc ấy đã làm trái tim băng giá của tôi tan chảy, vì tôi biết người ấy sẽ là chỗ dựa vững vàng cho mẹ con tôi suốt cả cuộc đời này!

Dòng ký ức của tôi lan man quay lại một đêm mùa xuân thật lạnh 12 năm trước, tôi - một single mom 33 tuổi đầy tự tin và độc lập, người đã chán ngán cuộc sống hôn nhân đầy mệt mỏi và cạn kiệt tình yêu, người mà nhu cầu tình dục đã phai nhạt đến nỗi tưởng mình "lãnh cảm" - tự dưng ngã oạch vào vòng tay ấm sực của một người bạn cũ, để rồi "tình một đêm" kéo dài đến mấy ngàn đêm.

{keywords}
Chị Hoàng Thu Hương - nhân vật trong bài và chồng.

Nhớ ngày ấy, lũ bạn học thời cấp 2 nhí nhố của tôi họp mặt đầu năm. Tôi đang làm việc ở Hà Nội nhưng vì quá nể mấy cô bạn nhiệt tình nên đã bắt chuyến xe cuối ngày về Hải Phòng tham dự, trong khi 8h sáng hôm sau vẫn phải có mặt ở công ty.

Có lẽ là do bước ngoặt số phận đã sắp đặt cho tôi, nên sau này tôi vẫn vô cùng ngạc nhiên về quyết định bốc đồng lúc ấy của mình, trong khi tôi chưa bao giờ là kẻ ham chơi. Đón tôi là anh bạn lớp trưởng và sau đó là lời nói đùa của bạn lớp phó: "Ông đón rồi thì việc tiễn là của tôi nhé!".

Đúng như lời sắp đặt, nửa đêm tan tiệc, tôi ra về cùng anh chàng lớp phó trầm tính, ít nói ít cười. Đến ngã ba rẽ về nhà bố mẹ tôi, chàng tự nhiên dừng xe lại, đứng xuống đường. Tôi cũng ngạc nhiên đứng xuống, chưa hiểu chuyện gì thì chàng vòng tay ôm chặt lấy tôi. Gió đêm lạnh buốt như đồng lõa khiến tôi run rẩy như con mèo nhỏ trong vòng tay và bờ môi ấm áp của chàng. Loáng thoáng bên tai tôi lời thì thầm mê hoặc: "Về với anh nhé! Nhà rất rộng, xóm rất vắng và anh rất cô đơn...".

Có trời mới biết lúc ấy tôi nghĩ gì hoặc có khi chẳng kịp nghĩ gì, chỉ thấy vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy mình khát khao hơi ấm này đến thế. Sáu năm sống lãnh đạm, độc lập và chán ghét đàn ông dường như đã tan biến hoàn toàn trong một cái hôn.

Không còn những rào cản về đạo đức, không còn những suy tính thiệt hơn, không còn những nghi ngờ sợ hãi... chỉ còn sự khao khát thật đẹp đẽ và đơn thuần, để rồi sau đó hai trái tim cô đơn cùng rung lên những nốt nhạc miên man, đồng điệu.

Năm giờ sáng hôm sau, khi anh đưa tôi ra bến xe để về Hà Nội, hai đứa đứng im trong sương sớm buốt lạnh. Anh đã đọc được trong mắt tôi sự hối hận và lo sợ cho hành động bốc đồng của mình. Khi tôi chuẩn bị lên xe, anh ngập ngừng đưa tay sửa lại vành mũ cho tôi. Nâng cằm tôi lên rồi đặt một chiếc hôn dịu dàng lên trán, anh thì thầm: "Đừng lo lắng, hãy tin anh, cho dù đêm qua không say, anh cũng vẫn sẽ làm như vậy".

Tôi - người phụ nữ cực kỳ lạnh lùng và bảo thủ - đã "sa ngã" một cách lạ lùng như vậy đấy. Chính cái hôn thật thanh khiết, đầy âu yếm ấy đã làm lòng tôi mềm lại trong một cảm giác thật an toàn và dịu ngọt. Cái hôn ấy đã kéo chúng tôi trở lại bên nhau những ngày sau đó.

Anh chàng khô khan ít nói, ít cười như mọi người vẫn tưởng, không ngờ lại vô cùng hài hước và tình cảm, nên những ngày tháng bên anh luôn vui vẻ, nhẹ nhàng. Tôi, người phụ nữ mà sóng gió cuộc đời đã rèn giũa trở thành độc lập và cứng rắn, khi sống bên anh đã lại được trở về đúng nghĩa một cô gái bé nhỏ yếu mềm và mong được chở che.

Sau này, tôi vẫn bảo anh rằng chẳng hiểu sao đêm ấy em lại "ngu đột xuất" thế và anh cười: "Người phụ nữ nào cứ bảo mình ngu, thì đó là người vô cùng lợi hại. Lúc đó, em giả vờ "ngu" là chẳng qua em đã nhận thấy trước mặt là một thằng ngu hơn nhưng cực ngoan hiền và rất yêu em".

{keywords}
"Lần đò" thứ 2 của bà mẹ đơn thân với chàng bạn học cũ khiến nhiều người buông lời cay nghiệt.

Qua 2 năm yêu nhau nhiều sóng gió, 35 tuổi, tôi lên xe hoa cùng anh trong hôn lễ linh đình nhưng đầy tiếng bấc tiếng chì và sự phản đối dữ dội của gia đình anh, vì câu "trai tơ - nạ dòng" muôn đời cay nghiệt. Nhưng tình yêu và sự vững vàng của anh đã khiến tôi đủ mạnh mẽ đi tiếp.

Năm 2012, con trai chúng tôi ra đời lại bị khuyết tật - thiếu một bàn tay trái. Sức khỏe yếu và nỗi đau chồng chất đã khiến tôi suýt rơi vào chứng trầm cảm sau sinh và căn bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng cũng chính tình yêu chân thành và kiên định của anh đã giúp tôi tìm lại được niềm vui.

Khi tôi cân bằng được cảm xúc và các mối quan hệ gia đình thì cũng là lúc căn bệnh cũ của tôi tái phát - một cái u trong phổi (đã hóa trị để biến nó thành vôi) khiến cho tôi bị viêm phổi liên miên, dẫn đến việc cơ thể bị nhờn kháng sinh trầm trọng.

Bác sỹ khuyên tôi nên rời khỏi miền Bắc càng nhanh càng tốt. Trước thực tế sẽ phải rời xa gia đình, anh em bạn bè, môi trường quen thuộc, hi sinh sự nghiệp và mọi cơ hội phát triển, anh đã quyết định rất nhẹ nhàng: "Anh chọn em, chọn sức khỏe của em".

{keywords}
Năm 2015, anh quyết định chuyển cả gia đình vào Đà Nẵng định cư vì sức khoẻ của chị.

Năm 2015, cả gia đình tôi chuyển vào Đà Nẵng, rồi sau đó định cư tại Hội An làm du lịch, xây một biệt thự ven đô vừa ở vừa cho thuê. Ông giám đốc công ty sản xuất đồ gỗ ngày nào giờ đã vì tôi mà trồng từng cây hoa, đóng từng cái bàn cái ghế, tự tay làm cho tôi chiếc xích đu dưới vòm cây yêu thích, thậm chí cọ bể bơi, xách hành lý cho khách không chút nề hà. Anh đặt tên nhà là "Biệt thự Hương xưa" - chính là "nick name" của tôi ngày ấy, như một lời cam kết về tình yêu không thay đổi.

Tôi cũng rời xa công việc bận rộn căng đầu của một kế toán trưởng, cùng anh sống cuộc đời bình dị, an nhiên. Dù có những giai đoạn vô cùng khó khăn, vất vả, vợ chồng vẫn quấn quýt bên nhau như thuở mới yêu. Dù ban ngày có chuyện gì thì tối vẫn phải gối đầu lên tay anh ngủ, sáng vẫn thức dậy cùng nụ hôn êm ái trên môi.

Con cái lớn dần trong sự yêu thương dạy dỗ của anh, mỗi khi nghe mấy bố con chí chóe cười đùa, tôi lại thấy trái tim trào dâng niềm hạnh phúc và biết ơn số phận đã ban cho mẹ con tôi người đàn ông nhân hậu và đầy trách nhiệm này.

Tôi cũng biết ơn anh vì phong cách sống của anh đã dạy cho các con tôi khái niệm đúng đắn về hôn nhân và hạnh phúc, về sự tôn trọng và thương yêu cần có trong một gia đình.

Mười năm đã qua đi với biết bao thăng trầm, giờ con gái đã vào đại học, con trai học lớp 3. Anh chàng lãng tử ngày nào giờ tóc đã đầy sợi bạc, nhưng lúc nào cũng cưng chiều vợ như cô bé năm xưa. Vừa qua, khi anh hỏi: "Ngày 8/3, vợ muốn quà gì? Tôi đã trả lời bằng tất cả sự chân thành: Đối với em, anh là món quà tuyệt nhất".

{keywords}
Người chồng mới và con gái riêng của chị Hương trong bức ảnh được chụp cách đây 12 năm. Tình yêu thương của anh dành cho con riêng của chị đã khiến chị có thêm động lực vượt rào cản xã hội để đến với anh.
{keywords}

Chị biết ơn vì phong cách sống của anh đã dạy cho các con khái niệm đúng đắn về hôn nhân và hạnh phúc, về sự tôn trọng và thương yêu cần có trong một gia đình. 


Cuộc sống sẽ thật vô vị nếu thiếu vắng tình yêu. Mỗi cá nhân, gia đình luôn mang trong mình một câu chuyện tình thú vị. Mời quý độc giả gửi bài viết với chủ đề "Câu chuyện tình tôi" về email [email protected]. Các bài viết thú vị sẽ được chọn đăng tải với mức nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin cảm ơn!" alt="Chuyện 'tình một đêm thành ngàn đêm' của mẹ đơn thân và bạn học cũ" width="90" height="59"/>

Chuyện 'tình một đêm thành ngàn đêm' của mẹ đơn thân và bạn học cũ

Theo tự nhiên, trẻ được phát triển tốt nhất khi sống trong những gia đình có bố mẹ bên cạnh yêu thương, gần gũi với trẻ và hai vợ chồng trân quý nhau. Dù vậy không phải bố mẹ nào cũng có thể cho con một mái ấm trọn vẹn.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Không ít cặp vợ chồng đã ngừng nhu cầu kết nối mật thiết với nhau. Tuy nhiên thay vì ly hôn, nhiều người lựa chọn chịu đựng nhau trong cuộc hôn nhân nguội lạnh vì con cái hoặc vì lo sợ những thay đổi do ly hôn mang lại. Họ không muốn xáo trộn cuộc sống, việc học của con, khiến con phải chịu thiệt thòi, sống trong cảnh thiếu bố hoặc thiếu mẹ. Tuy nhiên trên thực tế đây chưa hẳn là quyết định tốt cho trẻ.

"Bao nhiêu năm nay, cứ có chuyện gì không vừa ý là bố cháu trút giận lên mẹ, chửi bới thậm tệ. Còn mẹ thì chỉ biết ngồi im lặng chịu trận và khóc. Anh em cháu thương mẹ nhưng chẳng thể làm gì được. Lắm lúc cháu chỉ biết chạy vào phòng đóng cửa lại để không nghe thấy gì hết. Nếu mọi người hỏi cháu có muốn bố mẹ ly hôn không thì cháu vẫn trả lời là: 'Bố mẹ ly hôn có lẽ sẽ tốt hơn'...”, Mai Anh (14 tuổi, Hà Nội) buồn bã chia sẻ với chuyên gia tâm lý.

Bố của Mai Anh là người có quyền chức. Ông nổi tiếng độc đoán, gia trưởng và luôn kiểm soát mọi việc trong gia đình. “Bố yêu cầu nhà cửa phải luôn gọn gàng, sạch sẽ như lau như li và bữa tối cơm ngon canh ngọt luôn sẵng sàng trên bàn đúng giờ khi bố về nhà. Mặc dù mẹ cháu cũng đi làm, còn phải chăm sóc bà nội bị bệnh tiểu đường rất vất vả".

Chị Duyên, mẹ Mai Anh làm giáo viên cấp hai, tính tình hiền lành, nhẫn nhịn chịu đựng là thế nhưng vẫn không sao làm vừa lòng ông chồng gia trưởng.

Có lần nhà có đám giỗ, một mình chị lo gần chục mâm cỗ. Đến khi dọn lên ăn thì các bà cô bên nhà chồng đánh tiếng chê bôi chị cuốn nem không khéo, món canh bóng chưa được chuẩn. Thế là trước mặt bao nhiêu người chị bị chồng gọi ra chửi mắng xối xả.

Uất ức chịu không nổi, Mai Anh òa khóc. Cô bé hét lên: "Bố thôi đi, đừng hành hạ mẹ khổ sở như thế". Bố cô tức giận trợn mắt: “Hỗn láo! Mày biết gì mà nói!”.

Một buổi chiều, Mai Anh gọi mẹ ra đầu ngõ bảo mẹ hãy ly hôn đi, mẹ cô bé lắc đầu, nước mắt lưng tròng nói đợi khi nào hai anh em vào đại học rồi mẹ sẽ...tính.

Đến đây Mai Anh chỉ biết thở dài im lặng. Cô không gần gũi được với bố và giận mẹ nhu nhược chỉ biết chịu đựng. Anh trai Mai Anh vốn hiền lành, ít nói bỗng thay đổi đột ngột về tính tình. Chàng trai tỏ ra ương bướng, chống đối bố, nghiện game online và thường xuyên trốn học đi chơi game.

Cũng trong hoàn cảnh những đứa trẻ muốn bố mẹ ly hôn là Thạch Thảo (13 tuổi, TP. Hồ Chí Minh).

Với Thảo, cuộc hôn nhân của bố mẹ giống như một cơn ác mộng không hồi kết. Bố Thảo là một kiến trúc sư nổi tiếng, ngoại hình bảnh bao phong độ. Còn mẹ có cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế. Cuộc sống gia đình nhìn bên ngoài đủ đầy hạnh phúc nhưng đúng là "trong chăn mới biết chăn có rận". Mẹ Thảo bao phen phải ghen tuông khổ sở vì tính trăng hoa của chồng, cứ dẹp xong vụ này lại ra vụ khác. Thế nhưng họ lại không ly hôn.

Mối quan hệ vợ chồng luôn trong tình trạng như bị "hóc xương" nuốt vào không được, nhổ ra cũng không xong, thực sự tức nghẹn và điên tiết.

Có lần nửa đêm Thảo bắt gặp mẹ ngồi thẫn thờ ở ban công uống ruợu một mình. Trong lúc say mẹ khóc lóc, than thân trách phận kết tội bệnh ngoại tình của ba đã thành mãn tính nhưng lần này ba còn muốn công khai qua lại với người phụ nữ kia.

Thảo cảm thấy hoang mang. Cô thắc mắc không hiểu vì sao sau tất cả mẹ vẫn không ly hôn thì mẹ trả lời rằng, mẹ cố gắng giữ gia đình vì thương chị em Thảo còn nhỏ. Mẹ cũng không muốn chịu thua dâng chồng, dâng tài sản cho "con hồ ly tinh".

Nghe mẹ nói vậy, Thảo lại càng thấy bế tắc hơn. Cô bé tự dằn vặt bản thân, cho rằng tại mình mà bố mẹ không thể ly hôn, phải chịu đựng nhau khổ sở như vậy. Từ đó Thảo thu mình lại, trở nên buồn bã, ít nói, học hành giảm sút.

Lo lắng cho tình trạng của con gái, bố mẹ cô phải tìm gặp chuyên gia tâm lý nhờ tư vấn giúp đỡ cho con.

{keywords}
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội)

Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) - người đã tư vấn cho bé Mai Anh và Thạch Thảo chia sẻ với VietNamNet:

"Ly hôn là một nỗi sợ. Dường như chúng ta quá tập trung vào vấn đề bố mẹ ly hôn, trẻ sẽ bị tổn thương như thế nào. Chúng ta cố gắng bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương bằng cách tiếp tục ở lại cuộc hôn nhân đã nguội lạnh. Nhưng không mấy ai đặt câu hỏi khi mối quan hệ của bố mẹ không tốt đẹp, trẻ ở giữa bị mắc kẹt thì sẽ gánh chịu tổn thương và ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý và sự phát triển?

Bố mẹ ly hôn hay một cuộc hôn nhân độc hại, liệu cái nào tệ hơn đối với trẻ?

Ly hôn không ai dám nói là dễ dàng. Việc tạm hoãn quyết định này trong một thời gian nhất định là cần thiết giúp bố mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và đặc biệt là con trẻ. Nhưng nếu bạn muốn trì hoãn đến khi con trưởng thành hoặc vì con mà tiếp tục một cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì tôi khuyên bạn là không nên.

Bởi vì việc hàng ngày phải chứng kiến bố mẹ ở cùng một nhà nhưng không vui vẻ thậm chí thù hằn, ghét bỏ nhau còn khiến con trẻ bị tổn thương nhiều hơn việc trực tiếp ly hôn.

Trẻ trong trường hợp này có khả năng bị các vấn đề về sức khoẻ và tâm lý như tự ti, rối loạn lo âu, thậm chí bị trầm cảm.

Bị trói buộc trong gánh nợ "vì con nên mẹ mới sống với bố " hay định kiến xã hội ly hôn là xấu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách, tâm lý và sự phát triển sau này của trẻ. Nhiều trẻ sẽ lặp lại cuộc hôn nhân thất bại của bố mẹ và tệ hơn là chỉ biết chịu đựng thay vì tìm kiếm giải pháp cho vấn đề.

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Một cuộc ly hôn tốt còn hơn một cuộc hôn nhân xấu”. Bất kể lý do gì, khi mối quan hệ vợ chồng không còn hạnh phúc bạn cần nhận ra đã đến lúc nên dừng lại. Quan trọng hơn hết là cho con bạn một cuộc sống bình yên". 

Xem thêm video: Khoảnh khắc xúc động: Cặp đôi gần 100 tuổi ôm nhau khóc sau 3 tháng xa cách

Ly hôn chồng biến tôi trở thành người mẹ tốt hơn

Ly hôn chồng biến tôi trở thành người mẹ tốt hơn

"Bây giờ chưa thấm đâu nhưng con rồi sẽ biết trân trọng những đêm bọn trẻ vắng nhà", mẹ đã nói với tôi như vậy khi tôi quyết định ly hôn người nay đã là một ông chồng cũ.

" alt="Những đứa trẻ bị kẹt trong 'cuộc chiến' giữa bố và mẹ" width="90" height="59"/>

Những đứa trẻ bị kẹt trong 'cuộc chiến' giữa bố và mẹ