Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2 -
Tiên lượng điều trị ung bàng quang di căn như thế nào?Khối u bàng quang là sự phát triển bất thường xảy ra trong bàng quang (Ảnh: Getty).
Bệnh nhân bị bệnh xâm lấn có thể bị đau sườn do tắc nghẽn niệu quản.
Các triệu chứng khác như sút cân, đau bụng hoặc đau xương có thể xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh tiến triển.
5 giai đoạn của ung thư bàng quang bao gồm: giai đoạn 0a, giai đoạn 0is (giai đoạn CIS), giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 (3A, 3B), giai đoạn 4 (4A, 4B).
Bàng quang là một cơ quan rỗng có chức năng chứa nước tiểu. Nó có các bức tường linh hoạt bao gồm nhiều lớp. Khi ung thư bàng quang bắt đầu di căn, nó sẽ phát triển qua từng lớp của thành bàng quang.
Theo Very Well, khi các tế bào ung thư tiếp tục phát triển bên ngoài thành bàng quang, chúng có thể di chuyển vào các cơ quan xung quanh hoặc các hạch bạch huyết. Một khi tế bào ung thư nằm trong hệ thống bạch huyết, chúng có thể di căn đến bất cứ đâu trong cơ thể. Các vị trí phổ biến mà ung thư bàng quang có thể lây lan bao gồm: xương, phổi, gan, phúc mạc (mô lót bên trong bụng), xương chậu.
Ung thư bàng quang di căn là ung thư đã lan ra bên ngoài bàng quang đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bạn bị ung thư bàng quang di căn, việc điều trị của bạn sẽ tập trung vào việc tiêu diệt hoặc làm chậm các tế bào ung thư khắp cơ thể, không chỉ ở bàng quang.
Có một số phương pháp điều trị bệnh này. Hóa trị thường là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ có thể đề nghị. Sau khi hóa trị, các phương pháp điều trị toàn thân có thể giúp giảm sự tiến triển của ung thư và kéo dài tuổi thọ, đồng thời làm giảm bớt các triệu chứng như đau.
Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn, xâm lấn cơ và di căn lần lượt là: 95%, 50% và 6%.
"> -
Thường xuyên mơ quan hệ với người lạ, vợ trẻ "cầu cứu" bác sĩĐây là một trong nhiều trường hợp bệnh nhân gặp các giấc mơ, tưởng tượng về chuyện sinh hoạt tình dục kỳ lạ mà ThS.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương tư vấn.
Theo BS Thành, y học tình dục gọi những giấc mơ như vậy là tưởng tượng tình dục và đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả đàn ông lẫn phụ nữ.
"Các tưởng tượng tình dục có thể rất đa dạng, trong đó việc mơ thấy quan hệ với người lạ là hiện tượng khá thường gặp", BS Thành cho hay.
Chuyên gia này phân tích, tưởng tượng tình dục có thể xuất phát mô phỏng một phần của ý thức, nhưng bên cạnh đó lại có nhiều phần nằm trong tiềm thức, nơi chúng ta không thể kiểm soát cũng như làm chủ được. Nhiều giấc mơ nằm sâu trong vùng tiềm thức do đó không liên quan tới nhận thức cũng như không phản ánh thực tế nhận thức của mỗi người.
"Điều này cũng giống như việc chúng ta bắt gặp những hình ảnh, bối cảnh kỳ lạ trong các giấc mơ mà không thể lý giải nguồn gốc từ đâu. Có một ranh giới rõ ràng giữa tưởng tượng tình dục và hành vi tình dục thực tế. Việc xuất hiện những giấc mơ liên quan đến tình dục khá phổ biến, chỉ có điều chúng ta có chia sẻ hay không", BS Thành chỉ rõ, "Do đó, khi bắt gặp những giấc mơ như vậy, chúng ta không nên tự trách, kỳ thị chính bản thân mình".
"> -
Bác sĩ kể chuyện "thắp hương" xin cứu bệnh nhân phải thay tim, gan cùng lúcTS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Ảnh: Minh Nhật).
Cuối tháng 9, nam bệnh nhân Đ.V.H. (41 tuổi) được đưa đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng suy tim mất bù, suy gan. Trước đó 2 năm, anh H. phát hiện suy tim giai đoạn cuối.
BV Việt Đức thực hiện ca ghép đồng thời tim, gan lần đầu tiên tại Việt Nam
"Hoạt động của tim của bệnh nhân phải thay thế bằng máy tim phổi nhân tạo (ECMO), gan người bệnh cũng suy đến mức phải dùng máy lọc gan để duy trì chức năng. Nếu không có phương pháp khác thay thế, trong 1-2 ngày là chúng tôi mất bệnh nhân", TS Hùng cho biết.
Đúng thời điểm căng thẳng khi không thể có phương pháp thay thế (ghép tạng), chiều 30/9, Bệnh viện Việt Đức nhận được thông tin một người đàn ông 36 tuổi, sống tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An không may bị tai nạn giao thông nghiêm trọng do tự ngã, chết não gia đình đồng ý hiến tạng.
Sau khi ekip của Bệnh viện Việt Đức vào hỗ trợ hồi sức, trưa 1/10, sau nhiều lần đánh giá bệnh nhân chết não, các bác sĩ đã thực hiện lấy tạng, hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Nghệ An ghép 2 thận cho bệnh nhân, một ekip khác mang quả tim, gan của người hiến về Hà Nội.
Có tạng rồi, quyết định ghép như thế nào cũng là một cuộc chiến "cân não".
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, các bác sĩ khi hội chẩn cũng chia "nhiều phe" trước ca bệnh quá khó khăn này.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Ảnh: Minh Nhật).
"Bệnh nhân suy tim, ghép tim là đương nhiên. Nhưng bệnh nhân này cũng suy gan trầm trọng, nếu chỉ ghép tim, bệnh nhân khó có cơ hội sống tiếp vì gan suy.
Vì thế, khi tranh luận để đưa ra quyết định cuối cùng, có bác sĩ ủng hộ ghép, nhưng có người không ủng hộ vì tình trạng người bệnh quá nặng, nếu không thành công, sẽ hỏng 2 tạng có thể cứu được 2 người bệnh khác", PGS Quyết thông tin.
Kết quả sinh thiết gan của bệnh nhân sau đó cho thấy hoại tử 50%, không có cơ hội bình phục, buộc phải ghép gan. Vì thế, chỉ định ghép gan, tim là hợp lý. Nếu chỉ ghép tim, gan hỏng, bệnh nhân cũng không có cơ hội qua khỏi.
"Với một ca bệnh quá nặng, ghép 2 tạng lớn là tim, gan, chúng tôi chỉ dám đưa ra tiên lượng dè dặt, 20%, nhưng bệnh nhân có cơ hội dù ít, bác sĩ vẫn phải cố. Vì thế, Hội đồng khoa học quyết định thực hiện ghép 2 tạng cho người bệnh", TS Hùng chia sẻ.
9 ngày không dám thở mạnh của các y bác sĩ
Tối 1/10, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép 2 tạng tim, gan cho nam bệnh nhân.
Sau ca mổ kéo dài 8 giờ đồng hồ, ekip ngoại khoa được "thở" vì đánh giá ngay sau đó cho thấy tim tưới máu, chỉ số ghép gan ổn. Nhưng ngay sau đó, ekip gây mê, hồi sức bước vào cuộc chiến mà các bác sĩ chia sẻ, không dám thở mạnh vì lo lắng.
"Ekip nào cũng có áp lực, nhưng khối ngoại căng thẳng 7-8 tiếng, còn ekip gây mê hồi sức, đến hôm nay, khi bệnh nhân đi được 80% chặng đường rồi họ vẫn rất căng thẳng", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói.
PGS.TS Lưu Quang Thùy, Giám đốc Trung tâm Gây mê - Hồi sức cho biết, dù ghép tạng đã trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Việt Đức, nhưng với ca đầu tiên, cùng lúc ghép 2 tạng lớn tim, gan trên một bệnh nhân rất nặng, việc gây mê, hồi sức nhiều rủi ro, áp lực.
"Chúng tôi huy động toàn bộ chuyên gia nhiều kinh nghiệm nhất, mời GS.TS Nguyễn Quốc Kính, chuyên gia đầu ngành chỉ huy chuyên môn về hồi sức. Bệnh nhân được kiểm soát hoàn toàn chức năng tạng ghép trong và sau mổ.
Chúng tôi cũng rất may mắn, khi lãnh đạo Bệnh viện cử ekip vào Nghệ An hỗ trợ hồi sức bệnh nhân trước hiến tạng. Bởi việc hồi sức người cho tạng giúp tạng lấy được tốt nhất, tối ưu cho cuộc ghép", PGS Thùy chia sẻ.
Nói về bệnh nhân may mắn khi được cùng lúc ghép 2 tạng lớn, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, người hiến tạng, người nhận tạng, đó là một nhân duyên.
Người được nhận tạng vốn bệnh nặng, gia đình rất khó khăn. Tài sản anh chị mang đi viện tổng 400 triệu, nhưng không thể vì không đủ tiền, khi mà bệnh nhân có cơ hội sống, bác sĩ lại bỏ qua cuộc mổ.
Theo chuyên gia này, với người khỏe mạnh, có thể nhìn nhận đó là cuộc phẫu thuật quá rủi ro, nhưng với người bệnh, gia đình người bệnh, sự sống với họ dù thêm một ngày cũng là quý giá. Đằng sau mỗi bệnh nhân còn có cả một gia đình. Nam bệnh nhân này, anh mới 41 tuổi, có 2 con nhỏ.
"Vì thế, dù còn một tia hi vọng nhỏ cho bệnh nhân, chúng tôi cũng cố. Trong suốt từ thời điểm đưa ra quyết định, tôi chưa một lần nghĩ các bác sĩ thất bại. Bởi cả Hội đồng chuyên môn của Bệnh viện đã nhấc lên đặt xuống cả 100 lần, tính toán tất cả phương án, và chúng tôi tự tin vào quyết định, vào tay nghề của các bác sĩ.
Chúng tôi cũng thắp hương cầu các giáo sư tổ nghề y phù hộ trước cuộc mổ, sau cuộc mổ. Các bác sĩ tự tin vào tay nghề, vào chẩn đoán, lại có thêm sự phù hộ, chúng tôi càng tin bệnh nhân sẽ có cơ hội sống tiếp cùng vợ con", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.
Bệnh nhân đã vượt qua 80% chặng đường gian nan, đang dần hồi phục (Ảnh: H.M).
Đến nay, sau 9 ngày ghép đa tạng, những ngày nguy kịch nhất đã qua, bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục. Hy vọng thời gian ngắn nữa, bệnh nhân tập đi, dần khỏe mạnh.
Theo PGS Quyết, đây là ca ghép đa tạng đồng thời tim gan đầu tiên tại Việt Nam. Trên thế giới, ca đầu tiên được thực hiện vào năm 1984, các bác sĩ mất 11-12 tiếng, đến nay vẫn chưa nhiều ca ghép đa tạng khó như bệnh nhân này có thể được thực hiện.
Cũng theo PGS Quyết, ghép tạng là cơ hội mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân suy tạng.
Mới đây, một bệnh nhân được ghép gan 14 năm, ở Điện Biên và làm nghề phụ hồ xuống Hà Nội thăm các bác sĩ.
"Cuộc sống lao động vất vả, nhưng nhìn vào, không ai biết bệnh nhân từng được ghép gan. Mỗi tháng, bệnh nhân chỉ mất thêm 300 nghìn tiền thuốc ngoài bảo hiểm y tế", PGS Quyết nói.
Ông cũng đánh giá, tay nghề bác sĩ Việt Nam trong ghép tạng là điều không phải bàn cãi. Nhưng cái tuyệt hơn nữa, là khâu tổ chức, thực hiện các cuộc ghép tạng của các bệnh viện ngày càng chuyên nghiệp.
Theo Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, sự thành công của ca ghép đồng thời tim, gan cho cùng một bệnh nhân đầu tiên không chỉ là niềm tự hào của riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mà còn khẳng định cho sự tiến bộ vượt trội của ngành y tế nước nhà.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhân ghép đa tạng tim gan tại Bệnh viện Việt Đức (Ảnh: H.M).
Sáng 9/10, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng đã vào thăm bệnh nhân được ghép đa tạng. Bộ trưởng chúc mừng gia đình người bệnh, đặc biệt chúc mừng, khen ngợi các bác sĩ vượt qua cuộc chiến cân não, quyết định đúng đắn cứu sống người bệnh.
">