当前位置:首页 > Thời sự > Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 9/12: Vòng tứ kết World Cup 2022 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Juarez vs Santos Laguna, 10h00 ngày 30/1: Không thắng Laguna thì thắng ai
Thiết bị đặc biệt giúp ngư dân Việt thoát khỏi nỗi lo mất tích trên biển
Nhận định, soi kèo Oxford United vs Swansea, 19h30 ngày 2/11: Khó phân thắng bại
Số liệu từ các cơ quan quản lý cho thấy, Việt Nam hiện đang có khoảng 75 triệu người dùng Internet và nhiều người tiêu dùng sẵn sàng với dịch vụ kỹ thuật số. Số lượng người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam tăng nhanh qua từng năm. Năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến.
Từ khi bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. Trong đó, có tới hơn một nửa đến từ các khu vực không phải thành phố lớn. Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể chạm mốc 60 triệu, chiếm tới gần 74,8% số người sử dụng Internet. Với con số này, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao thứ 2 trong khu vực.
Theo số liệu của Meta vừa công bố mới đây, Việt Nam nằm trong các quốc gia thuộc nhóm đầu về khả năng tiếp nhận các công nghệ mới. Có tới 8/10 dân số tiêu biểu là người tiêu dùng kỹ thuật số. Đây là giai đoạn người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam sử dụng nhiều nền tảng hơn bao giờ hết với sự thống trị của thị trường TMĐT chiếm 51% chi tiêu trực tuyến, trong khi các mạng xã hội chiếm gần một nửa lượng khám phá trực tuyến, trong đó có 16% là hình ảnh, 22% video trên mạng xã hội (22%)...
Nghiên cứu của Meta cũng nhận định, người tiêu dùng kỹ thuật số Việt Nam ngày càng hiểu biết hơn, chuyển đổi các thương hiệu thường xuyên hơn và tăng số lượng nền tảng mà họ sử dụng để tìm kiếm giá trị tốt hơn, với 22% số đơn hàng trực tuyến được thực hiện trên các nền tảng thương mại điện tử khác nhau.
Số lượng người dùng các nền tảng trực tuyến tiếp tục gia tăng mỗi năm. Nghiên cứu cho thấy con số này đã tăng lên gấp đôi, từ 8 nền tảng trong năm 2021 lên tới 16 nền tảng trong năm 2022.
Các tập đoàn lớn đánh giá cao triển vọng phát triển của thị trường khi người dùng Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường đứng đầu về tỷ lệ đón nhận các công nghệ tương lai như công nghệ tài chính (fintech) và metaverse, bên cạnh Indonesia và Philippines.
Theo thống kê của Meta, có tới 58% người tiêu dùng số tại Việt Nam đã sử dụng các giải pháp thanh toán trực tuyến (gồm: Ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, ứng dụng chuyển tiền, ngân hàng số toàn năng…) trong năm vừa qua.
“Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số ở Việt Nam đang ở nhiều thời điểm chín muồi và chủ yếu được thúc đẩy bởi tính năng và sự tiện lợi”, Meta đánh giá.
Cùng với đó, Chính phủ cũng đặt ra nhiều mục tiêu lớn trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, góp phần thúc đẩy kinh tế số nói chung.
Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
Đề án cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50-80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80-100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35-40%/năm; tỉ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.
" alt="Hơn nửa người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam đã thanh toán điện tử"/>Hơn nửa người tiêu dùng trực tuyến ở Việt Nam đã thanh toán điện tử
Nhận định, soi kèo Mumbai City vs East Bengal, 21h00 ngày 31/1: Nỗ lực bảo toàn vị thế
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (bên phải) trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng. |
Chiều 31/07/2018, tại Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nhận nhiệm vụ thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nhận nhiệm vụ trên cương vị mới là Bí thư Ban cán sự đảng, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996, đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử Tập đoàn. Ông cũng có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.
Trong thời gian dẫn dắt Đảng bộ Tập đoàn, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng đã có chủ trương tập trung nguồn lực thực hiện 3 chiến lược cốt lõi của Viettel là viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài và nghiên cứu sản xuất thiết bị; xây dựng mô hình bộ máy “phẳng hoá” về tổ chức, loại bỏ bớt lớp trung gian để giúp Viettel linh hoạt, sáng tạo; mạnh dạn giao quyền, ủy quyền cho các cấp; chuyển dịch từ đánh giá kết quả sang đánh giá toàn diện về năng suất, chất lượng và hiệu quả; thực hiện xuyên suốt quan điểm đặt mục tiêu, chỉ tiêu cao để tìm cách làm mới, cách làm đột phá; giao việc mới, việc khó để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tạo ra sự bứt phá của Tập đoàn.
Dưới sự điều hành trực tiếp của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tại Viettel Global, năm 2017, lĩnh vực đầu tư quốc tế của Viettel đã ghi nhận nhiều kỷ lục. Với doanh thu đạt 1,25 tỷ USD, Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ đô. Dòng tiền về nước năm 2017 cao nhất trong lịch sử, tăng 31% so với 2016, đạt 233 triệu USD, tức là khoảng 5.300 tỷ đồng, cao hơn tổng lợi nhuận của Tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 ở Việt Nam là VNPT. Dù năm 2017, Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, cao nhất từ trước đến nay và cao gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.
Viettel là công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đang kinh doanh ở 10 thị trường quốc tế với 5 quốc gia đứng số 1 về thị phần, 8 thị trường đã có lãi, 3 thị trường đã thu hồi về nước gấp 4-5 lần số vốn đã đầu tư. Hiện Viettel nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu.
30 năm, 3 chặng đường, Viettel đã phát triển từ Viettel 1.0 là một Công ty xây lắp thành Viettel 2.0 là Công ty viễn thông, rồi từ một Công ty viễn thông thành Viettel 3.0 là Công ty công nghệ. Từ tên gọi ban đầu là Tổng Công ty điện tử thiết bị thông tin thành tên gọi Tập đoàn Viễn thông Quân đội, rồi thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Dự kiến, trong tháng 08/2018, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội sẽ tổ chức Lễ bàn giao chiến lược giữa hai vị lãnh đạo, đánh dấu việc chính thức chuyển giao từ giai đoạn Viettel 3.0 sang giai đoạn 4.0 và toàn cầu.
Huy Phong
" alt="Ông Lê Đăng Dũng nhận nhiệm vụ Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel"/>Ông Lê Đăng Dũng nhận nhiệm vụ Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel
Tín dụng bất động sản tăng nóng
Theo báo cáo, của Ngân hàng Nhà nước, trong tổng dư nợ tín dụng 471.022 tỷ đồng, 3 lĩnh vực có dư nợ tín dụng lớn nhất, đạt trên 100.000 tỷ đồng. Trong đó, cho vay đầu tư, kinh doanh các dự án xây dựng khu đô thị, phát triển nhà ở đạt 102.413 tỷ đồng. Cho vay xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê được khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công đạt 100.083 tỷ đồng. Cho vay kinh doanh khác đạt 112.561 tỷ đồng.
Báo cáo tổng quan thị trường tài chính của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho thấy, năm 2017, tín dụng tiêu dùng tăng cao khi chiếm khoảng 65% (năm 2016 tăng 50,2%), chiếm 18% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 12,3%).
Trong đó, chủ yếu là cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở, chiếm 52,9% (năm 2016 là 49,5%). Tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng cũng tăng 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% trong tổng tín dụng (năm 2016 là 17,1%).
Tín dụng đổ vào bất động sản đang bị hạn chế |
Với số liệu này, Ban Kinh tế Trung ương cảnh báo mức tăng trưởng dư nợ cho vay mua nhà quá cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường căn hộ tại Hà Nội và TP.HCM có quy mô tiêu thụ khoảng 60 - 70 nghìn căn hộ/năm, tương ứng khoảng 8 - 9 tỷ USD. Trong khi đó, tỷ lệ vay vốn ngân hàng thường phổ biến ở mức 50 - 70% tổng giá trị căn hộ. Như vậy, có thể thấy phần đáng kể trong các khoản vay mua nhà được chảy vào thị trường bất động sản, nơi luôn tiềm ẩn yếu tố đầu cơ ở mức cao.
Để hạn chế dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp chỉ đạo các tổ chức tín dụng là khi vay tín dụng bất động sản phải kiểm soát chặt chẽ và tập trung vào những phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Bên cạnh đó, cơ quan này sẽ thực hiện kiểm soát có chọn lọc, quyết định cho vay trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn vay, hiệu quả kinh tế và theo đúng quy định của pháp luật, tránh dồn tín dụng và kiểm soát tín dụng vào những lĩnh vực tăng trưởng nóng.
Dự án tốt mới tiếp cận được vốn vay
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, hiện nay, dư nợ tín dụng bất động sản chiếm từ 10 - 12% tổng dư nợ. Ông Minh cho rằng tỷ lệ này là phù hợp.
“Về quản lý cho vay bất động sản, thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước trong tháng 1/2018 đã có chỉ thị 01 của Thống đốc quy định tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng, trong đó có cho vay bất động sản.
Thứ hai là Thông tư 36 về giới hạn tín dụng cũng yêu cầu từ năm 2018, ngân hàng chỉ dùng 45% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, trong khi năm 2017 là 50%, năm 2016 là 60%.
Thứ ba là hệ số rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng bất động sản năm nay đã tăng lên 250%, từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng cho vay bất động sản chặt chẽ và đảm bảo, hiệu quả tốt. Các chủ đầu tư có năng lực triển khai dự án, đảo bảo đúng quy định về tín dụng bất động sản vẫn nhận được sự bảo lãnh từ ngân hàng. Do đó, thị trường bất động sản sẽ không xảy ra bong bóng trong ngắn hạn.
Trong năm 2007 – 2008, tín dụng bất động sản chiếm đến 31 – 32% trong tổng dư nợ, tức là tăng trưởng rất nóng. Những năm này, ngân hàng đã phải trả giá rất nhiều khi xử lý nợ xấu. Vì vậy, hiện nay, các ngân hàng cho vay bất động sản rất chặt chẽ”, ông Minh thông tin.
Trong khi đó, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa đánh giá, mặc dù số dư nợ tín dụng vào bất động sản lớn nhưng thực ra thị trường đã được các ngân hàng thắt chặt từ năm 2017. Những con số này là hệ quả của việc cho vay trước, giờ các ngân hàng đang xử lý. Trong năm 2018, ngân hàng sẽ còn thắt chặt hơn nữa việc cho vay vào bất động sản nên không ảnh hưởng đến thị trường.
“Năm nay, các ngân hàng thương mại cổ phần đều hạn chế cho vay bất động sản. Những con số này không thể nói lớn hay nhỏ mà còn tùy thuộc vào thị trường. Hiện nay, các chủ đầu tư vay tín dụng làm dự án rất khó. Còn người dân vay mua nhà cũng bị hạn chế, do các ngân hàng có một số quy định riêng với nhau là hạn chế về giá trị cho vay.
Nếu hồi trước, ngân hàng có thể cho cá nhân vay 12 – 15 tỉ để mua nhà nhưng bây giờ chỉ cho vay tối đa khoảng 5 – 7 tỉ mà thôi. Hiện tại, tín dụng đổ vào bất động sản đang an toàn và thị trường đang phát triển tốt”, ông Quang nói.
Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh cũng nói rằng, hiện tại thị trường chỉ sắp kết thúc quý 1/2018 nên chưa thể nhận định đúng về thị trường, mà cần phải đợi đến các quý sau mới biết được tình hình như thế nào.
“Mặc dù ngân hàng đang siết chặt về hồ sơ, thủ tục khi cho vay bất động sản nhưng họ vẫn có áp lực tìm dự án tốt để cho vay. Khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định siết chặt việc cho vay bất động sản thì bắt buộc các thủ tục cho vay từ phía ngân hàng có thể khắt khe hơn.
Đây là tín hiệu tốt và là động thái cần thiết để thị trường phát triển lành mạnh, không để thị trường tăng trưởng quá nóng. Những năm gần đây, Nhà nước và Chính phủ đang vất vả để xử lý nợ xấu do ngân hàng cho vay bất động sản dưới chuẩn. Đó là bài học lớn cho các ngân hàng khi cho vay mua nhà, bất động sản hiện tại”, ông Chánh nhận định.
Diệu Thủy – Quốc Tuấn
Năm 2018, nhiều chuyên gia nhận định condotel sẽ tiếp tục có hàng nghìn căn được tung ra thị trường, với cam kết lợi nhuận có thể lên đến 12%/năm.
" alt="Rủi ro ‘bong bóng’ 21 tỷ USD bơm vào bất động sản"/>Ngoài ra, TP Thanh Hóa cũng ghi nhận 10 ca, thị xã Nghi Sơn (10), huyện Thạch Thành (5), Quảng Xương (6), Yên Định (5), thị xã Bỉm Sơn (5)...
Trong ngày, UBND huyện Mường Lát đã ban hành quyết định số 1617 về cập nhật và công bố cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn huyện.
Theo đó, đối với cấp huyện là mức độ cấp độ 3 (nguy cơ cao, vùng cam) và cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, vùng đỏ) là xã Nhi Sơn và Pù Nhi.
Từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hóa ghi nhận 5.365 ca Covid-19, có 3.099 người điều trị khỏi được ra viện và 13 bệnh nhân tử vong.
Lê Dương
Sở Y tế Hà Nội hôm nay công bố 1.641 trường hợp Covid-19 với 406 ca cộng đồng, 1021 trường hợp đã cách ly từ trước và 214 người trong khu phong tỏa.
" alt="Huyện biên giới ở Thanh Hóa ghi nhận 112 ca mắc Covid"/>