Doanh số bán hàng của VinFast tăng trưởng cao nhờ dòng xe cỡ nhỏ VF3. Ảnh: Phúc Hậu.
Sau hơn 4 tháng đi ngang quanh vùng 3-4 USD/cổ phiếu,ổphiếuVinFasttăngvọkqbd cổ phiếu VFS của hãng sản xuất xe điện VinFast bất ngờ tăng vọt gần 28% lên mốc 5,19 USD trong phiên giao dịch ngày 4/12 (giờ Mỹ). Đóng cửa phiên 5/12, thị giá VFS điều chỉnh nhẹ xuống mốc 4,8 USD nhưng vẫn được giao dịch ở vùng giá cao nhất kể từ cuối tháng 5.
Trong 2 phiên gần đây, cổ phiếu VFS được dòng tiền gom vào. Thanh khoản của mã chứng khoán này trên sàn Nasdaq (Mỹ) cũng tăng gấp nhiều lần so với thông thường, dao động trên 2,7 triệu cổ phiếu/phiên.
Hiện vốn hóa thị trường của VinFast cũng đã tăng lên hơn 11 tỷ USD, qua đó trở thành nhà sản xuất ôtô lớn thứ 31 trên thế giới theo vốn hóa, xếp sau các doanh nghiệp như XPeng (Trung Quốc), Subaru (Nhật Bản) hay Rivian (Mỹ).
Diễn biến tích cực này xuất hiện trong bối cảnh VinFast đón nhiều tin vui liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Thị giá lẫn thanh khoản của VFS đều tăng vọt từ phiên 4/12 đến nay. Ảnh: Google Finance.
Theo báo cáo tài chính quý III/2024, VinFast Auto đã giao 21.912 xe trong quý vừa qua, tăng 115% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua đó, doanh thu công ty đạt 12.326 tỷ đồng, tăng 49%.
Tuy nhiên, nhà sản xuất xe điện này vẫn lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý. Điểm tích cực là khoản lỗ gộp đã giảm 46% so với quý trước đó. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện từ mức âm 63% trong quý trước và âm 27% trong quý III/2023 về âm 24% trong quý vừa qua.
Sau khi trừ chi phí và thuế, VinFast lỗ ròng 13.251 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ VinFast, bước sang tháng 10, công ty tiếp tục bàn giao hơn 11.000 ôtô điện cho khách hàng Việt Nam, tăng 21% so với tháng 9 và nâng tổng số ôtô điện bàn giao kể từ đầu năm tại Việt Nam lên 51.000 xe. VinFast tiếp tục đứng đầu thị phần trong tháng 10 và trở thành hãng xe bán chạy nhất trong 10 tháng đầu năm.
Thời gian gần đây, VinFast tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ tài chính từ nhà sáng lập Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup.
Theo đó, từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho các công ty trong nhóm VinFast tại Việt Nam vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, trong khi ông Phạm Nhật Vượng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng từ tài sản cá nhân.
Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Vingroup sắp xây nhà máy sản xuất ôtô điện 7.300 tỷ đồng ở Hà Tĩnh
Trong bản công bố kết quả kinh doanh quý III, VinFast cũng từng tiết lộ kế hoạch khởi công nhà máy tại Hà Tĩnh vào đầu tháng 12 và đưa vào hoạt động trong năm 2025.
顶: 86踩: 888相关文章
- Nhận định, soi kèo Comunicaciones vs Deportivo Marquense, 10h0 ngày 30/1: Chặn đà tiến của khách
- Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng bị đề nghị khai trừ khỏi Đảng
- Hai lá phiếu về Tết
- 25 năm FPT Telecom: 2 tỷ đồng quà tặng khách đăng ký dịch vụ Internet
- Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Neom SC, 19h50 ngày 29/1: Cửa trên thất thế
- Clip em bé 2 tuổi rơi từ tầng 3 nóng nhất mạng xã hội
- Người tình hotgirl của tài tử Ben Affleck
- Ảnh ông chủ Playboy cưới 'cô dâu bỏ trốn'
- Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu
- Á quân Sao Mai Hồng Hạnh bồi hồi thăm lại trường cũ, thầy cô xưa
Chuyên gia an ninh mạng David Schütz vừa vô tình tìm ra cách bẻ khóa màn hình khóa trên chiếc Google Pixel 6 và Pixel 5 của mình bằng cách đổi SIM điện thoại. Theo anh, bất cứ ai cũng có thể vượt qua bước nhập mật khẩu hay mở khóa vân tay chỉ với vài phút cùng với 5 bước đơn giản.
Xuất hiện thông báo kỳ lạ sau khi khởi động lại
Cụ thể, anh đã vô tình tìm ra lỗ hổng của Google trong một lần chiếc Pixel 6 bị sụp nguồn vì cạn pin. Lúc đó, anh đang nhắn tin dở cho một người bạn nên đã nhanh chóng tìm cục sạc để mở nguồn điện thoại. Thiết bị nhanh chóng khởi động lại và hiển thị màn hình khóa, yêu cầu người dùng nhập mã PIN.
Nhưng David Schütz đột nhiên quên mất mật khẩu của mình nên đã nhập sai 3 lần và bị khóa SIM. Anh đã tìm mã bảo vệ sim (PUK) để nhập vào thiết bị và thiết lập thành công mã PIN mới. Song, điều kỳ lạ đã diễn ra.
Chiếc Pixel 6 đã tự khởi động lại nhưng thay vì hiện mã khóa thông thường, nó lại hiển thị biểu tượng vân tay, yêu cầu người dùng mở khóa bằng sinh trắc học. Schütz đã nhập vân tay và được thiết bị xác nhận là chính xác. Sau đó, màn hình điện thoại hiển thị dòng thông báo “Pixel is starting…” (Pixel đang khởi động) rất lạ và treo ở đó mãi cho đến khi anh tắt nguồn rồi bật lại.
Theo chuyên gia an ninh, điều này không bình thường vì với các thiết bị Android, sau mỗi lần khởi động lại, người dùng phải nhập mã PIN hoặc mật khẩu khóa để mở khóa thiết bị. Hiển thị yêu cầu nhập bảo mật vân tay là điều chưa từng xảy ra trước đây. “Tôi cảm thấy điều này rất lạ lùng, có thể là dấu hiệu cho thấy có lỗ hổng bảo mật nào đó”, Schütz nhớ lại.
Vô tình phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng
Đến ngày hôm sau, anh lặp lại các bước tương tự, khởi động, nhập sai mã pin 3 lần, thiết lập mật khẩu mới bằng mã PUK và cuối cùng vẫn nhận lại thông báo “Pixel is starting…” treo trên màn hình như cũ. Chuyên gia tiếp tục thử lại nhiều lần cho đến một lần vô tình quên khởi động lại máy nhưng vẫn tạo mật khẩu mới bằng mã bảo vệ SIM như cũ.
Lúc này, chiếc smartphone thậm chí không yêu cầu nhập vân tay mà cho phép người dùng truy cập thẳng vào màn hình chính chỉ với mã bảo vệ SIM.
Màn hình bị treo, chỉ hiển thị thông báo "Pixel is starting". Ảnh: David Schütz.
David Schütz rất bất ngờ trước hiện tượng lạ này và nhận ra mình đã bẻ khóa thành công chiếc Pixel 6 chỉ bằng cách thay SIM. Sau đó, anh đã thử lại trên Pixel 5 và kết quả vẫn không thay đổi, chiếc smartphone truy cập thẳng vào màn hình chính mà không cần nhập mã PIN.
Theo Bleeping Computer, lỗ hổng bảo mật này rất phổ biến, xuất hiện trên phiên bản Android 10, 11, 12 và 13. Sơ hở của Google cũng đồng nghĩa với việc các đối tượng xấu có thể dùng thẻ SIM bị khóa mã PIN của mình để xâm nhập trái phép vào điện thoại của người khác.
Họ chỉ cần đổi SIM trong máy thành SIM của mình và làm các bước tương tự Schütz, nhập sai mã khóa 3 lần, đổi mật khẩu bằng mã PUK là đã có thể truy cập vào điện thoại mà không có bất cứ trở ngại nào.
Google chậm sửa lỗi
Trên thực tế, các thiết bị chạy Android thường sử dụng nhiều lớp bảo mật chồng lên nhau như mã PIN, mã khóa vân tay, quét mặt… Một khi mở khóa thành công một lớp, các lớp còn lại sẽ được bỏ qua.
Do đó, nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trên smartphone của David Schütz là vì hệ thống mã khóa trong điện thoại đã vô tình bị bỏ qua sau khi người dùng mở điện thoại bằng mã PUK.
Bất cứ ai cũng có thể truy cập vào smartphone mà không cần mã khóa nếu sử dụng phương pháp này. Ảnh: Bleeping Computer.
Điều này đã làm lớp màn hình bảo mật của mã PUK biến mất và cũng bỏ qua bước bảo mật tiếp theo bằng mã PIN. Nếu không có màn hình yêu cầu bảo mật nào xuất hiện, người dùng sẽ được chuyển trực tiếp vào màn hình chính, Bleeping Computercho biết.
Chia sẻ trên blog cá nhân, Schütz nói rằng anh đã ngay lập tức báo lỗi cho Google từ tháng 6 và hy vọng rằng sẽ được nhận thưởng 100.000 USD vì đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Nhưng đã có một người phát hiện trước và báo lỗi cho hãng công nghệ nên anh sẽ không thể nhận tiền và công bố phát hiện của mình.
Một tháng sau, Schütz nhận ra lỗi này vẫn chưa được sửa nên đã yêu cầu Google vá lỗi trong thời gian sớm nhất. Cuối cùng, hãng công nghệ đã chính thức công bố bản vá lỗi số hiệu CVE-2022-20465 vào tháng 11, đồng thời thưởng Schütz 70.000 USD vì phát hiện của anh.
(Theo Zing)
" border="0"/>
评论专区