Những giấc ngủ chập chờn“Mang giúp chị thêm 3 hộp Midazolam*”
3h đêm, nghe tiếng bộ đàm từ khu bệnh nhân Covid-19 dương tính, Khoa Hồi sức tích cực, điều dưỡng Vân Anh vội bật dậy xuống Khoa Dược lâm sàng lĩnh thuốc, tập bệnh án đang hoàn thiện phải tạm bỏ lại. Để tránh nguy cơ lây nhiễm, cô không dùng thang máy, chỉ đi cầu thang bộ, theo lối riêng.
Vừa giao thuốc tới kíp điều trị, Vân Anh nhận yêu cầu hỗ trợ mới: mang mẫu bệnh phẩm từ bệnh phòng tới Khoa xét nghiệm, sau đó trả một số kết quả xét nghiệm Covid-19, xét nghiệm sinh hóa cho y bác sĩ.
Cứ thế, các công việc chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, gửi mẫu, trả kết quả, lĩnh thuốc,… diễn ra không ngừng. Leo lên xuống cầu thang bộ liên tục khiến đôi chân Vân Anh mỏi rã rời.
“Hôm nay còn ít việc. Như hôm trước, ca trực từ 19h30’ tối đến 7h30’ sáng, mình chỉ chợp mắt được chưa đầy 30 phút. Hết ca còn chưa xong việc, về phòng nghỉ rồi vẫn cố làm nốt”,cô chia sẻ.
 |
|
 |
Điều trị, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 nặng tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương |
Điều dưỡng Vân Anh (29 tuổi) là nhân sự Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đêm 5/5, cô nhận lệnh điều động lên làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực, cơ sở Đông Anh của bệnh viện. Cơ sở này phong tỏa sáng cùng ngày sau khi phát hiện chùm ca lây nhiễm.
Khoa Hồi sức tích cực đang có số lượng bệnh nhân Covid-19 nặng tới nguy kịch rất đông, khoảng 20 người, trong khi đó nhân lực hạn chế do nhiều y bác sĩ phải đi cách ly.
Tại Khoa, công việc của Vân Anh là hỗ trợ vòng ngoài, tức lo liệu tất cả vấn đề hậu cần, hành chính cho khu vực điều trị bên trong.
“Những ngày đầu, mình khá sốc với cường độ công việc. Nhưng chính vì vậy mà càng thương đồng nghiệp trong buồng bệnh. Khó khăn của mình chưa là gì so với mọi người”, Vân Anh tâm sự.
Y bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chia làm 4 kíp làm việc, thay phiên theo 3 ca: 7h30 sáng đến 13h30 chiều, 13h30 chiều đến 19h30 tối và từ 19h30 đến 7h30 sáng hôm sau.
Ở vòng ngoài, Vân Anh chỉ cần đeo khẩu trang chuyên dụng và găng tay y tế, tuy nhiên y bác sĩ vòng trong phải mặc quần áo bảo hộ kín mít. Mùa hè, trời oi bức, phòng bệnh lại không được bật điều hòa để giảm nguy cơ lây nhiễm. Gió từ những chiếc quạt điện không thể giúp dịu đi cái nóng.
Nhân viên y tế gần như mặc đồ bảo hộ suốt ca trực, chỉ thay trong những trường hợp đặc biệt. Mồ hôi ra nhiều, khát nước, nhưng không được bù nước ngay. Chỉ khi ngừng công việc, đi ra ngoài và thay đồ bảo hộ, họ mới có thể uống nước. Lúc này, quần áo ai cũng ướt đẫm như vừa đi mưa.
“Có lần, mình chứng kiến một chị điều dưỡng đứng suốt từ 19h30’ tối tới 3h sáng để chăm sóc, phục vụ bệnh nhân, sau đó mới ra ngoài nghỉ đôi chút. Mình tự hỏi sao chị ấy có thể đứng lâu tới như vậy”,Vân Anh kể.
Vân Anh nhớ nhất câu chuyện về nữ điều dưỡng trẻ tên Thơm, ở Khoa Hồi sức tích cực. Thơm chỉ cao khoảng một mét tư, dáng người rất nhỏ nhắn. Đang trong ca trực, nữ điều dưỡng vội vã chạy ra ngoài, chưa kịp cởi xong đồ bảo hộ đã nôn thốc tháo, mặt tái mét.
“Bệnh nhân đông, các bạn ấy càng vất vả vì phải chăm sóc toàn diện, từ tắm gội, đánh răng, cho ăn, thay bỉm,…”,Vân Anh chia sẻ.
 |
Giấc ngủ vội trong buồng bệnh khi bệnh nhân diễn tiến ổn định |
 |
Ngay cả khi về phòng nghỉ, đi ngủ, y bác sĩ vẫn đeo khẩu trang |
Để tránh cho nhau nguy cơ lây nhiễm, sau giờ làm việc, y bác sĩ thường ăn riêng, không tiếp xúc gần. Đặc biệt, họ đeo khẩu trang cả khi ngủ dù rất bí bách, khó chịu.
“Thật ra, nếu vừa kết thúc ca làm, có thể ngủ thiếp đi được vì mệt quá. Còn những hôm không phải làm ca sẽ rất khó ngủ, trằn trọc mãi mới vào giấc”,điều dưỡng Vân Anh nói.
Thế nhưng, những giấc ngủ chập chờn không chỉ bởi chiếc khẩu trang.
Vào cách ly đột ngột, mỗi người có một tâm tư, lo lắng riêng, nhớ nhà, nhớ con. Có những nhân viên y tế, con chỉ 1, 2 tuổi, phải gửi nhờ ông bà chăm sóc vì vợ chồng đều đi cách ly. Có những điều dưỡng vừa hết cữ, bầu ngực mẹ thì căng tức, phải vắt sữa vứt đi, con ở nhà lại khát sữa.
Không ai chia sẻ, than vãn, nhưng Vân Anh cảm nhận được tâm tư trong mắt họ.
Cũng như tất cả đồng nghiệp, đi chống dịch, Vân Anh phải xa con. Em bé 20 tháng tuổi, “bất đắc dĩ cai sữa” vì vắng mẹ. “Bé vẫn ngóng mẹ từng ngày. Nhưng mình cũng chưa dám hẹn ngày về với con”,nữ điều dưỡng trẻ tâm sự.
“Oxy không bao giờ đủ”
“Oxy không bao giờ đủ để cảm thấy thoải mái”, đó là lời đầu tiên điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh (41 tuổi), khoa Cấp cứu thốt lên khi được hỏi về công việc của chị trong những ngày vừa qua.
Cũng như Khoa Hồi sức tích cực, tại Khoa Cấp cứu, y bác sĩ đang tiếp nhận điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 diễn tiến nặng khá lớn, với 30 ca bệnh.
 |
Quần áo của điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh ướt đẫm sau ca trực. Việc đầu tiên cô làm khi được nghỉ là gọi về cho các con |
Chị Hạnh tâm sự, quần áo chống dịch luôn phải bịt kín bưng, tránh giọt bắn bên ngoài nên y bác sĩ lúc nào cũng thấy khó thở. Di chuyển nhiều, làm việc liên tục trong thời tiết nóng bức lại càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Ngày bình thường, làm xong ca 8 tiếng, chị Hạnh có thể về phòng nghỉ ngơi. Nhưng hiện số bệnh nhân nhiều, khi kết thúc ca, chị vẫn ở ngoài chờ để sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp nếu cần.
Khó khăn lớn nhất với nữ điều dưỡng khi bước vào ca làm việc những ngày này là cảm giác “thèm” nước. “Uống nước vào sẽ buồn đi vệ sinh, cởi đồ bảo hộ lại rất phức tạp, mất thời gian, trong khi công việc thì nhiều. Bởi vậy đã vào buồng bệnh, chúng tôi không dám ăn uống tới hết ca”,điều dưỡng Hạnh kể.
Nếu quá mệt, chị chọn một góc trong buồng bệnh để đứng nghỉ vài phút, sau đó lại tiếp tục công việc.
Rời phòng bệnh sau khi kết thúc ngày làm việc mệt nhoài, chị Hạnh cầm điện thoai, gọi cho con gái. Chồng chị làm ngành cầu đường, đang phải cách ly tại Hà Tĩnh, chỉ còn con gái lớn học lớp 12, cùng con út mới 3 tuổi ở nhà.
Chị bảo, bình thường hai mẹ con không được trò chuyện nhiều, vì đa số lúc rảnh thì con còn học online, lúc con học xong, chị lại phải làm việc.
Hơn 10 ngày nay, tất cả công việc nhà, chăm bẵm cho em, con gái lớn phải thay bố mẹ gánh vác. Trong khi đó, cô bé vẫn đang ôn tập để chuẩn bị thi đại học.
“Bạn ấy rất thiệt thòi. Bây giờ từ việc đăng ký học ra sao, đăng ký vào trường nào, viết hồ sơ thế nào, con đều phải tự lập. Mẹ chỉ có thể nhắc nhở qua điện thoại chứ không thể trực tiếp hướng dẫn”,nữ điều dưỡng tâm sự.
Mong ước lớn nhất của điều dưỡng Hạnh là người dân có ý thức tốt hơn, nhân viên y tế trong bệnh viện bớt vất vả khi chống dịch. Có như vậy, dịch bệnh sớm được kiểm soát, các bệnh nhân hồi phục, bệnh viện không còn cách ly, chị sẽ sớm được về nhà với các con.
(*) Midazolam: thuốc an thần dùng cho bệnh nhân có kích động, đang phải thở máy.
Nguyễn Liên

Nữ điều dưỡng BV Bệnh Nhiệt đới TƯ bị một bệnh nhân Covid-19 tấn công
Nguyên nhân có thể do tinh thần người bệnh không ổn định, dễ bị bức xúc, kích động sau thời gian dài phải cách ly, điều trị Covid-19.
" alt="Y bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid"/>
Y bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid

Trên lý thuyết, tinh bột một phần chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào hoạt động, phần còn lại được lưu trữ, biến đổi thành glycogen trong gan để dự trữ năng lượng. Nếu vẫn còn thừa, tinh bột sẽ được chuyển thành mỡ.
Khi cơ thể cần năng lượng cho hoạt động, chúng sẽ lấy tinh bột đã được chuyển hóa thành glucose để tạo ra năng lượng trước. Sau đó, nếu nguồn tinh bột đã hết (kể cả nguồn dự trữ dưới dạng glycogen), cơ thể sẽ sử dụng đến protein và cuối cùng là lipid (hay mỡ).
Bởi vậy, bản chất của việc cắt giảm tinh bột nhằm hai mục đích: cắt giảm việc hình thành mỡ từ tinh bột và buộc cơ thể phải sử dụng mỡ là nguyên liệu cho tế bào hoạt động, từ đó giúp giảm cân.
 |
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn khám và tư vấn phương pháp giảm cân cho một bệnh nhân - Ảnh: N.Liên |
Thông thường, tinh bột chiếm 60% tổng năng lượng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, với chế độ ăn low carb, năng lượng từ tinh bột chỉ chiếm dưới 20%. Với chế độ ăn keto, tinh bột chỉ chiếm khoảng 4% tổng năng lượng nạp vào cơ thể, lượng chất béo và đạm cũng ở mức trung bình hoặc thấp.
“Các phương pháp này có thể giúp giảm cân rất nhanh, giảm nguy cơ về các bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, giảm các bệnh tăng huyết áp và tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ để lại cho việc lạm dụng cắt giảm tinh bột cũng rất lớn”,Tiến sĩ Sơn nhấn mạnh.
Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam phân tích, tinh bột là nguồn chính về năng lượng cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho não. Nếu cắt giảm quá nhiều nguồn dinh dưỡng này, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, khó thở. Thậm chí, các chức năng của nội tạng có thể bị suy giảm.
“Phương pháp này khó áp dụng lâu dài. Và khi dừng lại, chắc chắn cân nặng sẽ lại tăng rất nhanh”,Tiến sĩ Sơn nói.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới còn chỉ ra rằng, những người lạm dụng chế độ ăn low carb có tuổi thọ ngắn hơn so với những người duy trì carbohydrate ở mức vừa phải.
Theo Tiến sĩ Sơn, khi giảm cân, không nên áp dụng các phương pháp low carb, keto một cách triệt để, theo nghĩa quá cực đoan. Cần giảm tinh bột với quy trình khoa học, giảm từ từ và duy trì lâu dài thành thói quen.
“Ví dụ, nếu đang ăn trung bình 3 bát cơm trong một bữa, bạn hãy giảm dần còn 2 bát, sau đó là 1 bát, 1/2 bát và duy trì chế độ từ 1/2 bát - 1 bát này. Ngoài ra, nên giảm đồ ngọt, giảm ăn các loại hoa quả quá ngọt. Đường hoa quả ít gây no, một số người dù cắt giảm tinh bột nhưng vẫn ăn rất nhiều hoa quả khiến việc giảm cân không như mong muốn”,Tiến sĩ Sơn chia sẻ.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn thông tin, hiện nay, có rất nhiều phương pháp, trào lưu giảm cân khác nhau. Trong đó, một số phương pháp được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất tốt. Cụ thể:
Carb "tốt" và "xấu":Carb "tốt" là những thực phẩm có lượng kcal trung bình tới thấp, không đường và ngũ cốc tinh chế, nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ tự nhiên cao, chất béo bão hòa ít, natri ít,...
Một số thực phẩm đại diện như rau, trái cây (táo, chuối, dâu tây,…), các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, củ (khoai lang, khoai tây),…
Carb "xấu" là thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế (trong đó có cả đường tinh luyện), ít chất dinh dưỡng, ít chất xơ, natri cao, nhiều chất béo bão hòa, nhiều cholesterol,… Các thực phẩm đại diện như đồ uống có đường, bánh mì trắng, nước ép trái cây, bánh ngọt, kẹo,…
Theo TS. Sơn, có thể áp dụng giảm cân bằng việc cắt giảm nhiều carb “xấu” và một phần carb “tốt”.
“Thông thường, chúng tôi khuyên người có nhu cầu giảm cân cắt giảm 1/3 carb “tốt” và tối thiểu 2/3 carb “xấu” trong bữa ăn hàng ngày”,ông Sơn nói.
Chế độ ăn Địa trung hải: Là chế độ ăn người vùng Địa trung hải hay áp dụng: không ngại chất béo, nhưng chỉ chọn chất béo có lợi. Theo đó, nên ăn nhiều cá, các loại dầu ô liu, dầu hoa quả, ít ăn thịt đỏ, không ăn quá nhiều chế phẩm từ gia súc. Ngoài ra, nên ăn các tinh bột nguyên cám như yến mạch, gạo lứt,….
Chế độ ăn chay linh hoạt:Vẫn ăn thức ăn động vật nhưng ưa chuộng protein (chất đạm) từ thực vật hơn động vật. Theo Tiến sĩ Sơn, khi áp dụng phương pháp này, chỉ nên ăn đạm động vật trong 2 ngày trên tuần.
Bên cạnh đó, hạn chế ăn đường và đồ chế biến sẵn. Các bữa ăn nên áp dụng năng lượng thấp, mỗi bữa chính chỉ từ 350-500kcal (thấp hơn 1 bát phở thông thường), bữa phụ chỉ khoảng 150kcal (tương đương 1 hộp sữa chua).
Chế độ ăn WW hay chế độ ăn “nghe ngóng” về mặt cân nặng:Mỗi thực phẩm đưa vào cơ thể sẽ được chấm điểm. Phương pháp này không hạn chế các loại đồ ăn, tuy nhiên trong vòng 1 ngày, bạn không được ăn quá số điểm quy định. Người áp dụng phương pháp này cần hiểu biết rất rõ về các loại thực phẩm để chia nhóm, tính điểm chính xác.
Theo Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, để có chế độ giảm cân tốt nhất, phù hợp với bản thân nhất, người dân nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề về sức khỏe và phân tích kiểu ăn hiện tại của bạn, xác định các chất dinh dưỡng thừa – thiếu.
Sau đó, bác sĩ sẽ cân nhắc, đưa ra tư vấn bỏ thực phẩm nào, giảm hay giữ thực phẩm nào trong khẩu phần ăn thông thường của từng người, từ đó đưa ra chế độ ăn áp dụng lâu dài với mỗi cá thể. Việc giảm cân phải đảm bảo không làm tăng nặng các bệnh sẵn có.
“Thực tế, nếu đưa ra một chế độ ăn mới hoàn toàn mà không có sự tư vấn, điều chỉnh hợp lý, rất ít người áp dụng được lâu dài. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn “cá thể” cho mỗi người sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời dễ được chấp nhận do chế độ ăn này được xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên chính nền tảng chế độ ăn cũ của bệnh nhân",Tiến sĩ Sơn nói.
Nguyễn Liên

Thực đơn giảm 7 kg trong 7 ngày
Chế độ ăn kiêng GM giúp giảm từ 4 tới 7 kg chỉ trong một tuần nhưng có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu.
" alt="Thực hư hiệu quả của các phương pháp giảm cân kiêng tinh bột"/>
Thực hư hiệu quả của các phương pháp giảm cân kiêng tinh bột