Theọcgiảithíchthếnàolàlịch thi đấu europa leagueo Real Clear Science, vào ngày 30/7/2014, Wayne Wade, 46 tuổi, đã đột nhập vào một căn nhà ở Hollywood, Florida. Thật không may cho Wade, trong khi anh ta đang chất đống một số đồ đạc có giá trị như TV, bàn cà phê lên chiếc xe tải thì người chủ nhà trở về và đứng ngay trước mặt anh. Vội vã, anh ta nhảy lên xe tải và lái đi. Nhưng trong cơn vội vàng đó, Wade đã để quên ĐTDĐ trên giường của chủ nhà.
Một thời gian sau, Wade làm điều mà hầu hết mọi người khi mất điện thoại đều làm: anh ta gọi điện đến smartphone của mình và hy vọng một người nào đó sẽ trả lời và trả điện thoại lại cho anh ta. Một sỹ quan cảnh sát đã trả lời điện thoại. Wade nói với viên cảnh sát tên anh ta. Ngay sau đó không lâu, anh ta đã bị bắt.
Khi Wade xuất hiện tại tòa, Thẩm phán John Hurley vô cùng kinh ngạc vì sự ngu dốt của tên trộm.
"Anh biết rõ tội của anh là ăn trộm. Anh bỏ điện thoại lại, anh nhận ra là anh đã để quên điện thoại và lại còn gọi lại. Cảnh sát nghe điện thoại và anh nói tên của anh qua điện thoại", thẩm phán Hurley nói. "Tôi chỉ đang cố hiểu mọi thứ".
"Bởi vì nó đã bị lấy cắp, thưa ngài", Wade cố biện minh.
Từ những tên tội phạm và các chính trị gia, đến những bạn bè và gia đình, tất cả mọi loại người đều làm những thứ ngu ngốc mỗi ngày. Nhưng chính xác hành vi nào mới bị gọi là "ngu ngốc"? Đó là một câu hỏi khó trả lời hơn bạn nghĩ. Không phải là một câu trả lời theo dạng sách vở, nhiều người có thể sẽ đưa ra một câu trả lời đơn giản: "Tôi thấy ngu thì nói là ngu, thế thôi!".
Có thể đó là sự thật, song nó đơn giản không phải là câu giải thích đủ thuyết phục với các nhà khoa học. Trong số báo mới nhất của tạp chí Intelligence, Balazs Aczel và Bence Palfi ở trường Đại học Eotvos Lorand (Budapest, Hungary) đã hợp tác với Zoltan Kekecs của trường Đại học Baylor, đưa ra một câu trả lời đầy đủ hơn và kinh nghiệm hơn về sự ngu ngốc.
"Nghiên cứu về sự ngu ngốc cần phải tính đến các khía cạnh tâm lý vì một số lý do", họ viết. "Đầu tiên, đó là hành vi mà chúng ta vẫn làm hàng ngày và những nhận thức hiếm hoi của chúng ta về hậu quả xã hội, tình cảm. Thứ hai, hành vi của chúng ta thường diễn ra bởi mục đích tránh gây ra những hành động mà chúng ta gán nhãn là "ngu ngốc". Thứ ba, nếu việc gọi hành động nào đó là ngu ngốc là dấu hiệu cho thấy sự xung đột bên trong chúng ta, thì việc hiểu suy nghĩ của mọi người về sự ngu ngốc có thể giúp chúng ta phát hiện ra nguồn gốc mâu thuẫn và có khả năng hóa giải mâu thuẫn".
Để định nghĩa một hành vi được gọi là "ngu ngốc", các nhà nghiên cứu đã phân tích những ví dụ xảy ra trong thực tế về sự ngu ngốc. Đầu tiên, họ tập hợp 180 câu chuyện miêu tả những hành vi ngu ngốc trên internet và các báo cáo hàng ngày do một nhóm 26 sinh viên cung cấp. Tất cả những câu chuyện này được nhóm gồm 7 người đánh giá lại để chắc chắn đó là "hành động ngu ngốc".
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu kêu gọi một nhóm người tham gia lớn hơn để đánh giá sự ngu ngốc của mỗi câu chuyện theo thang điểm 1-10, dựa trên danh sách gồm 30 yếu tố tâm lý được xem là ngu ngốc, đánh giá trách nhiệm của người hành động và hoàn cảnh tình huống, và đánh giá những hậu quả liên quan. 154 sinh viên (122 nữ) đã tham gia, hoàn thành 1 trong số 12 bảng khảo sát câu hỏi, mỗi bảng bao gồm 15 câu chuyện khác nhau.
Nhìn chung, các kết quả đều cho thấy sự đồng thuận cao về cái gọi là ngu ngốc và không ngu ngốc, ẩn chứa một định nghĩa chung về sự ngu ngốc. Từ những dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu đưa ra 3 yếu tố chính làm nên một hành động ngu ngốc.
Tình huống đầu tiên mà mọi người gọi một hành động ngu ngốc là khi người đó sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro trong khi lại thiếu kỹ năng cần thiết để thực hiện hành động rủi ro đó. Một câu chuyện phổ biến cho loại này là khi những tên trộm muốn lấy cắp điện thoại di động, nhưng thay vào đó lại lấy cắp các thiết bị định vị GPS. Chúng không tắt GPS vì thế cảnh sát có thể dò ra chúng dễ dàng. Chúng ta gọi loại này là "tự tin ngu dốt".
Nhóm thứ hai được gọi là "thiếu tính thực tế". Ví dụ điển hình cho nhóm này là khi một ai đó cố bơm nhiều hơi hơn mức cho phép vào những chiếc lốp xe hơi. Họ làm việc này có thể vì họ không để ý mình đang làm gì, hoặc họ không biết gì về việc bơm lốp xe.
Nhóm thứ ba là "thiếu kiểm soát". Đây là những trường hợp được xem là kết quả của hành vi ám ảnh, ép buộc hoặc nghiện ngập. Chẳng hạn, một trong các câu chuyện thuộc nhóm này miêu tả một người hủy bỏ một cuộc gặp gỡ với người bạn tốt để tiếp tục chơi video game tại nhà.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra hành vi ngu ngốc bị đánh giá khắt khe hơn khi người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm cao, hoặc nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng.
Một hạn chế lớn của nghiên cứu trên là sự đồng nhất của nhóm người tham gia nghiên cứu, ở đây là các sinh viên Hungary mà có đến 79% là nữ. Những gì họ xem là ngu ngốc có thể bị quyết định khác nhau tùy theo họ thuộc nền văn hóa nào và nhóm tuổi nào.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu rất đáng được hoan nghênh vì đã mang lại một món cocktail tưởng chừng không thể có giữa khoa học và ngu ngốc.
顶: 18988踩: 626
Khoa học giải thích thế nào là 'ngu'
人参与 | 时间:2025-01-18 20:08:26
相关文章
- Nhận định, soi kèo Uthai Thani vs Bangkok United, 18h00 ngày 16/1: Tin vào Bangkok United
- Giá Bitcoin hôm nay 21/5: Mất hơn 50% giá trị so với mức đỉnh, sao tiền mật mã vẫn được kỳ vọng?
- Ngân hàng Việt đầu tiên có thể phát hành thẻ ATM ngay tại chỗ tới khách hàng
- Khi Bitcoin đi khắp muôn nơi: dùng máy NES từ năm 1985 đào Bitcoin
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
- iPad có quá nhiều loại, lựa chọn nào phù hợp với bạn?
- Bộ Tài chính đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0
- Nhân tài võ học đồng loạt lộ diện khuynh đảo Cửu Âm VNG
- Nhận định, soi kèo Zakho vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 15/1: Ba điểm dễ dàng
- iPhone SE 2 giá rẻ sẽ có thiết kế gây bất ngờ?
评论专区